Skip to content
We'll be happy to help. Call Us Today: +1800-222-9876

Quyển Kho Tàng Pháp Học này đã được soạn thảo từ nhiều năm trước nhưng chưa được in ấn vì còn nhiều khuyết điểm cần phải sửa chữa và bổ sung. Lần này thấy đã tương đối hoàn chỉnh nên chúng tôi cho xuất bản và giới thiệu đến quý độc giả.

Mục đích soạn thảo quyển sách này nhằm làm tài liệu nghiên cứu Phật học, nhất là làm cẩm nang cho các vị giảng sư pháp sư khi cần tìm đề tài thuyết giảng có thể dùng sách tra cứu nhanh gọn.

Kho tàng pháp học Theravada : Lời mở đầu

 

Kho tàng pháp học Theravada : CHƯƠNG PHÁP CHÍN CHI[424] Chín pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā)

THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦYKHO TÀNG PHÁP HỌCTỳ Khưu Giác Giới
biên soạn

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


CHƯƠNG PHÁP CHÍN CHI

[424] Chín pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā):

Đây là chín pháp căn khéo tác ý hay pháp sanh khởi do khéo tác ý làm gốc (Yonisomanasikāramūlakā dhammā):

1. Do khéo tác ý, hân hoan sanh (Yonisomanasikaroto pāmojjaṃ jāyati).

2. Do hân hoan, sanh hỷ (Pamuditassa pīti jāyati).

3. Do tâm hỷ nên thân khinh an (Pītimanassa kāyo passambhati)

4. Thân khinh an thì cảm thọ lạc (Passad-dhakāyo sukhaṃ vedeti)

5. Nhờ an lạc nên tâm định tỉnh (Sukhino cittaṃ samādhiyati).

6. Nhờ tâm định tỉnh nên biết được thấy được như thật (Samahitena citena yathārūpaṃ pajānāti passati).

7. Khi thấy biết như thật thì yểm ly (Yathābhūtaṃ jānaṃ passaṃ nibbindati).

8. Khi yểm ly thì vô nhiễm (Nibbindaṃ virajjati).

9. Do vô nhiễm được giải thoát (Virāgā vimuccati).D.III. 288

[425] Chín pháp cần tu tập (Bhāvetabbā dhammā):

Đây là chín chi thanh tịnh cần (Pārisuddhipadhāniyaṅgā):

1. Giới tịnh (Sīlavisuddhi)

2. Tâm tịnh (Cittavisuddhi)

3. Kiến tịnh (Diṭṭhivisuddhi)

4. Đoạn nghi tịnh (Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi)

5. Đạo phi đạo tri kiến tịnh (Maggāmaggañāṇadassanavisuddhi)

6. Hành lộ tri kiến tịnh (Paṭipadāñāṇadassa-navisuddhi)

7. Tri kiến tịnh (Ñāṇadassanavisuddhi)

8. Tuệ tịnh (Paññāvisuddhi)

9. Giải thoát tịnh (Vimuttivisuddhi).D.III.288.

[426] Chín pháp cần biến tri (Pariññeyyā dammā):

Đây là chín hữu tình cư, chín tình trạng trú của chúng sanh (Sattāvāsa):

1. Có chúng sanh thân dị tưởng dị (Sattā nānattakāyanānattasaññino)

2. Có chúng sanh thân dị tưởng đồng (Sattā nānattakāyekattasaññino)

3. Có chúng sanh thân đồng tưởng dị (Sattā ekattakāyanānattasaññino)

4. Có chúng sanh thân đồng tưởng đồng (Sattā ekattakāyekattasaññino)

5. Có chúng sanh không có tưởng, không có thọ (Sattā asaññino appaṭisaṃvedino), cũng gọi là chúng sanh vô tưởng (asaññasatta)

6. Có chúng sanh đạt đến Không vô biên xứ (Sattā ākāsānañcāyatanūpagā)

7. Có chúng sanh đạt đến Thức vô biên xứ (Sattā viññāṇañcāyatanūpagā)

8. Có chúng sanh đạt đến Vô sở hữu xứ (Sattā ākiñcaññāyatanūpagā)

9. Có chúng sanh đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Sattā nevasaññānāsaññāyatanūpagā).

Chín hữu tình cư này, có bảy chi giống như bảy thức trú (Viññāṇaṭṭhiti) – xem [372], chỉ thêm hai chi nữa là chúng sanh vô tưởng (điều 5) và chúng sanh phi tưởng phi phi tưởng xứ (điều 9).D.III.263,288; A.IV.401.

