CN1317. MẸO QUẢN LÝ TIỀN BẠC “NẰM LÒNG” CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM

Mẹo quản lý tiền bạc “nằm lòng” cho người mới đi làm – Học Trường Đời (hoctruongdoi.com)

MẸO QUẢN LÝ TIỀN BẠC “NẰM LÒNG” CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM

Với những người mới đi làm, việc phải đối mặt hàng loạt khó khăn về chi tiêu và ngân sách thường khiến họ mệt mỏi, kiệt sức cùng bối rối. Khi buổi lễ tốt nghiệp kết thúc cũng là lúc sinh viên ra trường để tìm kiếm việc làm và ổn định cuộc sống. Đó chính là lúc họ phải đối mặt với tiền thuê nhà, khoản nợ nần hay những chi tiêu hàng ngày. Trên thực tế, có rất nhiều cách để nới rộng hầu bao, đặc biệt là với những người trẻ đầy ắp thời gian thử nghiệm và đam mê ngập tràn, và trong số đó, đừng bao giờ quên một vài mẹo quản lý tiền bạc thú vị dưới đây.

1. LUÔN LUÔN THƯƠNG THẢO

Đề xuất tăng tiền lương chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là khi đó là công việc đầu tiên hoặc bạn chưa hề có bất cứ kinh nghiệm nào nổi bật. Mặc dù vậy, hầu hết nhà tuyển dụng cho biết, họ chắc chắn sẽ không đánh trượt ứng viên nếu người này đề xuất về mức lương ở ngưỡng có thể chấp nhận được.

Dựa vào khảo sát của NerdWallet trên 700 doanh nghiệp, ¾ số đó tiết lộ họ chắc chắn sẽ đồng ý tăng lương trong khoảng từ 5-10% nếu ứng viên đề xuất thỏa thuận.

Bên cạnh đó, đừng quên hỏi ý kiến bạn bè hoặc những người đi trước để nắm vững được mức lương tối thiếu dành cho công việc, đồng thời đừng bỏ qua các chế độ đãi ngộ cũng như bảo hiểm mà bạn sẽ nhận khi làm việc chính thức.

Mẹo quản lý tiền bạc nằm lòng cho người mới đi làm 01

2. TỰ LẬP QUỸ CÁ NHÂN

Một khi vướng vào nợ nần hoặc khó khăn, bạn cần đảm bảo mình sẽ không tiêu quá số tiền kiếm được.

Hãy chỉ dùng 50% khoản lương dành cho các hóa đơn cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước hoặc internet.,. Khoảng 30% còn lại dành cho các khoản khác như tiền ăn uống, đi chơi hay giải trí cá nhân. 20% cuối cùng dùng để trả các khoản nợ hoặc tiết kiệm.

Con số chính xác có thể thay đổi theo hàng tháng, phụ thuộc vào cách chia từng phần chi tiêu của mỗi người.

Điều quan trọng đó là bạn cần phải viết rõ mục tiêu tiết kiệm để bản thân hướng tới và tuân thủ.

3. GIẢI QUYẾT KHOẢN NỢ

Sau khi xác định được số tiền để chi trả nợ hàng tháng, hãy lập kế hoạch chi tiết cho từng khoản nợ.

Nếu số tiền lương chính thức không đủ để giúp bạn hoàn thiện mục tiêu, hãy học theo lời khuyên của David Weliver – tổng biên tập trang blog Money Under 30.

Anh từng làm thêm tại Starbucks và theo nghề viết tự do vào những năm 20 tuổi để kiếm tiền bên cạnh số tiền lương chính. Nhờ vậy, điều đó cho phép anh trả khoản nợ hơn 80.000 USD bao gồm nợ tín dụng, tiền học và nợ mua ô tô. Anh còn tiết kiệm bằng cách sống cùng 3 người khác để giảm thiểu tiền nhà.

Cứ như vậy anh đã có thể trả toàn bộ số nợ sau 3 năm.

Mẹo quản lý tiền bạc nằm lòng cho người mới đi làm 02
Mẹo quản lý tiền bạc nằm lòng cho người mới đi làm 02

4. BẮT ĐẦU TIẾT KIỆM NGAY TỪ BÂY GIỜ

Có thể bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi quyết định để dành tiền là “việc sau này”. Nhưng nếu không bắt đầu từ giờ, bạn sẽ phải làm việc gấp đôi để có thể đạt được số tiền mong muốn trong tương lai.

Ví dụ, một người 25 tuổi kiếm được 80 triệu đồng/năm và tiết kiệm hơn 6% số tiền đó mỗi năm cho tới khi 65 tuổi, vậy thì khả năng 75% anh ta có thể sở hữu đủ tiền khi về hưu.

Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu gửi sổ tiết kiệm hoặc đầu tư để xoay vòng tiền, từ đó giúp thu về lợi nhuận dù lớn hay nhỏ dành cho tương lai.

Sưu tầm

Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Hits: 31

Post Views: 292