Topic này chủ yếu hướng đến những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn , xuất phát từ nghèo ( kiến thức gia đình ít), kém phước , hay gặp rủi ro … Tôi chỉ chia sẻ và hướng dẫn qua về cách mà t cho rằng có thể được 1 cuộc sống an lành , thọ hơn , ít bệnh tật hơn… chứ không phải để thành tỷ phú , hay kiếm vài chục và nghìn tỷ …
Cải tạo vận mệnh mà Tâm Học đề cập đến gồm dưỡng sinh ( ăn uống ngủ nghỉ) , kiến thức hiểu biết thấu hiểu cuộc đời, phương pháp để thay đổi số phận bằng lời nói , suy nghĩa và hành động) , 1 chút về phong thủy ( chỉ đơn giản là thoáng , sạch , tránh gió chứ không miên man ) … Cũng cố gắng tự viết không phải tra google
Ai copy hoặc tham khảo thấy sai thì sửa hộ tui, vì tui cá nhân viết ra không có bất cứ mục đích kinh tế nào.
Có thể gọi cách khác là số mạng , thiên định , trời định…. nó bao gồm các sự việc xảy ra đối với mỗi con người : sinh tử, phúc họa , vợ chồng , gầy béo… có người chấp nhận có số mệnh có người không chấp nhận có số mệnh. Tâm Học sẽ không đề cập đến những quan điểm khác với quan điểm của mình , đó là việc của người ta. Đi nghe đi tìm hiểu thấy cái nào đúng , trải nghiệm cuộc sống thấy nó đúng thì mình chấp nhận , rồi dần dần thành quan điểm của mình.
Tâm Học cho rằng có số mệnh , số phận tuy nhiên con người có thể cải tạo chúng. Có những sự việc dễ cải tạo nhưng cũng có nhiều việc không thể cải tạo , hoặc để cải tạo phải trả 1 giá quá đắt, cần thời gian dài vượt xa 1 kiếp người .. Câu nói : Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên mà phim Tàu hay nói cũng là 1 ví dụ về số mệnh.
( ít nhất là Trái Đất và tất cả các loài động vật , thực vật , cỏ đá có trong nó)… Trái Đất thì là thành trụ hoại không .
CHo dù giàu hay nghèo, vua quan hay dân đen, con người hay loài vật đều phải chấp nhận quy luật sinh lão bệnh tử, dù muốn hay không muốn.. Nói ngắn là cư có sinh sẽ phải có tử. Lão và bệnh là phân biệt cho qua trình phát triển của sự sinh .
Ai cũng muốn sống lâu giàu có , khỏe mạnh , gặt được nhiều thành công trong cuộc đời.. Tuy nhiên khi sinh ra đã có người nghèo người giàu, mập ốm , người đầy đủ tứ chi, người dị tật bẩm sinh , tròn méo khác không. Trong quá trình sống lại làm và có những kết quả khác nhau , ngay cả sinh đôi cũng sẽ có rất nhiều điểm khác nhau về số mệnh.
Thường thì cải tạo vận mệnh là đưa đến 1 số mệnh tốt hơn , thỏa mãn 1 số mong muốn nào đó của cá nhân , thậm chí là làng xã, đất nước , hoặc loài người.. 1 người cải vận tốt, rồi ảnh hưởng đến gia đình , từ gia đình nghèo thành khá hơn , 1 cộng đồng giàu mạnh hơn.
Tâm Học theo đạo Phật và tin sâu vào lời Đức Phật dạy. Quy luật để cải tạo vận mệnh đó là luật “Nhân Quả”..
Có thể xem qua trên mạng các trang Phật giáo ( đặc biệt là theravada ) để hiểu hơn về luật nhân quả … Ở dân gian có những câu :” ở hiền gặp lành , gieo gió gặp bão”.. nó cũng chỉ là 1 phần nhỏ của luật nhân quả.
Luật nhân quả trong đạo Phật chi tiết hơn : quy luật cây trồng ( trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu) , quy luật thời tiết , nghiệp báo kết quả của hành động thiện ác , luật tâm thức…
+ Dưỡng sinh ( ăn uống , ngủ nghỉ sinh hoạt , luyện tập).
+ Điều chỉnh hành vi ( miệng, suy nghĩ , hành động) lành mạnh để hướng tới 1 kết quả có lợi cho sự sống.
+ Những kinh nghiệm về đời sống xã hội , nhân sinh , kiến thức cần có … cũng rất quan trọng để điều chỉnh hành vi. Nếu cứ làm 1 cái gì đó miên man, hoặc tập trung vào những thứ không thực sự cần thiết nhiều khi gây thêm rắc rối , phiền não.
Đó là nhận thức được nghiệp là gì ? thiện nghiệp gì ? Ác nghiệp là gì? Làm việc này tốt hay không tốt ? Làm việc này có hậu quả gì…
Khái niệm về phước ( phúc) …Phúc là thứ cần thiết cho kiếp nhân sinh , có phước giàu có , có phước tuổi thọ dài ,có phước học hành , có phước phu thê , có phước thông minh trí tuệ…Để có 1 đời sống như mong muốn , bạn cần loại phúc báo gì thì cày phúc báo đó. Phần lớn phúc được sinh ra và bị ảnh hưởng lớn từ đức ( đức hạnh, nhân đức , sống có tình nghĩa, biết trước biết sau).
Hiểu biết về cuộc sống rất quan trọng , có nhận thức đúng đắn thì mới có hành vi tốt , xấu. Cải vận chủ yếu là 1 chuối các vấn đề liên quan đến thân , khẩu , ý theo hướng tích cực.
+ Học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ , ông bà.
+ Từ những người bạn tốt , từ thiện tri thức “gần mực thì đen , gần đèn thì sáng”.
+ Xem các bộ phim về cuộc đời, lịch sử, dã sử. Tuy dân ta có vẻ thù nước Tàu nhưng văn hóa Trung Quốc cũng có nhiều thứ đáng học , từ truyện, phim ảnh. Các phim dã sử kiếm hiệp đều có các bài học , triết lý nhân sinh sâu sắc… Hơn là xem mấy phim khoa học viễn tưởng , rồi phim tình yêu nhăng nhít ( không thực tế) , hay phim giật chồng giật vợ ( nó cũng có chút ít về kinh nghiệm sống nhưng không đáng kể.
+ Điều quan trọng nhất là phải trải nghiệm , trải nghiệm từ cuộc sống của mình, gia đình.. suy tư về cuộc đời của người khác : tại sao có người giàu người nghèo , tại sao có người sống lâu người đoản mạng , tại sao họ ly hôn , tại sao đứa kia được quý còn mình bị ghét.
+ Cuối cùng là biết rõ chính mình , biết mình là ai , mình có phải kém phước không , mình có thiếu tuệ không —> cái này là quan trọng nhất… Nếu không thực biết mình cần gì thì làm sao mà cải tạo vận mạng được.
Tiết kiệm phước ( tiền bạc , sức khỏe , thời gian…) là điều mà gần như tất cả mọi người đều nên biết để có 1 cuộc sống ít rủi ro , biến cố. Hôm nay vận đỏ, điều kiện tốt có thể kiếm được 20 30 triệu 1 tháng , nhưng tháng sau thì chưa chắc ( khách hàng vắng , nghề nhiều cạnh tranh , sức khỏe không đáp ứng công việc …)
Con người được người ta cho rằng có thể thọ tới 80 , thậm chí hơn 100; nhưng con số thọ đó rất ít phụ thuộc vào quá nhiều điều kiện.. Nhìn xung quanh có người 20 30 đã ra đi rồi ( ung thư sớm, đột quỵ sớm … rồi tai nạn). Hơn nữa có sống được đến 80 thì cũng trải qua khá nhiều những năm tháng đau bệnh , rồi những đêm trằn trọc mong trời sáng , rồi mong trời tối để được đi ngủ..
Từ ý nghĩ , lời nói , hành động hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến loài vật , con người , môi trường..
Trong đạo Phật và 1 số đạo khác cũng có các điều đạo đức căn bản : không rượu chất gây say , không nói dối nói lời ác ngữ đâm thọc , không sát sinh , không tà dâm, không trộm cắp… Chủ yếu cũng là hạn chế các hành vi gây hại đến loài vạt, môi trường và người khác.
Để cơ thể ít bệnh , sống lâu chút thì tốt nhất là phải hạn chế tối đa sát sinh ( không biết thọ mang được bao nhiều , cứ không sát sanh đã).
Lao động kiếm tiền nuôi sống bản thân trước , sau đó thực hiện cách trách nhiệm với gia đình ( làm con , làm chồng , làm cha..) , trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Chọn 1 nghề để kiếm sống khá quan trọng , chọn nghề mà không làm tổn hại đến con người , môi trường , vật ; không bị xã hội lên án , được Nhà nước cho phép..Trong đó mỗi nghề là có đạo đức nghề nghiệp riêng. Với người nghèo , vận kém khó chọn được 1 nghề tốt , họ thường phải lao động vất vả, làm các nghề sát sinh , hà tiện ; gần như không có nhiều sự lựa chọn và gần như là duy nhất chỉ sống được với nghề đó. Rơi vào lúc như vậy hãy cố gắng ít tạo nghiệp xấu nhất có thể.
Dù bạn rơi vào tình huống nào hãy chọn điều tốt nhất có thể ,.
Một người bất hiếu , hay 1 người vong ơn bội nghĩa khó thành công trong cuộc sống... thất đức thì kiếm được cũng sẽ lại về 0
Nghèo khổ thì cũng là 1 đời , giàu có thì cũng là 1 đời… Khi chưa giác ngô giải thoát thì sẽ còn quay đi quay lại trong 6 nẻo luân hồi. Hành thiện tích đức vừa là để giúp chúng sinh khác vừa là giúp cho chính mình……
Gần như con người hay vật bạn gặp trong đời này thì cũng đều có 1 số nhân duyên trong các đời trước , từng là người thân , là bạn , là cừu nhân, là vợ là chồng cha mẹ của nhau. Kiếp trước là thân kiếp này có thể là thân , cũng có thể là thù… Ngay trong đời này thì t cũng trải nghiệm người từ kẻ thù chuyển sang thành bàn, rồi người khác từ bạn quay sang thù , từ người yêu thành người hận..
Con người không thể tồn tại độc lập với môi trường, đó là điều chắc chắn : không có nước để uống , không có gì để ăn , không có không khí để uống.
Cơm gạo có được là từ mồ hôi của bà con nông dân , đến được tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu xát thóc , đóng bao , vận chuyển ; mỗi 1 công đoạn đó lại có đóng góp của những người khác.
Nhìn chung những thứ từ điện nước, máy tính, điện thoại , phương tiện di chuyển … đều có sự đóng góp của rất nhiều người.
Trong 1 đời người sẽ khó tránh khỏi những sai lầm , gây ra những đau khổ cho người khác và cho chính bản thân họ. Nhận ra sai lầm , sám hối và sửa sai bằng những hành động tích cực đối lập với những việc xấu mình đã làm.. Sám hối cũng là 1 trong các phương pháp cải vận hiệu quả nhất trong đạo Phật.
Trong 1 số nghi thức có sám hối oan gia trái chủ , những người và vật bị mình hại trong đời này hoặc các đời trước. Nó gây ra 1 số bệnh nan y , không phát hiện được , những trở ngại lớn trong việc lập gia đình “duyên âm”.. Tìm hiểu trong clip “Chùa Ba Vàng”. Cái này có phải mê tín hay không chỉ có thể dừng ở vấn đề quan điểm , bản thân Tâm Học cho rằng là có thật , tuy nhiên bản thân cũng không nhìn thấy oan gia trái chủ , chỉ dừng lại ở niềm tin.
Để đối trị lại vận số bệnh tất mệnh yểu thì nên chăm sóc người bênh, vật bị thương , tích cực phóng sanh và không gây thêm thương tổn đến cá thẻ khác
Để đối trị lại vận số nghèo thì nên bố thí và đừng cản người bố thí ( nhất là đối với những bậc chân tu, nhưng người nghèo khó khăn cần giúp đỡ). Điều quan trọng nhất là phải chừa được tật tham lam và bỏn xẻn.
Để đối trị lại vận số ngu dốt thì nên gần các bậc thiện tri thức , nghe pháp , nghe kinh dần được khai ngộ. Tránh dè bỉu và khinh chê những người kém hơn mình…
Cuộc sống sẽ gặp nhiều vấn đề khi cơ thể không được khỏe, thường đau ốm , nhất là các bệnh liên quan đến sinh hoạt không điều độ , thêm sự lo lắng : trào ngược dạ dày ,tim , đại tràng do ngồi nhiều …
Dưỡng sinh bao gồm các hoạt động như ăn , uống ngủ nghỉ , sinh hoạt , các bài tập bổ trợ…
+ Ăn đúng giờ , chú trọng bữa sáng , từ chiều ăn ít hoặc dừng ăn.