[427] Chín pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā dhammā):

Đây là chín pháp ái căn, chín pháp do ái tham làm gốc (Taṇhāmūlakā dhammā):

1. Do duyên ái, có sự tầm cầu (Taṇhaṃ paṭicca pariyesanā)

2. Do duyên tầm cầu, có lợi đắc (Pariyesanaṃ paṭicca lābho)

3. Do duyên lợi đắc, có phân biệt (Lābhaṃ paṭicca vinicchayo)

4. Do duyên phân biệt, có tham dục (Viniccayaṃ paṭicca chandarāgo)

5. Do duyên tham dục, có dính mắc (Chandarāgaṃ paṭicca ajjhosānaṃ)

6. Do duyên dính mắc, có chấp giữ (Ajjhosānaṃ paṭicca pariggaho)

7. Do duyên chấp giữ có bỏn xẻn (Pariggahaṃ paṭicca macchariyaṃ)

8. Do duyên bỏn xẻn có bảo thủ (Macchariyaṃ paṭicca ārakkho)

9. Do duyên bảo thủ cực đoan mà xảy ra dùng gậy trượng, đao kiếm, xung đột, cãi vã, phân tranh, đấu tranh, ly gián, vọng ngôn, và sanh ra nhiều ác bất thiện pháp (Ārakkhādhikaraṇaṃ paṭicca daṇḍādāna satthādāna kalahaviggaha vivādatuvaṃtuvape suññamusāvādā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti).D.III.289.

[428] Chín pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyā dhammā):

Đây là chín mầm mống xung đột (Āghātavatthu):

1. Hiềm khích rằng “Nó đã làm bất lợi cho ta” (Anatthaṃ me acarī’ ti āghātaṃ bandhati)

2. Hiềm khích rằng “Nó đang làm bất lợi cho ta” (Anatthaṃ me caratī’ ti āghātaṃ bandhati)

3. Hiềm khích rằng “Nó sẽ làm bất lợi cho ta” (Anatthaṃ me carissatī’ ti āghātaṃ bandhati)

4. Hiềm khích rằng “Nó đã làm bất lợi cho người thân của ta” (Piyassa me manāpassa anatthaṃ acarī’ ti āghātaṃ bandhati)

5. Hiềm khích rằng “Nó đang làm bất lợi cho người thân của ta” (Piyassa me manāpassa anatthaṃ caratī’ ti āghātaṃ bandhati)

6. Hiềm khích rằng “Nó sẽ làm bất lợi cho người thân của ta” (Piyassa me manāpassa anatthaṃ carissatī’ ti āghātaṃ bandhati)

7. Hiềm khích rằng “Nó đã làm lợi ích cho kẻ nghịch của ta” (Appiyassa me amanāpassa atthaṃ acarī’ ti āghātaṃ bandhati)

8. Hiềm khích rằng “Nó đang làm lợi ích cho kẻ nghịch của ta” (Appiyassa me amanāpassa atthaṃ caratī’ ti āghātaṃ bandhati)

9. Hiềm khích rằng “Nó sẽ làm lợi ích cho kẻ nghịch của ta” (Appiyassa me amanāpassa atthaṃ carissatī’ ti āghātaṃ bandhati).D.III. 262, 289.

