1. Tiêu khiển quý ở chỗ thư thả nhẹ nhàng, vui chơi tốt ở chỗ có chừng mực vừa phải
Con người cần giải trí tiêu khiển, nhưng hãy nên chú ý đến cách giải trí, nên giải trí bằng những hoạt động nhẹ nhàng thư thả, như là đánh cờ hay âm nhạc, những thứ này rất có ích trong việc nuôi dưỡng một tính cách thanh lịch nhã nhặn.
Cùng người thân hay bạn bè đi ăn uống vui chơi cũng phải có chừng mực, để tránh mất kiểm soát gây ra những chuyện đáng tiếc, để rồi bản thân phải hối hận.
2. Ăn nói quý ở chỗ khiêm tốn, cư xử đẹp ở chỗ điềm đạm
Người xưa nói rằng: “Nền tảng của lương thiện chính là sự khiêm tốn, khởi nguồn của tà ác chính là sự ngạo mạn”. Lúa càng chín, thì đầu càng cúi thấp. Nói lời khiêm tốn chính là một loại cảnh giới. “Người đại tài có bản lĩnh không bao giờ nổi nóng, người trung tài có bản lĩnh đôi lúc cũng nổi nóng, còn kẻ không có tài thì không có bản lĩnh và lúc nào cũng nổi nóng”.
Người xưa nói rằng: “Đứng như cây tùng, ngồi như cái chuông, bước đi như gió”. Cử chỉ điềm đạm tự nhiên chính là biểu hiện của một người có tu dưỡng.
3. Sinh hoạt quý ở chỗ có nề nếp, quần áo đẹp ở chỗ được ngay ngắn
Người xưa nói rằng: “Sinh hoạt có nề nếp thì mới nuôi dưỡng tốt tinh thần”. Mọi thói quen sinh hoạt hàng ngày được theo nề nếp thì sẽ rất có ích cho sức khỏe của con người.
Lúc trời vừa ló rạng thì dương khí được sinh ra từ âm khí, đến lúc giữa trưa, là lúc dương khí mạnh nhất, khi hoàng hôn thì dương khí suy giảm, thay vào đó là âm khí, vào lúc giữa đêm thì âm khí trở nên mạnh nhất.
Con người nên làm những việc vào ban ngày lúc dương thịnh âm suy, còn khi đêm đến, lúc âm thịnh dương suy thì nên đi ngủ an giấc, đó cũng chính là câu mà người xưa hay nói “trời mọc thì làm, trời lặn thì nghỉ”, như vậy thì mới có thể duy trì được sự cân bằng hài hòa của âm dương.
Người xưa rất coi trọng chuyện ăn mặc gọn gàng, “mũ đội phải ngay ngắn, nơ phải được thắt lại, tất giày phải đi sát với nhau”. Ngày nay chúng ta ăn cũng cần mặc cần phải chỉnh tề phù hợp, những trang phục lạ lùng hay dơ bẩn đều gây ảnh hưởng đến hình ảnh của một người.
4. Dưỡng sinh quý ở chỗ tâm tĩnh, ăn uống tốt nhất là thanh đạm
Lão Tử có nói: “Gốc rễ để quay về của mọi thứ trên đời này chính là yên tĩnh, khi yên tĩnh được thì sẽ có tái sinh”. Nơi để quay về của mọi vật trên đời này chính là yên tĩnh, chỉ khi yên tĩnh mới có thể trở lại với cuộc sống. Tĩnh là đạo của trời đất. Chỉ khi con người hợp nhất với trời đất thì mới có thể sống lâu hơn.
5. Kiến thức quý ở chỗ chuyên môn, tay nghề tốt ở chỗ ứng dụng thực tế
Theo đuổi kiến thức đòi hỏi phải chuyên môn hóa, còn học tập kỹ thuật thì cần coi trọng việc ứng dụng thực tế. Người xưa khi học kiến thức thì luôn tuân theo yêu cầu “Tiên bác hậu ước”, tức là trước tiên phải “đào rộng”, học thật nhiều sách rồi, thì sau đó sẽ “đào sâu”, để đạt được một chiều sâu nhất định về kiến thức.
Người xưa thích nói câu “Lấy kỹ năng để cầu đạo”, tức là tất cả các kỹ thuật đến cuối cùng đều là muốn đạt được cảnh giới của “Đạo”.
Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com
Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.
Hits: 8