CN0303.Đạo đức nghề nghiệp của luật sư là gì?

 Tác giả: Luật sư Lê Kiều Hoa https://luatminhkhue.vn/dao-duc-nghe-nghiep-la-gi-dao-duc-nghe-nghiep-cua-luat-su-la-gi.aspx#:~:text=Đạo%20đức%20nghề%20nghiệp%20là%20những%20tiêu%20chuẩn%2C%20phẩm%20chất,và%20lĩnh%20vực%20cụ%20thể.

Bất cứ cá nhân nào khi công tác trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình sẽ luôn cần tuân thủ nguyên tắc về đạo đức nghè nghiệp nhất định. Sẽ có những đạo đức nghề nghiệp tương tự nhau, và dựa vào tính chất công việc mỗi ngành nghề sẽ lại có quy tắc đạo đức nghề nghiệp riêng.

Mục lục bài viết

Thưa luật sư. Theo tôi được biết bất cứ cá nhân nào khi công tác trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình sẽ luôn cần tuân thủ nguyên tắc về đạo đức nghè nghiệp nhất định. Sẽ có những đạo đức nghề nghiệp tương tự nhau, và dựa vào tính chất công việc mỗi ngành nghề sẽ lại có quy tắc đạo đức nghề nghiệp riêng. Vậy đối với hành nghề luật sư cần tuân thủ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp nào ạ?

Rất mong nhận được giải đáp từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

(Nguyễn Diệp – Quảng Ninh)

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc tới công ty luật Minh Khuê. Nội dung bạn hỏi chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:

Đây là bài viết thuộc nội dung “Bổ trợ tư pháp” của Luật Minh Khuê. Bạn có thể xem thêm nội dung hình thức hoạt động hành nghề luật sư tại đây.

1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?

Đạo đức là một phạm trù chỉ những phẩm chất đạo đức của con người, là một khái niệm rộng nên không thể định nghĩa một cách rõ rang và cụ thể. Tuy nhiên đây lại là một phạm trù rất quan trọng bởi nó đánh giá ý thức, giá trị của mỗi người.

Trong đời sống, mỗi nghề nghiệp khác nhau đều đòi hỏi phẩm chất đạo đức khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, phẩm chất của một cá nhân trong quá trình làm việc, công tác, một hoạt động nào đó, phẩm chất đạo đức, nguyên tắc, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể.

2. Đạo đức nghề nghiệp của luật sư là gì?

Trong bách nghề, nghề nào cũng có những tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp của nghề đó. Những người tự giác và triệt để tuân thủ đạo đức nghề nghiệp thường gặt hái được nhiều thành công và có nhiều uy tín trong quá trình hành nghề.

Trải qua hàng trăm năm đã hình thành những tiêu chí chung về đạo đức nghề nghiệp của luật sư được nhiều nước chấp nhận. Đó là các đức tính: trung thực, tận tụy, giữ bí mật.

Trong hành nghề luật sư, các luật sư còn phải tự rèn luyện để có thêm các đức tính như: trung thành với Tổ quốc, với lợi ích quốc gia, khiêm tốn, hoà nhã, … Đó là những đức tính của một công dân lương thiện. Khi nói về đạo đức nghề nghiệp của luật sư thì các đức tính: trung thực, tận tụy, giữ bí mật là những đức tính riêng của luật sư. Luật sư nào vi phạm các đức tính này thì không thể hành nghề luật sư.

2.1. Tính trung thực của luật sư

Người luật sư phải trung thực. Đây là tiêu chí hàng đầu về đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Luật sư phải trung thực với chính bản thân mình; trung thực với khách hàng – thân chủ; trung thực với pháp luật; trung thực trong mối quan hệ với Tòa án, với các bạn đồng nghiệp.

Thứ nhất, trung thực với chính bản thản mình:

Một luật sư có thể có sự hiểu biết chung về nhiều ngành luật. Nhưng mỗi luật sư chỉ có thể tích luỹ kiến thức chuyên sâu và có kỹ năng hành nghề giỏi đối với một ngành luật, một chế định luật, một lĩnh vực hành nghề nhất định. Mỗi một ngành luật đều có những đặc thù riêng về phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của nó. Không một luật sư nào có thể nói rằng mình thông thạo và giỏi về tất cả các ngành luật. Pháp luật bắt buộc các tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư chỉ được hoạt động trong phạm vi lĩnh vực pháp luật đã đăng ký. Tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề ngoài phạm vi pháp luật đã đăng ký là trái pháp luật đồng thời là hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp, là hành vi vi phạm tính trung thực của luật sư.

Đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác, việc tự quảng cáo cho mặt hàng của mình, quảng cáo về trình độ và khả năng của những người hành nghề là điều được pháp luật cho phép. Nhưng đối với việc hành nghề luật sư thì trái lại. Việc luật sư tự đề cao mình trước đồng nghiệp, tự quảng cáo mình trên các phương tiện thông tin đại chúng không những bị coi là hành vi thiếu khiêm tốn mà còn là hành vi thiếu trung trực. Vì vậy, luật pháp một số nước đã cấm các luật sư tự quảng cáo cho mình.

Thứ hai, trung thực với thân chủ, khách hàng:

Mọi người khi gặp rắc rối với pháp luật thường mang nhiều hy vọng và gửi gắm nhiều niềm tin đối với luật sư.

Một luật sư trung thực chỉ nhận sự ủy thác, nhờ cậy của thân chủ thực hiện công tác bảo vệ đối với những vụ việc mà mình có đủ khả năng, trình độ làm tròn sự uỷ thác của thân chủ. Luật sư trung thực sẽ sẵn sàng giúp đỡ bằng cách giới thiệu cho khách hàng những luật sư thích hợp nhất cho họ.

Khi đã nhận sự ủy thác, luật sư trung thực, sau khi đã tìm hiểu kỹ vụ việc mới nói rõ những điểm khó khăn, thuận lợi trong khi tiến hành công việc. Họ không tìm cách đề cao, nhấn mạnh các khó khăn để buộc khách hàng phải trả chi phí cao. Pháp luật cũng không cho phép luật sư hứa trước với khách hàng là bảo đảm thắng kiện nhằm lôi kéo khách hàng về cho mình. Luật sư không được bảo vệ quyền lợi cho những người, tổ chức có mâu thuẫn về quyền lợi với nhau trong cùng một vụ án. Những luật sư có quan hệ thân thích với nhau như vợ chồng, anh em, bố mẹ với con cái, thì không được đồng thời bảo vệ quyền lợi cho những người, tổ chức có mâu thuẫn về quyền lợi với nhau trong cùng một vụ án. Luật sư cũng không được từ chối tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho người hoặc tổ chức đã nhận để chuyển sang bảo vệ cho người, tổ chức có mâu thuẫn về quyền lợi với người, tổ chức đã nhận lời bảo vệ trước đó trong cùng một vụ việc.

Người luật sư trung thực với khách hàng không tìm cách đề cao, khuếch đại các kết quả hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích đem lại cho thân chủ. Luật sư biết tự trọng cũng không quy kết mọi kết quả có lợi cho thân chủ vào một nguyên nhân duy nhất là do khả năng, trình độ của luật sư và càng không đổ dồn mọi thất bại là do lỗi của thân chủ.

Thứ ba, trung thực với pháp luật:

Người bảo vệ quyền, lợi ích cho bị can, bị cáo, cho các bên đương sự có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thân chủ.

Trong thực tiễn hành nghề luật sư, điều này có nghĩa là: Luật sư không được sử dụng các tài liệu chứng cứ gian dối, ngụy tạo, không được xúi giục, bày vẽ cho thân chủ khai báo gian dối hoặc lập ra các tài liệu, chứng cứ giả tạo.

Người luật sư trung thực với pháp luật thường hành động theo hai hướng:

– Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa các chứng cứ phù hợp với sự thật khách quan và đưa ra những biện luận sắc bén, có sức thuyết phục trong đánh giá các chứng cứ có lợi cho thần chủ của mình.

– Phát hiện và nêu ra những điều không phù hợp với sự thật khách quan trong các chứng cứ không có lợi cho thân chủ của mình; Phản biện lại những nhận xét, đánh giá các chứng cứ không có lợi cho thân chủ của mình.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu luật sư có được lợi dụng kẽ hở của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình không? Để trả lời câu hỏi này trước hết cần phải có khái niệm rõ ràng thế nào là sơ hở (kẽ hở) của pháp luật?