[429] Chín pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyadhamma):

Đây là chín sự giải trừ xung đột (Āghātapaṭivinayā):

1. Nghĩ rằng “Đâu được gì mà kết oán nó đã làm bất lợi cho ta” (Anatthaṃ me acari taṃ kut’ ettha labbhatī’ ti)

2. Nghĩ rằng “Đâu được gì mà kết oán nó đang làm bất lợi cho ta” (Anatthaṃ me carati taṃ kut’ ettha labbhatī’ ti)

3. Nghĩ rằng “Đâu được gì mà kết oán nó sẽ làm bất lợi cho ta” (Anatthaṃ me carissati taṃ kut’ ettha labbhatī’ ti)

4. Nghĩ rằng “Đâu được gì mà kết oán nó đã làm bất lợi cho người thân của ta” (Piyassa me manāpassa anatthaṃ acari taṃ kut’ ettha labbhatī’ ti)

5. Nghĩ rằng “Đâu được gì mà kết oán nó đang làm bất lợi cho người thân của ta” (Piyassa me manā-passa anatthaṃ carati taṃ kut’ ettha labbhatī’ ti)

6. Nghĩ rằng “Đâu được gì mà kết oán nó sẽ làm bất lợi cho người thân của ta” (Piyassa me ma-nāpassa anatthaṃ carissati taṃ kut’ ettha labbha tī’ ti)

7. Nghĩ rằng “Đâu được gì mà kết oán nó đã làm lợi ích cho kẻ nghịch của ta” (Apiyassa me ama-nāpassa atthaṃ acari taṃ kut’ ettha labbha tī’ ti)

8. Nghĩ rằng “Đâu được gì mà kết oán nó đang làm lợi ích cho kẻ nghịch của ta” (Apiyassa me ama-nāpassa atthaṃ carati taṃ kut’ ettha labbhatī’ ti)

9. Nghĩ rằng “Đâu được gì mà kết oán nó sẽ làm lợi ích cho kẻ nghịch của ta” (Apiyassa me ama-nāpassa atthaṃ carissati taṃ kut’ ettha labbhatī’ ti).D.III.262, 289.

[430] Chín pháp khó thể nhập (Duppaṭivij-jhā dhammā):

Đây là chín tánh sai biệt (Nānattā):

1. Giới sai biệt (Dhātunānattaṃ)

2. Do duyên giới sai biệt nên sanh ra xúc sai biệt (Dhātunānattaṃ paṭicca uppajjati phassanānat-taṃ)

3. Do duyên xúc sai biệt nên sanh thọ sai biệt (Phassanānattaṃ paṭicca uppajjati vedanānattaṃ)

4. Do duyên thọ sai biệt sanh ra tưởng sai biệt (Vedanānānattaṃ paṭicca uppajjati saññānānānattaṃ)

5. Do duyên tưởng sai biệt sanh ra tư duy sai biệt (Saññānānattaṃ paṭicca uppajjati saṅkappanānattaṃ)

6. Do duyên tư duy sai biệt sanh ra dục cầu sai biệt (Saṅkappanānattaṃ paṭicca uppajjati chandanānattaṃ)

7. Do duyên dục cầu sai biệt sanh ra nhiệt tình sai biệt (Chandanānattaṃ paṭicca uppajjati pariḷāhanānattaṃ)

8. Do duyên nhiệt tình sai biệt sanh ra tầm cầu sai biệt (Pariḷāhanānattaṃ paṭicca uppajjati pariyesanānānattaṃ)

9. Do tầm cầu sai biệt sanh ra lợi đắc sai biệt (Pariyesanānānattaṃ paṭicca uppajjati labhanānattaṃ).D.III.289.

[431] Chín pháp cần sanh khởi (Uppāde-tabbā dhammā):

Đây là chín pháp tưởng (Saññā):

1. Tưởng bất tịnh (Asubhasaññā).
2. Tưởng sự chết (Maraṇasaññā).
3. Tưởng nhờm gớm vật thực (Āhāre paṭikūlasaññā).
4. Tưởng bất hỷ cõi thế (Sabbaloke anabhiratisaññā).
5. Tưởng vô thường (Aniccasaññā).
6. Tưởng khổ trong vô thường (Anicce dukkhasaññā).
7. Tưởng vô ngã trong khổ (Dukkhe anattasaññā).
8. Tưởng đoạn trừ (Pahānasaññā).
9. Tưởng vô nhiễm (Virāgasaññā).D.III.289.