+ Ăn đủ chất , nên tìm các thực phẩm có nguồn gốc thực vật thay thế cho các loại động vật tương đương.
+ Ngày nên ngủ 8 tiếng và ngủ trước 11h đêm.
+ Thực tập đi bộ mỗi ngày tăng đề kháng , giảm các nguy cơ bị tim mạch , các bệnh đường ruột.
+ Tránh ngồi nhiều , hoặc ngủ nghỉ quá nhiều ..
+ Hạn chế tối đa sử dụng các thiêt bị điện tử , nhất là trước khi đi ngủ 3 tiếng . ( nếu sử dụng quá nhiều như máy tính , tivi điện thoại sẽ khó ngủ , thậm chí gây đau đầu , sinh ra 1 số vấn đề khác …)
Nói chung do thời học sinh cấp I II , III rồi qua đó giai đoạn 2x tuổi , ăn thiếu chất ( không ăn rau) , sử dụng đồ ngọt có gas, rồi ngồi máy tính quá nhiều , thêm với thói quen thức thâu đêm , lo lắng , sợ hãi dẫn đến việc nhiều năm liền 2x tuổi mà yếu hơn cả học sinh lớp 9 bình thường. Ra đường là choáng , khó thở , thở dốc …
+ Hạn chế sử dụng đồ ngọt , có hoặc không có gas ( hại răng với đường ruột , giảm đề kháng , nguy cơ sinh bệnh K ..)
+ Ăn ít món dầu mỡ ,muối , các đồ chiên rán …
+ Ăn thứ dễ tiêu hóa, nhai kỹ ( thói quen ăn vội ăn lấy được dễ mắc đau dạ dày …mỗi lần nó thắt rồi quặn lại không làm ăn gì được).
+ Không sử dụng rượu bia ( trước ở chỗ ở cũ nội thành HN , 1 khu xóm có khoảng 20 gia đình thì 4 ,5 ông chết vì bia rượu do viêm ruột , dạy dày, tá tráng , trĩ ; có ông chưa được 40 ; mà hồi đó là rượu thật , rượu trắng chứ không như giờ có cả hóa chất , rượu rởm). Mấy ổng đó ổng thọ nhất được 60 , còn lại phần lớn là chưa được 50 . Xóm toàn bà góa.
+ Không nên ăn quá nhiều , vì tổn phước ; chỉ ăn cho cơ thể cân đối phù hợp với công việc. ( bệnh từ miệng mà họa cũng từ miệng)
+ Theo như· 1 số kinh nghiệm trên mạng thì ăn thực vật hoa quả bản địa ( do chính địa phương trồng) sẽ tốt cho sức khỏe hơn những loại từ vùng khác
+ Lỡ có các bệnh như dạ dày , đường ruột yếu, tá tràng thì nên bỏ cả đồ cay nóng ( dễ bị đi ngoài ra máu).
Định viết kể về tình trạng , Tâm Học cũng đã và đang trải nghiệm cả 2 cái bệnh trào ngược dạ dày , viêm đại tràng hay tá tràng rồi ( hiệu ứng ruột kích thích)…
1 câu chuyện từ Phật giáo Đại Thừa mà Tâm Học từng nghe qua 1 số bài pháp : Có 1 anh khoảng chưa đến 40 ( chuyện ở Trung Quốc), mắc 1 số bệnh.. A vừa dùng thuốc rồi ngày nào cũng tẩm bổ cả con gà to.. Cứ thế được vài tháng bệnh không khỏi mà ra đi luôn. Người không theo đạo Phật hoặc không hiểu họ cho rằng , ăn thế là bổ , rồi còn cả vụ ” ăn thịt chó giải đen” chỉ để thỏa mãn lòng tham ăn uống. Search google Vì sao “kinh đô thịt chó” Nhật Tân biến mất khi đang thịnh vượng? (24h.com.vn)
Nếu có đủ điều kiện ăn chay trường thì nên ăn , còn không thì vẫn có 1 số trường hợp thịt động vật ăn được ( ít tội).
+ Không ăn thịt người , thịt các loài mà xã hội cấm : thịt động vật hoang dã quý hiếm, các loài có cảm xúc mạnh như chó , khỉ , voi… Không nên bắt và ăn những loài thù hận lớn như rắn độc…
+ Không nên ăn khi người khác giết để cho mình ăn. ( không tự tay bắt và làm thịt)
+ Không nên ăn khi nghe thấy tiếng kêu của con vật khi bị giết.
+ Ăn loài không chân (cá , tôm…) ít tội hơn các loài 2 chân ( gà , vịt ..) , ăn loài 2 chân ít tội hơn các loài 4 chân ( lợn , bò…) , Theo 1 số trang thì thịt của các loài 4 chân gây bệnh với con người nhiều hơn loài 2 chân..
Tốt nhất là nên ăn ít thôi , Phật giáo Bắc truyền thì thiên về ăn chay , còn Phật giáo Nam tông thì ăn theo lòng thành của tín chủ ( cúng gì , ăn nấy , không biết có ngoại lệ gì không).
Có thể trên thế giới có lác đác vài người sống hơn 100 hoặc 200 tuổi nhưng không ai là không chết. Số người có thể sống trên 100 là rất ít chiểm tỉ lệ chắc chưa tới 0,009 %.
Nghèo khổ chết, giàu có chết, dân chết, quan cũng chết ,người nổi tiếng thì cũng chết. Người thì già mới chết, người thì vừa sanh ra đã chết , vừa ra dời đã ung thư chưa kịp làm gì , người thì mười sáu đôi mươi , vừa bước ra khỏi giảng đường dã chết…
Nếu ai mà sống đến 40 tuổi mà thấy đời toàn niềm vui , không có chút đau khổ gì thì xin chúc mừng vì bạn là người đại phúc, là thánh nhân giác ngộ , hoặc chắc chắn là kẻ bốc phét nhìn nhận vớ vẩn ..
Nhìn sức khỏe của bố mẹ dần đi xuống ,rồi chứng kiến cảnh họ dần xa mình. Những người hàng xóm , bà con xa …và 1 số người có thể là bạn không phải là bạn trạc tuổi ( mất khi còn khá trẻ) , vừa buồn cho họ lại lo cho thân.
Thấy những mối quan hệ từ thân thiết rồi thành nhạt nhòa , từ người yêu thành thù hận… từ ngày nào cũng muốn gặp , muốn nhìn thấy thành chỉ muốn ” biến” cho khuất mắt.
T thấy răng hình như điều kiện sống hiện đại , người ta nhiều bệnh hơn , yếu hơn ; ngày xưa đẻ toàn 6 , 7 8 , 9 người ; ngay đẻ 1 2 đã nuôi không nổi.
Bố tôi hơn t khoảng 40 tuổi , khi tôi có nhận thức được về sức khỏe mỗi người tức 6 7 tuổi thì ổng cũng có dấu hiệu tuổi già rồi ( 47 tuổi). Ổng dạy tôi đánh cờ tướng và ngay 1 2 ngày đã bị tôi hạ , ban đầu ổng còn chơi được 3 ván , sau dần dần ổng 1 ván là đau đầu. Tuy nói là ổng thọ 65 tuổi tức lúc đó tôi khoảng 24 tuổi ( chưa tới 24) , thì ông bắt đầu bệnh và yếu từ những năm t 13 14 tuổi , đau ốm suốt , dần dần ổng xem phim không hiểu nữa và khi t hỏi : bố xem có hiểu gì không . Ổng chỉ cười , rồi nói linh tinh , không nhận ra diễn viên này tốt hay xấu nữa..Vài năm bị tai biến nằm liệt , u não nhưng không mổ vì không có tiền ; vè tưởng chừng sức khỏe có tiến triển , hồi phục được và đi chợ bán hàng được ; nhưng rồi lại ngã thêm phát nữa ngay khi trên giường xuống…Nằm luôn mấy năm.
Còn ông chú tôi cả 2 ông 1 ông 41 tuổi , 1 ông chưa tới 60 ( ông chưa tới 60 thì trước làm thợ xây khỏe lắm, mỗi tội có thói nghiện rượu)… Ông 41 thì ốm đau từ trẻ , mất khi con gái mới học lớp 5. Còn ông 60 thì cũng đi viện , nằm viện mấy lần từ giai đoạn 50.
Về bản thân t, thì nhận thấy đời bị ăn hành đến 80% , toàn những chuyện không đâu tưởng chừng rất vô lý mà nó vẫn cứ xảy ra.
Dưới đây là nhưng vấn đề mà Tâm Học biết và phần nhiều đã trải qua rồi..
Người nghèo thì có 2 dạng chính đó , nghèo về kinh tế xuất phát từ xuất phát điểm ( nhà nghèo , bệnh tật , tai nạn viện phí không đủ , bị lừa gạt…, chiếm đoạt , do phạm pháp bị tịch thu).
Nghèo về hiểu biết cuộc sống thì đáng sợ hơn vì khi hiểu biết kém, học ít , nhận thức thấp lại thân cô thế cô nữa đúng là cực hình. Cuộc sống ở đô thị thì bon chen, kiếm tiền nói là dễ thì cũng dễ thật ,nói là khó thì cũng khó thật… Người hiểu biết ít về cuộc sống hay bị lừa , bị dọa nạt , dính đến tiền là sợ , dính đến pháp luật là ngại mặc dù chẳng có gì sai trái ( cứ dọa mời ra công an là sợ r). Khi rơi vào thế yếu thì cho dù có hiểu biết cũng vẫn gặp nhiều “đời vùi dập” . Sống ở khu dân trí thấp , tuy là nội thành, nhà san sát , va chạm là thường xuyên ; câu cửa miệng là “DM mày thích gì”? cho dù là sai lè , nói đạo lý không ăn thua; có ra phường thì cũng chỉ dừng ở hòa giải , cho đi tù thì sợ bị trả thù vặt.
Trong cái nghèo về kinh tế nó sinh ra đủ thứ , lo lắng nhiều gây bệnh ở tâm. Rồi phải lao động nhiều và nặng gây thêm các bệnh về thân “lao lực , chân tay đau nhức , chưa kịp chữa bệnh này thì bệnh khác đã tới , bệnh nền cả tá, nhà 4 người thì 3 người ốm …”
Trước đây khi t khoảng 10 tuôi thì ông già t ( bố t ) phải đối mặt với 1 đằng vợ ốm , 1 đằng mẹ ốm ( bà nội sắp mất) .. Rồi sau đó mẹ t ốm liên tục mấy năm từ năm t lên 8 đến 13 tuổi ( chỉ có mỗi bệnh trĩ , đi ngoài ra máu đến xanh xao , tí tưởng qua đời vì mất máu quá nhiều)… Hồi đó chưa có phương pháp hoặc không biết đến các cách hiệu quả , cũng đã đi viện mấy lần , rồi thuốc Bắc , thuốc Nam không khỏi.. Mấy lần đi viện gần mổ trĩ rồi thì lại về , sau r biết đến cửa Phật , bả gặp bác sĩ tiêm trĩ ( hết tầm 1 triệu là khỏi đến giờ 5 mũi tiêm , 200k/1 mũi). Bả ăn chay trường từ đó đến h cũng hơn 20 năm rồi. Bà già khỏi trĩ , thì đến bố tôi lại đổ bệnh , áp huyết cao , suy tim các kiểu ( trước chồng chăm vợ , rồi giờ đến vợ chăm chồng).. Ổng ốm liên tục mấy năm trời cho đến khi qua đời ( tai biến nằm nhà 3 năm cuối đời). Tôi đương nhiên cũng bị trầm cảm ,thêm ăn uống thiếu chất, sinh hoạt không điều độ …
Tranh chấp tài sản là vấn đề xảy ra ở bên nội , và đương nhiên t cũng đã nếm trải nghiệm quá đủ rồi. Cứ nói con trường hay cháu đích tôn là được ưu tiên nhưng nhà t nghèo nhất , phải ở nhà nửa thuê nhà nước ( thời trước chiến tranh , chủ nhà bỏ đi , ông bà nội tôi dọn đến ở , không có giấy tờ và cuối cùng đó là nhà thuê).
Nhà thì đông anh em , luật mới luật cũ đe nhau … 2 ông chú thì cũng có phần đất riêng ( 1 phần của cải tổ tiên để lại, 1 phần do người anh em với ông nội cho , và 1 phần họ gây dựng thêm). Tuy nhiên , là nhà thuê nhưng vẫn bị tranh chấp đòi chia với 4 người a/e khác ( nhà thuê , có phần đất cơi nới từ những năm 194x 195x).
