Nếu bạn đọc được thông điệp này thì bạn đã sung sướng hơn hai tỷ người trên thế giới này chẳng bao giờ được đọc bất cứ thứ gì cả.

Bình thường khi nhắc tới chữ “nghèo” người ta hay nghĩ tới những hoàn cảnh, số phận, những con số… nhưng còn một vấn đề tiêu biểu nữa về chữ  “nghèo”  đó là “cách sống trong nghèo”.

Trong xã hội từ trước cho tới bây giờ cũng không mấy khác nhau về tầng lớp xã hội, người giàu có, thì cũng có người vất vả, khó khăn… Thế nên luôn xảy ra chuyện áp bức bốc lột trong xã hội, tiểu biểu là người giàu bóc lột người nghèo, địa chủ bóc lột sức lao động của người dân nô lệ… Để thấy rằng, cùng là con người, cùng sống trong xã hội vậy mà lại chính con người đối xử với nhau không mấy đẹp đẽ, rồi còn phân chia các hạng, thứ cấp tầng người một cách rạch ròi. Rồi có bao giờ tự bản thân hỏi mục đích tối thượng nhất, sống là để làm gì?

 

Thời hiện đại, cuộc sống của những gia đình vốn sinh ra họ đã may mắn, có đủ điều kiện sống, được tới trường, học hành đầy đủ, thậm chí có gia đình cho con đi du học, sống ở nước ngoài… chỉ là họ có chút may mắn, nhưng xin hãy nhìn xuống, để thấy rằng, đối với những gia đình nghèo khó, vùng cao, vùng xa xôi thì điều đó thật là hiếm hoi, những mở ước nhỏ nhoi thôi cũng trở nên khó khăn với họ và gia đình. Nhưng họ luôn sống mỉm cười và lạc quan.

Nghèo về kiến thức

Có một bức ảnh về hai cậu bé, hình ảnh nói về quả táo, quả táo gỗ đồ chơi của đứa bé nhà giàu bị cậu bé nghèo cắn một miếng, vậy nên quả táo gỗ đồ chơi của đứa bé nhà giàu cũng có thể là thứ ăn được của trẻ em nhà nghèo. Khoảng cách giàu nghèo ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều trẻ thơ bất hạnh.

Ai đó từng nói nghèo về kiến thức thời giờ là cái nghèo lạc hậu, phải chăng nghèo kiến thức dẫn đến nghèo vật chất? Nếu đúng vậy thì có lẽ cần ưu tiên xóa cái nghèo kiến thức ở các vùng nông thôn và vùng sâu… Hãy hành động xóa đi những mái trường lụp xụp, những chiếc bảng gỗ, bàn ghế thô sơ… Nhưng dường như vấn đề đó còn quá xa xôi và nan giải.

Những đứa trẻ sinh ra trong một ngôi nhà có đầy đủ vất chất, có đủ mọi thứ hiện đại, nhưng lại nghèo về cách ứng xử với người khác, chúng sẵn sàng đưa cái tôi cá nhân lên mà không biết người khác là ai, ra sao, những cái tốt thì học mãi không xong, nhưng tế bào xấu của thói đời, tật hư xấu thì lại vào đầu rất nhanh… Cho con đi học, có điều kiện học hành hẳn hoi mà chúng đâu có học hành tử tế, có những đứa trẻ xin tiền đóng học rồi rủ đám bạn đi chơi điện tử, ăn chơi, đủ thể loại… Bởi vì gia đình quá chiều và không thực sự quan tâm tới con, ngày ngày họ chỉ biết đi làm nuôi con, mang cho con những thứ về vật chất, nhưng hiếm khi biết con làm những gì, chơi với ai, học hành ra sao….

Nghèo về kiến thức đúng là cái nghèo đáng sợ nhất đối với tôi, và những nguyên nhân dẫn tới điều đó theo tôi là ít đọc và ít quan sát từ thực tế.


Trẻ em nhà nghèo kéo xe chở hàng để kiếm sống trong khi trẻ em nhà giàu kéo xe lửa đồ chơi để giải trí. Để nói lên rằng đói nghèo cướp đi cả tuổi thơ của nhiều đứa trẻ vô tội.

Nghèo về kinh nghiệm sống

Khi ra trường hay ra ngoài xã hội cái thường gặp nhiều nhất đó là thiếu kinh nghiệm sống, khi đó thường gặp khó khăn, thất bại trong việc duy trì mối quan hệ bè bạn và đồng nghiệp. Nếu không có cách xử lý thì khó giữ đc mối quan hệ lâu dài. Điều này rất phổ biến, bởi vì là do ít va chạm, ít giao lưu, ít, ít và ít cái gì cũng ít, vậy nó ở đâu ra, kinh nghiệm ở đâu? Hãy làm ngược lại, là va chạm nhiều, học hỏi, mạnh dạn trải nghiệm nhiều hơn… Hãy cố gắng cho dù có bị thất bại. Nở nụ cười tin tưởng ở tương lai. Chưa thất bại là chưa từng trải… Sau mỗi lần thất bại, bạn sẽ thành công ở lần sau bởi vì mỗi lần đó nó mang lại cho bạn sự trải nghiệm và kinh nghiệm.

