Phần này được Tâm Học soạn lại từ việc tra cứu qua mạng , có thể nó không đầy đủ nhưng cũng giúp người đọc hiểu tương đối về khái niệm Phật học

I.Tam bảo

Tam bảo (zh. sānbăo 三寶, ja. sanbō, sa. त्रिरत्न triratna, pi. tiratana) là “Ba ngôi báu”, ba cơ sở chính của Phật giáoPhậtPhápTăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người bạn đồng học. Người có niềm tin kiên cố nơi Tam bảo được gọi là bậc Dự lưu (vào dòng). Người Phật tử biểu lộ sự tin tưởng bằng cách quy y Tam bảo (Tam quy y). Trong mười phép quán Tùy niệm (pi. anussati), ba đối tượng đầu tiên là Tam bảo.

I.1. Phật

Phật (chữ Hán: 佛) hay Bụt (chữ Phạn: Buddhã) trong Phật giáo nghĩa là Bậc Giác Ngộ, dùng để chỉ đến một vị Chánh Đẳng Giác đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đứctrí tuệ thông qua nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện các pháp Ba-la-mật ở rất nhiều kiếp sống, tâm trí hoàn toàn không còn vô minh – gốc rễ gây ra sinh tử. Đó là một trí tuệ vĩ đại (Nhất thiết trí) cùng với sự từ bi vô hạn với mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng. Sự giác ngộ ấy có tính chất siêu nhiên, theo Phật giáo thì nó không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ được mà chỉ có thể hiểu hoàn toàn khi đã trải nghiệm nó. Những chúng sinh đang trên con đường để trở thành một vị Phật, chuyên tâm thực hiện các hạnh Ba-la-mật, phát tâm từ bi được gọi là Bồ tát. Khi thành Phật, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn toàn diện về mặt hình thể Ba mươi hai tướng tốt – Tám mươi vẻ đẹp vô cùng thanh tịnh, tuy nhiên Phật toàn giác không toàn năng.

Từ này thường để chỉ một vị Phật trong lịch sử tên là “Thích Ca Mâu Ni“, một nhân vật có thật đã truyền bá tư tưởng của mình ở lục địa Ấn Độ vào thế kỷ 5 trước công nguyên, và những giáo lý ấy đã được làm nền tảng để khai sinh ra Phật giáo. Nhưng theo lời giảng của chính Tất-đạt-đa Cồ-đàm thì Ngài chỉ là vị Phật duy nhất trên Trái Đất trong thời kỳ này, chứ nếu xét rộng ra toàn vũ trụ, xét cả quá khứ – tương lai thì ngoài ông ra còn có vô số vị Phật khác nữa, họ tồn tại ở các thế giới khác hoặc ở những thời điểm khác: nhiều vị đã đắc đạo ở quá khứ, nhiều vị đang sống trong hiện tại (ở những thế giới khác) và nhiều vị sẽ đắc đạo ở tương lai. Cũng theo lời Ngài, trong tương lai rất xa về sau, trên Trái Đất sẽ xuất hiện một vị nữa đắc đạo thành Phật, đó là Bồ Tát Di Lặc thành Phật Di Lặc.

Theo Phật giáo, thời đại xuất hiện một vị Phật là rất hiếm. Vì có nhiều thời kỳ, có nhiều giai đoạn rất dài trong các chu kỳ thế giới không hề xuất hiện một vị Phật nào, nếu có thì cũng chỉ có những vị Phật Độc Giác, các vị này xu hướng ít tuyên thuyết giáo pháp, cho nên chúng sinh không có phương tiện giải thoát. Vị Phật thường được xem là đại diện cho các vị Phật quá khứ là Nhiên Đăng Cổ Phật. Trong khi vị Phật tương lai được cho là sẽ xuất hiện ở Trái Đất này là Di-lặc. Trong Phật giáo Bắc tông thì còn chia ra Phật mẫuPhật vươngPhật tổ, Phật tử. Ngoài ra còn có những tầng tu hành thấp hơn Phật như: Duyên giác (Phật độc giác), Thanh văn (là những người nghe Phật giảng dạy mà tu được quả vị A-la-hán).

2.Pháp

Pháp (Pāli: Dhamma, Sanskrit: Dharma) là một thuật ngữ quan trọng trong Phật giáo. Pháp có rất nhiều nghĩa, tùy theo từng ngữ cảnh mà mang ý nghĩa khác nhau.

Theo Phật Quang đại từ điển, Pháp có nghĩa là “Tất cả sự vật hữu hình gọi là sắc pháp, vô hình gọi là tâm pháp, có thể tánh gọi là hữu pháp, không thể tánh gọi là vô pháp. Các pháp sắc, tâm, hữu, vô gọi chung là Pháp giới”.

Theo Duy thức học, Pháp chỉ chung cho hết thảy mọi sự vật, mọi hiện tượng – cụ thể hay trừu tượng – có tự tính, có bản chất riêng biệt làm căn cứ, có khuôn mẫu khiến người ta nhìn vào là có thể nhận thức và lý giải được (Nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải).

Tương tự, theo Phật học đại từ điển của Ðinh Phúc Bảo, Pháp có nghĩa “Tất cả những gì có đặc tính của nó – không khiến ta lầm với cái khác – có những khuôn khổ riêng của nó để nó làm phát sinh trong đầu óc ta một khái niệm về nó”.

Theo Từ điển Phật học Tuệ Quang, Từ điển Đạo uyển, Pháp có các nghĩa chính như:

– Luật lệ, tập quán, thói quen, tiêu chuẩn của phép cư xử, bổn phận, nghĩa vụ, quy củ trong xã hội…

– Điều lành, việc thiện, đức hạnh.

– Đối tượng của tâm ý (pháp trần).

– Giáo pháp của Đức Phật bao gồm Kinh-Luật-Luận.

– Chân lý, thực tại tối hậu, bản thể, tự tính.

Chữ Pháp trong hai đoạn kinh trên, “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được Pháp; ai thấy được Pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi” (Kinh Trung bộ, số 28, Ðại kinh Dụ dấu chân voi) và “Ai thấy Pháp, người ấy thấy Như Lai; ai thấy Như Lai, người ấy thấy Pháp” (Kinh Tương ưng bộ) không mang ý nghĩa Phật pháp hay giáo pháp (Tam tạng) mà chính là thực tại tối hậu.

Theo Thiền sư Viên Minh trong Thực tại hiện tiền: “Trong Phật giáo, cái thực chính là Pháp. Pāli là Dhamma, Sanskrit là Dharma, là Pháp được dùng để chỉ cái thực này. ‘Ai thấy Pháp tức là thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy Pháp’. Chúng ta có thể nói một cách khác: ‘Ai thấy cái thực tức thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy cái thực’. Pháp là sự thật, là chân lý, là thực tại hiện tiền, là cái đang là. Pháp đã được khai thị bởi Đức Thế Tôn là thực tại hiện tiền (thấy ngay lập tức), không có thời gian, hãy hồi đầu mà thấy, ngay trên đương xứ, mà mỗi người có thể tự mình chứng nghiệm”.

3. Tăng

Tăng được xem  các vị đệ tử của Phật Thích Ca, các tu sĩ và cả những Phật tử nếu đã đạt được bất kỳ một trong bốn giai đoạn giác ngộ (tứ thánh quả), những người đang tu học và thực hiện Chính pháp, giữ giới và dựa trên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, được gọi  lục hòa (sáu điều hòa hợp).

II.Tu

Chữ Tu có nghĩa cụ thể nhất là “sửa đổi”.

II.1. Thế nào là tu

Tu là gì? Tu là sửa, Tu là sám hối cái sai của mình, Tu là từ bi hỷ xả với mọi người, Tu là quay vào bên trong để soi mình, Tu là bớt tham – sân – si – ngã mạn và tà kiến… Tu là quay về với tánh bổn thiện của mình, quay về với cái Bổn Lai Diện Mục, với cái Phật Tánh Từ Bi và Trí Tuệ của mình….

