3 câu chuyện cuộc sống đau đầu vì tiền mà ai cũng phải đối mặt – Học Trường Đời (hoctruongdoi.com)
“Vay tiền”, “trả hoá đơn” và “gửi tiền” là 3 câu chuyện gần như không ai trong chúng ta thoát được. Những câu chuyện về tiền ấy giúp chúng ta có được bài học gì trong cuộc sống?
Vay tiền giống như một thử nghiệm cho cả hai bên. Những người vay tiền thì thường cảm thấy e ngại, dè dặt. Như người xưa vẫn nói “lên núi đánh hổ thì dễ, chứ mở miệng vay tiền lại càng khó”.
Đối với người bị mượn tiền mà nói. Nếu đồng ý thì sợ đối phương sẽ rất lâu mới trả lại tiền (thậm chí có người sẽ không trả). Còn nếu từ chối lại sợ sẽ làm tổn hại hòa khí anh em, bạn bè. Vậy mới nói, “vay tiền” đúng là thách thức lớn ai cũng gặp trong đời.
Đối với người đi mượn tiền, thì sao? Giống như lúc tôi phải đi mượn tiền, đúng mất nửa tiếng không mở lời nổi, tại sao chứ?
Thứ nhất, để tự tin vay được tiền thì mình phải là người có uy tín.Vvà có khả năng kiếm tiền để trả lại người ta trong tương lai gần, có như thế mới khiến đối phương an tâm mà cho vay.
Thứ hai, đối tượng để bạn quyết định vay tiền chắc chắn bạn đã phải xem xét rất kỹ. Họ phải là người có mối quan hệ tốt với bạn, là bạn tốt, là anh em. Những người có kinh tế mạnh hơn bạn, để đảm bảo xác suất bị từ chối là thấp nhất.
Thứ ba, nếu như kế hoạch vay tiền của bạn không thành. Tức là đối phương không cho bạn vay tiền thì cũng đừng vội cho đó là vấn đề khó khăn. Ai rồi cũng có lúc gặp khó khăn. Biết đâu chính lúc mà mình hỏi mượn tiền thì người ta cũng đang không thuận lợi trong tài chính nên mới từ chối.
Tất nhiên cuộc sống mà, có lúc này lúc khác. Hôm nay ta đi mượn của người ta thì ngày sau cũng nên tìm cơ hội để giúp đỡ lại họ.
Trả tiền cho bữa ăn cũng là một câu chuyện cuộc sống rất thú vị. Thật sự mà nói, hầu như mọi người đều thích những người đi ăn cùng mà luôn vội vàng trả tiền trước. Và đặc biệt không thiện cảm với những người “cố làm ra bộ dạng như vậy”.
Không phải ai đi ăn cũng lịch sự hay hào phóng để trả tiền cho cả bàn ăn. Rồi khó chịu nhất là những kẻ cố làm ra bộ sẽ bao ăn nhưng cuối cùng vẫn là để mọi người chia chung.
Đơn giản mà nói, tôi thấy như thời tôi còn là sinh viên. Mỗi lần đi ăn với ai đó, tôi luôn thành thực nói tôi chưa đi làm nên chưa có khả năng để mời mọi người một bữa hoàn hảo, và chúng ta chỉ có thể chia 50-50.
Và tôi thấy điều đó rất bình thường. Không có gì lấy làm xấu hổ, không cần phải sĩ diện hão như ai đó, rồi mọi người đều cảm thấy thoải mái.
Bởi tôi tin đúng là bây giờ tôi chưa có khả năng trả hóa đơn cho bạn bè. Nhưng tương lai tôi có thể sẽ là người giúp mọi người “trả hóa đơn bàn ăn” khi đi cùng nhau”.
Bao nhiêu người trong số những bạn độc giả đã từng có suy nghĩ sẽ cố gắng tiết kiệm tiền? Và có bao nhiều người đã tiết kiệm thành công một khoản tiền như đã định? Tôi nghĩ con số này không nhiều đâu.
Đặt mục tiêu thì dễ nhưng làm được thì quá khó. Tôi cũng từng bảo phải tiết kiệm tiền để mua xe thời sinh viên. Để đi du lịch, hoặc là tạo một sổ tiết kiệm… Ấy vậy, cuối cùng tiền tiết kiệm cũng không thấy đâu cả. Như các cụ ngày xưa bảo “kiếm tiền 1 ngày tiêu trong 1 giờ”.
Thật không dễ dàng gì để giữ được một khoản tiền tiết kiệm!
Có những người hôm nay ra ngân hàng mở sổ tiết kiệm. Rồi ngày này tháng sau phải vội ra rút bớt một khoản, bởi họ đã không có một kế hoạch tài chính đủ tốt.
