Kính thưa quý vị! An lạc, hạnh phúc đến từ sự giải thoát, an tĩnh của nội tâm. Nếu như nội tâm chúng ta không an lạc, vui vẻ thì ta có thể cầu mong người nào đem đến được niềm vui cho mình?
Làm người chúng ta không nên bàn đến chuyện của người khác. Trong nhà mình, chúng ta không nên bàn luận nhà người khác. Không nên bàn luận nhà người khác tốt hay không tốt. Một người mà suốt từ sáng đến tối cứ luôn nói đến chuyện thị phi, đúng sai của thiên hạ rồi mong cho mình được an lạc hạnh phúc thì làm sao mà có được an lạc hạnh phúc? Suốt ngày chỉ nói người này sai, người kia không đúng, còn bản thân mình thì quá sai quấy mà lại không biết, lại cứ cho rằng người khác không tốt.
Con người chúng ta có một nhược điểm rất đáng thương, đó là không nhìn thấy lỗi của mình mà chỉ nhìn thấy lỗi của người khác. Điều này cũng giống như trên mặt của mình đang bị rất nhiều bùn đất dính phải, mình lại không thấy, mà mình lại nhìn thấy một vết bẩn trên mặt của người khác, rồi lại chê cười người khác rằng: “Trên mặt của anh có vết bẩn, thật là tức cười”. Nhưng khi đó, người kia sẽ nói lại với chúng ta: “Tôi chỉ có một vết thôi, còn anh bị cả mặt sao anh lại không thấy?”.
Con người thường không tự thấy được mặt thật của mình, mà lại rất chú ý đến việc làm của người khác, có khi lại chú ý rất nhiều nữa là khác. Khuyết điểm của bản thân thì không thấy, lại mỗi ngày đều phê bình sự tốt xấu của người, mỗi ngày đều mãi chê bai trách cứ người khác. Chúng ta thật kỳ lạ, tự đem những khuyết điểm của người khác làm phiền não cho bản thân, tự mình chuốc khổ cho mình.
Vì thế nên nói: “Người có trí tuệ thì tùy lúc, tùy nơi đều có thể sống an lạc, vui vẻ. Chỉ cần chúng ta xả bỏ tâm tình, không nên để ý đến chuyện thị phi của người khác, chúng ta có thể cảm nhận được sự hiện hữu hết sức nhiệm mầu của vạn vật trong trời đất, như thế tự thân ta sẽ có được sự an lạc, nhẹ nhàng. Còn nếu chúng ta không buông xả được những tâm tình của mình, mà cứ vướng mắc vào những hơn thua được mất của cuộc đời, thì làm sao chúng ta sống có hạnh phúc và an lạc?
Đức Phật dạy: “Không ai có thể đem lại sự đau khổ cho ta mà chính chúng ta tự gây đau khổ cho bản thân mình”. Lại nói: “Người nào hy vọng người khác đem hạnh phúc đến cho mình thì cũng giống như một người ăn mày đi xin thức ăn của người khác vậy, thật là khổ sở”. Bởi vì không phải người khác có thể đem hạnh phúc cho chúng ta, mà chính chính chúng ta tự tạo ra vậy. An lạc, hạnh phúc có được chính là nhờ vào sự giải thoát, tự tại, sự siêu việt, xả bỏ, không chấp trước phiền não của chúng ta trước mọi hoàn cảnh. Tất cả đều dựa vào bản thân mình. Bất luận người khác có cho ta bao nhiêu của cải đi nữa, cũng không cho ta được sự an lạc và hạnh phúc.
Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com
Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.
Hits: 7