Tu với cái gì? Tu với cuộc đời, Tu với cái Tâm Vọng Động của chúng ta, Tu với những tánh xấu mà do vô minh chúng ta đã nuôi dưỡng nó lớn từng ngày, Tu với cái nghiệp chúng ta gay ra bao đời, Tu với Nhân Quả…. 

Có sửa là có tu, không sửa không phải tu, chỉ đơn giản vậy thôi ! Tu ở đâu cũng được, môi trường và hoàn cảnh sống nào cũng được, giây phút nào thời gian nào chúng ta cũng tu được… càng phức tạp, càng bận rộn thì càng có cái để tu, chứ suốt ngày chẳng tiếp xúc với, chẳng có chuyện gì xảy ra thi lấy gì mà tu, vậy mới nói ” Khó nhất tu chợ, sau là tu nhà, thứ ba mới tu chùa “. 

II.2. Tu khổ hạnh

Tu khổ hạnh là một hình thức tu bắt cơ thể phải chịu đói khát đau đớn. Hình thức tu này có trước khi Phật giáo ra đời, chính thái tử Tất Đạt Đa trên con đường sáng lập đạo Phật đã từng tu khổ hạnh trong 6 năm trời, nhưng sau đó Ngài đã phát hiện cách tu này không đem lại sự giải thoát hoàn toàn nên đã từ bỏ và tiếp tục tìm chân lý Phật giáo. Những người sáng lập ra phép tu khổ hạnh nằm trong phong trào tìm hướng giải thoát bản thân khỏi khổ đau của trần thế mà lúc đó cũng xuất hiện khá nhiều phép tu khác nhau. Người tu khổ hạnh thường ăn rất ít, sống im lặng và ngồi yên tĩnh ngoài trời nhiều giờ mỗi ngày. Họ quan niệm rằng con người sống vật chất đầy đủ nhưng vẫn đau khổ, nên họ quyết lấy sự đau khổ của bản thân để tìm ra sự giải thoát cuối cùng. Phép tu khổ hạnh có cách nay cũng hơn hai ngàn sáu trăm năm, dĩ nhiên bây giờ không còn ai tu theo phép tu như vậy nữa[cần dẫn nguồn]. Tuy vậy, thực tế vẫn có một bộ phận còn theo tư tưởng và hành phép tu này ở các mức độ khác nhau.

II.3. Trung đạo

Nếu như Phật giáo Nguyên thủy đề cập đế giáo lý Trung đạo là đề cập đến sự xa lìa hai lối sống truy hoan của sự hưởng thụ dục vọng, và thực hành ép xác khổ hạnh, hay tránh hai cực đoan cho rằng thế giới là thường còn hay đoạn diệt, thì Phật giáo Đại thừa lại đề cập đến góc độ cố chấp về mặt nhận thức, quan điểm thuộc về tâm lý.

Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.

II.4. Bổ tát hạnh

Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.

 Định nghĩa hai chữ Bồ Tát. Bồ Tát theo sách giáo khoa Phật học là: “Giác hữu tình”; giác hữu tình là đem sự hiểu biết của tự chính mình hướng dẫn, bày vẽ, giới thiệu cho mọi người được sự hiểu biết để thực hành các việc làm có lợi ích cho mình và mọi loài chúng sanh.

II.5. Bồ tát nghịch hạnh

Nghịch hạnh Bồ tát là những vị Bồ tát không xuất hiện bằng hình ảnh hiền lành, thánh thiện mà bằng hình ảnh ngược ngạo, hung dữ. Ví dụ: Bồ tát thị hiện nghịch hạnh như phá giới, cố ý làm những việc giống như ác. Tuy nhiên, để bù đắp cho một nghịch hạnh kinh khủng này, Bồ tát phải tích lũy vô vàn công đức nơi khác. Đây là điều rất khó hiểu, nhưng lại là một mảng quan trọng trong Bồ tát hạnh. Nếu một người không có phước lớn thì không dám làm nghịch hạnh Bồ tát.

II.6. Bồ đề tát đỏa

Bồ Tát là nửa tiếng Phạn, đầy đủ là “bồ đề tát đỏa”. Bồ đề dịch là “giác”, tát đỏa dịch là “hữu tình”. Tức cũng là giác hữu tình, còn gọi là hữu tình giác, ý nghĩa giống nhau, chẳng có khác biệt.Gì gọi là ‘’giác hữu tình‘’? Tức là dùng đạo lý mà mình giác ngộ, phương pháp mà mình minh bạch, để giác ngộ mười phương tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh, đều đắc được sự giác ngộ. Ðây là tư tưởng tự giác giác tha của Bồ Tát.Gì gọi là ‘’hữu tình giác‘’? Bồ Tát vốn cũng là chúng sinh, vì tu lục độ vạn hạnh, cho nên thành Bồ Tát, đó là một bậc giác ngộ trong hữu tình. Chẳng những Bồ Tát là chúng sinh, mà chư Phật cũng do chúng sinh giác ngộ mà thành Phật.Phàm là có tri giác, có khí huyết, đều là chúng sinh, là chúng duyên hòa hợp mà sinh. Phật Bồ Tát trong quá khứ, đều giống như chúng ta chúng sinh, bất quá Phật Bồ Tát siêng tu lục độ vạn hạnh, cho nên thành Phật thành Bồ Tát; còn chúng ta lười biếng, chẳng chịu tu hành, cho nên vẫn là chúng sinh.

III.Danh hiệu

III.1.Phật

Phật (chữ Hán: 佛) hay Bụt (chữ Phạn: Buddhã) trong Phật giáo nghĩa là Bậc Giác Ngộ, dùng để chỉ đến một vị Chánh Đẳng Giác đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đứctrí tuệ thông qua nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện các pháp Ba-la-mật ở rất nhiều kiếp sống, tâm trí hoàn toàn không còn vô minh – gốc rễ gây ra sinh tử. Đó là một trí tuệ vĩ đại (Nhất thiết trí) cùng với sự từ bi vô hạn với mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng. Sự giác ngộ ấy có tính chất siêu nhiên, theo Phật giáo thì nó không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ được mà chỉ có thể hiểu hoàn toàn khi đã trải nghiệm nó. Những chúng sinh đang trên con đường để trở thành một vị Phật, chuyên tâm thực hiện các hạnh Ba-la-mật, phát tâm từ bi được gọi là Bồ tát. Khi thành Phật, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn toàn diện về mặt hình thể Ba mươi hai tướng tốt – Tám mươi vẻ đẹp vô cùng thanh tịnh, tuy nhiên Phật toàn giác không toàn năng.

III.2. Bích Chi Phật

Bích-chi Phật (Devanagari: प्रत्येक बुद्ध; pratyeka-budhhapacceka-buddhachữ Hán: 辟支佛), còn được gọi là Độc giác Phật (chữ Hán: 獨覺佛) hay Duyên giác Phật (chữ Hán: 緣覺佛), là một thuật ngữ dùng trong Phật giáo để chỉ khái niệm một vị Phật đạt được Phật quả do tự mình chứng ngộ, nhưng chưa đạt được các năng lực như Nhất thiết trí (sarvajñatā) hay Mười lực (daśabala) của một vị Tam-miệu Tam-phật-đà (samyak-sambodhi). Độc giác Phật được xem như bậc ở quả vị giữa A-la-hán và Phật. Có khi Độc giác Phật là danh hiệu chỉ người đạt giác ngộ trong thời không có vị Phật nào xuất hiện trên Trái Đất.

Độc giác thừa là một trong ba cỗ xe (Tam Thừa gồm Phật thừa, Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa) để đạt Niết Bàn.

