Bới lông tìm vết – Gõ Tiếng Việt Bới lông tìm vết (gotiengviet.com.vn)

Bới lông tìm vết

Bới lông tìm vết nghĩa là cố tình moi móc, tìm ra cái xấu. Đây là một hành vi ứng xử xấu. Dù là ai, dù làm công việc gì Bới lông tìm vết cũng dễ gây nên sự xáo trộn trong tập thể. Hành động này thường xuất phát từ thói ghen ăn tức ở. Ghen ghét, đố kị, tìm cách hạ thấp giá trị của người khác là những biểu hiện tiêu biểu của người hay Bới lông tìm vết.

Xem thêm bài viết:

Bới lông tìm vết

Bới lông tìm vết

Bới lông tìm vết

Bới lông tìm vết là một thành ngữ thông dụng. Người ta cũng hay dùng thành ngữ có nghĩa tương tự như: Vạch lá tìm sâu.

Thành ngữ này bắt nguồn từ thành ngữ Hán: Suy mao cầu tì. Ở đây suy nghĩa là thổi. Mao là lông. Cầu là tìm. Tì là cái xấu. Ngày xưa ở Trung Quốc thường có các cuộc thi chim. Những con chim thường được đánh giá trên hai phương diện. Một là có tiếng hót hay. Hai là có được bộ lông đẹp, quyến rũ.

Thế nhưng, trước những con chim được đánh giá xuất sắc. Những người thua cuộc lại bới móc phía dưới lông chim để tìm kiếm những khuyết điểm trên cơ thể nó. Mặc cho tiêu chí cuộc thi chỉ đánh giá tiếng hót và vẻ ngoài xinh đẹp. Họ ra sức tìm kiếm những điều ngoài phạm vi như thể trạng gầy mòn, màu da, hoặc nguồn gốc chim để rồi mặc sức chê bai. Cố gắng làm sao có thể hạ thấp được giá trị chú chim ấy.

Từ hiện thực như vậy, dần dà người ta có câu Suy mao cầu tì, hay ở Việt Nam là Bới lông tìm vết để chỉ việc cố tình moi móc cái xấu, cái thiếu sót của người khác.

Rõ ràng đây là hành vi ứng xử thiếu văn minh. Và có thể nói chỉ những kẻ yếu đuối, thua cuộc mới sử dụng cách ứng xử như vậy.Đừng cố tình moi móc cái xấu, cái thiếu sót của người khác

Đừng cố tình moi móc cái xấu, cái thiếu sót của người khác

Nhìn đời, nhìn người bằng con mắt tích cực

Nhân chi sơ, tính bổn thiện. Con người khi sinh ra, ai cũng mang bản tính tốt lành. Chính vì thế, trong mỗi người đều tồn tại những phần tốt đẹp. Và nếu chúng ta đều biết nhìn vào những phần tốt đẹp ấy để đánh giá, nhìn nhận nhau thì cuộc đời này quả là đẹp đẽ biết bao.

Ai cũng từng có những vết mực đen trong cuộc đời. Dù nhỏ, dù lớn những sai lầm trước đó cũng sẽ là hành trang cho họ hoàn thiện bản thân. Chính vì thế, xin đừng đánh giá người khác chỉ vì những sai lầm nhất thời của họ.

Tôi đã từng xem một bộ phim rất hay. Bộ phim kể về câu chuyện một người nông dân vì ăn cắp cho cháu vài ổ bánh mì mà phải ngồi tù. Sau khi ra tù, anh ấy vẫn quyết tâm sống đời lương thiện để bù đắp lại khoảng thời gian mình bị bó buộc.

Tuy nhiên, những người xung quanh anh ta lại cản trở anh ấy hòa nhập lại với cộng đồng. Cái quá khứ đi tù của anh trở thành vật cản ngáng đường.  Dù anh có làm bao nhiêu việc tốt. Mọi người vẫn chỉ nhìn vào cái quá khứ của anh mà lặng lẽ lắc đầu.

Biết rằng cuộc đời sẽ còn tồn tại biết bao kẻ sát nhân mà dù tù tội bao năm vẫn không thể hoàn lương được. Nhưng cuộc sống này cũng có cả những điều tốt đẹp và những con người khao khát cuộc sống tốt đẹp.

