Các trường phái triết học phương Đông nhìn nhận rằng cơ thể người là một tiều vũ trụ, là một bộ phận hữu cơ, đối xứng và đồng nhất với vũ trụ; có cùng bản thể vật lý – tâm linh, tương đồng, liên thông, hoà điệu với vũ trụ.
Truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồi thứ 103 kể:
Đang đêm, Khổng Minh – quân sư nước Thục đang ốm, vẫn ra khỏi lều, ngẩng đầu quan sát thiên văn, ông vô cùng kinh hãi liền vào lều bảo với Khương Duy rằng: “Mệnh ta nội trong sớm tối nay mà thôi!” Duy nói: “Thừa tướng sao lại nói những lời như vậy?”. Khổng Minh nói: “Ta thấy trong sao Tam Đài, sao khách sáng lạn gấp bội, sao chủ u tối, các chòm sao tương phụ nhau, ánh sáng của nó đã mờ tối: thiên tượng như vậy, mệnh ta có thể tự rõ được!”
Cùng lúc đó, Tư Mã Ý—quân sư nước Ngụy đang cố thủ trong một doanh trại khác—bỗng một đêm ngẩng đầu quan sát thiên văn, vô cùng mừng rỡ nói với Hạ Hầu Bá rằng: “Ta thấy sao Tương mất vị trí, Khổng Minh ắt đang mắc bệnh nặng, không lâu sẽ chết.”… Quả nhiên mấy hôm sau Gia Cát Lượng quy tiên.
Không chỉ ở Tam Quốc Diễn Nghĩa, mà trong nhiều cuốn truyện khác đều kể rằng người Trung Hoa cổ đại thường xuyên quan sát thiên văn và các hiện tượng tự nhiên để dự đoán chính xác những biến cố, những vấn đề xảy ra đối với mỗi cá nhân hay của cả đất nước.
Tại sao người Trung Hoa cổ đại có thể làm như vậy? Câu trả lời là giữa con người và vũ trụ có một mối liên hệ hết sức gần gũi. Trong văn hóa truyền thống phương Đông thì cơ thể người được coi là một “tiểu vũ trụ”, có sự kết nối, tương thông với vũ trụ lớn.
Phát hiện của Leibniz 300 năm trước về phép tích phân đã cho phép nhà vật lý người Hungary Dennis Gabor phát minh ra toàn ảnh (ảnh ba chiều – hologram) vào năm 1948, khám phá này sau đó đã giúp Dennis đoạt giải Nobel. [1]
Thực chất, hologram là một ảnh hai chiều (2D), khi được nhìn dưới những điều kiện chiếu sáng nhất định thì tạo nên một hình ảnh ba chiều (3D) trọn vẹn. Mọi thông tin mô tả vật thể 3D đều được mã hoá trong mặt biên 2D. Như vậy chúng ta có hai thực tại hai chiều và ba chiều tương đương với nhau về mặt thông tin. [2]
Tính chất quan trọng nhất của toàn ảnh (hologram) là nếu chỉ lấy một phần bất kỳ nào của nó, người ta cũng có thể khôi phục được toàn bộ hình ảnh ba chiều của vật. Nghĩa là, theo một khía cạnh nào đó, mỗi phần của toàn ảnh có chứa sự toàn thể.
Sau nhiều năm không hài lòng với cách giải thích các hiện tượng vi mô theo thuyết lượng tử, David Bohm, một trong những nhà vật lý lý thuyết quan trọng nhất của thế ký 20 đi đến kết luận rằng: vũ trụ dường như là một bức toàn ảnh vĩ đại, với mỗi phần trong một toàn thể và một toàn thể lại ở trong mỗi phần. [2]
Giáo sư khoa học thần kinh Karl Pribram tại Đại học Stanford, Mỹ, tác giả cuốn sách nổi tiếng Các ngôn ngữ của não bộ (Languages of the Brain) đã có các nghiên cứu dẫn đến kết luận quan trọng: trí nhớ không được lưu trữ tại bất kỳ nơi nào trong não bộ, mà bằng một cách nào đó lan truyền và phân bố trong toàn não bộ. Trí nhớ được xem như là những xung lượng thần kinh đan chéo chằng chịt trong não bộ tương tự như những hình ảnh giao thoa tia laser trên một diện tích của toàn ảnh. Nếu như một phần của toàn ảnh có khả năng tái tạo toàn ảnh của một vật, thì mỗi phần của não bộ cũng chứa tất cả thông tin để phục hồi toàn bộ trí nhớ.