III.3. Bồ tát

Bồ Tát (菩薩) là lối viết tắt của Bồ-đề-tát-đóa (zh. 菩提薩埵, sa. bodhisattva), cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang Hán-Việt, dịch ý là Giác hữu tình (zh. 覺有情), hoặc Đại sĩ (zh. 大士).

Yếu tố cơ bản của Bồ Tát là lòng từ bi đi song song với trí huệ. Bồ Tát cứu độ người khác và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức mình cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng luyện tâm Bồ-đề và giữ Bồ Tát hạnh nguyện. Hành trình tu học của Bồ Tát theo kinh Hoa Nghiêm thì có 52 quả vị gồm Thập Tính, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập địa và hai quả vị cuối cùng là Đẳng giác và Diệu giác. Có rất nhiều chư vị Bồ Tát nhưng thường được nhắc đến là Quan Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát,…

III.4. A La hán

A-la-hán (Chữ Hán phồn thể 阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant; bo. dgra com pa, trong dân gian thường gọi là la hán) là “người xứng đáng”[1] hoặc là “người hoàn hảo”[1][2] theo Phật giáo Nguyên thủy, đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân hồi[2][1]. Tuy nhiên theo các tông phái khác trong Phật giáo, thì thuật ngữ này để chỉ những người đã tiến rất sâu trên con đường giác ngộ, cũng thoát được sinh tử luân hồi nhưng chưa hoàn toàn viên mãn, nói cách khác là chưa đạt Phật quả.[3]

Một A-la-hán còn gọi là Hữu dư Niết-bàn (sa. sopadhiśeṣanirvāṇa; pi. savupadisesanibbāna), khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn.

III.5.Duyên giác

Bậc tu hành nhờ suy tư và thông đạt đạo lý mười hai nhân duyên mà giác ngộ. Những bậc tu hành như vậy, xuất hiện vào thời không có Phật và Phật pháp, thì gọi là Độc giác. Nghĩa là tự lực giác ngộ, nhờ quan sát và suy tư đúng đắn mà thông đạt lý nhân duyên sinh. Từ Sanskrit gọi bậc tu hành này là Prateyka Buddha. Hán dịch âm là Bích Chi Phật.

III.6. Thanh văn

Là tên gọi khác của A La Hán

IV.Tam học

Văn – tư – tu

Văn: Là nghe: nghe lời dạy của Phật (giáo lý)
Tư: là nghĩ: Sau khi nghe cần suy nghĩ lời dạy ấy (giáo lý ấy) có đúng sự thật, có đúng với thực tế không?
Tu: Sửa, khi suy ngẫm nếu ta nhận thấy điều Đức Phật dạy là sự thật là thực tế cụ thể rõ ràng thì ta phải theo lời Ngài sửa mình dần dần để rồi thoát được khổ đau.

V.Tam vô lậu học

Giới – Định – Tuệ

Xem chi tiết

VI.Tam tư lương

  • 1.Tín
  • 2. Hạnh
  • 3. Nguyện

Xuất hiện nhiểu ỏ Tịnh độ tông – Phật giáo Đại Thừa

Xem chi tiết

VII.Tứ vô lượng tâm

Từ – Bi  – Hỉ – Xả

Xem chi tiết

VIII.Tứ vô sở úy

  • Năng trì vô sở uý.
  • Tri căn vô sở uý
  • Quyết nghi vô sở uý
  • Đáp báo vô sở uý

Tiếng Phạn là Catvāri tathāgatasya vaiśāradyāni. Phật thành tựu trí tuệ đầy đủ mười thứ sức mạnh, thuyết pháp giữa đại chúng không có gì đáng lo sợ.

  1. . Chư pháp hiện đẳng giác vô uý (Phạm sarva-dharmābhisaṃbodhi-vaiśāradya): Đối với tất cả các pháp, Phật đều rõ biết một cách tường tận. Do đó, đối với những chúng sinh vì không biết về các pháp mà đặt câu hỏi thì Ngài giải đáp một cách tự tại, không có gì sợ hãi. Điều vô uý này còn gọi là Nhất thiết trí vô sở uý.
  2. . Lậu vĩnh tận vô uý (Phạm sarvāsrava-kṣaya-jñāna-vaiśāradya): Còn gọi là Lậu tận vô sở uý. Phật đã dứt sạch hết tất cả mọi phiền não, không có sự sợ hãi từ các nạn bên ngoài.
  3. . Thuyết chướng pháp vô uý (antarāyika-dharmānanyathātva-niścita-vyākaraṇa-vaiśāradya): Phật nói ‘pháp nhiễm ô chắc chắn gây trở ngại sự tu tập’. Khi nói như vậy, Phật không hề lo sợ sự bắt bẻ hay gạn hỏi của bất cứ ai. Điều này còn được gọi là Thuyết chướng đạo vô sở uý.
  4. . Thuyết xuất đạo vô uý (saṃpad-adhigamāya nairyāṇika-pratipat-tathātva-vaiśāradya): Phật chỉ bày con đường thoát ly sinh tử, chỉ bày phương pháp tu tập để thoát ly khổ đau. Vô uý này còn được gọi là Thuyết tận khổ đạo vô sở uý, bởi Phật tuyên thuyết đạo xuất ly mà không sợ hãi điều gì.

Xem thêm

IX.Tam giới

Tam giới (ba cõi – tiếng Phạn: Triloka) nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính), nhưng vì bị các kiến chấp sai lạc làm cho mờ tối nhận thức, khiến họ không tự phát hiện và thắp sáng được khả năng ấy nên cứ phải quanh quẩn mãi trong tam giới.

IX.1. Dục giới

Dục giới (Kamadhatu)

“Dục” là ham muốn. Cõi Dục giới là cõi của thực phẩm, ước muốn vật chất và dục vọng thể xác. Chúng sinh trong cõi này vì đam mê theo các “thú vui” về sắc tướng, âm thanh, mùi hương, ăn uống, chạm xúc và dâm dục cho nên luôn luôn gây ra nhiều tội lỗi, tai họa và khổ đau.

Các loài chúng sinh trong cõi Dục này gồm có: Người, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sinh. Trong 5 loài này thì loài Người có tâm ý phát triển cao hơn hết, là cảnh giới có khổ đau và hạnh phúc lẫn lộn. Bởi vậy, các vị Bồ tát thường chọn sinh vào thế giới loài Người, nơi có nhiều hoàn cảnh thuận lợi, để phụng sự chúng sinh và tu tập các pháp môn cần thiết sau cùng để thành tựu quả Phật.

Cũng bao gồm trong phạm vi cõi Dục này còn có 6 cõi Trời, tuy hưởng được nhiều phước báo hơn loài Người, nhưng vẫn là những phước báo tạm bợ và trí tuệ thì không hơn loài Người. Chúng sinh trong 6 cõi này vẫn có hình sắc, nhưng phần vật chất của họ vô cùng vi tế, mắt người thường không thể trông thấy được.

Họ đều là hóa sinh, cũng mang hình thể nam-nữ với đầy đủ các thứ dục vọng như con người. Sáu cõi Trời của cõi Dục (Lục Dục thiên) này, từ thấp lên cao gồm có: Tứ vương, Đao lợi (cũng gọi là cõi trời Ba mươi ba – Tam thập tam thiên), Dạ ma, Đâu suất, Hóa lạc và Tha hóa tự tại.

IX.2. Sắc giới

Sắc giới (Rupadhatu)

“Sắc” là hình tướng, vật chất. Đây là cõi của các vị Phạm Thiên, có hình tướng, vật chất như thân thể, cung điện…nhưng rất vi tế, đẹp đẽ, tinh diệu. Các vị trời ở đây không có tướng nam nữ, không có tham dục như ở cõi Dục, chỉ sống trong thiền định. Tùy theo mức độ cao thấp của thiền định, cõi Sắc được chia làm 4 bậc, gồm 18 cõi Trời.

