CN0468.Tâm thư của cha gửi con trai

Chỉ khi ép mình vào một ngôi trường tốt thì con mới có cơ hội để đồng hành với những người giỏi. Khi con ở trong môi trường mà xung quanh mình toàn những người giỏi, tự nhiên sẽ có một luồng sức mạnh ép con phải trưởng thành.

 

Con thân yêu,

 

Thời gian trôi qua thật nhanh, chẳng mấy chốc nữa là đến thời kỳ nước rút cho một cuộc thi có thể nói là quyết định tương lai và cuộc đời còn lại của con. 

Lúc này, chắc hẳn tâm trạng con đang rất rối bời. Dù là lo lắng hay căng thẳng, bố cũng đều hiểu cả. Trước thời khắc quan trọng này, bố có rất nhiều điều muốn gửi gắm tới con.

01
Có người nói: thi hết cấp không phải là điểm đích của cuộc đời nhưng lại là con đường bắt buộc phải qua trên hành trình tiến tới tương lai hạnh phúc.

Con à, bố biết ngày nào con cũng phải thức đêm thức hôm rất vất vả, có những trang văn thuộc không hết và có những đề toán giải không xong, nhưng dù thế nào đi chăng nữa, con vẫn phải vượt qua ngưỡng cửa này.

Bố sẽ kể cho con nghe về chính trải nghiệm trong cuộc đời của bố.

Trước kia, bố cùng đã từng là một cậu bé không hiểu chuyện, cũng từng sống những tháng ngày “lêu lổng”. Không chịu làm bài tập, gian lận trong thi cử, suốt ngày đắm chìm trong các tiểu thuyết võ hiệp, thành tích học tập xuống dốc không phanh.

Năm lớp 11, bố thầm thích một bạn nữ có thành tích học tập xuất sắc trong lớp, bố lấy hết sức can đảm để bộc bạch với bạn ấy.

Bố vốn nghĩ rằng, đó là chuyện rất dễ dàng, không ngờ bạn ấy lại từ chối thẳng thừng và trả lời bố bằng một câu chua xót: “Người như cậu, sau này chắc chắn không thể làm nên trò trống gì”.

Mặc dù, lúc đó bố là cậu thiếu niên lêu lổng, không sợ trời, không sợ đất, nhưng lòng tự trọng vẫn rất cao. Kể từ lần bị xỉ nhục đó, bố bắt đầu lao vào học tập.

Trời chưa sáng đã dậy đọc sách, luyện đề. Từ sáng đến tối không cho bản thân một phút nghỉ ngơi. 

Giờ nghĩ lại, bố thực sự cảm ơn những ngày tháng khổ luyện đó. Biến bố từ “học sinh cá biệt” thành “học sinh ưu tú”, thi đỗ vào trường đại học danh giá.

02

Bước vào đại học, từng cành cây, ngọn cỏ, từng gương mặt thầy trò, trông có vẻ vẫn bình thường, nhưng mọi thứ ở đây khác hoàn toàn so với trước.

Vốn nghĩ rằng, lên đại học là có thể yên tâm lêu lổng. Bởi lúc còn học phổ thông, thầy cô, anh chị đi trước đều nói “học đại học nhàn hơn rất nhiều”. Đâu ngờ rằng, không khí học tập lại nồng hậu đến vậy.

Rất ít người trốn học, ngủ gật trong lớp. Các thầy cô ai ai cũng nhiệt huyết truyền đạt kiến thức, ai nấy cũng đều tập trung cao độ, tích cực nghiên cứu, học hỏi.

Sau giờ học, rất ít người nằm lì trong ký túc xá chơi game, xem phim. Thư viện lúc nào cũng sáng đèn cho tới tận đêm.

Ngày đó, bố ở cùng phòng với một anh bạn thủ khoa, học siêu giỏi. Chú ấy yêu cầu bản thân vô cùng khắt khe. Chú ấy không những tinh thông các môn chuyên ngành tự nhiên mà còn rất có hứng thú với các môn văn, sử, triết.

Chú ấy lập cho mình một kế hoạch ngủ nghỉ chi tiết. 6h sáng thức dậy đọc sách “Kinh tế học”, “Nhật báo Phố Wall”. 

Buổi chiều vùi đầu trong phòng thí nghiệm để làm nghiên cứu, nghe thỉnh giảng. Buổi tối đọc văn thơ cổ, phát triển bản thân một cách toàn diện.

