CN0311.Suy ngẫm : Nhân quả của người nuôi ong, lấy mật ong

Bài viết này được Tâm Học copy từ https://ô-hay.vn/nhan-qua-cua-nguoi-nuoi-ong-lay-mat/ , vì bản thân cũng thắc mắc liệu nghề nuôi ong có phải là chánh mạng không. Nếu theo pháp luật , tuân thủ đạo đức nghề nghiệp thì nghề nuôi ong là nghề đem lại kinh tế khá cao , không vi phạm pháp luật. Bản thân cũng có 1 người thân bên họ ngoại ( là người cậu họ , con của ông trẻ em ông ngoại ; bị mất khá sớm chưa đến 50 do bị ung thư tủy hay mật gì đó) … Chủ yếu là để cùng suy ngẫm , dưa trên quan điểm đạo Phật

Nhân quả của người nuôi ong, lấy mật ong

Có những việc nếu nhìn theo thế gian thì thấy có vẻ không có tội. Nhưng nếu nhìn trên nhân quả, xét trên nhân quả thì lại có tội, thậm chí tội rất nặng.

Hôm nay tôi sẽ bàn đến một công việc, đó là việc nuôi ong mật và việc đi lấy mật ong.

Những việc này ở thành phố ta ít thấy, nhưng lại phổ biến ở chốn nông thôn.
Nhưng cái quả báo xấu của người hành nghề tạo ra là vô cùng lớn .

Nay ta cùng xem xét:

Để mà ta có mật uống, thì ta phải lấy từ tổ ong. Trong một tổ ong có cả trăm ngàn con ong, gồm một ong chúa và rất nhiều ong thợ, ong con, ong non.

Ong thợ ngày ngày đi lấy mật về tổ để nuôi các ong non sinh sống. Sự cần mẫn, chăm chỉ đi lấy mật về tổ, để qua thời gian có được một lượng mật lớn, phải nói là mất rất nhiều công sức, mất nhiều thời gian.

Khi một người đi lấy mật trên rừng, lúc họ phát hiện một tổ ong, họ sẽ đến gần tổ và hút khói thuốc rồi phà vào.

Khi khói vào sẽ làm những con ong bị say, không thấy đường chích người lấy mật, thế là người lấy mật sẽ cắt cành cây có tàn ong mang về nhà.

Trên nhân quả, thì người làm việc này sẽ có những tội sau :

Có ba tội chính :

1. Tội ăn cướp

Vì mật thì do ong đi lấy, mà ta thì không có trả công cho ong. Nhưng ta lại lấy mật của chúng, nên sẽ phạm tội ăn cướp, ăn cắp, chiếm đoạt tài sản, của cải.

Người phạm tội này sẽ chiêu cảm quả báo nghèo khổ, thiếu ăn, thiếu mặc, khốn đốn về kinh tế, vì tổn phước.

Không những trong một đời mà sẽ khổ trong nhiều đời, nhiều kiếp.

Lại còn mắc nợ những con ong, mà có nợ buộc phải trả. Nên nếu qua những kiếp sau ong mà tái sinh thành người thì người nuôi ong sẽ phải trở lại làm tôi tớ cho ong, sợ ong, vâng lời ong.

2. Tội sát sinh

Các ong con sau khi được bắt và mang tàn ong về thì chỉ có đường chết.
Do vậy, người lấy tổ ong bị thêm cái tội nữa là sát sinh.
Mà quả báo lớn nhất của sát sinh đó chính là yểu mạng, bệnh tật và chết sớm.

3. Tội phá hạnh phúc, phá tổ ấm chúng sinh khác

Khi đàn ong đang ngày ngày làm việc, sống bình yên. Bỗng ngày kia, do người lấy mật ong mà tổ ấm của chúng bị phá vỡ, gia đình ly tán, tan nát.

Do vậy, người lấy ong sẽ nhận lấy quả báo là hạnh phúc gia đình cũng sẽ ly tán, vợ chồng, con cái bất hòa, sẽ chia rẽ, mỗi người đôi đường, đôi ngã.

Một hành động, ta cứ nghĩ đơn giản, nhưng trong nhân quả lại có quả báo thật sự rất lớn. Đây là điều có thật và ta cũng không thể trốn chạy quả báo nếu đã gieo tạo cái nhân phá tổ ong.

Mỗi hành động, mỗi hành vi khi chúng ta tương tác với các chúng sinh khác đều sẽ tạo ra quả báo.
Do vậy Quí Vị sẽ phải hết sức cẩn thận, cân nhắc rất kĩ trước khi hành động, để tránh những quả báo không tốt về sau.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Cư sĩ Nhuận Hòa

Xem thêm: Mật ong không phải là sản phẩm thuần chay

Nhiều người nghĩ rằng ong tạo ra mật đặc biệt dành riêng cho chúng ta, nhưng điều này hoàn toàn sai. Bất kể lượng mật ong tạo ra dư dả hay không, chúng ta cũng không có quyền lấy cắp chúng. Bất kể chúng ta đối xử với ong nhân đạo ra sao, sản phẩm ong tạo ra vẫn không thuộc về loài người. Chúng ta cần hiểu rõ một điều, mật ong được tạo ra là dành cho ong.

Thay vào đó, hãy chọn những chất làm ngọt thuần chay khác để dùng thay thế mật ong, vì mật ong được tạo ra là dành cho ong.

Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Hits: 7

Post Views: 178