Cõi sơ thiền:

Cõi Sơ thiền gồm 3 cõi Trời: Phạm chúng (các vị trời tùy tùng của các vị Phạm Thiên), Phạm phụ (các vị trời thân cận các vị Phạm Thiên), Đại phạm (các vị Phạm Thiên có nhiều hạnh phúc, đẹp đẽ, tuổi thọ cao nhất trong cõi Sơ thiền). Các vị Phạm Thiên ở các cõi này có thân thể khác nhau, nhưng cách suy nghĩ thì đều giống nhau, và trong tám thức thì không còn có tị thức và thiệt thức hoạt động.

Cõi nhị thiền:

Cõi nhị thiền gồm 3 cõi Trời: Thiểu quang (các vị Phạm Thiên có chút ít ánh sáng), Vô lượng quang (các vị Phạm Thiên có ánh sáng vô cùng), Quang âm (các vị Phạm Thiên có ánh sáng rực rỡ). Cõi Nhị thiền này có rất nhiều ánh sáng. Các vị Phạm Thiên ở đây đều có thân thể giống nhau nhưng cách suy nghĩ thì khác nhau, và trong tám thức thì từ cõi Nhị thiền này trở lên, cả năm thức cảm giác đều không còn hoạt động.

Cõi tam thiền:

Cõi Tam thiền gồm 3 cõi Trời: Thiểu tịnh (có hào quang nhỏ), Vô lượng tịnh (có hào quang vô hạn), Biến tịnh (có hào quang không xao động). Cõi Tam thiền này mọi sự đều thanh tịnh, cả thân và tâm của các vị Phạm Thiên đều hoàn toàn giống nhau.

Cõi tứ thiền:

Cõi tứ thiền gồm 9 cõi Trời: Vô vân (cảnh giới quang đãng), Phước sinh (cảnh giới trường cửu), Quảng quả (hưởng phước báo rộng lớn), Vô phiền (hoàn toàn tinh khiết), Vô nhiệt (hoàn toàn thanh tịnh), Thiện kiến (cảnh giới đẹp đẽ), Thiện hiện (hoàn toàn tự tại), Sắc cứu cánh (cảnh giới tối thượng), Vô tưởng (không còn tư tưởng).

Đây là cõi cao nhất của Sắc giới, chúng sinh sống trong cảnh giới thiền định sâu xa, hoàn toàn tịch tịnh, chẳng những năm thức cảm giác mà cả ý thức cũng không còn hoạt động nữa.

IX.3. Vô sắc giới

Vô Sắc giới (Arupadhatu)

Là cõi giới vô hình vô tướng, không còn sắc, thanh hương, vị, xúc (cảm giác về hình dáng màu sắc, âm thanh, mùi, vị, tiếp xúc). Chúng sinh ở cõi này chỉ còn ý thức, không còn thân thể hình bóng gì cả. Họ cũng không dùng âm thanh ngôn ngữ để giao tiếp vì họ đã hòa lẫn vào nhau, không cần nói, không cần giao tiếp cũng hiểu nhau. Vô Sắc giới có 4 cảnh giới là: Không vô biên xứ là khoảng trống không vô tận, Thức vô biên xứ là sự hiểu biết vô cùng tận, Vô sở hữu xứ là cõi giới không có gì cả vì đã biết tất cả đều là huyễn ảo do tâm thức tạo ra, Phi tưởng phi phi tưởng xứ là cõi giới vô định, không có tư duy mà cũng không phải không tư duy, không phải ý thức cũng không phải vô thức.

Cõi không gian vô biên (Không vô biên xứ thiên):

Cảnh giới của các vị trời chỉ thấy có không gian vô biên, đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là không vô biên xứ định.

Xem chi tiết

X.Lục đạo luân hồi

Sáu cõi luân hồi (tiếng Phạn: Kamadhatu) là thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ về những con đường mà chúng sinh sẽ tái sinh vào sau khi chết. 6 cõi luân hồi bao gồm:

  • Cõi trời (tiếng Phạn: deva)
  • Cõi thần (tiếng Phạn: asura)
  • Cõi người (tiếng Phạn: manussa)
  • Cõi súc sinh (tiếng Phạn: tiracchānayoni)
  • Cõi ngạ quỷ (tiếng Phạn: petta)
  • Cõi địa ngục (tiếng Phạn: niraya).

Đặc điểm chung của các cõi luân hồi là vô thường, chúng sinh sau khi chết sẽ được tái sinh vào một trong 6 cõi này. Tùy theo nghiệp của chúng sinh đã làm được nhiều việc tốt hoặc cố tình làm nhiều việc xấu sẽ được tái sinh vào các cõi trên là các cõi trời, cõi thần, cõi người (dành cho chúng sinh có nhiều việc làm tốt) hoặc sẽ tái sinh vào các cõi dưới là cõi súc sinh, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục (dành cho chúng sinh có nhiều việc làm xấu). Còn những chúng sinh đã chứng quả A-la-hán thì sẽ không phải luân hồi sau khi chết nữa.

Trời – Người – Atula – Địa ngục – Ngạ quỷ – Súc snh

XI.Quy y

Trên phương diện chữ nghĩa, “quy” có nghĩa là quay về hay hồi chuyển, “y” là nương tựa hoặc dựa vào. Nhiều người lầm tưởng quy y là danh từ chuyên dùng của Phật giáo nhưng không phải.

Quy y thường được hiểu là nương tựa cửa Phật
Quy y là gì? Quy y thường được hiểu là nương tựa cửa Phật

Ví dụ, con cái quay đầu vào lòng cha mẹ, dựa dẫm, tin tưởng vào cha mẹ, cảm giác an toàn này đến từ sức mạnh và năng lực của sự quy y. Do đó, mọi hành vi làm phát sinh cảm giác an toàn từ sự quay đầu dựa dẫm, tin tưởng đều gọi chung là quy y.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhắc đến quy y là nhắc đến Phật giáo với thuật ngữ phổ biến quy y tam bảo. Vậy quy y tam bảo nghĩa là gì?

XI.1.Quy y Phật

Phật phiên âm từ tiếng Phạn là Buddha. Người Trung Hoa dịch là Giác giả, nghĩa là đấng hoàn toàn giác ngộ và từ bi vô hạn.  Suốt 45 năm kể từ ngày thành đạo, Đức Phật đã không ngừng nghỉ việc hoằng pháp hướng dẫn chúng sinh đến chỗ thoát khổ giác ngộ như Ngài. Người đời suy tôn Phật là đấng tự giác, giác tha viên mãn, là vị Cha lành của tất cả chúng sinh, là vị Đại Đạo Sư của mười pháp giới. Người ta một lòng tôn thờ Ngài qua các đức hiệu: Như Lai (là thể bất sanh, bất diệt, bất động gọi là “Như”. Tuy thể không sanh không diệt, nhưng tùy lợi ích chúng sinh, mà Ngài hằng tùy duyên ứng hiện (đến) giáo hóa chúng sinh nên là “Lai”), Ứng Cúng (bậc xứng đáng được Người Trời cúngdường), Chánh Biến Tri (hiểu biết chân chánh trùm khắp không giới hạn), Minh Hạnh Túc (bậc đạo đức đầy đủ Tam minh), Thiện Thệ (khéo léo vượt qua các cõitrong tam giới),Thế Gian Giải (hiểu thấu tất cả các pháp ở thế gian), Điều Ngự Trượng Phu (chinh phục tất cả mọi loài, mọi người trên thế gian),Thiên Nhân Sư (là thầy của Trời  và Người), Phật (giác ngộ, sáng suốt trùm khắp), Thế Tôn (trong tam giới, ai ai cũng tôn kính Ngài).