Con đoán sau này chú ấy sẽ thế nào không? Sau khi tốt nghiệp, chú ấy được nhận được học bổng toàn phần của Viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ, bay sang trời tây để tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu của mình.

Con thấy khâm phục chứ? 

Thực ra con cũng quen chú ấy, đó chính là chú Vũ. Dưới sự ảnh hưởng của chú ấy, bố cũng gần như lột xác trong những năm đại học. Không còn tư tưởng lêu lổng, dần dần nghiêm túc với bản thân mình hơn.

03

Trước kia, bố cũng đã từng coi những người thủ khoa, những người học siêu giỏi chẳng ra gì. Bố nghĩ họ chỉ là những con mọt sách, suốt ngày chỉ biết học. 

Sau này, bố mới dần dần phát hiện ra rằng, những người siêu giỏi, họ không những có sở trường trong việc học mà chơi cũng rất chuyên nghiệp.

Trước kia lúc còn học phổ thông ở quê, bố cũng là một thành viên trong đội tranh biện của lớp. Lúc đó, tranh biện theo kiểu cãi mồm miệng. 

Vì thắng thua mà ganh nhau đến đỏ mặt tía tai. Cuối cùng tan rã trong bầu không khí căng thẳng bất hòa.

Nhưng ở đây, trước khi tranh biện, mọi người sẽ cùng nhau nghiên cứu chiến thuật. 

Từ thu thập tài liệu, dự đoán luận chứng mà đối phương sẽ đưa ra cho đến phương án tấn công điểm yếu của đối phương… mọi thứ đều được chuẩn bị trước một cách đầy đủ.

Nếu giành phần thắng, mọi người sẽ cùng nhau ăn mừng, tổ chức họp tổng kết kinh nghiệm thành công. 

Ngược lại, nếu kém may mắn không giành được phần thắng, mọi người sẽ động viên nhau, rút ra bài học và tìm kiếm những kỹ xảo tranh biện tốt hơn.

Dĩ nhiên, những lúc tranh biện kịch liệt, khó tránh khỏi xúc động bồng bột, nhưng lúc đó lối tư duy của mọi người vẫn hết sức rõ ràng, có lý lẽ, có chứng cớ.

Dù thua, nhưng cũng phải khiến đội bạn cúi đầu bày tỏ sự tôn trọng và thán phục, hoàn toàn không đánh mất phong độ. 

Mỗi lần tranh biện đều không mang theo tâm thái vui chơi, mà tự tận đáy lòng phải làm sao cho tốt nhất, nổi bật trình độ nhất.

04

Học tập và trưởng thành trong môi trường danh giá, bố tự nhiên cũng thấy mình ngày càng tốt hơn. Nhiều lúc, bố dành hết thời gian ngồi trong thư viện, tắm mình trong biển kiến thức mênh mông.

Lúc đó, thường có một cô bạn ngồi đối diện bố. Trên tay cô ấy lúc thì cầm sách lịch sử, văn hóa, lúc thì lật giở những trang từ điển thuật ngữ tiếng anh. Dáng vẻ cúi đầu đọc sách thật khiến người khác phải si mê.

Bạn ấy ăn nói nho nhã, lễ độ, tính cách rộng lượng, đúng là trong lòng có văn thơ, mặt mũi tất sáng sủa. Tiếp xúc lâu dần, bố và cô ấy hiểu nhau hơn, rồi tự đến với nhau.

Lúc còn học phổ thông, bố thường cho rằng yêu đương là kiếm người để cùng ăn cơm, cùng chơi game. Nhưng bên cạnh cô gái trong ngôi trường danh giá, bố mới biết thế nào là tình yêu thực sự.

Chí tiến thủ của cô ấy khích lệ bố rất nhiều. Hàng ngày, bố và cô ấy cùng nhau đọc sách, cùng nhau thảo luận, trao đổi tri thức.

Bố thấy rất tâm đắc với câu nói rằng: “Tình cảm thực sự không phải là dựa giẫm, ỷ lại lẫn nhau mà là cùng nhau tiến bộ, cùng nhau trưởng thành”.

Sau này, cô ấy trở thành mẹ của con, còn bố cũng đủ tự tin để sánh với người tài sắc vẹn toàn như mẹ con. Bố tin rằng: “ở bên cạnh những người giỏi, chúng ta mới có thể gặp được phiên bản tốt nhất của chính mình”.

Có người nói, con người thành công không phải ở vạch xuất phát, cũng không phải ở vạch đích mà là ở bước ngoặt.