Nếu ta chỉ chăm chăm nhìn vào quá khứ, bới móc quá khứ tội lỗi của ai đó. Bạn không chỉ gián tiếp phá hỏng cuộc đời họ. Mà còn khiến bản thân trở nên tiêu cực, sợ hãi cuộc sống.

Nhìn đời, nhìn người bằng con mắt tích cực chính là một trong những bước đầu cho việc tạo dựng cuộc sống bình an, văn minh, hạnh phúc.

Mối quan hệ giữa người và người

Tôi từng đọc được bài thơ rất hay của nhà thơ Hữu Thỉnh:

“Tôi hỏi đất: – Đất sống với nhau như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: – Nước sống với nhau như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: – Cỏ sống với nhau như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người: – Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: – Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: – Người sống với nhau như thế nào?”

Xã hội văn minh luôn đi kèm với những hành động văn minh của những con người văn minh. Mối quan hệ giữa con người với con người chỉ trở nên tốt đẹp khi được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, yêu thương lẫn nhau.

Chính vì thế, nếu không thể đem đến cho người khác những điều tích cực. Xin hãy đừng làm gì cả và im lặng. Lời nói có sức sát thương rất lớn. Những điều hôm nay bạn làm vô hình trung sẽ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và suy nghĩ của người khác.

Cũng chẳng nên hạ bệ hay cố tìm ra khuyết điểm của ai. Bởi đó chỉ là hành động của những kẻ thua cuộc. Dìm chết người khác cũng không thể nâng cao giá trị của bản thân bạn.

Hãy sống như “đất”, như “nước”, như “cỏ”. Cùng “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau”, và “đan vào nhau”. Đó cũng là hành động mang tính tích cực giúp cá nhân bạn hoàn thiện bản thân mình.

Xem thêm bài viết: Ca dao “Dò sông dò biển dễ dò/Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”

Làm sao để bỏ thói quen moi móc người khác?

Thực ra, với một số người, Bới lông tìm vết lại trở thành một thói quen. Mà đôi khi họ không nhận ra hoặc nhận ra nhưng không từ bỏ được. Nó khiến cho các mối quan hệ khó mà tốt đẹp được.

Nói xấu sau lưng hoặc khích bác, moi móc người khác khi đã trở thành thói quen, bản tính thì rất khó bỏ. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm thay đổi, hy vọng những gợi ý sau đây sẽ giúp được bạn.

Hạn chế những cuộc bàn tán

Hãy hạn chế tham gia vào những cuộc bàn tán, buôn chuyện về người khác. Khi bạn không có cơ hội mở lời moi móc thì chắc chắn cũng sẽ giảm được phần nào thói quen xấu ấy nhỉ?

Tránh xa những người có tính moi móc

Đôi khi moi móc có tính “truyền nhiễm”. Chơi với những người như vậy, bạn dễ bị cuốn theo câu chuyện của họ. Và tất nhiên dù muốn hay không, bạn sẽ lại Bới lông tìm vết theo quán tính.

Gần mực thì đen, tránh xa những “mầm họa” cũng là cách bạn tự bảo vệ bản thân mình.

Suy nghĩ tích cực

Như đã chia sẻ ở trên, trong một câu chuyện bao giờ cũng có 2 mặt của nó. Con người cũng vậy, bao giờ cũng có mặt tốt, mặt xấu. Nếu chỉ chăm chăm vào cái xấu của họ thì vô tình bạn sẽ tự làm khổ bản thân mình.

Nhìn vào những điểm tốt của mọi người để nhìn nhận. Bạn cũng sẽ cảm thấy cuộc đời này thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều đó.

Không so sánh bản thân với người khác

Hành vi Bới lông tìm vết thường xuất hiện khi bạn cảm thấy mình không bằng người khác. Thế nên khi không so sánh mình với người khác nữa, bạn sẽ chẳng phải lo lắng rằng mình hơn hay thua. Theo đó cũng không còn phải tìm cách hạ bệ hay nói xấu ai đúng không nào?

Bạn là phiên bản đặc biệt và duy nhất của cuộc sống. Hãy so sánh bản thân của ngày hôm qua với hôm nay. Đừng so sánh mình với bất kì ai nhé!

Lời kết

Bới lông tìm vết là một hành vi xấu. Nó khiến các mối quan hệ xã hội trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Hãy khiến cuộc sống của bạn thật vui vẻ và nhàn nhã, an yên bằng cách nhìn nhận mọi thứ bằng góc nhìn tốt đẹp nhất nhé!

Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Hits: 7

Post Views: 189