Bát đại Bồ Tát Pháp Vương Tử

Bát đại Bồ Tát Pháp Vương Tử


1. Nam Mô Bồ tát Văn Thù Sư Lợi

2. Nam Mô Bồ tát Quán Thế Âm

3. Nam Mô Bồ tát Đại Thế chí (Kim cương thủ)

4. Nam Mô Bồ tát Hư Không tạng

5. Nam Mô Bồ tát Di Lặc

6. Nam Mô Bồ tát Địa Tạng

7. Nam Mô Bồ tát Phổ Hiền

8. Nam Mô Bồ tát Trừ Cái Chướng

Tám vị Bồ tát trưởng tử này hiển lộ khi tám loại Thức được tịnh hóa trong tâm. Trong hiện tại, tâm thức ta không thanh tịnh, nhưng khi được tịnh hóa trong chân tâm, tâm thức được chuyển hóa thành tám đại Bồ tát; cho nên về bản tánh, tâm thức chính là tám vị Đại bồ tát (Ogyen Togyal Rinpoche)

Khi tám vị Đại Bồ Tát này được an bày chung quanh Đức Phật thì được xưng là Bát Đại Bồ Tát Mạn Đà La – Nếu có hữu tình y theo Pháp xây dựng Bát Đại Bồ Tát Mạn Đà La này một lần thì hết thảy tội: mười Ác, năm Nghịch, phỉ báng Kinh Phương Đẳng…thảy đều tiêu diệt, tất cả Nghĩa Lợi, Thắng Nguyện đã mong cầu đều được thành tựu.


Bồ tát Văn Thù Sư Lợi: “Pháp Âm Hòa Ái”

Trí tuệ rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Nếu bạn có trí huệ hoàn hảo, chỉ trong khoảnh khắc bạn được nghe về phẩm tính của mười Địa và năm Thừa, bạn sẽ có thể chứng ngộ những cấp độ này trong tâm. Hiện thân của loại trí tuệ này là Đức Văn Thù tôn quý “Pháp Âm Hòa Ái” (Giọng nói hòa nhã).


Bồ tát Quán Thế Âm: “Bậc thấu suốt”

Khi bạn có trí tuệ lớn lao, điều quan trọng là bạn biết nhớ nghĩ đến mọi người và quan tâm đến hạnh phúc của họ – đó là tâm bi mẫn. Với Phật tử, hiện thân của lòng bi mẫn là Đức Quán Thế Âm, “Bậc thấu suốt”. Tuy nhiên, người Hindu cho rằng rằng Ngài là đấng sáng tạo hay đấng bảo hộ của thế giới.


Bồ tát Đại Thế Chí hay Kim cương thủ: “Vị nắm giữ chày Kim cương”

Tất cả chư phật đều sở hữu năng lực và sức mạnh, không được như thế thì bạn không thể làm được gì nhiều. Hiện thân của tất cả sức mạnh và sức mạnh của chư phật là Đức Bí mật Chủ, Kim Cương Thủ.


Bồ tát Hư Không tạng tôn quý: “Mang phẩm tính của Hư không”

Tất cả chúng sinh dưới bầu trời đều được chư Phật bảo bọc một cách bình đẳng và bi mẫn, cũng giống như cách bầu trời bảo bọc tất cả chúng sinh mà không thành kiến hoặc thiên vị. Sức mạnh của lòng bi mẫn không thiên vị này được hóa hiện trong hình tướng của Đức Hư Không Tạng tôn quý.


Đấng Bảo hộ Di Lặc: “Vị Bồ tát Từ ái”

Chúng ta cần rèn luyện tâm để có thể thấy rằng tất cả chúng sinh [như] là con cái của chúng ta và yêu thương họ [như thể ta là] mẹ hiền; vì thế mà ta rèn luyện Tứ vô lượng tâm. Tất cả những phẩm tính khác chúng ta phát triển trên con đường tâm linh – ví dụ như Ba mươi bảy Pháp giác ngộ – đâm chồi từ việc rèn luyện Tứ vô lượng tâm của ta. Hiện thân của loại tình yêu thương từ ái này là Đấng Bảo hộ Di Lặc.


Bồ tát Địa Tạng: “Mang phẩm tính của Đất”

Cũng thế, Đất cho chúng ta một mặt đất mà ta nương tựa và Đất ôm lấy tất cả sáu loại chúng sinh nhiều như hư không bao la. “Garbha” là “mang phẩm tính” – “kshiti” là “Đất”, Kshitigarbha là ”mang phẩm tính của Đất”, và nhờ vào nền tảng tuyệt vời này mà sáu cõi chúng sinh có thể được sinh trưởng. Như là kết quả của sức mạnh của những đại nguyện và lòng bi mẫn của Địa Tạng bồ tát, mà tất cả lời nói hay hạnh từ bi được diễn bày bởi một nghìn lẻ hai vị Phật của ‘Hiền kiếp’ này đã được gom tụ chỉ trong một sát na từ bi của đức Địa Tạng – tất cả điều này được giải thích trong “Kinh về Mạn đà la thứ mười của Địa Tạng bồ tát” [2]. Và đây là lý do tại sao năng lực làm lợi lạc chúng sinh của Địa Tạng bồ tát lại vĩ đại đến thế.


Bồ tát Phổ Hiền: “Năng lực toàn khắp”

Bồ tát Phổ Hiền đại diện cho lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh, hoàn toàn không thiên lệch (không ưu ái những ai thân thích hơn những người còn lại), và không bị lầm lẫn vì ưa thích hay ghét bỏ. Bồ tát Phổ Hiền giống như một viên ngọc – ví dụ như viên bảo châu Như Ý – cho bạn bất cứ điều gì bạn mong cầu, tự viên thành và không chút nỗ lực.


Bồ tát Trừ Cái Chướng: “Bậc Bạt trừ Chướng ngại”

Các loại chất độc trong tâm và những che chướng của tâm phải được hoàn toàn giải trừ thì đóa sen trí tuệ giác ngộ mới bừng nở. Việc tịnh trừ các che chướng – những vô minh căn bản – là khía cạnh quan trọng nhất của con đường tâm linh, và đức Trừ Cái Chướng bồ tát tôn quý là hiện thân của điều ấy.



Nguồn : Source link

Hits: 32

Trả lời