Kẽ hở của pháp luật có thể là việc đáng ra phải bị cấm làm, nhưng pháp luật chưa cấm hoặc có việc đáng ra phải làm nhưng pháp luật chưa quy định đó là trách nhiệm, nghĩa vụ phải làm. Kẽ hở của pháp luật còn có thể là cách dùng từ ngữ pháp luật không rõ ràng, dẫn đến sự hiểu và vận dụng khác nhau. Pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể không có những kẽ hở nhất định. Các kẽ hở của pháp luật không bộc lộ ra ngay mà thường phải trải qua thời gian vận dụng vào thực tiễn mới thể hiện ra dần dần.

Nhưng không phải vì vậy mà cơ quan tư pháp được đưa ra những điều cáo buộc tội, lỗi về những hành vi chưa được pháp luật cấm đoán, chưa được pháp luật quy định là điều phải làm. Về nguyên tắc, pháp luật không có hiệu lực hồi tố. Gặp trường hợp từ ngữ pháp luật không rõ ràng và chưa có sự giải thích chính thức của cơ quan lập pháp thì áp dụng nguyên tắc: mọi sự giải thích pháp luật có lợi cho bị cáo, bị đơn được chấp nhận.

Với Nhà nước pháp quyền, công dân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm; viên chức nhà nước không được phép làm những việc vượt ra khỏi phạm vi chức năng của tổ chức, vượt ra khỏi phạm vi quyền và trách nhiệm của cá nhân đã được pháp luật quy định. Mọi người phải thực hiện đầy đủ những gì đã được pháp luật quy định là trách nhiệm, nghĩa vụ phải làm.

Luật sư căn cứ vào việc chưa có sự cấm đoán của pháp luật hoặc chưa có sự quy định của luật là bắt buộc phải làm để phản biện sự cáo buộc tội lỗi của cơ quan tư pháp, của bên khởi kiện là việc làm hợp pháp. Không thể coi đó là sự lợi dụng của luật sư đối vối các kẽ hỏ pháp luật được.

Sẽ là khác đi nếu một người nào đó lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi trái pháp luật đã được quy định trong luật thì họ sẽ bị xét xử theo hành vi vi phạm pháp luật đó.

Thứ tư, trung thực trong mối quan hệ với Tòa án với các bạn đồng nghiệp:

Trong thực tiễn của đời sống cũng đã có thẩm phán tuyên bố công khai rằng họ không muốn có các mối quan hệ thân quen với luật sư, với bất cứ ai để tránh khỏi sự đàm tiếu của những dư luận không tốt về tính vô tư, trung thực và thanh liêm của người giữ cán cân công lý. Nếu lời tuyên bố này là đúng thì sẽ không có các trường hợp vợ là thẩm phán mà chồng là luật sư hoặc ngược lại.

Trong thực tế, pháp luật không cấm và có không ít trưòng hợp mà vợ là luật sư, chồng là thẩm phán hoặc ngược lại. Việc thẩm phán và luật sư có quan hệ bạn bè thân thiết với nhau là lẽ thường tình của đời người.

Tính trung thực của luật sư trong mối quan hệ với Tòa án với các bạn bè đồng nghiệp trong ngành tư pháp biểu hiện ở chỗ là luật sư không được lợi dụng các mối quan hệ thân quen để cầu xin, gây ảnh hưỏng nhằm mục đích tạo thuận lợi cho thân chủ của mình.

Trong quá trình tham gia tố tụng, khi thấy có cơ sở pháp lý thực tiễn để yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng hủy bỏ, thay đổi biện pháp cưỡng chế đã áp dụng với bị can, bị cáo, với bị đơn thì luật sư có quyền yêu cầu thay đổi. Luật sư không được đồng loã với các thân chủ của mình tạo ra những tài liệu giả mạo hoặc cung cấp những chứng cứ giả mạo về nhân thân của bị cáo, bị đơn để đánh lừa cơ quan tư pháp.

2.2. Tận tụy với công việc được ủy thác

Người luật sư có lương tâm và có tinh thần tận tụy với công việc được ủy thác không để mình tuỳ thuộc và mức phí thù lao được nhận để bỏ tâm sức ra với khách hàng của mình.

