Tình cờ lướt facebook tìm được video thấy cần thiết lưu lại…
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ, việc xử lý không quá khó, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách sơ cứu cho trẻ. Thậm chí, việc sơ cứu sai cách có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hóc dị vật ở trẻ nhỏ, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự lơ là, thiếu kiểm soát của người lớn:
Việc phát hiện sớm tình trạng trẻ bị nghẹt đường thở do hóc dị vật là vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần cần nghĩ tới dị vật đường thở khi trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên có các biểu hiện như: ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở, trợn mắt, có thể cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Tình trạng này có thể chỉ thoáng qua rồi tự hết khi dị vật đã được đưa ra ngoài, tuy nhiên nếu không xử trí kịp thời trẻ có thể ngưng thở và tử vong ngay sau đó.
Rất nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi sơ cứu cho trẻ bị hóc dị vật, khiến tình trạng của bé không giải quyết được mà còn nặng hơn, những cách sơ cứu sai thường gặp như:
Để tránh trẻ bị hóc dị vật, hãy để các vật nhỏ tránh xa tầm tay trẻ em, cắt thức ăn thành những miếng nhỏ và luôn chú ý trông chừng trẻ, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi.
Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.
Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, không khó thở, vẫn khóc được hoặc nói được thì khuyến khích trẻ ho và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng bị hóc dị vật đường thở thì sẽ được lấy ra an toàn.
Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành sơ cứu kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi:
Đối với trẻ lớn hơn:
Khi đã làm xong các bước sơ cứu, điều quan trọng là phải kiểm tra xem sự thông đường thở bằng cách:
Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật trẻ bị hóc được lấy ra thì vẫn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.
Tóm lại, hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ. Bố mẹ, người trông trẻ cần hết sức cảnh giác với những đồ vật xung quanh trẻ, nhất là những vật nhỏ, cứng, vì trẻ nhỏ có thể nhầm giữa đồ chơi và đồ ăn, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa, không la mắng khiến trẻ khóc khi ăn vì có thể gây sặc. Khi cho trẻ ăn thịt, cá cần loại bỏ hết xương để tránh gây hóc xương. Nếu trẻ không may bị hóc dị vật, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, gọi cấp cứu và trong thời gian chờ đợi thì áp dụng các biện pháp sơ cứu như hướng dẫn trên.
Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.
Hits: 57