Chú ý nguồn content và video là 2 nguồn khác nhau
Tiếng Sanskrit đã có từ thời Đức Phật. Theo Luật tạng ghi chép thì có chuyện kể rằng:
“Bấy giờ có hai anh em Bà La Môn xin xuất gia theo Phật. Họ yêu cầu Ngài cho phép họ tụng, đọc những lời Ngài dạy theo kiểu tụng đọc kinh điển Vệ Đà mà họ đã quen đọc, họ cũng yêu cầu sử dụng tiếng Sanskrit và sắp xếp câu văn thế nào cho hoa mỹ như cách hành văn của Sanskrit trong kinh điển ấy”. Về lời yêu cầu này, Phật dạy rằng trong đạo Ngài không cần văn chương hoa mỹ, chỉ cần nghĩa lý rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Lời văn giọng nói cần phải đơn giản, thế nào cho người nghe hiểu được mình muốn nói gì. Đó là vấn đề chính yếu để giải đáp cho câu hỏi vì sao kinh điển không được ghi chép từ thời đức Phật còn hiện tiền.
Trong tăng đoàn của Phật có nhiều vị thông thạo tiếng Sanskrit như Ngài A Nan, Nan Đà…Tuy nhiên vì yêu cầu của Phật mà kinh điển không được biên chép lại, mãi cho đến kì kiết tập kinh điển lần thứ 4 (hơn 300 năm sau khi Phật nhập diệt) thì kinh điển mới được ghi chép lại bằng tiếng Sanskrit (và là các kinh điển Đại Thừa)
Kinh điển Nguyên Thủy được ghi chép lại vào khoảng TK 32-35 TCN tại Sri Lanka bằng tiếng Pali, do đó Sri Lanka trở thành quốc gia còn lưu trữ bộ Đại Tạng Kinh Nguyên Thủy trọn vẹn nhất cho đến ngày nay.
———————
– Cư sĩ Pháp An –
http://chuabuuda.org/vn/co-the-ban-chua-biet-tu-thoi-duc-phat-con-tai-the-da-co-chu-viet.html
Hits: 502