Ngày xưa con gái không được chia , nhưng do luật mới nam nữ đều có phần hưởng tài sản do tổ tiên để lại..
Vừa là nhà thuê, lại vừa bị tranh chấp , nhiều năm trời t còn nghĩ mình đang ở nhờ , không dám và ngại mời bạn bè đến chơi.
Tranh chấp với hàng xóm , vấn đề này không rắc rối bằng a/e ; khi sinh hoạt chung , do yếu thế 1 phần khu sinh hoạt chung bị sử dụng mất.. Khi giải phóng mặt bằng , nhà t bị mất luôn cái bếp ( đã dùng từ vài chục năm trước) , vì lý do không ở liền kề với nhà ở .
Vấn đề giải phóng mặt bằng là rất lằng nhằng , hiện nay trên kênh quốc hội cũng có các phần như : kế hoach giải ngân chậm , rồi đến bù không thoải đáng… Khu t ở được vào diện quy hoạch làm đường vành đai từ khi ông già t còn trẻ, mãi 40 50 năm sau , ông già t mất , dục dịch đo đi đo lại mấy lần , rồi lại chờ đến mấy năm)
Trong phim ảnh ,vấn đề cung đấu, tranh chấp tài sản không phải hiếm ; nhiều trường hợp lợi dụng ma chay để làm điều nọ điều kia. Bà nội t mất vào lúc t học lớp 5 ( vì bên nội khó sống nên lớp 5 phải chuyển về quê học , ông bà già t vẫn ở trên thành phố). Hôm đó tình cờ bố t về đưa 2 mẹ con lên chơi tết Dương lịch 1/1 , thì xích lô vừa đến nơi thì bà nội đã được bế từ nhà t sang nhà ông chú út ( ra chơi thôi chứ k nghĩ là bà nội mất nhanh vậy). Tang lễ cho bà nội xong, bà cô lại mượn rượu rồi dem chuyện sang chửi “mục đích chính là đất đai” , nhiều lần họ có ý muốn tống cổ mẹ con t về quê. Giỗ đầu đươc tổ chức khá to, tuy nhiên bà cô cũng mất sau bà nội t khoảng 1 năm 6 tháng ( do ung thư vú và thọ 49 tuổi). Khi bà cô t , t ở quê, chỉ có bố mẹ t trên phố đén dự. Trong thời gian ốm bệnh , bà cô cũng xin lỗi bà già t. Nói chung bà cô t đi khá nhanh , tưởng khỏe , ai ngờ ung thư vú ( có các nghiệp xấu như uống rượu , làm cỗ bàn giét hại các con vật nhiều quá , trước có làm nghề bán phở ).
Vấn đề trùng tang , bà nội t mất năm t lớp 5, bà cô t mất vào hè lớp 6 , rồi đến chú út mất khi tôi lớp 7 hay 8 gì đó. Liền liền đi mấy người bên nội, bố t đi xem thì thầy bảo trùng tang . Hồi đó có biết cửa Phật , nhưng đạo Phật phần lớn là Bắc truyền , chưa có mạng internet như hiện nay. Phần nhiều là mê tín.Bố t cũng xin bùa về cho cả nhà, rồi cho cả 2 đứa em con 2 ông chú. Trong lòng t sợ hãi mong nó đừng bắt ai nữa, và t còn nghĩ về quê là con trùng nó không tìm thấy . ( về vấn đề trùng tang , có thể xem trên mạng nhưng trang Phật giáo ).
Lại nữa phải đến 10 năm sau , sau khi chú út qua đời thì đến bố tôi.. Ổng nằm liệt giường mấy năm , đi vệ sinh phải đóng bỉm. Rồi ông chú thứ 2 cũng dặt dẹo, đi viện mấy lần. Gánh nặng kinh tế đặt vào tay bà già t, ( t vừa bệnh yếu , lại chưa học xong , k kiếm ra tiền). Kể thì cũng chỉ giúp được bả nâng bố đi tắm rửa, dắt đi vệ sinh , đi lại ngoài đường, ban đêm trông cho khỏi ngã. Ăn uống cực kỳ ít và thiếu chất , mất ngủ triền miên, khó thở nữa .. khi ông già t mất , vẫn phải thực hiện “chỗng gây”, chịu tang cả ngày liên ( mặc dù trước đó mất ngủ mấy hôm rồi). Lại còn tục bắt ôm bắt hương khi mang lên xe buýt, xe đưa tang. Những ngày mới mất , nhà thì bé , không khí để thở không có , đôt nến 24/24 , t cảm giác muốn đi theo ổng luôn. Người ngoài họ thường đặt nặng về hình thức, mà không hề chú ý đến người thực hiện đã phải chịu những gì.
Bên ngoại thì đỡ hơn , nhưng cũng hao hao , mê tín nặng, mỗi lần cỗ bàn chỉ lo tập trung ăn , không thấy giải quyết những vấn đề khó khăn của người đang sống.
Trên mạng có bài hài :” Từ khi còn sống bà chẳng cho ăn, đến khi t đau bà lo ăm ẳm ,..”, r các ảnh chế khi còn sống thì phỉ ăn rau , cơm không có gì ; khi chết được cũng toàn đồ hoa quả, con lợn con gà đầy bàn thờ.
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống . Khi cuộc sống vẫn phải phụ thuộc vào phụ huynh. Làm gì mà không hiểu tầm quan trọng của ăn sáng , ăn đúng giờ nhưng với những nhà “hoàn cảnh” lại là cả vấn đề.
Thời 1x ,2x t cố gắng , nhiều lần chờ đến tận sáng để ăn bữa sáng rồi cuối cùng mẹ tôi lại nằm ngủ ỳ đến trưa. Khi t nằm ngủ đến gần trưa thì bả nói : phải dậy sớm mới được ăn sáng… Suốt nhiều năm liền vì thói tham công tiếc việc , bữa cơm tối toàn 9 10h đêm mới được ăn , và bữa trưa là 3 4h chiều… Những năm học sinh phải ăn vội ăn vàng rồi đi học. Nhìn chung nếu học sáng phần lớn là toàn nhịn , khi ông già t ốm bệnh thì ngày càng thiếu chất. Sống với mẹ thì sạch sẽ quần áo, sống với bố thì thỉnh thoảng được ăn ngon , nhưng quần áo mấy hôm không giặt ( trải nghiệm cả thời gian chỉ sống với bố và chỉ số với mẹ).
Ngay cả đến bây giờ nhà 2 mẹ con , điều kiện không khổ như trước , bà già t vẫn 3 4h chiều ăn cơm trưa , xem phim thời sự chán chê mới làm bữa tối 9 10h đêm. Nhiều lần góp ý , nổi cáu , bày tỏ … được 1 2 hôm lại đâu vào đấy.
Nếu như không tự chủ kinh tế thì chắc sức khỏe không vớt vát nổi.
Do có cái mác HN thêm 1 học lực cũng tốt , nên được tuyển vàonđội đi thi học sinh giỏi của trường. Năm đó thì bà già t bị trĩ nặng , phải điều
trị ở viện … Thỉnh thoảng t phải đi lấy lá ngâm hậu môn gửi lên cho bả. Ở quê sống xa bố mẹ , ông bà ngoại cưu mang ; cũng là lần đầu tiên trong đời trải nghiệm nằm
1 mình. Chắc chắn là không thuốc men gì đâu, thỉnh thoảng được gửi ít hoa quả bánh kẹo về qua 1 người hàng xóm bán thịt trên Hn. Mỗi lần được tiếp tế , t mừng lắm.
Bà ngoại thì thỉnh thoảng cũng cho tiền mua ít đồ ăn sáng ,vài tram đồng thôi ( đủ mua tí bánh vụn vụn).. Có hôm đói quá , đau bụng lả ở lớp , cô giáo chủ nhiệm cho 500 ra mua gì ăn, nhưng t xin về ( 1 đứa bạn cũng lớp đèo xe đạp về). Năm đó thi học sinh giỏi cũng ăn rùa được thành tích hs giỏi cấp tỉnh ; thi đúng 1 lần 2 buổi ( do bố và ông cậu đèo đi). T cũng ham hố gì đâu , học chính còn bùng đi học thêm học bồi dưỡng làm gì, chẳng qua bị ép thôi.
+ Kinh tế không đủ , học phí cao
+ Gia cảnh khó khan bố ốm , thu nhập của mẹ còn không biết có được 1 triệu 1 tháng không.
+ Thỉnh thoảng xung đột hàng xóm, khi bán nước khách đến gây sự. Nếu 1 cơn sân hận đánh nhau có thể ngồi tù và stop học luôn
+ Sức khỏe yếu , phương tiện đi lại khó
+ Thực tế học Đại Học nó khác xa với suy nghĩ , không phải cứ
học được và kiến thức là ok. Mà phải có kỹ năng giao tiếp , xã giao ..
+ Khác biệt quá lớn với đám bạn về đời sống sinh hoạt
Kể ra thì khá éo le , đời ông già t đến 3 4 đời vợ , bà già t là người cuối cùng , mà cũng chưa hẳn là cuối ; nếu dòng đời tiếp tục chảy thì ổng đã lấy người khác rồi ( vì vướng giấy kết hôn , gia đình người tiếp theo không đồng ý , vả lại vướng đứa con là t). Cũng không thể hoàn toàn trách ổng được , quen 1 bà hồi trung cấp thời chiến tranh ; rồi kiểu ổng đi lính không gặp thời gian dài ; người kia mang bầu …
Rồi xuất ngũ ( do bệnh nên người ta cho về ) , sau đó lấy vợ ( toàn gái theo , nghèo mà đào hoa đẹp trai , nhưng tình yêu cũng không chịu được dòng đời , nhà nội nghèo và cực kỳ khó ở, các bà vợ lần lượt bỏ ông lấy người khác , hoặc bỏ đi nơi khác).. Tính ra đến bà già t là thứ 4 , ổng cũng tưởng bả bỏ về quê là ở luôn ở quê .
Nhìn chung bà già t cũng éo le, cũng có tình trường trắc trở, thời trẻ cũng nhiều anh tán , hết a này đến anh khác. Rồi ngay cả “cau chia làng” sắp cưới rồi thì trục trặc , bên nhà gái bắt chờ cất mộ cụ nội mới cho cưới , nhà trai thì bố sắp mất nên cần cưới sớm. Và cứ thế là xa nhau thôi , bên kia bố mất là phải chờ 3 năm.. Trải qua vài mối tình khác, có phải cứ yêu là lấy được đâu, Đến lúc bả vã quá , không còn thiết tha gì sắm đồ , trang điểm nữa ,xác định là gái ế rồi ( tuổi 28 ngày xưa là chỉ có lấy chồng già hoặc ở giá – đâu phải cứ có nhan sắc là sẽ thoát FA đâu). Cuối cùng bả được người bà con gần nhà giới thiệu cho 1 a thợ sửa đồng hồ , ở HN có nghề nghiệp , và đó là ông già t. Ban đầu cũng nghĩ rồi lại giống mấy người kia thôi , bà cứ ừ cho xong chuyện , cưới xin cũng chẳng có gì ; có vẻ nhà trai quá nghèo với cưới vợ đến mấy lần rồi nên chỉ có 1 2 mâm cỗ.
Đến đời t, thế hệ an hem bên nội đều chậm lấy vợ lấy chồng , phần nhiều lấy không hạnh phúc ( chồng bỏ, vợ bỏ theo trai … ). Mấy đứa e đằng nội cũng ngoài 3x rồi , cả cháu nội , lẫn cháu ngoại ( con cô , con chú) đều lận đận cả… Nhà giàu cũng ế, nhà nghèo cũng ế, nhìn mặt cũng gọi là xinh trai , xinh gái, đứa có nghề nghiệp đàng hoàng cũng mấy đời người yêu , muốn cũng chẳng lấy được. Gần đây nhất là tổ chức đám hỏi rồi, đến gần cưới bị nhà trai lật kèo.
Chuyện của t cũng khá là éo le… nếu ai đó thường xuyên đọc status với mấy bài về tình yêu hôn nhân do t viết mà hiểu được thì dễ nói chuyện. Ngày xưa t cứ trách ông bà già sao không thế này , không thế nọ ; sao lúc đó không đối xử tốt , không vượt qua các hủ tục …nhưng khi đến lượt mình thì nát bét hơn , mặc dù rất cố gắng.