[432] Chín pháp cần thắng tri (Abhiññeyyadhamma):

Đây là chín thứ bậc trú (Anupubbavihāra), sự tu chứng thiền tuần tự:

1. Chứng trú sơ thiền (Paṭhamajjhānaṃ upa-sampajja viharati).

2. Chứng trú nhị thiền (Dutiyajjhānaṃ upa-sampajja viharati).

3. Chứng trú tam thiền (Tatiyajjhānaṃ upa-sampajja viharati).

4. Chứng trú tứ thiền (Catutthajjhānaṃ upa-sampajja viharati).

5. Chứng trú không vô biên xứ (Ākāsānañcā yatanaṃ upasampajja viharati).

6. Chứng trú thức vô biên xứ (Viññānañcā yatanaṃ upasampajja viharati).

7. Chứng trú vô sở hữu xứ (Ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati).

8. Chứng trú phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharati).

9. Chứng trú diệt thọ tưởng định (Saññāveda-yitanirodhaṃ upasampajja viharati).

Trong chín thiền trú này, thiền trú thứ chín (trú diệt thọ tưởng) chỉ bậc thánh A-na-hàm và A-la-hán mới có được. Các thiền trú khác thì hạng phàm nhân và thánh sơ quả, nhị quả đều có được.D.III.265,290; A.IV.410

[433] Chín pháp cần tác chứng (Sacchikātabbā dhammā):

Đây là chín thứ bậc diệt (Anupubbanirodha). Sự đoạn diệt tuần tự khi tu chứng các thiền:

1. Đắc sơ thiền thì dục tưởng diệt (Paṭhamajjhānaṃ samāpannassa kāmasaññā niruddhā hoti).

2. Đắc nhị thiền thì tầm tứ diệt (Dutiyajjhānaṃ samāpannassa vitakkavicārā niruddhā honti).

3. Đắc tam thiền thì hỷ diệt (Tatiyajjhānaṃ samāpannassa pīti niruddhā hoti).

4. Đắc tứ thiền thì hơi thở diệt (Catutthajjhā naṃ samāpannassa assāsapassāsā niruddhā honti).

5. Đắc không vô biên xứ thì sắc tưởng diệt (Ākāsānañcāyatanaṃ samāpannassa rūpasaññā niruddhā hoti).

6. Đắc thức vô biên xứ thì tưởng không vô biên xứ diệt (Viññāṇañcāyatanaṃ samāpannassa ākāsānañcāyatanasaññā niruddhā hoti).

7. Đắc vô sở hữu xứ thì tưởng thức vô biên xứ diệt (Ākiñcaññāyatanaṃ samāpannassa viññānañcāyatanasaññā niruddhā hoti).

8. Đắc phi tưởng phi phi tưởng xứ thì tưởng vô sở hữu xứ diệt (Nevasaññānāsaññāyatanaṃ samāpannassa ākiñcaññāyatanasaññā niruddhā honti).

9. Đắc diệt thọ tưởng định thì tưởng và thọ diệt (Saññāvedayitanirodhaṃ samāpannassa saññā ca vedanā ca niruddhā honti).D.III.266, 290

.[434] Chín trần cấu nhơn (Purisamala):

Những pháp bất thiện pháp như bụi bẩn làm uế nhiễm con người:

1. Phẫn nộ (Kodha)
2. Phản phúc (Makkha)
3. Ganh tỵ (Issā)
4. Bỏn xẻn (Macchariya)
5. Gian dối (Māyā)
6. Xảo quyệt (Sātheyya)
7. Vọng ngôn (Musāvāda)
8. Ác dục (Pāpicchā)
9. Tà kiến (Micchādiṭṭhi).Vbh.389.

[435] Chín cách kiêu mạn (Māna):

1. Hơn ỷ hơn (Seyyassa seyyo’ hamasmī’ ti māno).
2. Hơn ỷ bằng (Seyyassa s-diso’ hamasmī’ ti māno).
3. Hơn ỷ thua (Seyyassa hīno’ hamasmī’ ti māno).