Quy y Phật có nghĩa là quay về nương tựa vào vị Đại Giác Ngộ, nhờ vào sự hướng dẫn của Ngài để chúng ta chuyển đổi nhận thức, khơi dậy bản tánh thiện lành, buông tham sân si, quay về với tự tánh sáng suốt vốn sẵn có trong mỗi con người chúng ta. Học Phật là học theo con đường tập hợp phước đức và phát huy trí tuệ. Phước đức và trí đức ấy nhằm mục đích đưa chúng ta đến tự giác, giác tha, xây dựng  một cuộc sống hiện tại an lạc cho mình và cho mọi người chung quanh, đồng thời chuẫn bị cho kiếp sống tương lai muôn phần tốt đẹp hơn.

XI.1.Quy y Pháp

Pháp dịch từ tiếng Phạn là Dharma. Đây là những lời dạy chân thật của bậc phước trí vẹn toàn. Pháp Phật toàn bích, toàn thiện ở phần đầu, phần giữa và phần sau nên Pháp ấy vô giá trong mọi lúc mọi thời. Là phương pháp giảng dạy có hệ thống tùy theo căn cơ và nguyện lực của chúng sanh mà có pháp cao hay pháp thấp. Nhưng chung quy pháp nào cũng nhằm dẫn dắt, giúp chúng sinh điều phục mọi cám dỗ thế gian vượt qua những hệ lụy khổ đau của ngũ dục: Tài, sắc, danh, thực, thùy.

Quy Y Pháp, thực hành theo lời dạy của Đức Phật sẽ đoạn tận mọi phiền não, khổ đau, vượt thoát màn vô minh, khai mở tâm trí sáng suốt, sống đời an vui hạnh phúc. Như đã trình bày, Phật dạy rất nhiều pháp, đủ mọi trình độ, căn cơ…  từ tục đế bát nhã tới chân lý tối hậu, đã được chư Tổ kết tập thành ba tạng Kinh, Luật, Luận.

XI.1.Quy y Tăng

Tăng già phiên âm từ tiếng Phạn là Sangha, người Trung Hoa dịch là “hòa hợp chúng”, hay “đoàn thể hòa hợp”. Tăng già là thuật ngữ dùng để chỉ các tu sĩ Phật giáo, là những người đệ tử của Phật, ly khai gia đình, hiến trọn đời cho đạo pháp. Họ cùng sống chung để tu hành, học hỏi và luôn giữ giới luật của Phật. Họ sống hòa thuận nâng đỡ lẫn nhau trên mọi mặt theo đúng tinh thần Chánh pháp. Nhìn chung, Tăng già là một đoàn thể có tổ chức, có lý tưởng, có nhiệm vụ cao cả nhất thế gian. Là đoàn thể đáng kính vì các thành viên của đoàn thể này đã phát nguyện sống cuộc đời tỉnh thức và luôn mang hoài bảo mang Pháp Phật đến với mọi người.

Quy y Tăng là kính nể, tôn trọng, thực hành những lời dẫn dắt của  chư Tăng, vì các vị ấy là người đang đi theo con đường của Phật. Sau khi Phật nhập diệt, Tăng già tiếp tục thay Ngài hoằng truyền Chánh pháp cứu độ chúng sanh một cách chánh trực.

XII.Phúc (phước)

Phúc hay Phước  một dạng năng lượng dương mang đến cho chúng ta những điều có giá trị. Ví dụ như: Sức khỏe, sự giàu có, mối quan hệ, … Người có Phước thì sẽ hay gặp được Quý Nhân, cơ hội đến ngập tràn … Phước giống như một loại tài sản của con người nhưng ở trạng thái vô hình,  tiền đề tạo ra cái hữu hình.

XII.1. Công đức

Công đức là thực hành công hạnh qua công phu tu luyện chánh trí và đức nhân, tự soi chiếu bên trong mình (tự soi chiếu chỉnh sửa lại hành thức bên trong mình) tu thành phẩm hạnh để dần trở về với ĐẠO (Giải thoát luân hồi sinh tử).

XII.2.Phước đức

Phước đức là những việc làm bên ngoài bằng công sức (từ thiện giúp đỡ người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi, người nghèo khổ), giúp đỡ cộng đồng (kiến thức đúng, phương tiện sống, phương tiện học tập, tu tập), bảo vệ môi sinh, nhằm trợ duyên giúp giảm thiểu quả báo của bản thân, tránh bớt những oán nghiệp thế gian chứ hoàn toàn không giúp đắc đạo.

XII.3.Cầu nguyện

Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người và là một nhu cầu chính đáng để giúp chúng ta luôn vững niềm tin hơn, và an tâm đối với dòng đời nghiệt ngã trong bầu vũ trụ bao la này. Mục đích của sự cầu nguyện là nhằm giải toả các ức chế tâm lý do áp lực của công việc. Hoàn cảnh cuộc sống làm cho con người không được hài lòng, như ý, mà sinh ra các phiền muộn, khổ đau qua các mối quan hệ giao tiếp trong xã hội.

Sự cầu nguyện trong đạo Phật còn là một pháp môn tu tập của người Phật tử, nhờ cầu nguyện mà niềm tin tăng trưởng, nguyện lực của họ mạnh mẽ hơn, phát huy tuệ giác của Thế tôn, nên thiện nghiệp được duy trì, ác nghiệp mau sớm được tiêu trừ, và từng bước tiến đến con đường giác ngộ, giải thoát, mà cùng nhau chia vui, sớt khổ trên tinh thần vô ngã, vị tha.

Cầu nguyện, cầu xin, hoặc mong cầu một cái gì đó là trạng thái tâm lý mong muốn sẽ được thành tựu viên mãn điều mình đang ước mơ và mong đợi.

XII.4.Hồi hướng

Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu hành của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sanh khác.

Hồi hướng (Paridanayati) là hành động chuyển về, trao đến, nhận về và trao đến. Hồi hướng là đem các công đức niệm Phật, tụng kinh, trì chú, trợ niệm,…. do chính mình đã tu (nếu không hồi hướng, thì nhờ vào những công đức ấy, sẽ chỉ được hưởng các thứ phước báo trời người) xoay cái nhân được hưởng phước báo trời người do công đức đã làm ấy gom về sự vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thế giới để làm cái quả siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, cho đến rốt ráo thành Phật trong tương lai. Hồi hướng chẳng phải chỉ nhằm hưởng phước trời – người mà thôi!

XII.5.Sám hối

– Sám hối là để tự nhận lỗi và sửa lỗi, mục tiêu  vậy thôi. Trong nhà phật mình gọi sám hối gọi  “Sám kỳ tiền khiên, hối kỳ hậu quá”, tức mình ăn năn lỗi trước để chừa bỏ lỗi sau. Dùng tâm thành kính, quỳ lạy trước Phật, bồ tát, sư trưởng, đại chúng nói ra hết không giấu diếm, nói ra hết các tội mình lỡ phạm

XII.6. Phát nguyện

Phát” có nghĩa là phát tâm, mở rộng lòng ra để tiếp thu lời dạy của Phật, mà áp dụng tu tập, nhằm chuyển hóa thói hư, tật xấu. “Nguyện” ở đây có nghĩa là chí nguyện độ sinh, nghĩa là giúp chúng sinh tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, nhằm làm giảm bớt nỗi đau bất hạnh và sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ để mọi người đều được an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

XII.7. Phật lực

Còn gọi là nguyện lực, chỉ nguyên lực của chư Phật muốn chúng sanh đạt đến địa vị giải thoát. Đức Thích Ca đã từng phát ra năm trăm lời nguyện, đại nguyện 52 Ngài phát nguyện rằng: Nếu có chúng sanh đối trong các Pháp Vi diệu, khởi một niềm tin tưởng, hết lòng thọ trì, thời Đức Như Lai sẽ mang cùng mười phương chư Phật, hoặc hiện thân hoặc ẩn thân trước hành giả, mọi nguyện cầu của hành giả sẽ được thành tựu, cho đến mau chứng quả vui Niết Bàn.