Giai đoạn bố t bị u não phải nằm viện, t rơi vào trầm cảm nặng , từ lâu rồi; còn bà già t thì phải ở trên viện suốt trông ông già t . Bác sĩ bảo : “Cháu thương cô , cô nghèo với chú thì bệnh . Bệnh của chú người ta bán mấy miếng đất chữa còn chưa khỏi , có khả năng thực vật suốt. Cô nên để tiền cho em , nó còn trẻ còn có tương lai. Bệnh trầm cảm thì lấy vợ là sẽ dần khỏi thôi.” Ông già t tuy bệnh u não không bình thường đầu óc nhưng cũng hiểu chuyện , nhất quyết không mổ nữa, về nhà. Âu cũng là cái số , ông về thì nhờ trời Phật phù hộ , tự nhiên lại bình phục tuy không được như người bt , nhưng có thể đi xe buýt rồi đi bộ ra chợ mua đồ. Tuy nhiên, được vài năm , vào 1 ngày ổng đứng lên từ trên giường và đập đầu vào tường từ đó là đóng bỉm luôn ; không vực được nữa. Tai biến u não , 1 số thầy về tâm linh có nói ông không sống qua 2009 nhưng cuối cùng cũng lết được đến 2011.
Trầm cảm lấy vợ sẽ dần khỏi thôi… đó có lẽ là phương án tốt nhất , nhưng lấy ai khi than bệnh trầm cảm , nghèo , lại có bệnh về than khác. Cũng có người yêu chứ có phải không đâu , nhưng hết lần này đến lần khác, đêm đến lại ôm quả tim rồi khóc “A di đà Phật cứu con” .. Vì toàn ăn chửi suốt, nhiều lúc không hiểu vì sao ăn chửi nữa. “oan gia ngõ hẹp” , nam giới mà kém phước thì khó lấy vợ lắm , người nữ lại không có vẻ thiết tha gì. Cũng được vài năm, nói chung là làm khổ nhau là nhiều ( số người kia cũng khổ ). Van xin hay khóc lóc cũng vẫn vậy, vẫn ăn chửi , t cảm thấy bất lực và tuyệt vọng vô cùng. Giữ nguyên trạng thái cũng không được , lấy về cũng không được , thôi thì “chia tay” giải thoát cho cả 2. Nhà thì có lênh giải phóng mặt bằng rất lâu rồi , xác định là về quê sống , người kia lại không muốn về quê; không chịu được khổ , có quá nhiều không hợp , không thể giải quyết được. Và cũng 1 phần là t cũng không thật ưng , mà t còn sợ nữa , cái duyên cái số …Đó là sự giải thoát , đau thì có đau ( khi lấy nhau tâm tính , điều kiện sống rất quan trọng , tình yêu trên chỉ dừng lại ở trong Game, cũng có vài lần người ta đến nhà t). 1 lần đến nhà ăn cơm , tặng cho t 1 cái quần jean hơi chật , 1 cái áo polo dáng om.. T thích đồ rộng , tuy nhiên đó cũng là món quà đầu tiên ngoài đời , người bạn gái tặng cho t. Lần thứ 2 thì đến thấy t ăn mặc luộm thuộm thế là đùng cái bỏ về và chửi bới.Lúc đó t đang tập xe máy , biết đi sơ sơ rồi , có đuổi theo cho đến lúc ng đó lên xe buýt. Sau 1 thời gian dài tưởng là chia tay luôn lần 2 đến nhà r, sau đó là không đến nữa, mãi cho đên khi bố t mất , ng đó cũng tự đến phúng. T lúc đo cũng rất tiều tụy , xanh sao , chống gậy chịu tang cũng không dám gặp bạn gái. Có lẽ người ta cũng nghĩ được đến tương lai rồi, 1 phần cha chết phải chịu tang ,con gái có thì, nên nói chia tay khi bố t vừa mất. Duyên số nó vẫn quấn lấy nhau và mãi cho đến khoảng 2013 hay đầu 2014 thì hết hẳn.
Sai lầm thuộc về cả 2 , đó có lẽ vừa là nỗi sợ hãi vừa là sai lầm đáng trách nhất của t. Khi không hiểu chuyện đời, không có gì , không biết gì mà cứ lao vào tìm kiếm tình yêu ( kiểu xem phim Hàn Quốc, r phim đại hiệp nên nghĩ rằng có thể thay đổi , có thể cố gắng). Sau nhiều năm t cũng thường mơ thấy , nhưng nó giống như ác mộng vậy , t không hề muốn gặp và cảm giác vựa sợ hãi vừa cảm thấy mình có lỗi.
Khoảng vài tháng sau đó , t và bà già về quê ngoại sống và cho thuê nhà ( có 2 tr/1 tháng và 1 khấu trừ mất vài tháng). Nói chung sống ở Hn mà không bon chen , nghèo thì bệnh càng nặng hơn, trầm cảm này , thiếu chất này , thiếu ánh sáng xanh xao , choáng váng do dung máy tính nữa, thêm kiểu khặc khừ ho lâu năm cứ tưởng bị lao. Ho khặc khừ suốt mấy năm sau đó, t cũng mới khỏi được vài năm thôi. Không hiểu chuyện đời, mang tiếng HN thật đó mà nghèo hơn người ta, đến cái xe wave, hay abale , hay SH còn không phân biệt được. Ở quê thời đó họ cũng ăn chơi rồi , không còn nghèo như những năm 2000, nhà tầng này, xe máy đầy đủ ( hiếm nhà không có xe máy lắm). Mình dân HN mà mạt hạng kinh người, t cố gắng kiếm tiền, cố gắng thay đổi để khắc phục sai lầm và nhược điểm cũ. Ngay vài tháng , giục và thuyết phục bà già t xây nhà tạm ở riêng ( vì ở chung nhà ngoại nhiều vấn đề phát sinh , khó phát triển ). Toàn bộ tiền dành dụm của bà già đã dồn vào xây căn nhà tạm , cố gắng kiếm tiền mua sắm , rồi chờ ngoài HN giải phóng mặt bằng. Và ít lâu sau đó , cũng Fallen in love với 1 em ở quê ,là con gái của 1 người quen của bà già t. Có khá nhiều điểm tình cờ , trùng hợp và t nghĩ đó là mối lương duyên của mình. Đó là người đầu tiên t được người khác giới thiệu ,đó là bà nội của em đó. Tuy nhiên tính nhát, t từ chối , sau r lại dính vào cơn say tình. Cố gắng hết sức thay đổi bản thân , mua sắm hết đồ trong nhà, chuẩn bị hết các thứ. Chờ đợi , chờ đợi suốt hơn 3 năm , rồi cuối cùng vẫn phải đắng long nhìn em lấy người khác. Mấy năm nhắn tin , mà chỉ đọc không rep nổi lấy 1 lời ( vì ng ta cũng có vấn đề về tình cảm, cũng bị đá 1 lần). Duyện nghiệp kinh khủng lắm đó, nếu bình thường cứ nhắn vài câu từ chối cho xong , nhưng kiểu nửa muốn nửa không. Hơn nữa cả 2 nhà cũng “đẩy thuyền nhiều lần” , mà không có được.
Nhiều lúc nghĩ lại rất là hận và bực nhưng nhờ vậy mà t hiểu ra rất nhiều thứ trong cuộc đời. Nếu không có mấy vụ fallen in love , và đau tình thì t vẫn chỉ là 1 thằng mọt sách, giỏi máy tính , chơi Game ngoài ra không biết gì cả. Câu chuyện về người thứ 2 cũng chỉ kể vắn tắt như vậy thôi , người 1 thì suốt chỉ chửi t, người 2 thì không rep nổi lấy 1 lời.
Do suy nghĩ nhiều , lo lắng sợ người kia lấy chồng nên t cũng ăn thêm 1 số bệnh như trào ngược, đại tràng.. rồi cuối cùng cũng là lấy người khác. Có nhiều người biết trước cái kết sẽ là như vậy.
Rồi câu chuyện về mối tình tiếp theo vẫn đang được viết tiếp. Nhiều khi những người t gặp đều là nhân duyển, đến để giúp t học được những bài học cuộc đời.
T cũng chẳng quan trọng vấn đề có cưới được không nữa, t tập trung cải vận và sửa tật xấu cho bản thân và người khác. Có những điều trùng hợp xảy ra khi t lại gặp những người có tính giống mình , và rơi vào hoàn cảnh tương tự để xem mình khi gặp hoàn cảnh như của họ có làm tốt hơn họ không , hay chỉ là “sao không thế này , sao không thế kia rồi thì mình còn nát bét hơn người khác”
Vấn đề nhân duyên nam nữ rất phức tạp , không phải cứ cố là được , không phải cứ chung thủy là người ta sẽ đồng ý và có cái kết có hậu.. Đứa ngôn tình mà gặp đứa lăng nhăng thì không cái nào khổ hơn, chung thủy 1 cách mù quáng cũng là cái tội vừa là cái ngu do nhìn đời không chuẩn. Khi nói đến duyên số ,tình yêu nam nữ, nếu không hiểu chuyện thì tốt nhất nên im lặng . Nhiều khi người trong cuộc họ đã rất cố gắng r lại gặp phải những đứa vớ vẩn khoái chỉ trích , có người chỉ 1 mối tình là cưới , chỉ găp 1 lần là cưới , cũng có người yêu đến mấy năm rồi cũng chẳng cưới xin gì được.
Chín chắn , phát triển bản thân , cày các phước về nhẫn nhục , tài chính , nhan sắc thì tình yêu , quan hệ mới bền được..
Trầm cảm mà không phải muốn lập gia đình mau khỏi bệnh là được đâu. Khéo trầm cảm còn nặng hơn ,khi đời éo le đó. Nó không đơn giản với người mang nghiệp chướng nặng.
Đối với t gặp khá nhiều rủi ro , việc bị đen vào đúng ngày mồng 1 âm lịch hàng tháng xảy ra như cơm bữa.. Trước đây chục năm , cứ ngày mồng 1 là ăn chửi, riết rồi quen, phản kháng chỉ tổ mệt thân. Chuẩn bị rặn rò người thân cũng không ăn thua. Rồi từ khi bị đen ngày mồng 1 thế là những ngày sau đó lại lo lắng không đâu.
Khi đem tro cốt của ông già t đi chôn , thì cũng được 1 thầy xem cho giờ tốt để đặt hũ rồi ( thiêu nên chỉ chôn 1 lần không phải bốc mộ) . Thế mà vẫn bị người nhà bên nội ( chú ruột và bà cô ruột thứ 2 ) làm chậm mất cả giờ tốt, thành giờ kỵ. Nói chung cũng không có ông chú với bà cô giúp sức thì tang lễ cũng khó cử hành suôn sẻ, tuy có nhiều hiềm khích nhưng khi tang lễ tình anh em vẫn còn. Bà cô cũng là người lo 1 số khoản tiền xây mộ cho ông già t. Về khoản đất đai thì cũng không được chọn, khi ông già t còn sống , nhà t đã đặt sẵn đât ở quê ngoại rồi. Cuồi cùng khi mất cũng theo bên nội chôn quê nội gốc làm tốn kém thêm và sau này có vấn đề gì lại phải cầu cạnh người ta. Nói là quê nội nhưng t chưa bao giờ ở đó và không có đất đai gì ở đó, đến bố t còn chưa ở đó chứ đừng nói là t ( ổng già t hơn t những hơn 40 tuổi thời chiến tránh chạy nạn lên HN).
Với người nghèo có chỗ ở là may mắn lắm r, có chỗ chôn cất là yên lòng rồi ; hướng nọ hướng kia có được gì đâu. Lại chuyện hướng, chôn cất và bốc mộ mặc dù nhờ thầy nọ thầy kia , xem các kiểu cuối cùng vẫn kêu kỵ lên kỵ xuống. Nhà đông con , mê tín đối khi lại là cái họa cho người đã khuất, cứ thế mà gieo rắc sợ hãi . Hỡn nữa với tình hình xã hội hiện đại , đời ông bà đẻ đông con ,đến đời con cháu thì ít dần ( đất để chia cũng ít đi) , phần lớn là cúng giỗ được đời ông nôi, ông ngoại , xa hơn nữa thì chịu. Quy hoạch , dự án các kiểu , không con cái thì cũng thành nấm mồ hoang thôi chứ có gì đâu ( trừ những người có họ to , khi còn sống có các ảnh hưởng lớn đến xã hội).