Đối với bố mà nói, bước ngoặt trong cuộc đời bố chính là những tháng ngày khổ luyện, ép mình phải thi vào một ngôi trường đại học danh giá.

4 năm đại học, bố xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức và phương pháp luận hoàn chỉnh. 

Thì ra, không phải chỉ có trung học phổ thông mới trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Lên đại học, bố vẫn có thể tính được hàm lượng giác, giải được phương trình bậc cao, học thuộc niên biểu lịch sử và nói tiếng anh lưu loát.

Tất cả những thứ đó, bố có được là nhờ bố được ở cùng mới những người bạn tích cực tiến thủ. Hiện giờ họ đều là những nhân tài kiệt xuất trong xã hội, là những người quyền cao chức trọng có thành tựu phi phàm.

Đợi đến khi bước vào xã hội rồi con mới hiểu, chỉ khi ép mình vào một ngôi trường tốt thì còn có mới có cơ hội để đồng hành với những người giỏi. 

Khi con ở trong môi trường mà xung quanh mình toàn những người giỏi, tự nhiên sẽ có một luồng sức mạnh ép con phải trưởng thành.

Đó là nguồn sức mạnh động lực to lớn, thúc đẩy con theo đuổi sự hoàn thiện, “tinh ích cầu tinh”, thúc giục con phải không ngừng tiến về phía trước.

06

“Một người có thể đi bao xa, tùy thuộc vào người mà anh ta đồng hành; Một người có thể xuất sắc tới mức nào tùy thuộc vào người chỉ dẫn; Một người có thể thành công tới mức nào tùy thuộc vào những người cộng sự bên cạnh”.

Theo bố, tiêu chuẩn để đánh giá một ngôi trường tốt không phải là ở kiến trúc đồ sộ, tráng lệ, cũng không phải là thiết bị tân tiến đầy đủ, mà là ở không khí học tập, ở hình tượng tinh thần mà ngôi trường đó gây dựng.

Khổng Tử từng nói: “Ở chung với những người thiện, như vào trong nhà có hoa chi lan, lâu dần không thấy mùi thơm, tức là ta đã hòa vào mùi thơm đó rồi. 

Còn ở chung với người không thiện, thì như đi vào tiệm bán cá, lâu dần cũng không thấy được mùi tanh, vì ta cũng đã hòa vào cái mùi tanh đó rồi “.

Khi con ở cùng với những người siêng năng, chăm chỉ, con tự nhiên cũng sẽ không lười nhác, sa đọa;

Khi con ở cùng với những người tích cực tiến thủ, con cũng sẽ ngày càng lạc quan đi lên;

Khi con ở cùng với những người giỏi, con cũng sẽ nổi bật và có tiếng.

Những người giỏi họ luôn mang lại những ảnh hưởng tích cực cho chúng ta. 

Khi thấy những người cùng tuổi thành công, xuất chúng, chúng ta tự nhiên sẽ phải kiểm điểm lại bản thân, trong lòng tự dấy lên khát khao cũng muốn được mạnh mẽ, thành công và giỏi giang như họ.

Chỉ khi ép mình thi vào một ngôi trường tốt, con sẽ phát hiện những thói vui chơi ăn uống mà con vốn rất yêu thích trước đó vô cùng tẻ nhạt, còn việc học hành nghiên cứu thì ra cũng có thể thú vị đến vậy. 

Hóa ra thế giới này to lớn đến vậy, hóa ra có nhiều thứ mà mình phải học đến vậy.

Khi con thoát ra khỏi thế giới khép kín chật trội, bước vào biển nước mênh mông rộng lớn hơn, con sẽ tự khám phá ra một vùng đất mới thú vị hơn và có ý nghĩa hơn.

Con à, kỳ thi tốt nghiệp sắp đến, con nhất định phải tự tin. Đây là cuộc chiến không có khói. Những người có thể trụ lại đến cùng đều là dũng sĩ. Hãy ép bản thân một lần, nhất định phải dốc hết sức mình.

Cuối cùng con sẽ phát hiện ra rằng, mỗi đề bài mà con giải được đề sẽ khiến con ngày một tốt hơn; Mỗi điểm mà con đạt được để giúp con có được tương lai tốt hơn.

Khi con đã ép được mình vào trong một ngôi trường tốt, con tự nhiên sẽ hiểu ra rằng: không có gì may mắn hơn bằng việc được cộng sự với những người giỏi. Nhờ họ để tạo ra một bản thân giỏi giang và thành công nhất.

Theo Trí thức trẻ
 

Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com

Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Hits: 0

Post Views: 233