XII.8. Nguyện lực

“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật.

Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).

XII.9. Phóng sinh

Phóng sanh nghĩa là giải phóng cho sự sống, những con vật bị nhốt và sắp bị giết chết để lấy thịt. Chúng ta bỏ tiền ra để mua những con vật sắp bị giết oan, thả tự do cho chúng. 

Phóng sanh còn là cứu giúp những chung sinh thoát khỏi những khổ đau, sự sợ hãi, đau đớn khi bị giam nhốt trong những chiếc chậu, lồng, nhà giam hoặc là đang bị tra tấn hành hạ, hoặc sắp bị giết chết,… 

XIII.Tứ thiền

Tứ Thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Xét về công phu tu thiền chúng ta có Tứ thiền. Còn để thành tựu những tính chất của Định, khi tu tập hành giả phải buông tâm không trú vào đâu cả, và như thế, tâm dễ mở rộng thênh thang. Năm mức định là Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng định, Diệt tận định hay Diệt thọ tưởng định. Tu theo Thiền có phần dễ nhiếp tâm hơn tu theo Định.

Bốn mức thiền này đều có nhập và xuất, nghĩa là khi muốn an trú mức thiền nào, ta phải có thời gian dụng công chứ không phải đó là những trạng thái thường xuyên. Rồi khi muốn trở lại trạng thái như cũ, ta cũng phải mất công thoát ra chứ không phải tức thì được. Bình thường khi không nhập thiền, một thiền giả an trú trong nội tâm tỉnh giác vắng lặng nhưng không phải là bốn mức thiền này. Bốn mức thiền này chỉ được thực hiện trong tư thế bất động mà thôi. Tuy nhiên, cũng có khi một thiền giả vừa đi vừa nhập thiền rất sâu. Lúc đó, vị đó được xem là khởi thần thông, vì thần thông có nghĩa là vừa vào định vừa hành động. Chúng ta cần hiểu qua tính chất của Tứ thiền trước khi so sánh vơi Tứ thánh quả. Những điều được trình bày ở đây dựa vào bài kinh Sa Môn Quả trong Trường Bộ Kinh.

1.Sơ thiền

Sơ thiền là mức nhập định đầu tiên, nhưng phải là đã chứng được Chánh niệm tỉnh giác (CNTG) và phá trừ xong Năm triền cái. Hành giả như lọt vào một trạng thái thanh tịnh hơn, và tự động, chứ không còn phải gắng sức giữ gìn như trong CNTG nữa. Khi chứng được Chánh niệm, hành giả thấy tâm mình cũng đã là thanh tịnh rồi, nhưng còn phải khéo léo giữ gìn nhẹ nhẹ. Nhưng từ Sơ Thiền trở đi, hành giả không còn phải giữ gìn nữa mà tâm tự động an trú trong định. Hành giả thấy thân của mình chuyển động từ trạng thái cứng (lúc phá xong triền cái Trạo cử, xem Năm triền cái) sang trạng thái mềm lỏng như một khối nước gì nhớt nhớt giống như xà bông.

Tâm hành giả dĩ nhiên là vắng lặng, nhưng thật ra vẫn còn những ý niệm về công phu của mình, về thành tựu của mình. Những ý niệm này rất thầm lặng, nên hầu như hành giả không biết là mình đang còn ý niệm, cứ tưởng rằng mình đã hoàn toàn thanh tịnh. Phật diễn tả đó là trạng thái ly dục sinh hỷ, còn tầm còn tứ (xóa bỏ Ái Dục, đạt được An vui, nhưng còn tiềm ẩn).

Trong Sơ thiền, hành giả lìa bỏ được các ham muốn thế gian vì niềm an vui của nội tâm vừa đầy đủ, vừa thanh khiết, không cần phải giải trí bằng vật chất bên ngoài. Toàn thân hành giả luôn ở trong trạng thái vui sướng nhè nhẹ và tràn đầy. Sau khi chết, nếu vẫn còn giữ được trình độ này thì sẽ sinh vào cõi trời Sơ Thiền.Nhị thiền

2.Nhị thiền

Trích kinh Sa Môn Quả đoạn 77 Lưu trữ 2017-10-12 tại Wayback Machine “Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm”

Là kết quả tiếp theo nếu hành giả đủ công đức. Hành giả sẽ thấy toàn thân mình giống như nước trong mát tuôn trào bất tận mà Phật diễn tả như hồ nước được suối phun và mưa tuôn mãi mà không bao giờ lọt nước ra khỏi hồ. Dĩ nhiên nước thì mềm hơn, lỏng hơn nước sền sệt của xà bông. Từ toàn thân cứng của Chánh niệm, tiến lên Sơ thiền thì thân sền sệt như nước xà bông, tới Nhị thiền thì thân đã mềm hoàn toàn như nước nguyên chất, và lại còn thêm cảm giác tuôn tràn mãi mãi.

Niềm vui của Nhị Thiền thì đằm thắm hơn Sơ Thiền vì bớt đi cái tự hào và ý niệm. Phật gọi Nhị Thiền là định sinh hỷ lạc có nghĩa là niềm vui của Nhị Thiền hoàn toàn an ổn trong Định mà có. Trong đời sống hành giả không còn ham thích trình bày phô trương, và rất hiền lành. Phật gọi là hết tầm hết tứ.

Lúc này hành giả thành tựu trí tuệ rất sắc bén nhanh nhạy, kiến giải Phật pháp là bất tận vô ngại, không ai có thể hỏi vặn vẹo được, việc gì nhìn thoáng qua là biết rõ, ngồi thiền rất lâu, thường biết trước giờ chết

Nếu đừng bị tà kiến (quan niệm hay nhận thức sai lầm về sự thật, không dựa trên lý duyên khởi, lý nhân quả, lý vô thường và lý vô ngã) xâm nhập thì đường giải thoát của người đạt Nhị thiền là chắc chắn. Nếu bị tà kiến, lầm cho mình là viên mãn, tưởng rằng mình đã kiến tánh thành Phật, thì hành giả hưởng hết phước kiếp này qua kiếp sau sẽ bị thoái đọa lui sụt xuống mức độ thấp hơn nhiều.

3.Tam thiền

Trích kinh Sa Môn Quả đoạn 79 Lưu trữ 2017-10-12 tại Wayback Machine: “Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “Xả niệm lạc trú”, chứng và an trú thiền thứ ba. “

Được Phật diễn tả toàn thân như một bông hoa sen đang vươn lên từ trong nước, được nước bao phủ với nội tâm là xả niệm lạc trú (dứt bỏ ý niệm, thường xuyên an lạc).

Niềm vui của Tam thiền rất đằm thắm nhỏ nhiệm và đầy khắp, giống như hoa sen ngập trong nước, tẩm ướt, tràn ngập, nhưng không thấm nước, cũng vậy, niềm vui của Tam thiền rất tự tại, bình an và vượt khỏi cơ thể, giống như cả không gian đều cùng an vui vậy. Thân của hành giả lúc này giống như một khối không khí hân hoan an lạc.

Ý nghĩa của xả niệm là hành giả đã vào được Vô thức (theo khoa học, Vô thức chiếm hơn 90% cuộc sống của con người, ý thức chỉ chiếm phần nhỏ). Kiểm soát được nó nghĩa là tâm hồn đã thật sự ổn định. Những bản năng sinh tồn, bản năng hưởng thụ… đều bị kiềm chế.

Lúc này khi ngồi thiền nhập định, hành giả không còn nghe thấy mọi cảnh vật, tiếng động bên ngoài, hoàn toàn an trú vững chắc trong thế giới nội tâm sáng suốt vi diệu thanh tịnh của mình.

4.Tứ thiền

Trích kinh Sa Môn Quả đoạn 81 Lưu trữ 2017-10-12 tại Wayback Machine: “Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.”