4. Bằng ỷ hơn (Sadisassa seyyo’ hamasmī’ ti māno).
5. Bằng ỷ bằng (Sadisassa sadiso’ hamasmī’ ti māno).
6. Bằng ỷ thua (Sadisassa hīno’ hamasmī’ ti māno).

7. Thua ỷ hơn (Hīnassa seyyo’ hamasmī’ ti māno).
8. Thua ỷ bằng (Hīnassa sadiso’ hamasmī’ ti māno).
9. Thua ỷ thua (Hīnassa hīno’ hamasmī’ ti māno).Nd1 80; Nd2 226; Vbh. 389.

[436] Chín điều lỗi của cư sĩ (Gihidosa), lỗi lầm mà không đáng để chư Tăng đến nhà:

1. Không vui vẻ đứng lên tiếp đón (Manāpena paccuṭṭhenti).
2. Không vui vẻ đảnh lễ (Na manāpena abhi-vādenti).
3. Không vui vẻ mời ngồi (Na manāpena āsanaṃ denti).
4. Có của thì giấu đi (Santamassa parigūhanti)
5. Có nhiều cho ít (Bahukamhi thokaṃ denti)
6. Có ngon cho dở (Paṇītamhi lūkhaṃ denti)
7. Cho với cách bất kính (Asakkaccaṃ denti)
8. Không ngồi lại để nghe pháp (Na upanisīdanti dhammassavanāya).
9. Không hoan hỷ tiếp chuyện (Bhāsitamassa na ramissanti).A.IV.387

[437] Chín sở y tu tập (Bhāvanūpanisā):

1. Làm bạn với thiện (Kalyāṇamitto hoti).
2. Có giới hạnh (Sīlavā hoti).
3. Đàm luận câu chuyện nghiêm túc (Abhisalle-khikakathāya nikāmalābhī hoti).
4. Sống chuyên cần (Āraddhaviriyo viharati).
5. Có trí tuệ (Paññavā hoti)
6. Tu tập quán bất tịnh (Asubhā bhāvetabbā) để đoạn trừ tham.
7. Tu tập tâm từ (Mettā bhāvetabbā) để đoạn trừ sân.
8. Tu tập niệm hơi thở (Ānāpānassati bhāvetabbā) để cắt đứt tầm (vitakka).
9. Tu tập tưởng vô thường (Aniccasaññā bhāvetabbā) để khử trừ ngã mạn.A.IV.351

[438] Chín tuệ quán (Vipassanāñāṇa), cũng gọi là tuệ minh sát, tức là trí thông suốt thực tính của danh sắc:

1. Sanh diệt tuệ (Udayabbayañāṇa), trí thấy rõ sự sanh và diệt của danh sắc, các hữu vi đều có sanh có diệt.

2. Diệt một tuệ (Bhaṅgañāṇa), trí bén nhạy chỉ nhận thấy tánh hoại diệt của danh sắc thôi, trí này quán chiếu danh sắc thuần thục hơn sanh diệt tuệ.

3. Kinh úy tuệ (Bhayañāṇa), là giai đoạn thứ ba của tuệ quán, vị hành giả do thấy rõ sự biến diệt của danh sắc, nhận thức mạng sống luôn bị đe dọa nên sanh tâm kinh cảm.

4. Tội quá tuệ (Ādīnavañāṇa), giai đoạn kế tiếp, sau khi khởi tâm kinh cảm hoại tánh của danh sắc thì trí nhận thức thực trạng nguy hiểm của danh sắc.

5. Yếm ly tuệ (Nibbidāñāṇa), tuệ nhàm chán khi thấy rõ sự nguy hiểm của danh sắc thì hành giả nhàm chán, không thiết tha với cái gì nữa.

6. Dục thoát tuệ (Muñcitukamyatāñāṇa), khi đã nhàm chán đối với danh sắc, hành giả khởi tâm mong muốn thoát khỏi thực trạng danh sắc.

7. Quyết ly tuệ (Paṭisaṅkhārañāṇa), khi đã mong thoát khỏi danh sắc, hành giả càng thẩm xét danh sắc theo tam tướng để xác định thực trạng.