Có một câu chuyện ở quán nước: Người phụ nữ bị câm bị nghẹo cổ, tay sách bốn lon nước bò húc nhưng cô ấy vẫn vào uống trà đá, khi ngồi xuống người phụ nữ đó luôn chỉ tay vào cốc đá để uống trà đá, hai thanh niên quần áo lấm lem, làm việc xây dựng họ và bà chủ quán nước nhìn người phụ nữ quê đó một ánh mắt kì thị, miệt thị… với tỏ ý là vì họ bị câm, nhà quê… Vừa lúc có hai ông cháu tới quán, ngồi một lúc người phụ nữ cho cậu bé một lon bò húc, người ông nói kháy: Nhiều thế mà cho một lon…

Dù người ta nhà quê nhưng người ta vẫn đẹp hơn bao giờ hết, vì họ có suy nghĩ và hành động đẹp, họ nghèo nhưng họ biết chia sẻ, họ cho đi mà không cần nhận lại, cho dù chỉ là một lời cảm ơn…

Trong Kinh Phước Đức, đức Thế Tôn dạy rằng:

....”Sống trong môi trường tốt

Ðược tạo tác nhân lành

Ðược đi trên đường chánh

Là phước đức lớn nhất.

“Có học, có nghề hay

Biết hành trì giới luật

Biết nói lời ái ngữ

Là phước đức lớn nhất.

“Ðược cung phụng mẹ cha

Yêu thương gia đình mình

Ðược hành nghề thích hợp

Là phước đức lớn nhất.

“Sống ngay thẳng, bố thí,

Giúp quyến thuộc, thân bằng

Hành xử không tỳ vết

Là phước đức lớn nhất.

“Tránh không làm điều ác

Không say sưa nghiện ngập

Tinh cần làm việc lành

Là phước đức lớn nhất.

“Biết khiêm cung lễ độ

Tri túc và biết ơn

Không bỏ dịp học đạo

Là phước đức lớn nhất.

“Biết kiên trì, phục thiện

Thân cận giới xuất gia

Dự pháp đàm học hỏi

Là phước đức lớn nhất.

“Sống tinh cần, tỉnh thức

Học chân lý nhiệm mầu

Thực chứng được Niết Bàn

Là phước đức lớn nhất”…

Trên đó chỉ là những thứ “nghèo” tiêu biểu, tôi biết còn rất nhiều cái nghèo khác nữa vì cuộc sống là đa màu sắc… Có một điều tôi không hiểu, cùng một tầng lớp “nghèo” cùng chung chữ nghèo mà những con người lại có thể nhìn nhau bằng con mắt coi thường, hơn bạn mình một chút là lên mặt, thực sự thì hỏi: Bạn hơn họ ở cái gì? Bạn đã đi hết tất cả các nước, rồi từng góc nhỏ của đất nước đó chưa? Bạn biết rõ về văn hóa từng vùng đó chưa? Bạn nghĩ mình là nhất nhưng có bao giờ bạn nghĩ sẽ có người giỏi hơn bạn chưa?

Bạn hãy dành ra cho mình  chỉ vài phút trong một ngày, để nhìn lại mình, chắc chắn bạn sẽ thấy những thiếu sót của mình để hoàn thiện mình hơn, bạn sẽ thấy tình yêu của mình sẽ đẹp hơn và khi biết nhìn lại mình, sẽ có rất nhiều động lực để phát triển vững tốt, làm đẹp cho đời và trước hết, làm đẹp cho chính bản thân mình.

Dù chưa thoát khỏi “chữ nghèo” nhưng bạn có thể sống tốt và trọn vẹn ở hiện tại tuyệt vời. Hãy sống trong sự biết ơn và luôn quý trọng và nắm giữ những gì mình đang có….

“Nếu sáng nay thức dậy bạn thấy khỏe hơn ngày hôm qua một chút thì bạn đã may mắn hơn một triệu người không thể sống hết tuần này.

Nếu bạn chưa bao giờ trải qua những nguy hiểm của chiến tranh, cô đơn của tù tội, đau đớn của tra tấn, hay vật vã của đói khát… bạn đã hạnh phúc hơn hàng trăm triệu người trên thế giới này.

Nếu cha mẹ bạn còn chung sống và còn hạnh phúc bên nhau thì so với thế giới trường hợp của bạn không nhiều đâu.

Nếu bạn còn có thể tự do đến các tu viện, chùa chiền hay các đền thờ theo niềm tin tôn giáo của bạn mà không sợ quấy nhiễu, bắt bớ, tra tấn, hay mất mạng sống… bạn đang được may mắn hơn vô số người trên trái đất này.

Nếu tôi biết đó là lần cuối cùng tôi nói chuyện với bạn, tôi sẽ nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn.

Nếu tôi biết đó là lần cuối cùng tôi được nghe giọng nói của bạn, thì tôi đã ghi âm để còn có thể nghe lại.

Và cuối cùng, nếu bạn đọc được thông điệp này thì bạn đã sung sướng hơn hai tỷ người trên thế giới này chẳng bao giờ được đọc bất cứ thứ gì cả.

Hãy nâng niu những gì trong vòng tay bạn, bởi vì còn rất nhiều người trên thế giới này đang ước mơ được như bạn”

 

Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com

Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Hits: 18

Post Views: 327