Nhắc đến chuyện hướng mộ thì nhà ngoại gần đây xích mích nhiều, từ ngày bốc chôn cất, tổ chức cũng do các người e bà già t quyết định hết ( họp như không họp). Họ xem thầy nọ thầy kia, mỗi người xem 1 kiểu, tổ chức như mong muốn của họ rồi cuối cùng lại động nọ động kia, lại đi xem đi xem lại … Cứ những lần xem là gần như không khéo thành tội đồ , vì động nọ động kia đổ lỗi cho người này người khác, tổ chức thì tốn tiền. T sống ở quê ngoại nhà có 2 người , t cũng không cần các kiểu như lấy mối quan hệ ( nhìn chung nếu đi mừng nhà nọ , nhà kia 100% là thiệt).
Về quan điểm thì vẫn ưu tiên lấy đức cải mạng , chuyện phong thủy chỉ xem như phần tham khảo , như hướng nhà tránh gió , tránh bụi, thoáng dễ thở, nền cao để khỏi rắn rết chui vào..
Như việc ở bên nội , việc bà nội ra đi không để lại di chúc , nhà có nhiều hơn 5 người anh em ruột ( tính là 5 vì 1 người bị mất từ đỏ hỏn , những người con riềng của bà nội với người chồng trước đều chết khi chạy sơ tán ).
3 anh em trai thì 2 người em đều có 1 đất riêng ( nhà hoặc đất để xây riêng biệt không phải nhà thuê), trong khi nhà anh cả ( ông già t) lại là nhà thuê Nhà nước ( nhà hoàng do người chủ đi nơi khác , cuối cùng lại thành Nhà nước cho thuê). Vì ông chú cũng còn khẩu chung ở bên phần đất nhà t, nên vấn đề tranh chấp vẫn thường xảy ra ( mặc dù đã có nhà tổ tiên cho r, nhà 2 ông chú đều to hơn nhà t). Đấy cũng là cái lí do mà t bị hành suốt từ lớp 2 cho đến khi thôi học Đại học. Rắc rối thứ 2 là chuyện luật mới , luật cũ ( luật mới thì con gái cũng được chia tài sản như con trai , nhưng ngày xưa thì không có chuyện đó , vì giấy tờ nhà không rõ ràng nên vẫn bị cái cớ để đòi chia 5).
Ngay cả cái giấy khai sinh của t cũng ghi sai tên bố ,mẹ phải sửa lại mấy lần , điều này khiến việc nhập học gặp nhiều khó khăn.. Ngày xưa từ quê nhập tịch ra nội thành HN là rất khó, họ thường có câu “Hộ khẩu Hà Nội” , giờ mấy năm gần đây thì dễ r. Cũng chính cái giấy khai sinh đó cũng gây thêm nhiều rắc rồi trong việc làm CCCD gắn chip sau này. Hơn 1,5 năm trời mặc dù sốt sắng đi làm , chờ đợi vướng mắc mỗi cái “Nguyên quán” trong hộ khẩu, với “Quê quán” … Nguyên quán là ở hộ khẩu là lấy quê ông nội “Bắc Ninh” , giấy khai sinh “Thường Tín”, làm sao mà đến Bắc Ninh để xin chứng nhận là người ở đấy trong khi t chưa ở đó ngày nào , cũng chẳng có tí đất và liên hệ gì . Cái giấy khai sinh cũng không sửa được luôn , mặc dù t sống và khai sinh ở quê ngoại ; đến bà già t người đi làm giấy khai sinh cùng đi cũng không xin sửa được luôn. Thủ tục “hành” chính. Trường hợp của t còn chưa 1 lần làm CCCD , là được ưu tiên mà còn như vậy đó.
Nguyên cái khái niệm về “Nguyên quán” và “Quê quán” nó cũng là 2 cái khác nhau, nguyên quán là quê ông nội, quê quán là quê cha.
Những rắc rối đó đã gây thêm áp lực cuộc sống , trầm cảm càng nặng, rồi tim mạch . An cư thì mới lạc nghiệp, ngày xưa đến dẫn bạn về chơi nhà của mình t còn ngại , vì t không dám nghĩ đó là nhà mình luôn.
Khi còn bé , bà già t kể khi mang thai t , bà ngã như vịt suốt hết ngoài đồng rồi lại ra HN bán hàng mà chẳng bị sẩy thai. Rồi khi t mới đẻ được vài tháng , hệ tiêu hóa kém đi ngoài phân trắng , tưởng là chết chắc. Bà già đi vay tiền cho t đi viện không được; khi vay được thì t cũng đã tự khỏi bằng phương pháp chữa dân gian từ bà ngoại.
Mới 2 ,3 tuổi thì cũng tí nghẻo , khi đứa trẻ ra gần bờ ao chơi ( với 1 ku hơn vài thàng tuổi bên ngoại). Chơi đùa thế nào , t ngã luôn xuống ao ngập thủ cả người lớn. Khi bà dì phát hiện thấy thiếu 1 thằng thì toán lên chạy ra xem…( hồi đó bả đang thời con gái , yêu đương nên chăm chỉ gội đầu) , thấy t đang thấp thỏm bám vào 1 cọc tre thì vớt lên. Những kí ức đó t không có khả năng nhớ được , phần lớn là nghe lại từ chuyện của người khác.
T chỉ có thể nhớ được 1 số chuyện xảy ra khi 4 ,5 tuổi , cảm xúc lúc đó, còn lâu hơn nữa thì t chịu. Hồi vài tuổi đến 12 13 tuổi thì còn khỏe, ít bệnh. T còn nghĩ mình bất tử , không thể chết được ( từ nhỏ đến giờ t chỉ bị nôn khoảng vài lần thôi , đều liên quan đến ăn uống ; 1 lần vào khoảng cấp 1 bị nôn sau khi ăn bánh của ông ngoại thì phải … rồi đến lớp 8 thì bị ngộ độc thực phẩm phải đi trạm xá ở phường ; và sau đó là vài lần nôn nữa). Từ lúc ngộ độc thực phẩm kết hợp với ông già t yếu dần , chìm trong bệnh tật là sức khỏe t không ngóc lên được. Từ 8 9 phẩy môn thể dục mà đến năm lơp 9 chạy 3/5 vòng quanh trường đã như sắp chết ( t phải nằm gục ở góc trường để thở). Lần ngộ độc đó t nhớ có liên quan đến 1 loại bánh, bánh khảo thì phải , do ông già t mua về thắp hương.
Rồi cái đáng nói là khoảng 20 tuổi , bị sốt xuất huyết mà không đi viện. Lần đó mà ông chú ruột không bảo : anh chị xem thằng nó bao sao , t thấy nó yếu lắm rồi đấy; không đi viện quả đấy chắc cũng được 15 giỗ rồi. Đi viện thì đen, gặp mấy e sinh viên thực tập, lấy ven truyền nước sai làm lệch ven mấy lần. Đi đúng hôm ngày lễ nen viện thì vắng, cũng may còn có 1 2 y tá có kinh nghiệm. Cuộc sống của con nhà nghèo, nhà k có điều kiện chăm sóc thì vấn đề nhỏ cũng thành to , lỗi nhỏ cũng thành nặng. Từ năm t 24 tuổi cho đến h , t cũng chưa đi khám lần nào ( 1 phần vì nghèo , rồi thành quen t cũng kệ luôn). Trước đây có đi viện khám cũng chỉ uống được 1 2 liều thuốc r bỏ đấy vì sợ nhà không có tiền chữa.
+ Thích nuôi pet , có những con không biết chăm để nó bị chết ( hồi nhỏ) , đo là những con chim , con ốc mượn hồn , chuột bạch ,cá; trẻ kon đua nhau chơi mua ở cổng trường . Những thứ như vậy dù không phạm luật Nhà nước ,không bị xã hội lên án, nhưng có lẽ cũng đã để cho t khá nhiều phiền phức bởi ác báo.
Cái này t cũng kể nhiều trên status , 1 vài bài viết trong cuốn sổ tay cá nhân. Khởi nguồn cũng là ông già t trong việc kiếm sống mưu sinh; bán hàng kinh sách ở chùa Quán Sứ ( trước không hiểu còn bán cái lá thẻ tử vi). Cuộc sống chồng 1 nơi vợ 1 nơi, ông già t mang cho bà già t cuốn kinh Bát Dương ( kinh này được xem là kinh chế không phải kinh chính của Phật giáo ), kinh cũng có chú đại bi cũng có tán hương… Hồi đó t khoảng 5 tuổi. Vài năm sau đó thì t biết quyển kinh Kỳ cầu ( bài kinh ngắn và bé tí , bà nội và 1 số bà hay có). Thời gian dài được bố thuê niệm hồng danh lấy tiền mua truyện tranh và chơi điện tử. Ổng thuê niệm Quán Âm, Văn Thù, A Di Đà, Địa Tạng… Sau đó cũng đọc chú đại bi ( mặc du chẳng hiểu gì cả) , rồi vài phẩm kinh Pháp hoa ( toàn kinh Phật giáo Đại Thừa). Bà già t có lẽ do nhân duyên với kinh Bát Dương , rồi dần dần chuyển sang đọc tụng Pháp Hoa ( có 2 quyển dịch Thích Tuệ Hải và Thích Trí Tịnh). Theo như t nhớ, thì cũng rất nhiều lần tụng kinh rồi xin cho bán được hàng , kiếm được tiền thì đều linh ứng. Cũng nhiều năm liền kiếm sống bán tét ở chùa Quán Sứ , dịp tết là kiếm dduuowcj nhiều chứ trong năm thì vắng.
Ngày xưa khu bên trái chùa xây tường vàng , khai um vì nhiều ông đái bậy. Cũng vài lần được bố dẫn vào niệm Phật ngồi thiền trong chùa Quán Sứ , xem các bức tranh nhân quả. Sau dần thì bà già t bén duyên với chùa Hưng Ký , bả hay vào đó làm công quá, một phần cầu khỏi bệnh , 1 phần kiểu muốn t thi đậu. Cũng gia nhập 1 đạo tràng ở gàn đó, t hồi đó có đi vài buỗi nhưng không hiểu gì cho lắm , chỉ biết sơ sơ về Tam quy Ngũ giới , bồ tát giới ,bố tát , vài tiểu sử các bộ phim Phật giáo. T thọ Bồ tát giới cùng đợt với bà già t , khoảng lơp 7 8 (mặc dù không hiểu rõ về giới luật , theo ông già t cứ quy cho chắc ăn). Ông già t thì bán hàng ở chùa nên cũng quen cụ Tứ , thỉnh thoảng đói không bán được thì cụ Tứ ( TT Thích Thanh Tứ) cho ít đồ ăn.
Bên nội khổ , kém phước hơn bên ngoại nhưng cả 2 ông chú ruột khi mất đều biết niệm Phật ..Ông chú thọ 41 tuổi thì cũng làm mấy đàn Dược Sư rồi nhưng không khỏi , bị lao phổi từ bé, gầy gó.. Xét về ác nghiệp cũng không thấy nhiều, có đánh ai bao giờ đâu, ngày xưa thì làm gì có nhiều gà vịt cá để ăn.
Trầm luân trong đau khổ, càng cấp 2, cấp 3 rồi vào Đại học càng khỏ hơn … Niềm tin với đạo Phật càng sâu… Từ lúc có cái máy tính , có cái mang internet tuy nó để lại vài hệ lụy xấu nhưng lại là con đường đạo rộng mở. Được nghe pháp phù hợp , dần dần hiểu thêm nhiều , chứ học ở đạo tráng ít đi ,buổi đực buổi cái, có thành viên mới lại dạy lại từ đầu. Các bà cụ bà vãi ở quê trước đây mặc dù đi chùa nhiều nhưng nặng về tín ngưỡng , mê tín , không phân biệt được Phật Thích Ca, Phật A Di Đà… phần lớn thứ duy nhất chác chắn biết là nhờ Phật che chở, Phật độ. Bà ngoại t thì dù có công kiến thiết chùa, rồi làm con hương , khuyến giáo ủng hộ xây chùa ( ngày xưa thì chùa và mẫu ở chung) , đi chùa nhiều năm nhưng biết hướng thiện , còn pháp thì không biết được là bao nhiêu, không biết luật nhân quả là gì luôn.
T để ý lần đó, mình ăn quá nhiều định mua thêm mấy thứ kiểu nhậu, ăn cho sướng miệng ( nem chua , nem chạo bì lợn…) kiểu ăn vã .. Cũng vẫn uống thuốc mà nó vẫn ra. Sau đó t giảm chế độ ăn , không ăn vã không mua thêm nữa , không uống đồ ngọt nữa thì nó đỡ không ra được vài tuần. Rồi hứng lên tưởng khỏi r, đi làm bát cháo vịt ( hạt tiêu), thế là lại ra…. Thôi cạch , kinh nghiệm của t là uống thuốc kết hợp với ăn thật ít cái gì dính đến thịt động vật càng tốt. Mấy năm trước ,ông cậu còn xui là ngày làm con vịt, ăn vào là hết gầy ngay. Cũng may , béo cũng do cơ địa của từng người , chứ bà già t từ lúc khỏi bệnh có ăn cái gì tẩm bổ đâu ( toàn rau với đậu , thỉnh thoảng có vài món chay).