8. Hành xả tuệ (Saṅkhārupekkhāñāṇa), khi tâm hành giả thẩm xét tam tướng mới biết rõ rằng pháp hữu vi thực tính là vậy, có diễn tiến là vậy, khi ấy tâm hành giả dịu bớt nôn nóng, có trạng thái rất bình thản đối với mọi diễn biến phức tạp.

9. Thuận thứ tuệ (Anulomañāṇa), tức là tuệ thuận hướng níp-bàn, lấy níp-bàn làm đối tượng.

Trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha nói đến 10 tuệ quán, là thêm phổ thông tuệ (Sammasanañāṇa) và xếp lên hàng thứ nhất, rồi mới đến chín tuệ quán này – xem [438].

Nếu kể theo bộ Visuddhimagga thì có đến 16 tuệ quán minh sát – Xem [484].Ps.I.1; Vism.630-671; Comp.210

[439] Chín pháp siêu thế (Lokuttaradham-ma), gồm có:

1-4. Bốn Đạo (Magga). Xem [176].
5-8. Bốn Quả (Phala). Xem [176].
9. Níp-bàn (Nibbāna). Xem [40].

Bốn đạo và bốn quả là tâm siêu thế, còn thuộc về pháp hữu vi (Saṅkhatadhamma), níp-bàn là pháp vô vi (Asaṅkhatadhamma), hay còn gọi là vô vi giới (Asaṅkhatadhātu).Dhs.1094.

[440] Chín phần giáo lý Đức Phật (Navaṅgasatthusāsana):

1. Khế kinh (Sutta), gồm những bài kinh bằng văn xuôi, có nội dung phân tích (Vibhaṅga) và giải thích (Niddesa). Đây là giáo lý thuộc luật tạng, gồm Trường bộ kinh và Trung bộ kinh.

2. Ứng tụng (Geyya), gồm những bài kinh bằng hai thể loại văn xuôi và văn vần (kệ ngôn); hay là những bài kinh hữu kệ (Sagāthā) thuộc tương ưng bộ kinh.

3. Ký thuyết (Veyyākaraṇa), là phần giáo lý cũng theo thể loại văn xuôi nhưng có nội dung hệ thống luận lý. Đây là gồm toàn bộ tạng Vi Diệu Pháp, và cũng có thêm một số Phật ngôn mà không thuộc về tám phần kia.

4. Kệ ngôn (Gāthā), gồm những kinh được thuyết theo thể loại văn vần, tức cú kệ, như là tập Trưởng lão tăng kệ (Theragāthā), Trưởng lão ni kệ (Therīgāthā), Pháp cú (Dhammapada), và một số kệ ngôn trong kinh tập (Suttanipāta) mà không thuộc khế kinh (Sutta) đã nói đến.

5. Cảm hứng ngữ (Udāna), gồm 82 bài kệ mà Đức Phật tự nhiên thốt lên với tâm hỷ tương ưng trí, không do ai cầu thỉnh thuyết pháp.

6. Như thị thuyết (Itivuttaka), gồm những bài pháp sưu tập do một vị đệ tử đã từng nghe; từng bài kinh được mở đầu và kết luận với câu: “Vuttaṃ h’etaṃ bhagavatā (Điều này đã được đức Thế Tôn nói đến)”. Tổng cộng có 110 bài kinh, thuộc tiểu bộ kinh.

7. Bổn sanh (Jātaka), gồm 550 câu chuyện tiền thân có liên quan đến Đức Phật. Bổn sanh truyện cũng được xếp trong tiểu bộ kinh.

8. Vị Tằng Hữu (Abbhūtadhamma), là những điều lạ lùng, hy hữu, khó xảy ra. Đức Phật thuyết trong trường hợp đặc biệt, như nói đến bốn pháp vị tằng hữu của vua Chuyển Luân Vương, bốn pháp vị tằng hữu của Tôn giả Ānanda

9. Phương Quảng (Vedalla), gồm những bài kinh thể loại vấn đáp, như kinh Cūlavedalla, Mahāvedalla, Sammādiṭṭhi, Sakkapañhā, Saṅkhārabhāja-nīya, Mahāpuṇṇama…Vin.III.8; M.I.133; A.I.5; A.III.86.