Dù là bảo vệ miễn phí, hoặc bảo vệ theo sự chỉ định của Tòa án, người luật sư có lương tâm vẫn tận tụy với công việc, không bao giờ thực hiện nhiệm vụ một cách hời hợt, cốt cho xong chuyện. Khi đã nhận nhiệm vụ được giao phó, trong mọi trường hợp, người luật sư phải có sự niềm nở trong tiếp xúc, có sự hỏi han đầy đủ, cặn kẽ đối với bị cáo, đối với vụ việc. Luật sư phải nghiên cứu kỹ hồ sơ để tìm ra những chứng cứ, tình tiết nhằm đấu tranh bảo đảm cho sự định tội, lượng hình, phân xử một cách đúng nhất và có lợi nhất cho thân chủ.

Trong thực tiễn đã có trường hợp, luật sư né tránh việc bào chữa cho những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất. Có luật sư e ngại rằng nếu bảo vệ cho những người phạm trọng tội thì sợ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân. Đây là sự ngộ nhận. Điều đáng tiếc là sự ngộ nhận này đang tồn tại trong xã hội. Không dễ dàng gì trong việc giải thích và xua tan đi sự ngộ nhận đó đối với luật sư nhận nhiệm vụ bảo vệ cho những người phạm trọng tội như các tội gián điệp, phản quốc, giết người, tham nhũng, …, với đầy đủ chứng cứ. Người luật sư bảo vệ cho những ngựời phạm tội đặc biệt nghiêm trọng không phải là bảo vệ, thanh minh cho những hành vi phạm pháp của họ. Luật pháp chỉ trừng trị những hành vi phạm pháp của họ chứ không xoá bỏ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nhiệm vụ của luật sư trong những trường hợp như vậy là phải tìm hiểu và phát hiện cho được những gì là quyền và lợi ích hợp pháp của họ cần được bảo vệ và phải đấu tranh cho được những điều đã phát hiện ra. về mặt đạo đức nghề nghiệp, luật sư không được vin vào sự khác nhau về chính kiến, quan điểm, về tín ngưỡng để từ chối việc thực hiện nhiệm vụ của luật sư. Những người phạm tội làm gián điệp, phản bội Tổ quốc, giết người, tham nhũng, thường bị sự căm ghét và sự lên án gay gắt của dư luận. Luật sư nhận lời bảo vệ cho những người này thường bị hiểu lầm. Có trường hợp bị phản ánh một cách méo mó lên các phương tiện thông tin đại chúng. Người luật sư hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp không để mình bị ảnh hưởng bởi những điều đó. Cũng như đối với ngành y, bác sỹ không được quyền từ chối việc cứu giúp, chữa bệnh, cho những người đã từng có quan hệ không tốt với mình. Ở chiến trường, bác sĩ phải có nghĩa vụ cứu chữa thương binh dù đó là người của địch. Đó là những đặc trưng của đạo đức nghề nghiệp.

2.3. Giữ bí mật của thân chủ

Khi đã có sự tin cậy, thân chủ có thể thổ lộ hết mọi điều với luật sư.

Những điều mà thân chủ còn giữ kín, chưa hề khai báo ra với cơ quan tư pháp, chưa hề nói ra với ai là những bí mật của thân chủ:

– Bí mật đó có thể là tất cả những gì mà thân chủ chưa khai thật, chưa tự thứ vổi cơ quan tư pháp.

– Bí mật đó có thể là tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, những môì quan hệ riêng tư của thân chủ với người quen, bạn bè, …

– Bí mật đó có thể là tình trạng tài chính, tài khoản, tài sản hoặc những bí mật nghề nghiệp của thân chủ …

Người luật sư có nhiệm vụ phải giữ những bí mật của thân chủ. Luật sư không đem những điều bí mật của thân chủ đã tiết lộ ra trong khi tiếp xúc với tất cả những ai có mâu thuẫn quyền lợi với thân chủ, như tiết lộ về các hành vi phạm tội, tiết lộ tài khoản, tài sản, nợ nần với bất cứ người thứ ba nào khác. Nội dung bí mật cửa thân chủ cũng không thể là câu chuyện làm quà mà luật sư có thể đem ra kể trong những buổi gặp gỡ riêng tư hoặc nơi đông người.

Vậy, luật sư có phải báo cáo cho cơ quan điều tra về sự thú tội của thân chủ không? Đó là câu hỏi mà hiện nay đang có sự giải đáp khác nhau giữa những người trong ngành tư pháp và những người hành nghề luật sư.