Ở trên là cần chú ý bệnh của người thân ( đặc biệt ) là bố mẹ, a chị em để có hướng phòng bị dần dần. Cái này đúng luôn ở bên nội , 5 anh em 5 bệnh ung thư , người ra đi nhanh , người thi u lành , người thì chữa trị thêm phước nữa hơn chục năm vẫn chưa ra đi.
Thứ 2 , hãy chú ý đến những bệnh hồi nhỏ.. Những vấn đề hồi nhỏ đôi khi trở thành mãn tính. Hồi nhỏ vài tháng tuổi t bị đi ỉa phân trắng, bà già sợ là t chết chạy đôn chạy đáo đi vay kiếm tiền cho đi viên. Nhưng lúc vay được tiền đi viện thì t đã khỏi nhờ phương pháp dân gian của bà ngoại ( đó là bệnh liên quan đến đường ruột). Đến lớn mười mấy, 2x ,3x vấn đề về đường ruột vẫn là bệnh chính . Hồi 5 6 tuổi r thỉnh thoảng lại mơ thấy răng bi vỡ và gẫy hét, thì lớn lên cũng vậy , răng sâu và gẫy quá nhiều luôn ( di truyền từ bà già t). Cũng vì cái vấn đề nghèo nên t phải ôm cái bộ răng sâu nhiều năm trời, nó cứ sâu rồi viêm, gãy dần ( hồi xưa ông già còn khỏe thì lại ra nha sĩ , chứ bố khuất dần là khổ lắm). Mãi đến 3 năm nay có chút tiền mới đi làm và sửa 2 3 cái răng.
Tóm : + chú ý bệnh bệnh từ ngời thân ( bố mẹ , anh chị em ruột , xa chút).. Ở quê có 2 ông con chú con bác ddeuf ra đi vì ung thư ( khoảng hơn 40 1 tí , thói quen uống rượu). Họ mất được gần 20 năm r.
+ Chú ý các bệnh , vấn dề hay gặp lúc nhỏ
+ Chú ý các bệnh thường gặp với nghề ( nghè IT hay Stress, trĩ do ngồi nhiều …)
Lười tóm tắt nên đi copy cho nhanh
Kinh tụng tiếng Việt: mangala_viet.mp3
Võ Tá Hân phổ nhạc, Bảo Yến hát: mangala_by.mp3
Chư Tăng Thái Lan tụng tiếng Pali: mangala_thai.mp3
Sách PDF: 38 Pháp Hạnh Phúc, Mahà Thông Kham, Minh Đức Triều Tâm Ảnh hiệu đính (2010)
1. Bahū devā manussā ca maṅgalāni acintayuṃ, |
“Many devas and human beings have reflected on blessings, longing for safety, so declare the highest blessing.” (1) (translated by Bhikkhu Bodhi) |
1. “Nhiều chư Thiên và nhân loại, trong khi mong mỏi các điều hưng thịnh, đã suy nghĩ về các điềm lành, xin Ngài hãy nói về điềm lành tối thượng.” |
1) Nhiều Thiên nhân và Người, Suy nghĩ đến điềm lành, Mong ước và đợi chờ, Một nếp sống an toàn, Xin Ngài hãy nói lên Về điềm lành tối thượng. |
“Maṅgala” theo Bhikkhu Bodhi có nghĩa là auspicious (điềm tốt lành, thuận lợi), foretoken of good fortune (điềm, dấu hiệu báo trước cho sự may mắn, thịnh vượng). Nhưng ngài Bodhi dịch thoát ý là “blessing” (phúc lành, hạnh phúc, may mắn) để thích hợp với giọng kệ tiếng Anh.
Một vị Thiên tử (con của một vị trời) đến gặp Đức Phật và xin Ngài chỉ dạy về những điềm lành để có đời sống tốt, hưng thịnh.
2. Asevanā ca bālānaṃ paṇḍitānañca sevanā, |
“Not associating with fools, |
2. “Không thân cận những kẻ ác, thân cận các bậc sáng suốt, và cúng dường các bậc xứng đáng cúng dường, điều này là điềm lành tối thượng. |
2) Không gần kẻ ngu si, Thân cận người hiền trí, Cúng dường bậc xứng đáng, Là điềm lành tối thượng |
Đức Phật dạy đầu tiên có 3 điềm lành: tránh xa kẻ ngu (bāla, fool, ignorant), thân cận người hiền trí, thiện tri thức (paṇḍita), cúng dường (pūjā) những bậc xứng đáng để được cúng dường. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Người ngu ở đây là người không biết phân biệt thiện ác và có khuynh hướng theo các điều xấu ác. Bậc trí hiền là những người có đạo đức, tinh cần học và hành trong giáo pháp. Tôn kính và dâng tặng phẩm vật đến các bậc tôn túc, phẩm hạnh thanh cao là một điều quý nên làm.
Patirūpadesavāso ca pubbe ca katapuññatā, |
“Residing in a suitable place, |
3. Cư ngụ ở địa phương thích hợp, tính cách đã làm việc phước thiện trong quá khứ, và quyết định đúng đắn cho bản thân, điều này là điềm lành tối thượng. |
3) Ở trú xứ thích hợp, Quá khứ tạo nhân lành, Hướng tâm theo lẽ chánh, Là điềm lành tối thượng |
Có 3 điềm lành:
– Trú xứ (desa) thích hợp (patirūpa) là những nơi có môi trường văn hóa xã hội tốt cho sự tu tập. Ở bầu thì dài, ở ống thì tròn. Chúng ta thường bị tác động bởi hoàn cảnh xã hội. Ở những nơi chỉ chuộng hình thức hào nhoáng bên ngoài, hưởng thụ vật chất, chạy theo nhu cầu dục lạc, lễ nghi rườm rà, chuộng các lời hoa mỹ rỗng tuếch thì cũng khó tu tập.
– Nếu trong quá khứ của đời này, hay trong các đời trước, đã tạo các công đức (katapuññatā), nay, quả phước lành sẽ được gặt hái trong hiện tại. Đây là một điềm lành. Bằng không, hãy nỗ lực làm việc thiện, để tạo nhân lành cho tương lai.
– Một điềm lành khác là tâm ta có định hướng chân chánh, đúng đắn (sammāpanidhi), hiệp theo lẽ đạo. Đây là điều quan trọng, phải có tác ý đúng.
4. Bāhusaccañca sippañca vinayo ca susikkhito, |
“Much learning, a craft, |
4. Kiến thức rộng và (giỏi) nghề thủ công, việc rèn luyện khéo được học tập, và lời nói được khéo nói, điều này là điềm lành tối thượng. |
4) Học nhiều, nghề nghiệp giỏi, Giới luật biết tu tập, Có những lời khéo nói, Là điềm lành tối thượng |
Có 4 điềm lành ở đây: được học và có nhiều hiểu biết (bāhu-saccam) , có nghề nghiệp tốt (sippam), biết hành trì các nguyên tắc giới luật đạo đức (vinayo), và biết dùng ngôn từ hòa ái, chân thật.
5. Mātāpitū upaṭṭhānaṃ puttadārassa saṅgaho, |
“Serving one’s mother and father, |
5. Phụng dưỡng mẹ và cha, cấp dưỡng các con và vợ, các nghề nghiệp không có xung đột (thuần là công việc), điều này là điềm lành tối thượng. |
6) Hiếu dưỡng mẹ và cha, Biết nuôi nấng vợ con. Việc làm không xung khắc, Là điềm lành tối thượng |
Có 3 điềm lành: phụng dưỡng cha mẹ (mātāpitu), nuôi nấng gia đình (puttadārassa), có công việc làm không gây xung đột (anākulā) với người khác.
6. Dānañca dhammacariyā ca ñātakānañca saṅgaho, |
“Giving and righteous conduct, |
6. Bố thí và thực hành Giáo Pháp, trợ giúp các thân quyến, những việc làm không bị chê trách, điều này là điềm lành tối thượng. |
6) Bố thí, hành đúng pháp, Giúp quyến thuộc họ hàng, Hành xử không tỳ vết, Là điềm lành tối thượng |
Có 4 điềm lành: có lòng bố thí rộng rãi (dānā), có phẩm hạnh trong sạch theo giáo pháp (dhammacariyā), biết giúp đỡ bà con họ hàng (ñātakā), có những hành động giao tiếp trong sạch, không bị chê trách (anavajjā).
7. Ārati virati pāpā majjapānā ca saññamo, |
“Desisting and abstaining from evil, |
7. Sự kiêng cữ, xa lánh điều ác, tự chế ngự trong việc uống các chất say, và không xao lãng trong các (thiện) pháp, điều này là điềm lành tối thượng. |
7) Ghê sợ, tránh điều ác Không nghiện ngập rượu chè, Tinh tấn hành thiện pháp, Là điềm lành tối thượng |
Có 4 điềm lành: biết ghê sợ (āratī) tội lỗi, biết tránh xa (viratī) tội lỗi (viratī pāpā), không rượu chè say sưa làm u mê (majjapānā), tinh tấn (appamādo) làm các điều lành, thiện pháp (dhammesu).
8. Gāravo ca nivāto ca santuṭṭhi ca kataññutā, |
“Reverence and humility, |
8. Sự cung kính, khiêm nhường, tự biết đủ, và biết ơn, sự lắng nghe Giáo Pháp vào đúng thời điểm, điều này là điềm lành tối thượng. |
8) Sống lễ độ, khiêm cung, Tri túc và tri ân, Đúng thời, nghe giảng Pháp, Là điềm lành tối thượng. |
Có 5 điềm lành: thái độ lễ phép có văn hóa (gāravo), tính khiêm hạ (nivāto), biết sống đủ, tri túc (santutthī), biết nhớ ơn, tri ân (kataññutā), và biết đến nghe Pháp (dhammassavanam) đúng thời, đúng lúc (kālena).
9. Khantī ca sovacassatā samaṇānañca dassanaṃ, |
“Patience, being amenable to advice, |
9. Sự nhẫn nại, trạng thái người dễ dạy, và việc yết kiến các bậc Sa-môn, sự bàn luận Giáo Pháp lúc hợp thời, điều này là điềm lành tối thượng. |
9) Kham nhẫn, biết phục thiện, Thường đến gặp Sa-môn, Ðúng thời, đàm luận Pháp, Là điềm lành tối thượng |
Có 4 điềm lành: biết kiên nhẫn (khantī) và chịu đựng, biết phục thiện dễ dạy (sovacassatā), thường thân cận các bậc tu hành (samana), và đàm luận, trao đổi học Pháp (dhammasākacchā).
10. Tapo ca brahmacariyañca ariyasaccānadassanaṃ, |
“Austerity and the spiritual life, |
10. Sự khắc khổ, và thực hành Phạm hạnh, sự nhận thức các Chân Lý Cao Thượng, và việc chứng ngộ Niết Bàn, điều này là điềm lành tối thượng. |
10) Tự chế, sống phạm hạnh, Thấy chân lý nhiệm mầu. Thực chứng quả Niết Bàn Là điềm lành tối thượng |
Có 4 điềm lành: sống tinh cần tự chế (tapo), sống đời sống phạm hạnh (brahmacariya), thẩm thấu chân lý nhiệm mầu (ariyasaccā) – tức là tứ thánh đế, thực chứng Niết bàn (nibbāna sacchikiriyā).
11. Phuṭṭhassa lokadhammehi cittaṃ yassa na kampati, |
“One whose mind does not shake |
11. Tâm không dao động khi tiếp xúc với các pháp thế gian, không sầu muộn, có sự xa lìa bợn nhơ, được an ổn, điều này là điềm lành tối thượng. |
11) Khi xúc chạm việc đời, Tâm không động, không sầu, An nhiên, không uế não, Là điềm lành tối thượng |
Có 4 điềm lành: Tâm bất động, không lay chuyển khi bị gió đời hay pháp thế gian (lokadhamma) – khen chê, được mất, vinh nhục, buồn vui – thổi đến. Ba điềm lành khác: không còn sầu não (asoka), sống an nhiên (khema), không còn uế nhiễm (virajam).
