“Ngay cả trước khi kết hôn, hai vợ chồng tôi đã nói chuyện về việc cả hai sẽ dành thật nhiều thời gian cho hoạt động từ thiện”, ông viết trong bức thư. “Chúng tôi nghĩ đó là trách nhiệm cơ bản của bất cứ ai giàu có. Một khi bạn đã có đủ để chăm sóc cho bản thân và con cái, cách sử dụng hữu ích nhất phần gia sản còn lại chính là trả lại chúng cho toàn xã hội.”
Có thể dễ dàng nhìn thấy tình yêu của Gates đối với các hoạt động thiện nguyện từ cách cả hai vợ chồng thảo luận về các sáng kiến khác nhau trên Facebook và trên blog có tên Gates Notes.
“Tại Microsoft, tôi đã đào sâu vào khoa học máy tính”, Bill Gates viết trong thư. “Tại Qũy, đó là khoa học máy tính cộng thêm sinh học, hóa học, nông nghiệp và nhiều thứ khác. Tôi dành hàng giờ để nói chuyện với một nhà nghiên cứu cây trồng hoặc một chuyên gia về HIV, rồi tôi sẽ về nhà, hăm hở được nói chuyện với Melinda về những gì tôi vừa học được.”
Trước đây Bill Gates từng nói con cái của ông sẽ không trở thành tỷ phú được vì ông đã cho đi quá nhiều của cải – nhưng các con của ông vẫn tham gia rất nhiều vào các hoạt động của Qũy.
“Bill và tôi đã thực hiện công việc này, gần như một công việc toàn thời gian, trong suốt 18 năm”, Melinda Gates viết. “Công việc đó chiếm phần lớn trong cuộc hôn nhân của chúng tôi. Và gần như chiếm trọn cuộc đời của các con tôi. Chúng tôi tham gia hoạt động thiện nguyện bởi nó chính là cuộc sống của chúng tôi.”
Chuyện một tỷ phú khác. Warren Buffett, nhà từ thiện lớn thứ 2 thế giới sau Bill Gates, nói rằng ông không muốn các cháu của ông ngồi trên vòng nguyệt quế mà ông nội chúng đã được tạo sẵn.
“Thế giới này là kết quả của sự không công bằng. Tôi là một người đàn ông da trắng, sinh ra ở Mỹ, và tôi đã có một công việc tốt trong thế giới tư bản … nhưng nó không đồng nghĩa là những đứa cháu nhà Buffett không cần làm gì, chúng phải tự thân vận động”, Warren Buffett nói.
“Tôi đang nắm giữ một loạt cổ phiếu có giá trị tại Berkshire Hathaway mà tôi đã mua cách đây 55 năm. Chúng đang được giữ trong một chiếc két an toàn. Nhưng chúng không có ích cho tôi. Chúng không thể làm bất cứ điều gì cho tôi cũng như gia đình của tôi. Đó là rất nhiều tiền mà không mang lại tiện ích thực sự cho tôi, nhưng lại rất có ích cho hàng trăm, thậm chí hàng triệu người trên khắp thế giới – thông qua giáo dục, nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe. Chúng có thể thay đổi cuộc sống của người khác, nhưng không phải cho cuộc sống của tôi – bất cứ điều gì tôi cần mua, tôi đã mua rồi. Vì vậy, số tiền đó sẽ có ích hơn khi góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều người”, Warren Buffett nói thêm.
Warren Buffett đã thuyết phục được 127 tỷ phú quyên tặng hơn một nửa tài sản tích cóp được.
Đối với nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg đã lên tiếng bảo vệ cho việc đưa ra cấu trúc công ty từ thiện khác thường để đóng góp khoản phí khổng lồ cho hoạt động thiện nguyện mừng con gái ra đời.
Mục tiêu của tổ chức từ thiện mới theo Mark là “thúc đẩy tiềm năng con người và cải thiện sự bình đẳng cho tất cả trẻ em trong thế hệ tiếp theo”.
Trong một khóa học tổ chức bởi giáo sư Riccio, nhà tỷ phú đã để lại một lời khuyên: Khi bạn quyết định quyên góp tiền bạc hoặc thời gian vào đâu, “điều quan trọng là bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái”. Buffett công nhận rằng đánh giá lợi ích của những thứ phi lợi nhuận là một điều chẳng dễ dàng chút nào. “Kinh doanh thì không nói làm gì, vì thị trường chính là minh chứng rõ rệt cho thấy ta đang đi đúng hay sai đường. Nhưng hoạt động từ thiện thì lại khác, ta làm những thứ có vẻ “vô nghĩa” và không mang lại phản hồi nào từ phía thị trường”.
Richard Eisenberg, biên tập nội dung cấp cao của trang web Next Avenue cho biết: “Sau khi tham khảo từ những người giàu có như Warren Buffett, Patrick Dempsey, Cal Ripken Jr., Ben & Jerry và đặc biệt là giáo sư Rebecca Riccio, trường Đại học Northeastern, tôi đã cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi làm từ thiện”.
—————–
Giáo sư Riccio đã đưa ra khung RISE để giúp các nhà từ thiện cho đi một cách khôn ngoan hơn. Để biết việc từ thiện của mình có thực sự hiệu quả, hãy đi tìm câu trả lời cho bốn tiêu chuẩn dưới đây.
Relevance (Chính xác): Tổ chức từ thiện hiểu rõ nhu cầu của nhóm người đang cần giúp đỡ tới đâu, họ biết giải pháp nào là hiệu quả để giải quyết vấn đề, họ kết nối với cộng đồng, cá nhân cần giúp đỡ sâu sắc tới mức nào, và việc họ làm có ý nghĩa với những nhà từ thiện như bạn hay không.
Impact (Tác động): tổ chức từ thiện ấy trình bày hiệu quả tốt đến đâu, duy trì trách nhiệm ở mức độ nào, việc bạn hỗ trợ tổ chức này bằng tiền bạc, thời gian sẽ làm thay đổi được điều gì?
Sustainability (Bền vững): tổ chức từ thiện đó có mô hình hoạt động tốt đến đâu, chứng minh được nguồn lợi nhuận hiện tại và tương lai đáng tin cậy hay không, quản lý tiền bạc hiệu quả và phù hợp với kế hoạch quyên tặng của bạn ra sao. Một trong những lời khuyên của tác giả thước đo này là đo lường tính bền vững.
Excellence (Xuất sắc) trong quản lý và vận hành: ban điều hành và hội đồng quản trị tài giỏi đến đâu, tài liệu thị trường của tổ cức chuyên nghiệp và đủ thông tin tới đâu, bạn có thực hiện trách nhiệm cao nhất của mình.
Một khi xem xét một khoản quyên góp phi lợi nhuận dưới góc nhìn của RISE, bạn sẽ thấy rõ khoản từ thiện của mình có hiệu quả hay không.
Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com
Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.
Hits: 16