CN0503.Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

CN0503.Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Người xưa có câu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên tương diện bất tương phùng. Đúng như lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa. Là duyên, dù có cách xa nghìn trùng cũng tìm gặp lại, đã là nợ, trốn tránh tới đâu cũng không thể thoát được.

 

Vốn dĩ, con người ta gặp nhau nhờ duyên, yêu nhau bởi chữ nợ và chia ly là do phận… Nếu đã là duyên thì dù có xa cách thế nào cũng tìm được đường gặp lại. Còn đã là nợ, dù có trốn tránh cũng ích chi. Và khi đã là phận thì chẳng ai có thể chống trả được nữa…

 

Mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng từng chiêm nghiệm về nhiều mối tình, của ngay chính bản thân mình và những người xung quanh, hạnh phúc, đau khổ đều có. Không ai muốn nhưng do vô tình hay hoàn cảnh đưa đẩy để nhiều tình yêu trở thành một niềm đau.

Lời Phật dạy sâu sắc về duyên nợ trong tình yêu

“Có 1 chàng trai đau khổ vì người yêu bỏ đi lấy chồng. Anh ta đau khổ nên tìm lên chùa và hỏi 1 vị sư thầy.

-Tại sao Con yêu cô ấy nhiều như thế mà cô ấy vẫn đi lấy người khác?

Sư thầy mỉm cười và cho anh chàng xem 1 chiếc gương. Trong đó có hình ảnh 1 cô gái đẹp khỏa thân nằm chết bên đường.

Mọi người đi qua đều bỏ đi…

Chỉ có 1 anh chàng dừng lại nhưng cũng chỉ đắp cho cô gái ấy 1 cái áo rồi cũng bỏ đi.

Mãi sau có 1 chàng trai khác đến và đem xác cô gái đi chôn.

Sư thầy nhìn anh chàng và nói:

“Kiếp trước anh mới chỉ là người đắp áo cho cô ấy thôi. Còn người chồng cô ấy lấy bây giờ chính là người kiếp trước đã chôn cô ấy, đó chính là chữ nợ, anh chỉ có duyên với người Con gái ấy thôi!”

Lời Phật dạy: Cuộc sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi

Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn nợ nhau. Con người gặp nhau là bởi chữ duyên, sống và yêu nhau là bởi chữ nợ . Nhiều cặp vợ chồng, đôi lứa đang sống với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác, dẫn đến chuyện chia tay. Những người dung tục sẽ nói người kia là trăng hoa, đểu cáng… nhưng thật ra đó chỉ là người ta đã trả xong nợ và đã đến lúc phải rời đi. Chuyện tình cảm không thể níu kéo được.

Duyên đến không cần phải vui mừng quá đỗi, duyên đi cũng không cần phải khóc lóc thảm thiết. Không có tình yêu thì bên cạnh bạn vẫn có bạn bè. Không có bạn bè tri kỷ thì bên cạnh bạn vẫn còn có gia đình. Không có gia đình thì bạn vẫn còn sinh mệnh của chính mình.

Duyên hợp, duyên tan đều lưu lại một điều gì đó tốt đẹp và một chút tiếc nuối. Trong sinh mệnh mỗi người, điều gì là của bạn thì sẽ không mất, còn như điều gì không là của bạn thì cuối cùng cũng không thuộc về bạn.

Lời Phật dạy: Gặp nhau nhờ duyên, yêu nhau bởi nợ và chia ly do phận

Có lẽ trong đời người chúng ta đã chiêm nghiệm rất nhiều hoàn cảnh yêu. Không ai muốn nhưng do vô tình hay hoàn cảnh đưa đẩy để tình yêu trở thành một niềm đau. Trong tình yêu hình như đâu đâu cũng đã được ông trời định duyên. Duyên đến, duyên ở hay duyên đi dường như cũng đều do số phận sắp đặt.

Có những lương duyên khi bắt đầu (dù rất nhanh) đã chắc chắn như “ván đã đóng thuyền”; có những duyên phận khi bắt đầu (dù dài hơi) đã định trước là sẽ phải ra đi. Có những duyên phận chẳng bao giờ có kết quả tốt đẹp.

Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông
Hoa nở là hữu tình, hoa rơi là vô ý
Người đến là duyên khởi, người đi là duyên tàn
Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan
Vạn pháp do duyên, vạn sự tùy duyên
Bất cầu bất khổ..!!!

Phật dạy, duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan, vạn pháp tùy duyên, không cầu sẽ không khổ. Vì thế, phải chăng là nên lấy tư thái an tĩnh, mỉm cười nhìn chuyện người chuyện đời chuyển biến, nhìn lá rụng rời cành hôm nay thành mầm non nảy xanh biếc trên đầu cành ngày mai.

Bài viết: “Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa”
Lâm Linh/ Vườn hoa Phật giáo
 
 

Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com

Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Hits: 7

Post Views: 307