[441] Chín ân Đức Phật (Buddhaguṇa):

Cũng gọi là hồng danh của Phật:

1. Ưng Cúng (Arahaṃ), Đức Phật là bậc xứng đáng được trời người cúng dường vì Ngài đã trọn lành thân khẩu ý.

2. Chánh Biến Tri (Sammāsambuddho), Đức Phật là bậc tự mình giác ngộ một cách chân chánh, không thầy chỉ dạy.

3. Minh Hạnh Túc (Vijjācaranasampanno), Đức Phật là bậc có đủ bát minh (xem [414]) và thập ngũ hạnh (xem [483]).

4. Thiện Thệ (Sugato), Đức Phật đã có hành trình tốt đẹp; Ngài đã đi đến mục đích giải thoát, Ngài chu toàn Phật sự, Ngài đã để lại gương sáng cho đời.

5. Thế Gian Giải (Lokavidū), là bậc thông suốt thế gian, Đức Phật hiểu thấu sự vận hành của pháp hữu vi, hiểu thấu căn cơ của chúng sanh, hiểu rõ con đường đưa đến luân hồi và giải thoát.

6. Vô thượng Điều Ngự Trượng Phu (Anuttaro purisadammasārathi), Đức Phật là bậc đánh xe cao quí khéo điều phục chúng sanh, như người xa phu thuần hóa voi, hay bò, hay ngựa dù có con dễ thuần, có con khó thuần .

7. Thiên Nhơn Sư (Satthā devamanussānaṃ), Đức Phật là bậc thầy của chư thiên và loài người.

8. Giác Giả (Buddho), Đức Phật là bậc đã tỉnh thức khỏi giấc ngủ vô minh, đã giác ngộ bốn chân lý.

9. Cụ Thoại Đức Giả (Bhagavā), Đức Phật là bậc có đủ các sự may mắn, thoát khỏi mọi hiểm họa; cũng nghĩa là bậc hữu phần, bậc chia phần.

Về ân đức Phật, có chỗ nói đến mười là vì hồng danh vô thượng Điều Ngự Trượng Phu (Anuttaro purisadammasārathi) được kể thành hai hồng danh: Anuttaro (Vô Thượng Sĩ) và Purisadammasārathi (Điều Ngự Trượng Phu).M.I.37; A.III.285

[442] Chín ân đức tăng (Saṅghaguṇa), đức cao quí của tăng chúng:

1. Thiện hạnh (Supaṭipanno), Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc có sở hành tốt đẹp.

2. Trực hạnh (Ujupaṭipanno), Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc có sở hành ngay thẳng.

3. Chánh hạnh (Ñāyapaṭipanno), Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc có sở hành chân chính.

4. Nghiêm hạnh (Sāmīcipaṭipanno), Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc có sở hành trang nghiêm.

5. Đáng cung phụng (Āhuneyyo), Tăng đệ tử Thế Tôn, các bậc thánh là những vị đáng được hiến dâng.

6. Đáng nghênh tiếp (Pāhuneyyo), chư thánh tăng đệ tử Thế Tôn là những bậc đáng được tiếp rước ân cần.

7. Đáng cúng dường (Dakkhineyyo), chư thánh tăng đệ tử Thế Tôn là những bậc đáng được dâng cúng với tâm trong sạch.

8. Đáng lễ bái (Añjalikaraneyyo), chư thánh tăng đệ tử Thế Tôn là bậc đáng được chắp tay đảnh lễ.

9. Phước điền vô thượng của đời (Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa), chư thánh tăng đệ tử Thế Tôn là ruộng phước cao thượng cho chúng sanh.M.I.37; A.III.286.

-ooOoo-

Hits: 49

Website chia sẻ kiến thức , những tâm đắc về đạo Phật , cổ nhân xưa của 1 cá nhân ( không phải tổ chức , chùa ) . Mọi ý kiến đóng góp, khiếu nại xin gửi về hòm thư [email protected] . Điều khoản , nội quy

Wiki Tâm Học
Copyright 2020 @ Thiết kế bởi DragonKnightMT