Là mức thiền cuối cùng của các bậc thiền Sắc giới. Phật diễn tả đó là trạng thái xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ. Trong con người ta, Vô thức đảm nhận việc điều khiển hệ hô hấp, tiêu hóa, các tuyến nội tiết… những thứ mà ta không chủ động điều khiển được. Làm chủ được Vô thức nghĩa là có thể dừng được hơi thở, dừng mọi sự sống, nhập định vài trăm năm rồi xuất định, sống bình thường, sống tiếp cái tuổi ngày xưa. Còn Ý thức thì liên quan tới các Giác quan, làm chủ được Ý thức sẽ khai mở những khả năng của giác quan như thiên nhãn thôngthiên nhĩ thông.

Sự thoải mái, yên bình, an lạc, hạnh phúc của Sơ Thiền thậm chí còn trở nên “bất an” với sự hạnh phúc, thoải mái của Tứ thiền. Bởi ở Tứ Thiền, hành giả đã thành thành tựu được tâm Xả.

XIV.Tứ quả

Tứ Thánh quả là bốn cấp độ đạo quả được Phật chỉ ra giúp hành giả đánh giá được sự tu chứng của mình. Người tu tập theo Bát Chánh Đạo chứng được một trong bốn Thánh quả này được xem là có tư cách của Thánh, có Thánh tính, có giá trị làm Thánh, vượt lên sự tầm thường của con người, nếu ai cung kính cúng dường vị này sẽ có phước rất lớn tùy theo cấp bậc chứng ngộ của vị này. Tiêu chuẩn để đánh giá các quả Thánh là dựa vào mức độ tăng trưởng Đạo quả qua việc phá trừ các Kiết sử, khác với tiêu chuẩn của Tứ thiền là dựa vào mức độ nhập định sâu cạn. Phật không nêu ra mối tương quan nhất định giữa Thánh quả và thiền định, mặc dù cuối cùng thì Tứ thiền với Tam minh bằng Đệ Tứ Thánh, quả vị thứ 4, tức A-la-hán.

1.Tư đà hoàn

Còn gọi là Nhập lưu hay Thất Lai, nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng Thánh. Đây là Thánh vị đầu tiên sau khi đệ tử Phật phá được ba kiết sử Thân kiến, Giới cấm thủ, và nghi.Một vị chứng Sơ quả thì có thể có trình độ thiền ở giai đoạn đầu của Chánh niệm. Nhưng ngược lại, một vị chứng Chánh niệm như thế thì chưa chắc chứng được quả Thánh nào. Đó là lý do tại sao nhiều hành giả có thể chứng thiền định rất sâu, có thần thông nhưng không thể chứng Thánh quả là vậy. Thánh quả khác với thiền định ở chỗ đòi hỏi trí tuệ, đạo đức và công đức. Thiền định chỉ cần tâm vắng lặng là đủ mặc dù tâm đi vào vắng lặng lại phải có công đức, Đạo đức làm căn bản.Hầu hết những vị chứng Thánh quả đều có nguyên nhân từ kiếp xa xưa đã từng hết lòng tôn kính một vị Thánh giác ngộ nào đó. Điều này giống như Thánh nối tiếp Thánh thành một dòng bất tận. Còn việc thành tựu thiền định thì chỉ đòi hỏi công đức đem được nhiều niềm an vui cho nhiều người.Điều khác nhau giữa Thánh quả và bốn mức thiền là sự bảo toàn ở vị lai. Đối với các mức thiền, nếu không đạt được Tứ thiền ngay trong kiếp này, hoặc không lập nguyện, thề ước với Phật sẽ tu hành đời đời kiếp kiếp, thì khi sang kiếp sau hành giả có nguy cơ quên mất, quay lại với kiếp người bình thường,thậm chí là 3 ác đạo. Còn đối với Thánh quả thì có bảo chứng cho sự giải thoát hoàn toàn ở vị lai theo từng quả vị khác nhau. Ở Sơ quả Tu đà hoàn, Phật ấn chứng rằng vị này chắc chắn sẽ giải thoát luân hồi và chứng quả A-la-hán trong 7 kiếp nữa. Vị đó có thể vẫn sống như người bình thường, tuy rằng sẽ không bao giờ rớt vào ba đường ác là Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh (xem Lục đạo), rồi sẽ tu hành để chứng A-la-hán

2.Tư đà hàm

Còn gọi là Nhất lai, nghĩa là còn trở lại cõi người này một lần nữa. Quả vị này hiện hữu nơi người đã phá xong ba kiết sử trên và tiếp tục làm mỏng nhạt tham và sân. Người chứng Nhị quả chưa phải là người đã phá trừ hết hai kiết sử Tham và Sân, chỉ là bớt đi Tham và Sân, đủ để ta không bao giờ nhìn thấy vị ấy khởi tham lam và sân hận. Còn Tham và Sân vi tế, tiềm tàng thì khi chứng đến Tam quả A-na-hàm.Phật cũng ấn chứng cho người chứng được Nhị quả Tư-đà-hàm sẽ chỉ còn một lần tái sinh lại cõi đời này và chứng A-la-hán.

3.A la hàm

Còn gọi là Bất lai, nghĩa là Không trở lại cõi người nữa, xuất hiện nơi vị đã diệt sạch hai kiết sử Tham và Sân.Nhân duyên làm chúng ta cứ bị liên lụy với cõi đời này chính là do tham lam, tham dục, hận thù, ganh ghét. Hết hai kiết sử Tham và Sân rồi thì nhân duyên với thế gian này cũng hết. Do vậy, một vị chứng A-na-hàm thì không còn bị tái sinh về cõi này nữa, sẽ hóa sinh cõi Ngũ Bất Hoàn thiên (Ngũ A-Na-Hàm thiên), và sẽ ở tại đây cho đến khi đắc quả A-La-Hán.Một vị chứng được Tam quả A-na-hàm, vị này sẽ nhập được, Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Thần thông quảng đại, xoay trời chuyển đất, vô cùng vĩ đại, nhưng chưa phải là Tam Minh Lục Thông, nhưng Đức Phật vẫn cấm đệ tử Ngài những vị chứng A-na-hàm không nên dùng thần thông vì vân chưa chứng A-la-hán.Theo lời Phật một vị diệt trừ được năm hạ phần kiết sử từ Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, Tham và Sân thì đạt được Tam quả A-na-hàm.

4.A la hán

Là quả vị Thánh cao siêu cuối cùng, đạt được sự giải thoát giác ngộ viên mãn, đạt được Vô Ngã hoàn toàn. “Thử sinh dĩ tận, phạm hạnh dĩ tập, sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu”. Vị A-la-hán rất tự tại phi thường, không còn bị cuốn vào luân hồi sinh tử nữa, muốn chết (viên tịch) lúc nào cũng được.Một vị A La Hán sẽ có đầy đủ Tam Minh và Lục Thông, không thể có chuyện một vị đã chứng A La Hán nhưng không có đủ Tam Minh và Lục Thông được. Tuy nhiên, do phước duyên mỗi vị khác nhau, mức độ về Thần Thông có thể hơn kém khác nhau. Và một vị A-la-hán có thể tự tại sử dụng thần thông rất hợp thời, hợp lý.Sự vĩ đại của một vị A-la-hán cũng giống như Phật thì không một ngôn từ nào có thể diễn tả được. Mỗi người chỉ tùy theo nhân duyên và trí tuệ của riêng mình để hiểu một phần nho nhỏ nào đó mà thôi.Nếu trong vô lượng kiếp quá khứ chúng ta xả thân làm lợi ích cho chúng sinh, thực hành Bồ tát hạnh, tôn kính bậc đáng kính, giữ tâm khiêm hạ thì đến khi đủ phước duyên để đắc đạo, ta sẽ chứng được một quả vị A-la-hán cao siêu tột bậc. Đức Phật cũng tự xem mình là một vị A La Hán, tuy nhiên, Phật là người đầu tiên đem giáo pháp mà mình chứng được ra dạy người tu tập, còn những bậc A La Hán chỉ theo lời dạy của đức Phật mà tu tập đạt được giác ngộ giải thoát. Nói cách khác sự khác nhau giữa Phật và các bậc A La Hán ở chỗ Phật là thầy, còn các bậc A La Hán là học trò.Khi bản ngã đã hết, vị A-la-hán không còn bị ràng buộc bởi sức mạnh nào đối với luân hồi sinh tử nên hoàn toàn giải thoát.Sau khi phá luôn năm kiết sử cuối cùng, một vị A-na-hàm sẽ chứng A-la-hán, nghĩa là đạo đức đã trở thành tuyệt đối hoàn hảo. Không một thần Thánh thiên tử nào có thể tìm thấy lỗi lầm của một vị A-la-hán nữa.Nơi đây, đương nhiên một vị A-la-hán chứng được Tứ thiền và nhập được Diệt tận địnhTứ Thánh quả đều hiện diện đầy đủ nơi vị A-la-hán như thế.

