Nghiên cứu mới về sự liên hệ giữa việc tiêu thụ đậu nành với bện ung thư vú


Nghiên cứu mới nhất của Viện Đại học Tufts đã bác bỏ giả thuyết cho rằng việctiêu thụ đậu nành làm tăng mức estrogen và có thể dẫn đến ung thư vú ở phụ nữ.

Trong quá khứ, đã có những tranh luận về việc nên hay không nên ăn đậu nành vì mối quan tâm đến estrogen có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vú,một căn bệnh ung thư phổ biến nhất với thụ thể estrogen dương tính (estrogen receptor-positive breast cancer

Isoflavone – thành phần của đậu nành có tính chất estrogen – đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư vú trong các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, và các phân tích dịch tễ học ở phụ nữ miền Đông Á bị ung thư vú đã phát hiện mối liên hệ giữa lượng isoflavone cao hơn và giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã gợi ý rằng các tác dụng giống estrogen của các isoflavone có thể làm giảm hiệu quả của các liệu pháp hormone (còn gọi là nội tiết tố hay kích thích tố) được sử dụng để điều trị ung thư vú “, Tiến sĩ Fang Fang Zhang, thuộc Trường Khoa Học Dinh Dưỡng Friedman thuộc Viện Đại học Tufts cho biết theo một thông cáo báo chí của trường.

“Do sự chênh lệch này nên vẫn chưa rõ liệu có nên khuyến khích hoặc tránh sử dụngchất isoflavone cho bệnh nhân ung thư vú”, ông nói.

Isoflavone có tính chất chống oxy hoá, chống viêm, chống các tác động gây ức chế và các ảnh hưởng khác có thể ảnh hưởng đến sự sống còn và tăng trưởng của khối u ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mối quan hệ giữa lượng isoflavone trong đậu nành và tử vong từ bất kỳ nguyên nhân nào trong 6.355 phụ nữ Mỹ và Canada mắc bệnh ung thư vú trong giai đoạn chín năm.

Kết quả cho thấy những phụ nữ bị ung thư vú, những người tiêu thụ một lượng lớn isoflavone, có nguy cơ tử vong thấp hơn 21 phần trăm so với những phụ nữ tiêu thụ một lượng nhỏ. Sự sụt giảm này chủ yếu được tìm thấy ở những phụ nữ có dạng ung thư vú thụ thể không nhận dạng hóc môn và những người không được điều trị bằng liệu pháp chống estrogen. Nghiên cứu cho thấy không có sự liên quan giữa mức uống isoflavone cao và tỷ lệ tử vong cao hơn ở phụ nữ sử dụng thuốc điều trị bằng nội tiết tố. (hormonal therapy).

“Dựa trên kết quả của chúng tôi, chúng tôi không thấy tác động bất lợi của việc ăn uốngđậu nành ở những phụ nữ được điều trị bằng nội tiết tố”, Zhang nói. “Đối với phụ nữ có ung thư vú ung thư thụ thể kích thích tố, các sản phẩm thực phẩm từ đậu nành có thể cótác dụng bảo vệ. Phụ nữ không được điều trị nội tiết tố như là một liệu pháp điều trị ung thư vú của họ có một liên kết yếu hơn, nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê”.

Bản nghiên cứu được công bố tại: published in the journal Cancer.

Biên tập bản tin: http://www.upi.com/Health_News/

Các tác gỉa công trình nghiên cứu:

Fang Fang Zhang MD, PhD,
Danielle E. Haslam MS,
Mary Beth Terry PhD,
Julia A. Knight PhD,
Irene L. Andrulis PhD,
Mary B. Daly MD, PhD,
Saundra S. Buys MD,
Esther M. John PhD
First published: 6 March 2017 Full publication history

Chú thích của người dịch:

Liệu pháp kích thích tố hay còn gọi Liệu pháp Hormon (hormone therapy) nhằm ngăn chặn sự tăng trưởng của ung thư vú thụ thể kích thích tố dương tính (hormone receptor-positive) Liệu pháp sử dụng một hoặc nhiều kích thích tố nữ, estrogen và progestin,  đôi khi là testosterone, để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Thuốc nội tiết là thuốc có chứa hormon. Hormon là những chất sinh học được bài tiết bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể, trực tiếp vào máu rồi được chuyên chở đến các cơ quanđể điều hòa hoạt động của các cơ quan này.

(Amy Wallace Tâm Linh (Tịnh Thủy) chuyển ngữ)



Nguồn : Source link

Hits: 1

Trả lời