Các lý thuyết của Bohm và Pribram đã tạo nên một quan điểm sâu sắc về nhận thức luận đối với thế giới khách quan: toàn bộ vũ trụ là một toàn ảnh, bộ não là một toàn ảnh cuộn vào, trong vũ trụ toàn ảnh (the brain is a hologram enfolded in a holographic universe). [3]
Rộng hơn, mọi thành phần của vũ trụ ở một mức sâu đều liên thông với nhau (interconnectedness) và ngược lại, toàn vũ trụ hiện hữu trong mỗi bộ phận (“whole in every part”). [3]
Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2004), người được coi là “cánh chim đầu đàn” của ngành Vật lý Việt Nam, là người duy nhất và đầu tiên ở Việt Nam sử dụng Đại số tập mờ để nghiên cứu, giải mã và sắp xếp lại Kinh dịch. Trong bộ sách “Tích hợp văn hóa Đông – Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai” gồm 5 cuốn sách, dày trên 800 trang, Giáo sư Phương đã luôn khẳng định sự thống nhất, không thể tách rời giữa con người và vũ trụ. Ông cho rằng vũ trụ và con người có sự đối xứng:
“Con người trên hành tinh chúng ta, hay là những “anh em” ở nhiều nơi trong Vũ trụ, theo quan điểm cổ Đông phương, đều là những Vũ trụ con (Tiểu Vũ trụ). Thuật ngữ Tiểu vũ trụ này trong con người không chỉ bao hàm tính phức tạp về cấu trúc, chức năng và quan hệ, mà – trong một chừng mực nào đó – bao hàm tính đối xứng giữa con người chính mình với Vũ trụ. Về cơ bản, con người mang trong lòng nó tất cả các đặc tính cơ bản của Vũ trụ. Một lần nữa, chúng ta thấy thêm một biểu hiện nữa của hiện tượng toàn đồ (toàn ảnh – hologram) là quan điểm của cái bộ phận mang trong lòng nó các đặc tính của cái toàn bộ, như trong quan điểm đơn thể và hợp thể của Lão Tử.” [4]
Lão Tử từng giảng: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên”
Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương cho rằng:
“Theo Lão Tử, sự tích hợp giữa con người và vũ trụ là biểu hiện cao nhất của nguyên lý xem mọi bộ phận đều đồng nhất với toàn bộ, cái đơn thể đồng nhất với cái hợp thể, cái đơn thể là hợp thể, cái hợp thể là đơn thể. Tất cả mọi thứ, đến mức tột cùng, đều thành MỘT (người viết: tạm hiểu là khái niệm Thái cực trong lý thuyết Đạo gia), và cái Tôi của chúng ta sẽ là một cái Tôi, chỉ khi nào nó hòa đồng vào tất cả cái Tôi khác. Sự hòa đồng đó của cái Tôi, sự xâm nhập vào nhau giữa tất cả các đơn thể khác nhau đó sẽ tạo nên cái hài hòa của Vũ trụ. Trong Vũ trụ hài hòa đó, mỗi vật đêu chứa đựng mọi vật khác.