12. Etādisāni katvāna sabbatthamaparājitā, |
“Those who have done these things |
12. (Những người) đã thực hành những điều như thế này thì không bị thất bại ở mọi nơi, đi đến mọi nơi một cách hưng thịnh; đối với họ (những) điều ấy là điềm lành tối thượng.” |
12) (Kết luận) Ai sống được như thế, Đến đâu không thối thất, Đến đâu cũng an toàn, Những điềm lành tối thượng. |
Đức Phật kết luận: Những ai được như thế là nhập vào dòng thánh giải thoát. Khi ấy, cho dù sống trong dòng đời, đi đến đâu cũng không bao giờ bị tham sân si đánh bại (sabbattha aparājitā), đi đến đâu cũng bình an tự tại, an toàn (sabbattha sotthim gacchanti). Đó là điềm lành cao quý nhất.
Khi học tập làm việc ,sinh sống luôn đặt những việc lợi mình , lợi người , lợi chúng sinh nên làm đầu.
Con người hầu hết đều sinh ra từ bào thai của người mẹ, để lớn lên trưởng thành đều phải qua giai đoạn tập bò, tập nói , tập đi…Khi còn bé thì chắc chắn chẳng dám vô ngực ta đây vô đối vì lúc đó chỉ tự chuốc khổ vào thân và bị ghét. Đại ka xã hội đen , hay ông trùm hay vĩ nhân thì cũng đều phải trải qua giai đoạn bị tụt quần , bùng chy**. Cầu thủ bóng đá thì cũng có thời , lúc phong độ sung sức người ta tôn lên như người hùng , siêu nhân người ngoài hành tinh ; khi có tuổi phong độ giảm đi , bi nhiều thế hệ trẻ vượt qua và dần dần bị lu mờ và thay thế. Ngay cả chơi Game , còn chơi còn hăng say , nạp tiền có đồng đội giúp thì còn vênh váo đươc ; đến lúc không còn thời gian chơi , lâu không chơi không có tiền nạp thì kỹ năng mấy cũng bị thua nhân vật khỏe hơn. Đến 1 độ tuổi thì Game cũng không mấy hứng thú , phản xạ không kịp , bị đau đầu chóng mặt , thậm chí không hiểu luật chơi.
Đời vô thường các vị trí mà mình đang có đều chỉ là tạm bợ , rồi sẽ phải nhường cho người khác thôi ; chỉ có cái chết là chắc chắn.
Sự khiêm tốn sẽ tránh được nhiều rắc rối, đồng thời giúp bản thân phát triển lên những tầm cao mới.
Ngày xưa khi xem các bộ phim Thần bài, thần bịp thích lắm, cảm giác lừa được người khác thấy vô cùng phấn khích . Khi nghĩ đến việc chính bản thân mình bị lừa thì bắt đầu mới hiểu nó cũng đau thế nào. Mà hơn nữa chỉ có thể lừa được 1 số người tham , thiếu hiểu biết, lừa được 1 2 lần chứ làm sao lừa được suốt.
Nói dối 1 lần , rồi lại phải nghĩ cách để nói dối tiếp sao cho hợp lý … cứ thế để che đậy 1 việc xấu , là hàng đống các việc xấu tiếp theo. Hơn nữa, người đời giờ có phải ai cũng ngu đâu , xã hội văn minh, công nghệ AI, chuyên gia lĩnh vực làm sao mà qua mắt được ho. Để bị phát hiện 1 lần nói dối hay lừa đảo, đôi khi những thành công những lời nói thật , việc làm tôt trươc bị hoài nghi .
Muốn thật thà thì phải đoạn dần ham muốn, đoạn dần những lợi ích và phụ thuộc.
Trong đạo Phật , hạnh biêt đủ được Đưc Phật đề cao , pháp biết đủ được thực hành từ các vị cao tăng , sa di , ngay cả Phật tử tại gia.. Đoạn bên dưới copy từ internet :
Cuộc đời của một người cho dù là đau khổ hay hạnh phúc, nhưng nếu biết đủ và biết trân quý những gì mình đang có, thì tất cả những gì mà họ cảm nhận về cuộc sống mỗi ngày đều là tươi đẹp.
Trong cuộc sống, rất nhiều người thường than thân trách phận mà không thực sự hiểu ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Bạn hãy xem :
– Nếu sáng mai tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.
– Nếu bạn còn cảm nhận được vẻ đẹp của một ngày nắng mới, thì bạn đã hạnh phúc hơn hàng triệu người khác không may mắn được nhìn những vẻ đẹp giản dị của đời thường.
– Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên trái đất.
– Nếu trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, bạn có quần áo để mặc, có tiền để tiêu xài, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người nghèo đói vô gia cư trên thế giới.
– Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, thì bạn đã được xếp vào nhóm 8% những người giàu nhất thế giới.
– Nếu Bố Mẹ bạn vẫn còn sống, và sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau, thì bạn thuộc số ít nhóm người hạnh phúc nhất trên thế giới.
– Nếu trên khuôn mặt bạn lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn, bạn luôn cảm thấy lạc quan yêu đời, thì bạn là người vô cùng hạnh phúc bởi trên thế giới có rất nhiều người muốn lạc quan như bạn mà không được.
– Nếu bạn được ôm người thân vào lòng hay được chia sẻ cùng họ những tâm sự của mình, thì bạn đã là người hạnh phúc hơn nhiều người khác không bao giờ nhận được tình yêu thương từ người khác.
– Nếu bạn vẫn còn nhận được những lời chúc phúc từ những người xung quanh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người cô đơn, không người thân thuộc, bạn bè.
– Nếu bạn đọc được những dòng chữ này, thì bạn đã hạnh phúc hơn 2 tỷ người không thể đọc được trên thế giới.
Sau khi bạn đọc xong những dòng chữ này, bạn có thể nhìn lại mình qua gương và mỉm cười :” Hóa ra, mình cũng là một người giàu có và hạnh phúc”.
Để thế giới này luôn đầy ắp tiếng cười và niềm vui, để hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua, mỗi người chúng ta nên biết sống thế nào là đủ.
Tiết kiệm là phẩm chất không thể thiếu với bất kỳ ai. Mọi thứ mà chúng ta có đều hình thành từ nhiều dạng phước báu , nó hữu hạn , dùng là sẽ hết nếu không biết cách gây dựng.
Cần phải tiết kiệm tiền bạc, thời gian : ăn uống , mua sắm, các hoạt động sinh hoạt , thời gian chết , thời gian cho hoạt động giải trí …
Định nghĩa : Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định.
Tiết kiệm không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình , cho người khác nữa. Có nhiều người chỉ lo của mình , những của công ty , của người khác thì họ xài rất hoang phí, giống kiểu của chùa ; như vậy cũng là không tốt rồi sẽ nhận quả báo tương ứng về sau.
Giữa tiêt kiệm với hà tiện , keo kiệt cũng là ranh giới khá mong manh.. Câu chuyện ngụ ngôn ông Phú hộ giàu có bị rơi xuống sống , khi có người đề nghĩa trả tiền để cư mình lên , ông đã măc cả từng đồng 1 …( Câu chuyện mỉa mai sự hà tiện kiệt qua mưc, dẫn đến việc ngu xuẩn không hiểu tính mạng với của cải cái nào quan trọng hơn ). Tiêt kiệm không co nghia là không cho đi , không ban tặng .
Nhìn chung tiêt kiệm cũng là 1 trong những nghệ thuật sống của người có tuệ , người biêt sống. Có nhiều việc mà khi chúng ta tiêt kiệm cai này nhưng lại hoang phí cái khác ; để tiêt kiệm chi tiêu mua săm sinh hoạt lại nghĩ và chi lý đên tiêu hao sức khỏe tinh thần như vậy cũng là không tôt.
Ghi nhớ công ơn của cha mẹ , người giúp đỡ bậc tiền bối , Đát nước và chúng sinh… là phảm chất không thể thiếu ở bậc cổ đức xưa và xã hội văn minh hiện đại. Không ai 1 mình mà làm lên , tự mình mà tồn tại ( thức ăn , nguồn nước … ) .Khi chưa phải bậc thánh ai thích giúp đỡ 1 người vong ơn phụ nghĩa , ngay cả phe phản diện cũng không hề ưa kẻ phản bội , vong ơn.
Trong 1 số bài kinh , vở cải lương Phật có dạy câu :” Làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả” .Người sống cẩn thận , biết trước biết sau thì thường ít phải hối hận về sau này , Cuộc sống là bất toàn , cho dù có tất cả bí quyết sống, làm hết tất cả các phương pháp , là bậc toàn thiện thì thân người đã sinh là có chết , chứng kiến người thân vật yêu thích rời xa …Người hiểu biết thì thường sống cẩn thận , và người sống cẩn thận cũng giúp nâng cao sự hiểu biết..
Ở đạo Phật , phần bát chánh đạo cũng có phần chánh tinh tấn ,
Những ví dụ thì nhiều lắm, lấy những ví dụ mà nhiều người biết ; thường thì các ví dụ bên Phật giáo liên quan đén Đức Phật , các thiền sư có khả năng biết ngày giờ ra đi , hay những người có khả năng đoán số mệnh..
1 vị tiên A Tư Đà được Tinh Phạn vương mời đến xem tướng mệnh cho con mình ; A Tư Đà là 1 vị bà la môn nổi tiếng nhất thời đó , được vua rất tôn kính. Vị tiên nói rằng sau này thái tử sẽ đi xuất gia , và đạt được giác ngộ trở thành vĩ nhân của nhân loại. Vì biết khả năng của vị tiên , vua Tịnh Phạn muốn con mình trở thành 1 vị chuyển luân vương kế nhiệm mình cai tri nhân dân. Tịnh Phạn vương tìm mọi cách để ngăn cho việc xuất gia của thái tử không thành : ông dùng các thứ ngũ dục , xây cung điện nguy nga nhằm kéo thái tử vào con được dục lạc, ngăn cách thái tử với thé giới bên ngoài ( cho những người bệnh đi nơi khác, chính vì điều này gây ra rất nhiều nghiệp chướng đau khổ cho dân nghèo) ,, trói buộc thái tử vào cuộc sống hôn nhân con cái…nhưng cuối cùng nhân duyên đến , thái tử Tất Đạt Đa cũng đã bỏ hoàng cung ra đi tìm con đường giải thoát…
Vua Thiện Giác là bố của Yasodana ( Da Du Đà La) , vừa là bác đằng ngoại của Phât ( 2 người em gái (của ông này đều được gả cho Tịnh Phạn Vương). Thiện Giác thì có khá nhiều hiềm khích với Phật , ông không hài lòng việc Tất Đạt Đa đi xuất gia để con gái ổng phải ở 1 mình ; ông muốn con rẻ phải là 1 Sát đề lợi chinh phạt khắp nơi. Hiềm khích được tăng lên cao trào khi Đức Phật độ nốt 1 người con trai của ông đi xuất gia.
Khi Đức Phất tuyên đoán về tương lai sắp tới vua Thiện Giác sẽ bị đất lún … Ông Thiện Giác rất sợ vì Phật không bao giwof nói vọng ngữ, ông cho lính xây thành làm sao để không thể bị đất lún, chân vua sẽ không bao giờ chạm đất…Tuy nhiên vua Thiện Giác dù làm cách nào không thoát được cái kết mà Đức Phật đã tiên đoán cho ông.
Vài câu chuyện khác, Đức Phật cũng tuyên đoán cho 1 vài ba la môn cùng thời ; cuối cùng kết của họ đúng như lời Đức Phật nói.
Câu chuyện liên quan đến hoàng tử Tỳ Lưu Ly ( con vua Ba Tư Nặc 1 trong những vị vua có lòng tôn kính hộ độ tăng đoàn Phật). Tỳ Lưu Ly đã cướp ngôi vua cha , buộc vua cha phải chạy sang Ma Kiệt Đà và chết khi gần tới nơi do sức tàn lực kiệt ( vị vua này lúc đó khoảng 80 tuổi và xấp xỉ tuổi với Đức Phật). Đức Phật biết việc Tỳ Lưu Ly sẽ tấn công tộc Thích Ca nên đã 2 lần ngăn cản , khiến y dưng ý định tấn công. Nhưng rồi Đức Phật biết quả của ác nghiệp các đời trước của tộc Thích Ca đã đến hồi , nên đã không ngăn cản nữa. Mục Kiền Liên đệ tử thần thông đê nhất của Phật vì lòng bi mẫn dùng thần thông cho 1 số người họ Thích vào bình bát bay lên không trung. Tộc Thích Ca bị Tỳ Lưu Ly sát hại , những người được cho vào bình bát cũng thành vũng máu..
Ví dụ trên muốn nói rằng khi nghiệp lực đã đến hồi trổ quả ( định nghiệp) thì thần thông , hay biết trước cũng không thể ngăn cản.
