CN0142.Cao nhân không lộ tướng, hiền đức chẳng khoe mình

Chuyện kể rằng một lần nhà văn Booth Tarkington được mời tới tham dự một cuộc triển lãm Văn học nghệ thuật lớn do hội Chữ thập đỏ Mỹ tổ chức với tư cách là một vị khách mời đặc biệt.


Booth Tarkington (1869 – 1946), nhà văn và nhà soạn kịch “nổi đình nổi đám” trên văn đàn nước Mỹ thế kỷ 20. (Ảnh: Wikipedia) 

Khi đang đứng trong gian trưng bày, bỗng Booth Tarkington thấy có hai cô gái chừng 17-18 tuổi tiến lại trước mặt mình và chân thành xin ông chữ ký.

Booth Tarkington mỉm cười nhìn hai cô gái rồi nói:

– Rất xin lỗi là tôi không mang theo bút máy, vậy tôi có thể dùng bút chì để ký tên được không, thưa hai quý cô?

Booth Tarkington nói vậy chẳng qua cũng chỉ muốn tỏ ra là mình có phong thái của người nổi tiếng thôi, chứ thật ra trong bụng ông thừa biết hai cô gái sẽ không đời nào từ chối việc được ‘người nổi tiếng’ tặng chữ ký bằng bút chì. Quả nhiên hai cô đồng thanh nói:

– Dạ, tất nhiên là được ạ!

Nhìn nét mặt hân hoan vui sướng của các cô, Booth Tarkington khoan khoái và tự mãn vô cùng.

Vậy là đôi bạn lấy từ trong túi sách ra hai cuốn sổ bìa cứng có gáy mạ vàng và ríu rít trao cho Booth Tarkington.

Nhà văn lịch lãm rút bút chì, đề tặng mấy dòng khích lệ họ rồi ký tên mình vào hai cuốn sổ đầy vẻ trang trọng.

Hai “quý cô” cũng tỏ ra vô cũng dễ mến, họ lễ phép nói:

– Xin cảm ơn ngài!

Nhưng lạ thay, sau khi nhìn thấy chữ ký của Booth Tarkington, một trong hai cô gái bỗng nhíu đôi hàng chân mày chăm chú nhìn kỹ nhà văn rồi hỏi:

– Thế ra ông không phải là Robert Sherwood [1] ạ”?

Booth Tarkington nheo nheo mắt, đáp lại với một vẻ hết sức tự mãn:

– Ồ, không phải! – Tôi là Booth Tarkington, tác giả cuốn Alice Adams, hai lần đoạt giải Pulitzer.

Tức thời cô gái nọ liền quay đầu lại phía bạn mình rồi nhún vai bảo:

– Mary, cho tớ mượn cái cục tẩy của cậu một tý!

Booth Tarkington (1869 – 1946), nhà văn và nhà soạn kịch “nổi đình nổi đám” trên văn đàn nước Mỹ thế kỷ 20. Hai cuốn tiểu thuyết “The Magnificent Ambersons” và “Alice Adams” của ông từng được tặng giải thưởng Pulitzer danh giá. Mỗi lúc rảnh rỗi Booth Tarkington thường kể lại câu chuyện trên cho người thân, đồng nghiệp và bạn bè của mình nghe rồi trầm ngâm kết luận:

– Trong giây phút ấy, tất cả mọi niềm kiêu hãnh, tự phụ của tôi lập tức tan như bong bóng xà phòng. Từ đó trở đi, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân: “Cho dù có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa thì cũng chớ bao giờ tưởng rằng mình ghê gớm lắm”.

Đường Phong
Nguồn: dkn.tv
[1]. Robert Emmet Sherwood (1896-1995): nhà soạn kịch Mỹ 4 lần đoạt giải Pulitzer với các vở kịch Idio’s Delight (1936), Abe Lincohn in Illinois (1939), There Shall No Light (1940), và truyện tiểu sử Roosevelt and Hopkins (1949).

Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com

Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Hits: 32

Post Views: 396