Với triết học Lão Tử, con người thuần nhất là con người nào hòa đồng được với Vũ trụ hài hòa, tham gia được vào cái Vũ trụ hài hòa đó. Người đó sẽ tìm thấy cái đơn giản sơ khai, cái nguyên thủy của bản thân mình.” [4]
Ngày nay, các nhà nghiên cứu về trường sinh học của cả phương Tây lẫn phương Đông cho rằng vũ trụ cũng như con người là đồng cấu – giống nhau về cấu tạo và quy luật vận hành, dù ở dạng vật chất hữu hình hay vật chất vô hình, năng lượng hay thông tin, vật lý hay tâm linh. Con người sinh ra từ vũ trụ, trong môi trường vũ trụ, chịu ảnh hưởng cũa vũ trụ không chỉ ở mặt hữu hình, vật lý, mà còn ở dạng năng lượng, thông tin, vật chất vô hình, mang tính tâm linh. [4]
Tiến sỹ Babara Ann Brenna, nguyên chuyên viên khoa học Trung tâm bay thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), chuyên gia trong lĩnh vực trường năng lượng sinh học của con người. Trong cuốn sách “Những bàn tay ánh sáng” (Hands of Light) được giới khoa học nghiên cứu nhân thể và tâm linh đánh giá rất cao, Tiến sỹ Babara qua quan sát hào quang cơ thể người, cho rằng, con người có 7 cơ thể vô hình tương ứng với 7 vầng hào quang và 7 luân xa chính – là những điểm đặc biệt trên cơ thể, khi chúng được khai mở, con người có khả năng thu nhận nguồn năng lượng vô tận từ vũ trụ. [6] 7 cơ thể vô hình bao gồm:
Không chỉ có Babara Anna Brenna, một số nhà nghiên cứu và thực hành năng lượng sinh học của con người cũng có nhận định tương tự về các cơ thể vô hình của con người, sự kết nối của năng lượng cơ thể với vũ trụ, như Jack Schwarz trong cuốn sách “Các Hệ Thống Năng Lượng Con Người”; và Rosalyn Bruyère thuộc Trung Tâm Chữa Trị Bằng Ánh Sáng, Glendale, California trong cuốn sách nhan đề “Bánh Xe Ánh Sáng, Công Trình Nghiên Cứu Về Luân Xa.” [6]
Khoa học đã phát hiện ra sự tương đồng giữa quỹ đạo chuyển động của các hành tinh và quỹ đạo chuyển động của các vi hạt. Chẳng phải cách mà các hành tinh quay quanh Mặt Trời cũng giống hệt như cách các electron trong cơ thể con người chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử hay sao? Những mô thức này tồn tại ở cả vũ trụ vĩ mô và thế giới vi mô.
Câu hỏi đặt ra là ai đã gia lực cho các hành tinh và các electron để chúng có thể tự chuyển động mãi không dừng? Liệu có phải cùng một tác giả đã tạo ra cả thế giới vĩ mô và vi mô theo cùng một cơ chế?
Ngoài ra, ta còn thấy các thiên hà trong vũ trụ đều có mô hình xoắn ốc, các cơn bão, cơn lốc, vòi rồng hay các dòng hải lưu cũng tồn tại dưới hình xoắn ốc. (xem bài: Video: Tỷ lệ vàng đằng sau những tác phẩm của tạo hóa)
Các nhà nghiên cứu nhân thể học cũng phát hiện rằng ở con người, tồn tại rất nhiều đường xoắn ốc, như đường xoắn ốc trong bào thai, đường xoắn ốc của tai, đường xoắn ốc của chuỗi phân tử AND…
Nhận xét về chuyển động xoắn ốc của vũ trụ, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương cho rằng vũ trụ như một dòng nước đang cuồn cuộn chảy, ở đây có hàng triệu cơn xoắn lốc. Mỗi vật thể, kể cả con người, không có cái nào vĩnh hằng, mọi thứ đều đang thay đổi, tạo nên những quá trình xoắn lốc tán rồi tụ, tụ rồi tán…[4]
Khoa học cổ đại Trung Quốc cho rằng ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) cấu tạo nên vạn sự vạn vật.
Các thầy thuốc Đông y ngày xưa tin vẫn dựa vào cơ chế ngũ hành tương sinh, tương khắc để điều trị rất nhiều căn bệnh và các triệu chứng phức tạp mà Tây y không không thể giải tích, ví dụ:
Ứng dụng trong Triệu chứng học: Căn cứ vào Bảng quy loại của Ngũ hành (Bảng 1), người ta phân loại triệu chứng bệnh để xem xét mối quan hệ của các triệu chứng ấy theo qui luật của Ngũ hành. Thí dụ: Can (gan) có quan hệ với Đởm (mật), chịu trách nhiệm hoạt động của gân cơ (chủ cân), tình trạng công năng của can thể hiện ra mắt (khai khiếu ra mắt), móng tay móng chân (vinh nhuận ra móng), có liên quan đến tính khí giận dữ… Do đó, các triệu chứng co giật, mắt đỏ, móng khô, nóng tính bất thường,… là triệu chứng của Can, vì Đởm, gân cơ, mắt, móng, tính khí giận dữ… tất cả đều cùng thuộc Hành Mộc.