Thánh quả – Bậc thánh

XV.Tứ chúng đệ tử

Hàng đệ tử của đức Phật gồm có 4 chúng : Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di ( Nam Cư  Sĩ và Nữ  Cư  Sĩ  )

1.Trưởng lão trong đạo Phật

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Là vị nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe, những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, đề cao Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì đọc tụng bằng lời, quán sát với ý, thể nhập với chánh kiến, đối với bốn thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, bốn pháp này tác thành vị trưởng lão.

2.Hòa thượng

Hòa thượng (Upadhyaya – Upajjhaya): Còn gọi là Thân giáo sư, Lực sinh (tạo ra sức tu hành cho đệ tử), Y sư (hay Y chỉ sư, vị thầy mà các tu sĩ trẻ nương vào để được dạy dỗ thêm, ngoài vị bổn sư). Đây là vị đại trưởng lão trí tuệ và đức độ cao ngời.

(Khái niệm này xuất hiện nhiều ở Phật giáo VN)

3.Thượng tọa

Thượng tọa (Sthavira – Thera): Vị trưởng lão, có tuổi hạ cao, có vị trí cao trong Tăng chúng, thường là vị giảng dạy Phật pháp.

4.Đại đức

Đại đức (Bhadanta): Vị có đức hạnh lớn lao, cao vời, thường dùng để chỉ Đức Phật, các bậc cao tăng, thạc đức, vị Tăng thống. Theo Tục Cao Tăng truyện thì năm 688 đời Đường. Tăng chúng quá đông nên có 10 vị được cử ra để duy trì phép tắc, gọi là 10 Đại đức.

( Ở Giáo hội Phật giáo VN thì theo Tâm Học biết thì vừa là chức danh giông bậc trong quân dội úy -> tá -> tướng . Tức là đại đức thấp hơn thượng tọa , và thượng tọa thấp hơn Hòa thượng. Còn 1 số nước theo truyền thống Theravada vomonthientu thì xưng là sư , và ai cũng được gọi là sư , hoặc master ..)

5.Sa di ( chú tiểu)

Một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi  chú tiểu, hay điệu. … Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (đối với nam) hay Sa di ni (đối với nữ)

6.Cận sự nam – Cận sự nữ

Người sống đời sống gia đình không phải là vị tu sĩ của giáo hội, gọi là người tại gia (gahaṭṭha) hay cư sĩ (gihi). 

Những cư sĩ theo đạo Phật được gọi là U-bà-tắc và U-bà-di. Đó là tiếng đọc âm của danh từ Phạn ngữ Upāsaka và Upāsikā. 

Upāsaka (âm là U-bà-tắc), dịch là “Người phụng sự, người cận sự”, danh từ này chỉ cho nam cư sĩ nên được gọi là “Cận sự nam”. Người ta cũng thường gọi người nam cư sĩ trong Phật giáo là “Thiện nam”, nhưng danh từ này không dịch đúng với tiếng Upāsaka.

Upāsikā (âm là U-bà-di), cũng có nghĩa là người phụng sự, người cận sự. Tiếng Upāsikā và Upāsaka đều có một gốc từ “Upa + ās”. Danh từ Upāsikā dùng để chỉ cho nữ cư sĩ nên được gọi là cận sự nữ. Người ta thường gọi nữ cư sĩ trong Phật giáo là “Tín nữ”, đó cũng không phải dịch đúng với tiếng Upāsikā. 

Hai danh từ cận sự nam và cận sự nữ đúng nghĩa với tiếng upāsaka và upāsikā (U-bà-tắc, U-bà-di) hơn là gọi Thiện nam và Tín nữ. 

7.Phật tử

8.Tu sĩ  ( Tỳ kheo – Tỳ kheo ni)

Tu sĩ Phật giáo là người từ bỏ nếp sống thế tục, còn gọi là người xuất gia, khép mình trong nếp sống đạo đức và hành trì theo pháp môn đã được Đức Phật thuyết định. Hình bóng chư Tăng thời Đức Phật cũng như hiện nay là sự hiện hữu của Phật pháp đến với hàng cư sĩ nói riêng và mọi người nói chung. Hình bóng tu sĩ Phật giáo đầu tiên sau khi Đức Phật thành đạo là năm anh em Kiều Trần Như, được nói đến trong kinh Chuyển Pháp Luân [1]. Đức Phật khuyên hàng Tỳ kheo không nên thực hành theo hai cực đoan đắm say trong các dục và tự hành khổ mình, mà phải đi theo con đường Trung đạo, tức con đường Thánh đạo tám ngành (chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định) [2].

Tu sĩ nam : Tỳ kheo ; Nữ tu sĩ thì gọi là tỳ kheo ni (sư cô , sư bà)

9.Khất sĩ

Khất sĩ với nghĩa ban đầu là người tu đi xin thực phẩm, nói gọn là “khất thực” như trong định nghĩa của từ Tỳ-kheo mà chúng ta đã khảo cứu trên đây. Khất sĩ với nghĩa đơn giản đó chỉ cho vị Tăng sĩ Phật giáo thực hành Chánh Mạng mà Chánh Mạng là một dạng kiếm sống chân chánh của vị Tỳ-kheo

Ngoài ra ở VN có hệ phái khất sĩ ,

10.Cư sĩ

Người sống đời sống gia đình không phải là vị tu sĩ của giáo hội, gọi là người tại gia (gahaṭṭha) hay cư sĩ (gihi). 

11.Chư thiên – Phi nhân

XVI.Tam thí

Bố thí (zh. 布施, sa., pi. dāna) hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí huệ cho người khác. Trong Phật giáo, được xem là hạnh quan trọng nhất trong Phật pháp. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba-la-mật-đa (Lục độ), một trong Thập tùy niệm (pi. anussati) và là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng Công đức (sa. puṇya). Theo chiết âm Hán Việt, bố (布) = Phân tán, ban phát cho khắp nơi, cho hết – thí (施) = giúp, cho.

Trong Phật giáo Nguyên thủy, bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, vị kỉ và được thực hành để tránh khổ đau của đời sau. Theo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng Từ bi và là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ. Hành động bố thí thức ăn cho các vị Khất sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phật pháp Nam truyền. Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vật cho chùa chiền và tăng sĩ, ngược lại các vị tỉ-khâu “bố thí” Phật pháp, hướng dẫn tu học. Hành động này cũng được xem là để nuôi dưỡng phúc đức.

1. Thí tài

Tài thí: tức bố thí tiền, các loại vật phẩm dược phẩm vật chất

2. Thí pháp

Pháp thí: tức bố thí pháp.

3. Thí vô úy

Vô úy thí: tức bố thí sự không sợ hãi.

Xem thêm

Hits: 138