CN0291.Phúc sinh ra do ít ưu phiền, họa sinh ra do nhiều tâm trạng

Chỉ những người cả ngày gian khổ vất vả mới hiểu được trân quý hạnh phúc của việc thanh nhàn vô sự. Chỉ có những người có tâm thái bình hòa mới có thể từng giờ từng phút nhắc nhở mình tránh những tai họa do nhiều tâm trạng lo nghĩ.

Trong ‘Thái căn đàm’ có viết: “Phúc thì không gì phúc hơn là sự việc ít, họa thì không họa gì hơn là tâm trạng nhiều. Chỉ có người khổ vì sự việc nhiều mới hiểu được ít sự việc là phúc. Chí có người tâm thái bình hòa mới biết được tâm trạng nhiều là họa”.

 

Nhiều sự việc là cội nguồn của khổ nhọc vất vả, nhiều tâm trạng là gốc rễ của chuyện thị phi. Họa hoạn lớn nhất của một người là tâm trạng nhiều, hay nghi kỵ phán đoán, nghi tâm sinh ra ý nghĩ hắc ám. Phúc khí lớn nhất chính là không có việc phiền toái lo nghĩ, ‘vô sự tiểu Thần Tiên’, tức là không có chuyện gì việc gì thì đã là Thần Tiên nhỏ rồi.

Chỉ những người cả ngày gian khổ vất vả mới hiểu được trân quý hạnh phúc của việc thanh nhàn vô sự. Chỉ có những người có tâm thái bình hòa mới có thể từng giờ từng phút nhắc nhở mình tránh những tai họa do nhiều tâm trạng lo nghĩ.

Phúc sinh ra do ít sự việc

Đọc nhiều sách cổ mở tầm mắt,
Quản ít sự việc dưỡng tinh thần.

(Trịnh Bản Kiều – ‘Tặng quân mưu phụ tử’)

Thanh nhàn vô sự mới là phúc. Chính vì như thế, mọi người mới gọi ‘hưởng phúc’ là ‘hưởng thanh phúc’. Nếu một người cả ngày rối loạn với sự việc tâm trạng phiền não, công việc ngập đầu, không có thời gian hưởng thụ cuộc sống, thì cho dù có điều kiện vật chất tốt thế nào đi chăng nữa, e rằng cũng chẳng có niềm vui nào.

Trịnh Bản Kiều, người nổi tiếng về vẽ tranh trúc, cả đời lấy ‘Hiếm có hồ đồ’ làm bài minh tự răn mình. Năm 60 tuổi, ông đã viết một câu đối mừng thọ cho chính mình: “Chỉ muốn làm khách, sao hỏi khang ninh? Chỉ cần trong túi có chút tiền, trong vò có chút rượu, trong nồi có chút lương thực, lấy ra mấy tờ giấy cũ như ý, thỏa sức ngâm nga, hứng thú phải rộng, thú chơi phải nhiều, ngũ quan linh động hơn hàng hàng quan chức, đến tuổi lục tuần vẫn như thiếu niên.

Cứ muốn thành tiên, chỉ sinh phiền não. Chỉ cần tai không nghe tục thanh, mắt không nhìn tục vật, lòng không có tục sự, đem mấy cành hoa ưng ý, cắm ngang dọc, ngủ muộn chút, dậy sớm chút, một ngày thanh nhàn tựa hai ngày, tính ra trăm tuổi cũng là nhiều”.

Câu đối mừng thọ này đã miêu tả ra lý tưởng cuộc đời của tiên sinh Bản Kiều: Chỉ cần trong túi có dư chút tiền, vò rượu có dư chút rượu, vại thóc có dư chút lương thực, là có thể tự do tự tại hưởng thụ cuộc đời. Tuổi đời càng già thì càng phải vui đùa, không vì những việc nhỏ nhặt mà phiền lòng, tai không nghe những chuyện tranh chấp vô vị, mắt không nhìn những lợi ích thế tục, sống đến 100 tuổi, cũng vẫn giữ được tâm thái trẻ trung.

Chính vì nhân sinh quan lạc quan, thoáng đạt như thế này khiến cho Trịnh Bản Kiều luôn giữ được nội tâm bình hòa và vui vẻ. Đây cũng chính là linh đan, là thuốc Tiên để ông trường thọ.

Họa sinh ra do nhiều tâm trạng

Tài năng không đủ thì đa mưu,
Kiến thức không đủ thì lo nghĩ nhiều.

(Kim Anh – ‘Cách ngôn liên bích’)

Con người sống trên đời, hiếm có được hồ đồ. Nhiều tâm trạng suy tư, chi bằng ít suy nghĩ. Có câu cổ ngữ rằng: “Người ngây có phúc ngây”. Người càng đơn giản mệnh càng tốt.

Trong ‘Hồng lâu mộng’, Lâm muội muội là người nhiều tâm trạng nhất, sống trong Giả phủ nhà ngọc ngựa vàng, mà cũng cả ngày than thở “gió đao sương kiếm như cắt thịt’, lúc nào nơi nào cũng nghi ngờ người khác coi thường mình, khiến bản thân trở nên đa sầu đa bệnh.

Vương Hy Phượng quản lý hai phủ Ninh Vinh, vừa thông minh lại tài giỏi, nhưng nhiều mưu kế, quá thông minh, trái lại làm hại tính mệnh mình. Trái lại bà bảo mẫu Lưu, tâm địa giản đơn, sống trăm tuổi không bệnh tật không tai nạn.

Đó là do người phức tạp nghĩ quá nhiều, càng giỏi tính toán lại càng bị cuộc sống làm cho mệt nhọc. Người đơn giản suy nghĩ ít, sẽ không làm những việc vòng vo Tam Quốc, đối với công việc, với người càng chuyên tâm hơn.

Suy nghĩ quá nhiều là một trong những nhược điểm của nhân tính, cũng là mầm họa hại người hại mình. Trong cuộc sống có quá nhiều họa hoạn và thị phi, đều do nghĩ suy và nghi ngờ sinh ra. Thế nhưng nguyên nhân gây ra suy nghĩ nhiều, lo lắng không yên lại không phải do ảnh hưởng bên ngoài, mà là bản thân kiến thức nông cạn, tầm nhìn thiển cận, luôn ham muốn truy cầu. Muốn thay đổi tình trạng này, thì phải trau dồi bản thân, mở rộng tấm lòng, mở rộng tầm mắt.

Một người kiến thức không đủ, suy nghĩ đủ điều thì cả ngày luôn luôn nơm nớp lo lắng, không có cảm giác an toàn. Biết đủ là vui, người hiểu được đạo lý này sẽ biết rằng trọng điểm của đời người chính là ở chỗ chuyên tâm sống tốt những phút giây hiện tại. Minh bạch được điểm này, hết thảy nghi kỵ lo nghĩ sẽ tự nhiên được hóa giải.

Bài viết: “Phúc sinh ra do ít ưu phiền, họa sinh ra do nhiều tâm trạng”
Theo Mạng Trí Bi/ Nam Phương biên dịch
 

Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com

Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Hits: 20

Post Views: 258