Sau khi sát hại dòng Thích Ca thì Đức Phật cũng tuyên đoán cái kết của Tỳ Lưu Ly và đoàn binh lính (bị gió cuốn chết hết). Tỳ Lưu Ly nghe vậy cũng rất sợ , vi biết Phật không nói vọng ngữ, mặc dù đã tìm mọi cách cũng không thoát khỏi ác báo .
Có những câu chuyện nhờ cúng dường Đức Phật mà được giàu có ngay trong đời này , trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường mà càng giàu thêm. Chuyện bà lão nghèo cũng dường Đại Ca Diếp hết thọ mạng được lên cõi trời hưởng phước. Rồi chuyện ông Thiện Giác Cùi cúng dường ngài Xá Lợi Phất , ông này làm nghề đao phủ đại ác ( do làm theo lệnh vua) , tiền kiếp có làm ác nghiệp cùng với 3 người khác bức hại 1 kỹ nữ. Kỹ nữ sau khi chết thành dạ xoa và nhập vào các con bò húc chết cả 4 người. Nhờ phước báo cúng dường cháo cho ngài Xá Lợi Phất được sanh lên cõi trời.
Rồi chuyện đồ tể mổ heo thời Phật , khi chết rất đau đớn kêu tiếng heo.. Đức Phật nói đó là ác báo của nghề sát sinh..
Đây là tác phẩm nổi tiếng về tấm gương Viên Hoàng ( cư sĩ Phật giáo bên Trung Quốc , đời nhà Minh ,google tìm hiểu thêm)
Liễu phàm tứ huấn – Truyện Phật giáo Trung Quốc – Cải tạo vận mệnh – Tâm học (tamhoc.org)
Viên Hoàng 1 người ham công danh khoa cử , thân phụ thì muốn ông nối nghiệp y . Về gốc gác thì không rõ ông nội hay cha của Viên Hoàng bị triều đình gây án oan ; cả họ bị giết , có mỗi 1 người vì hành việc nghĩa nên may mắn sống sót.
Tìm đến nơi hẻo lánh , xa triều đình và dặn con cái không nên tiến thân bằng con đường khoa cử. Viên Hoàng là hậu duệ của vị đó , từ nhỏ đã thông minh , nén cha học văn chương ( cha ông không cho ông đi học và muốn ông học nghề thuốc). Cuộc đời Viên Hoàng găp nhiều sóng gió , không lấy được người mình thương , bị đánh trượt chỉ vì ngạo mạn .Viên Hoàng có 1 sư phụ bên đạo gia Khổng Tiên sinh , thầy đoán tướng và đã nói cho Vien Hoàng cùng mẹ ông về tương lai. Mọi thứ xảy ra y như lời Khổng tiên sinh nói , Viên Hoàng sẽ trươt năm đầu , rồi ăn bao nhiêu đâu gạo mới đỗ , rồi lấy ai…Viên Hoàng thấy mọi việc như vậy , trong lòng vô cùng buồn chán , bỏ nhà lên núi sâu , ông nghĩ rằng ” chẳng lẽ không có cách nào có thể thắng được số mạng , theo lời Khổng tiên sinh thì không có con , và bị mất năm 52 53 tuổi ). Và nhân duyên đến Viên Hoàng gặp thiền sư Vân Cốc, thiền sư đã chỉ cho Viên Hoàng con đường để thay đổi vận mạng , hướng thiện từ lời nói , hành động và ý nghĩ). Nghe theo lời thiền sư , Viên Hoàng làm quan ra sức vì lão bá tánh , thanh liêm, cả nhà ăn chay theo Phật… Tuy không lấy được người bạn thanh mai trúc mã , nhưng ông đã có con , và thọ đến hơn 7x tuổi.
Tác phẩm này rất quan trọng nhất là đối với cư sĩ Phật tử ( cho dù nghe pháp của nam tông , bắc tông , Kim Cương Thừa). Vì còn sống đời , nên các vấn đề về phước báu tài vật , sức khỏe , gia đình nó rất quan trọng.
Trong khá nhiều bài pháp thì pháp sư Tịnh Không ( đã tịch) có nhắc đến và ca ngợi Liễu Phàm Tứ Huấn.
+ 1 người tinh thông đoán số , xem cho đứa con mình , ông biết nó sẽ chết như nào , chết dưới tay ai .. Ông dặn con không được tiếp xúc với người lạ và tránh người tên là A> Sống cuộc đời ẩn dật ít giao du với người bên ngoài. Tuy nhiên, 1 ngày nọ thì tình cờ con ông cũng gặp 1 người ( người đó phải gọi con ông là ân nhân vì giúp đỡ anh ta). Con ông cũng nói là cha mình không cho tiếp xúc với mọi người , nhất là phải tránh người tên A. Thì anh A a nghĩ : mình tên là A , nhưng mình đâu có hại cậu nhóc này..Rồi người A này nói với cậu nhoc với 1 cái tên khác, dặn là không có vấn đề gì đâu. Cuối cùng trong 1 lần nhỡ tay chơi đùa, cậu nhóc đã chết dưới con dao của anh A ; 1 cách không có ý..
Ở câu chuyện trên thì người cha dặn con rất kỹ tìm 1 cách mà có thoát được đâu ” lẫn trốn và lánh đời cũng không thể thoát được số mạng”
+ Cũng 1 chuyện người cha giỏi đoán số, và 1 cô con gái mà ông rất yêu quý. Ông cũng dặn con ông là không được gần nam nhân , cô con gái cũng rất nghe lời , cô này hiền lành yêu thương động vật … Khi lớn thì cũng vẫn dính vào tiếng sét ái tính với 1 thanh niên. Bị 1 bà khác tình địch với cô này mưu hại , bị dao đâm trung nhưng chỉ bị thương nặng và không chết. Nói chung là đã giảm được rất nhiều so với cái kết mà người cha đoán.
Ở câu chuyện này thì nhờ ăn ở lương thiện , yêu quý loài vật mà cô gái thoát được thần chết. Ngày xưa hồi nhỏ cũng có những câu chuyện kiểu Nàng Bach Tuyết và 7 chú lùn.
+ Câu chuyện tiếp liên quan đến 1 vị hòa thượng , tu hành nghiêm mật, được chư thần mến mộ. 1 hôm chư thần báo cho vị hoa thượng là ngài sắp bị thăng B nó giết đấy ( B là đệ tử được hòa thượng cưu mang lúc nhỏ, là đại ân nhân). Vị hoàng thượng đâm lo lắng và có hỏi B là sao ngươi lại định giết thầy. B vốn là quan trong triều , đương nhiên hiểu được đạo lý và không có ý muốn hại sư phụ và ân công ; nên quả quyết nói : Điều đó không thể xảy ra. Vị hoàng thượng cũng cho rằng B không làm thế nhưng để cho chắc ăn , ngài đi 1 nơi xa và tìm cái cây chui vào đó … Tình cờ lúc này B và binh lính lại ở gần đó , không biết thế nào mà lại hại chết luôn vị hòa thương. Câu chuyện này nghe được từ pháp thoại HT Thích Trí Quảng … Chỉ nhớ ý nghĩa nó như thế, tên người và tình tiết có thể khác.
+ Chuyện này được kể nhiều trong đạo Phật, 1 vị thiền sư biết cậu tiểu sắp đến ngày phải ra đi , mới kêu cậu về thăm nhà làm những gì cần thiết để không áy náy… Chú tiểu về rồi sau đó quay lại chùa , thiền sư thấy vậy liền thắc mắc :” con có làm gì không , ta thấy con sắp hết kiếp r nên mới cho về”. Chú tiểu có thuật lại cho thầy , trong đó có chuyện cứu 1 đàn kiến bị nước cuốn trôi , nhờ vậy thoát kiếp đoản thọ.
+ Khổng Minh là quân sư giỏi nhất thời Tam Quốc, là mắt xích quan trọng nhất trong thế chân vạc , hình thành chia 3 thiên hạ Ngụy , Thục , Ngô .. Sau 3 lần Tam cố thảo lư thì Lưu Bị cũng mời được Khổng Minh phò trợ mình. Lúc này lưu Bị đến 1 miếng đất thành trì cũng chẳng có , phải ăn nhờ ở đậu Lưu Biểu. Khổng Minh đã vạch ra kế hoạch chu toàn từ hợp sức Đông Ngô, thuyền cỏ mượn tên, Hỏa thiêu Xích Bích, chiếm Tây Xuyên và đặt nền móng vững chắc cho Thục Hán tại Thành Đô.
Các trận đánh của Khổng Minh phần lớn đều là lấy ít đánh nhiều, tưởng chừng là khổ thể…. Chỉ chơi đàn mà đẩy lyu chục vạn quân Tư Mã.. Khi Khổng Minh theo Lưu Bị thì 2 vị tiền bối của ông ” chắc là Quỷ Cốc Tiên Sinh” cũng nói rằng Khổng Minh có tài nhưng không gặp thời , kết quả chiến thắng đã rõ ràng. Và có lẽ Khổng Minh cũng biết điều đó nhưng vì nghĩa , lòng chung với nhà Hán nên đã quyết “nhân định thắng thiên”. Tuy nhiên trong lần Bắc Phạt cuối cùng, tưởng chừng đã giết được cha con Tư Mã Ý , 1 trận mưa lớn xuất hiện làm phá hỏng hết kế hỏa công của ông. Là người tính toán như thần, từ đoán được gió đông trận Đại chiến Xích Bích mà đến người bản địa còn không biết, chẳng lẽ lại không đoán được ngày hôm đó sẽ có mưa….. Cái gọi là “thiên mệnh” , sau trận đó Khổng Minh lâm bệnh nặng và qua đời không lâu, trước khi mất ông còn bày kế cho Khương Duy đuổi sự truy kích của Tư Mã Ý.
Khổng Minh khi còn sống đã tuyên đoán Tư Mã Viêm cháu của Tư Mã Ý sẽ thống nhất , và chính điều này con cháu ông không bị nhà Tấn giết hại.
+ Tư Mã Ý theo các tác phẩm phim , là người biết sống , khéo ẩn mình , biết thời..Cho dù giỏi thế nào cũng không qua mắt được Tào Tháo.. Tào Tháo , Tào Phi rồi Tào Duệ đều không thể giết Tư Mã Ý , mặc dù biết Tư Mã Ý có tướng lang cố ( tướng xấu phản thần). Trong phim quân sư liên minh thì rất nhiều lần Tư Mã Y gặp may thoát chết. Đó là người làm lên lịch sử, nhìn chung qua các dữ liệu phim ảnh thì Tâm Học không đánh giá cao Tư Mã Ý lắm , kẻ chiến thắng cuối cùng đương nhiên làm vua. Tư Mã Ý có rất nhiều sai lầm đó là giét sạch họ Tào Sảng , những năm cuối đời giết rất nhiều quan đai thàn và họ hàng thân ngụy ( mặc dù là không cần thiết). Nếu xét trên phương diện luật nhân quả , thì trả không biết bao đời hết ác nghiệp .. Đức Phật không thích làm vua , trong 1 số câu chuyện ngài kể từng làm vua và bị đọa Địa Ngục rất lâu , rồi lại được lên trời hưởng phước do thiện nghiệp làm vua đúng phép. Nhìn chung Tư Mã Ý thất bại trong việc dạy con, đời cháu Tư Mã đam mê tửu sắc.
Trong phim Quân Sư Liên Minh ở những tập đầu còn trung lương , hiền lành… Sau khi về già bản chất xấu , tham vọng quyền lực , bảo tồn mạng của tộc đã làm vô số việc ác.
Trong khá nhiều pháp thoại thì cố hòa thượng có nói đến thời trẻ ốm yếu bệnh tật, thầy coi tướng nói ht không đống quá 40 tuổi… Do tu hành giữ giới , đọc các tác phẩm ” Liễu phàm tứ huấn” rồi ăn ít , chỉ ăn rau mà sống trường thọ 96 tuổi.
Trong các bài pháp giàng trên mạng thì ht bị bệnh tim bẩm sinh tưởng chừng khó mà sống thọ , hồi xưa bệnh đó chỉ có chết… Ngay từ khi còn nhỏ đã có duyên với đạo Phật , được 1 vị thầy tặng cho bộ Pháp Hoa hay Hoa Nghiêm gì đó. Quá trình tu học cũng là quá trình gian khổ, theo học nhiều vị thầy , sang Nhật và bị cả bệnh lao phổi.. Phương pháp chính vẫn là ăn chay , ăn ít …
………….. Bài viết còn tiếp.
Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.
Hits: 36