https://ykhoaphuocan.vn/Media/Default/Suc%20khoe%20cong%20dong/stress-phan-ung-respone.png
Lo lắng là cảm giác không đơn giản hoặc quá lo lắng về một tình huống hoặc vấn đề. Với sự lo lắng quá mức, tâm trí và cơ thể của bạn rơi vào tình trạng quá tải khi bạn liên tục tập trung vào “những điều gì đó có thể xảy ra”.
Giữa những lo lắng quá mức, bạn có thể phải chịu đựng việc lo lắng cao độ – thậm chí là hoảng loạn – trong lúc thức. Nhiều mối lo lắng kéo dài thời gian rất lâu về việc cảm thấy như có cảm giác sắp chết hoặc nỗi sợ hãi không thực tế chỉ làm sự lo lắng của bản thân tăng lên. Những người lo lắng quá mức cực kỳ nhạy cảm với môi trường và những lời nói chỉ trích từ người khác, họ có thể cho rằng bất cứ điều gì – và bất cứ ai đều là một mối đe dọa tiềm tàng.
Lo lắng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đến mức nó có thể biếng ăn, thay đổi các thói quen lối sống, các mối quan hệ, giấc ngủ và hiệu suất công việc của bạn. Nhiều người lo lắng quá nhiều đến mức họ tìm đến các thói quen sinh hoạt có hại như ăn quá nhiều, hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu và ma túy để làm giảm sự lo lắng.
Lo âu là một phản ứng bình thường khi gặp căng thẳng. Tuy nhiên, sự lo âu có thể là kết quả của một số rối loạn như rối loạn lo âu toàn thể, ám ảnh. hoảng sợ hoặc ám ảnh xã hội. Rối loạn lo âu là phổ biến ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến gần 40 triệu người trưởng thành. Lo lắng biểu hiện theo nhiều cách và không phân biệt tuổi tác, giới tính hoặc chủng tộc.
Căng thẳng khi thi cử hoặc tham gia phỏng vấn cũng có thể khiến cho người ta cảm thấy lo âu, bất an. Và thi thoảng, lo lắng đôi chút hoặc lo âu cũng có ích. Nó có thể giúp bạn sẵn sàng cho các trường hợp, sự việc sắp diễn ra. Thay vào đó, nếu bạn đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, 1 chút lo lắng hoặc bất an có thể đẩy bạn tìm được nhiều cơ hội. Sau đó bạn sẽ giới thiệu bản thân 1 cách chuyên nghiệp đến các nhà tuyển dụng. Lo lắng về kỳ thi có thể giúp bạn học chăm chỉ hơn nữa và chuẩn bị tốt cho ngày thi.
Nhưng những phản ứng nhanh và nhạy cảm của việc lo lắng quá mức cũng là tác nhân gây nên căng thẳng. Thậm chí suy nghĩ về các vấn đề cũng có thể gây đến việc lo lắng mãn tính và suy nhược. Lo lắng quá mức, sợ hãi hoặc lo âu liên tục sẽ nguy hại đến mức độ khiến bạn không thể tập trung suy nghĩ thực tế, rõ ràng được. Những người hay lo âu quá mức sẽ gặp khó khăn trong việc giảm bớt sự lo lắng. Khi họ lo lắng quá mứ, nó sẽ có những dấu hiệu cụ thể.
Căng thẳng đến từ nhu cầu và áp lực mà chúng ta trải qua mỗi ngày. Xếp hàng dài ở các tiệm thực phẩm, kẹt xe hàng giờ liền, chuông điện thoại liên tục, hoặc là bệnh không khỏi trong thời gian dài (bệnh mãn tính) đều là những ví dụ điển hình trong cuộc sống có thể gây nên căng thẳng. Khi lo lắng và lo âu trở nên quá mức, bạn có thể dễ kích động phản ứng căng thẳng.
Có 2 trạng thái phản ứng căng thẳng. Đầu tiên, nhận thức về thử thách (tranh tài). Thứ hai là phản ứng cơ thể 1 cách tự động được gọi “chiến đấu hoặc chạy”, làm cho adrenaline (hormone được sản xuất ra khi bạn sợ hãi,tức giận, phấn khích) tăng cao và khiến cơ thể bạn báo động đỏ (cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại sự nguy hiểm). Chính phản ứng “chiến đấu hay chạy” đã bảo vệ tổ tiên chúng ta khỏi những nguy hiểm hay trở thành mồi cho những động vật hoang dã. Mặc dù ngày nay, chúng ta không gặp những nguy hiểm từ động vật hoang dã, nhưng nguy hiểm vẫn còn tồn tại. Đó có thể là làm cùng đồng nghiệp khó tính, đứa bé bị đau bụng, hoặc là tranh chấp cùng người thân.
Lo lắng trong thời gian dài và cảm xúc căng thắng có thể là những tác nhân của việc sức khoẻ có vấn đề. Một trong những vấn đề là khi phản ứng “chiến đấu hay chạy” lặp đi lặp lại mỗi ngày bởi lo lắng quá mức và lo âu. Phản ứng “chiến đấu hay chạy” khiến cho hệ thống thần kinh của cơ thể giải phóng các hormone gây căng thẳng như cortisol. Những hormone này làm lượng đường trong máu và chất béo trung tính mà cơ thể dùng như là nhiên liệu tăng cao. Những hormone này cũng gây ra các phản ứng vật lý như:
Khi trong máu có quá nhiều nhiên liệu mà các hoạt động thể chất không dùng, sự lo âu kéo dài và việc các hormone căng thẳng được cơ thể sản xuất có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với thể chất, gồm:
Nếu lo lắng kéo dài và lo âu cao độ không được điều trị, nó có thể dẫn đến việc bạn bị trầm cảm và thậm chí có ý tự sát.
Mặc dù những tác động này chỉ là phản ứng với căng thẳng, căng thẳng thật ra chỉ là tác nhân đơn giản. Dù bạn muốn hay không thì việc nó có phải là bệnh hay không phụ thuộc vào việc bạn kiểm soát căng thẳng như thế nào. Phản ứng cơ thể khi căng thẳng liên quan đến hệ thống miễn dịch, tim và các mạch máu, và các tuyến tiết ra hormone. Những hormone này thường giúp các chức năng cơ thể, như là chức năng não và các xung thần kinh.
Tất cả hệ thống này tương tác và bị ảnh hưởng bởi tâm lý đối phó và các trạng thái tâm lý. Sự căng thẳng đó khiến cho bạn bị bệnh. Thay vào đó, những ảnh hưởng của phản ứng này như lo lắng quá mức và lo âu đối với các hệ thống tương tác khác nhau có thể gây ra bệnh tật. Tuy nhiên, có những điều bạn có thể làm, bao gồm thay đổi lối sống và cách bạn phản ứng.
Mặc dù lo lắng quá mức và lo âu cao độ có thể làm cho cơ thể mất cân bằng, bạn cũng có nhiều lựa chọn để thiết lập lại sự cân bằng, hài hoà của lý trí, cơ thể và tinh thần.
Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.
Hits: 20