Có hai cách giải đáp:

– Những người cho rằng, luật sư cần phải báo cáo cho cơ quan điều tra biết sự tiết lộ của thân chủ về việc họ đã phạm trọng tội là vì trong Bộ luật hình sự tại các Điều 313, 314 đã quy định về tội che giấu, tội không tố giác đối với những tội phạm nghiêm trọng là phạm tội hình sự. Luật sư biết mà không tố giác trong những trường hợp mà Bộ luật hình sự quy định là phạm tội thì nghĩa là đã phạm tội đó.

– Cũng có những người cho rằng, luật sư không có trách nhiệm phải báo cáo cho cơ quan điều tra biết về những tiết lộ của thân chủ về việc họ đã phạm tội vì Bộ luật tố tụng hình sự có quy định rằng: “ Người bào chữa không được tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ” .

Hai cách lập luận trên đây đều có dẫn chiếu sự quy định của pháp luật. Vậy, đây có phải là sự chồng chéo của pháp luật không? Hoàn toàn không phải vậy.

Việc luật quy định “người bào chữa không được tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ” là điều luật chỉ được áp dụng đối với người bào chữa, luật sư và trong trường hợp là bí mật được biết trong khi luật sư làm nhiệm vụ. Sự quy định như vậy của luật là nhằm xây dựng, bảo đảm lòng tin của thân chủ đối với luật sư của họ. Điều gì sẽ xảy ra khi thân chủ biết rằng những điều họ nói ra đã bị luật sư đem đi tố giác với cơ quan điều tra hoặc tiết lộ cho người thứ ba biết. Ý nghĩa chính trị – xã hội của hoạt động bào chữa và nhân cách của luật sư sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Luật sư và sự hành nghề của luật sư có nhiều mục đích và một trong những mục đích đó là nhằm bảo vệ cho thân chủ. Vì vậy, luật sư không được làm bất cứ việc gì dẫn đến hậu quả làm trầm trọng thêm tình trạng bất lợi của thân chủ. Luật sư không phải là người buộc tội, người lên án. Do không hiểu điều này nên khi tham gia thẩm vấn, tranh luận trước Tòa có luật sư đã đặt những câu hỏi, đã phân tích chứng cứ theo hưởng không có lợi cho thân chủ.

Không những luật pháp hiện hành Việt Nam mà luật pháp nhiều nước đã có sự quy định rõ ràng là luật sư không được tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ. Hơn nữa sự thú tội của bị can, bị cáo không thể là nguồn chứng cứ duy nhất. Thực tế đã có nhiều sai lầm khi Tòa án buộc tội chỉ dựa vào sự thú tội của bị cáo.

Cùng Với sự thú tội của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, Tòa án phải sưu tầm được những chứng cứ khác để chứng minh sự thú tội của bị can, bị cáo là có thật.

Ý kiến cho rằng, luật sư phải có nhiệm vụ báo cáo với cơ quan điều tra về sự thú tội của thân chủ vê việc phạm tội nghiêm trọng là -do không hiểu thấu về những đặc thù trong đạo đức nghề nghiệp của luật sư .

Với cương vị là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi, người luật sư cũng không được đặt những câu hỏi, đưa ra những lời tranh luận chứa đựng nội dung lên án, buộc tội đối với nhân chứng, với những người có mâu thuẫn quyền lợi với thân chủ mà họ bảo vệ. Hiện tượng này là hạn hữu, nhưng rất tiếc là đã có luật sư xử sự như vậy trong các phiên tòa.

Nghề luật sư ra đòi và những chế định pháp luật về luật sư ngày càng được hoàn thiện là một trong những thành quả của cuộc đấu tranh nhằm góp phần thiết lập và duy trì công lý với tính phổ biến, bền vững trong xã hội. Với trách nhiệm nặng nề và vinh dự lớn lao của nó đối với sự phát triển trong những thế kỷ tới, nghề luật sư được tất cả các nước văn minh ngày nay chú trọng phát triển.

Trong cuộc sống thực tế không tránh khỏi những hiện tượng có những luật sư làm trái đạo đức nghề nghiệp, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của những người hành nghề luật sư chân chính. Đó là điều không được phép đối với nghề luật sư cũng như đối với mọi nghề khác.

Hoàn thiện các tổ chức hành nghề của luật sư, tăng cường việc giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng hành nghề của luật sư, hoàn thiện pháp luật về luật sư ngày nay đã trở thành một trong những mối quan tâm của cả Nhà nước và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới.

Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Hits: 26

Post Views: 294