Ứng dụng vào việc điều trị bệnh: Điều trị bệnh chủ yếu dựa vào nguyên tắc: “Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”. Thí dụ: Phế yếu (Phế Hư) phải làm mạnh Tỳ Vị lên (Kiện Tỳ) gọi là nguyên tắc Bồi Thổ sinh Kim. Nguyên tắc này được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực Châm cứu…
Không chỉ ở phương Đông, ở phương Tây, các nhà chiêm tich học trong lịch sử cũng quan sát thiên văn để dự đoán về các biến đổi ở nhân gian.
Điều này chứng tỏ, văn hóa cả phương Tây và phương Đông đều cho rằng giữa con người và vũ trụ có một mối liên hệ đặc biệt. Vậy mối liên hệ ấy do đâu mà có?
Trong cuốn sách có tựa đề “Con người không đến từ Trái Đất: Sự đánh giá của khoa học về chứng cứ”, Tiến sĩ Ellis Silver, đã đưa ra giả thuyết rằng nguồn gốc của con người không phải là ở địa cầu mà thuộc về những nơi xa xôi nào đó trong vũ trụ. [7]
Trả lời phỏng vấn, Ellis Silver cho biết, những nhược điểm sinh học của loài người “tố cáo” rằng họ vốn không phải được sinh ra trên Trái Đất này. “Nhân loại là giống loài tiến hóa nhất trên hành tinh xanh, nhưng bất ngờ là họ không thích hợp và yếu ớt trước môi trường Trái Đất: dễ bị ánh nắng tổn hại, đặc biệt không thích những thực phẩm mọc hoang, có tỷ lệ mắc bệnh kinh niên cao và nhiều thứ khác nữa.”
Trong cuốn sách, Tiến sĩ Silver cũng đề cập đến một điểm đặc biệt: nhiều người thường nghĩ rằng họ không thuộc về Trái Đất, và Trái Đất dường như không phải là nhà của họ.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc Gia, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện 19 đoạn ADN, tương đương 8% số ADN của chúng ta không có nguồn gốc của con người. Những đoạn mã gen kỳ lạ này không được mã hóa, không thuộc nguồn gốc nào trên Trái Đất, hơn nữa chúng cũng không có sơ đồ tiến hóa thường thấy như ở ADN người. Khi các nhà khoa học cố định lại, các đoạn mã ADN ngoại lai này giữ nguyên tình trạng, không hề thay đổi. Những mã gen này được gọi là ADN ngoài hành tinh. [8]
Nhóm chuyên gia ở Đại học Cardiff (Anh) do giáo sư Chandra Wickramasinghe đứng đầu trong quá trình nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng loài người có nguồn gốc ngoài Trái đất và thuộc về một nhánh của các sinh mệnh ngoài hành tinh. Báo cáo của ông và các đồng sự được viết trong cuốn sách: “Our Cosmic Ancestry in the Stars – Tổ tiên vũ trụ của chúng ta trong các ngôi sao”. [9]
Đổng Trọng Thư (179 TCN – 104 TCN) một đại diện tiêu biểu của Nho học Trung Quốc cho rằng Trời sinh ra người, Trời dựa theo cấu tạo của bản thân mà sáng tạo ra người. Điều này cũng tương hợp với các truyền thuyết dân gian của các dân tộc trên thế giới, hay các điển tích của tín ngưỡng và tôn giáo (Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo, tín ngưỡng Nữ Oa thần, kinh Vệ Đà) với thuyết cho rằng các vị thần đã tạo ra thân thể con người dựa trên hình dáng bản thân mình và truyền cấp cho con người ý thức/linh hồn/nguyên thần để làm chủ cái thân thể đó. [7]
Đây có lẽ là nguyên nhân vì sao mà con người và vũ trụ có một mối liên hệ hết sức hữu cơ.
Quan điểm “con người là một tiểu vũ trụ” là một quan niệm sâu sắc, ở đó con người và vũ trụ có sự đối ứng, con người là một bộ phận của vũ trụ, tương thông, hòa điệu cùng với vũ trụ và có nguồn gốc từ vũ trụ. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là, nếu con người là một tiểu vũ trụ, thì tiểu vũ trụ ấy được tạo ra vì mục đích gì?
Theo tiến sĩ Silver, có thể Trái Đất là một hành tinh đóng vai trò như “nhà tù”, do con người dường như là loài có khuynh hướng bạo lực một cách tự phát, nên phải bị đày đến đây để học cách cư xử đúng đắn hơn.
Hầu hết các tín ngưỡng, tôn giáo đều cho rằng con người luân hồi trong thế giới này là sống trong mê (bị mất đi ký ức xa xưa, quên mất mình là ai) và phải chịu khổ.
Một môn khí công trường phái Phật gia cho rằng con người thuần khiết, lương thiện vốn được sinh ra trong vũ trụ, nhưng do họ biến chất trở nên xấu nên mới bị rớt xuống trái đất này để chịu tội khổ, và việc thực hành tu luyện “phản bổn quy chân” sẽ giúp cho họ khai mở trí huệ, được giải thoát, có thể trở về với “thiên quốc” – nơi họ đã sinh ra trong vũ trụ, đây chính là mục đích tồn tại chân chính của sinh mệnh con người. [10]
Thời cổ đại có không ít cao nhân, kỳ nhân có khả năng tiên đoán chính xác được sự tình sắp xảy ra trong tương lai. Họ trên tinh thông thiên văn dưới tường địa lý, liệu sự như thần. Những cao nhân, kỳ nhân ấy lại không phải những chuyên gia, học giả nơi thế gian con người mà hầu hết họ đều là những ẩn sĩ, thế ngoại cao nhân đã trải qua quá trình tu luyện lâu dài. Quân sư Gia Cát Lượng được đề cập đến trong phần đầu của bài viết cũng chính là một người tu Đạo. [11]
Tu luyện chính là nâng cao đạo đức, loại bỏ những tư tưởng xấu trong tâm con người, khi tâm của một người thực sự đạt đến mức độ thuần tịnh (sạch sẽ, không bị hỗn tạp) thì trí huệ của họ sẽ được khai sáng. Kỳ thực, tu luyện cũng chính là khoa học siêu thường, vượt trên khoa học thực chứng hiện đại. Đây là nền khoa học dựa trên tiêu chuẩn đạo đức cao thượng, nghiên cứu trực tiếp vào nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, có thể mang đến những thành tựu vượt bậc cho xã hội con người và cũng khiến cho con người có thể câu thông với vũ trụ và trở về thế giới ban đầu của mình trong vũ trụ bao la. [10] (xem bài: Tu luyện – một nền khoa học bị lãng quên)
Các trường phái triết học phương Đông nhìn nhận rằng cơ thể người là một tiều vũ trụ, là một bộ phận hữu cơ, đối xứng và đồng nhất với vũ trụ; có cùng bản thể vật lý – tâm linh, tương đồng, liên thông, hoà điệu với vũ trụ. Những nghiên cứu về toàn ảnh, thuyết Thiên – Địa – Nhân hợp nhất, cấu trúc xoắn của vũ trụ và thuyết ngũ hành bên trên đã làm sáng tỏ luận điểm này.
Khi nhìn nhận con người là một tiểu vũ trụ, ta có thể có được giải thích về nguồn gốc vũ trụ của con người đồng thời cũng có được lý giải về mục đích tồn tại của con người – vốn vẫn là ẩn đố nhân sinh lớn nhất của nhân loại.
Chỉ khi nào con người không coi mình là tâm điểm của vũ trụ, không bằng mọi giá để chiến thắng và cải tạo thiên nhiên, mà hòa mình vào với thiên nhiên, đồng thời cải biến bản thân thì con người mới có được hiểu biết minh triết về bản thân mình và vũ trụ.
Thiện Tâm tổng hợp
Tài liệu tham khảo:
Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.
Hits: 34