Cứ thế, số người trong chúng ta có được một sổ tiết kiệm như dự định thật là một việc rất khó và chuyện tiết kiệm tiền xưa nay vẫn là câu chuyện cuộc sống “kinh điển” của những người trẻ.
Khi gặp phải vấn đề về tài chính thì vay tiền từ gia đình và bạn bè là cách thường gặp nhất. Tuy nhiên, việc vay mượn quá thường xuyên nhưng lại trả nợ chậm trễ. Có thể khiến làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn với bạn bè của mình.
Vì thế, để có thể vừa quản lý tốt tài chính và vừa duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và người thân thì bạn nên hạn chế vay tiền cho những mục đích không cần thiết.
Còn trong trường hợp bạn cần tiền để giải quyết những vấn đề quan trọng. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trả nợ sớm nhất có thể.
Để vay được tiền bạn sẽ cần phải tìm một người có khả năng tài chính. Như thế tỷ lệ bạn được giúp thoát khỏi khó khăn sẽ cao hơn.
Đồng thời hãy làm một cuộc khảo sát về tinh thần với bạn bè và gia đình. Xem mọi người phản ứng như thế nào, sau đó tiến hành lựa chọn theo khảo sát đó.
Có tiền thì cho mượn, không có thì cũng chẳng ai trách. Vay tiền vốn chẳng liên quan gì tới cái gọi là “kỹ thuật” như mọi người vẫn nghĩ, cái chính là “thái độ” phải khéo léo.
Câu chuyện trả hóa đơn khi đi ăn. Cho chúng ta thấy không phải ai cũng có thể xử lý những tình huống phải thanh toán một cách khéo léo. Vậy mới có nhiều người mỗi khi tụ tập bạn bè đều kiếm lý do vắng mặt.
Có đôi khi chúng ta nên bỏ qua những yếu tố hình thức để giải thoát cho chính mình. Đừng giữ cái sĩ diện hão mà đưa mình vào thế khó.
Cũng không có kỹ thuật nào là mẹo cả. Đơn giản là nhìn vào thực tế túi tiền và tấm lòng của mình thôi.
Đồng thời, chúng ta cũng nên sống thành thật với chính bản thân mình cũng như khả năng tài chính hiện tại mình đang có.
Trong bản thân mỗi người đều luôn có cả thiên thần và ác quỷ.
Thiên thần luôn bảo ta hãy sống thật đi. Còn ác quỷ lại văng vẳng bên tai ta rằng: Ngươi sống đúng sống thật liệu mọi người có thích không? Hai suy nghĩ đó đánh nhau trong đầu khiến ta nửa muốn thế này, nửa lại tự nhủ phải thế kia.
Ta bị quay như chong chóng trong mớ hỗn độn đó. Tại sao thích tóc ngắn mà cứ phải để tóc dài. Tại sao thích sơn móng tay lại không dám. Tại sao thích nhạc rock mà phải giả vờ nhạc nhẹ mới là gu của em, hàng ngàn cái “tại sao”.
Vậy tại sao không một lần thành thật với bản thân mình? Hãy cứ sống thật với bản thân mình bởi cuộc đời có được bao nhiêu đâu mà đắn đo.
Hãy cứ sống đúng với tính cách của mình. Bởi một người yêu quý bạn là khi họ yêu tâm hồn bạn chứ không phải họ yêu cái vỏ rỗng tuếch bên ngoài.
Việc đi làm và sống tự lập không đơn giản như khi còn đang ở với bố mẹ. Nếu không khéo léo trong thu chi hàng ngày, bạn sẽ dễ dàng rơi vào cháy túi, chứ đừng nói gì đến việc muốn tiết kiệm.
Để tránh trường hợp này xảy ra. Bạn nên lập cho mình một danh sách những thứ cần thiết trước khi đi mua sắm và chắc chắn mình chỉ mua những thứ đó.
Hãy liệt kê các khoản cần chi trong tháng. Phân chia thật hợp lý và đừng quên để một số tiền dự phòng để đối phó với những khoản phát sinh.
Khi bạn biết chi tiêu một cách hợp lý, khoa học. Bạn mới có số tiền dư giả để mang gửi tiết kiệm.
Tiền đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Không ai phủ nhận về điều này, tuy nhiên thực tế cho thấy là không phải bao giờ tiền bạc cũng có thể giúp chúng ta giải quyết được mọi vấn đề.
Khi biết nhận thức đúng về giá trị của tiền bạc sẽ giúp chúng ta không rơi vào sai lầm trong suy nghĩ và hành động.
Quả thật, chúng ta luôn cần tiền để thỏa mãn những nhu cầu trong cuộc sống.
Nhưng những nhu cầu đó luôn có giới hạn nhất định. Và chúng ta cũng có thể học cách chi tiru hợp lí để giới hạn một cách hợp lý mọi nhu cầu của mình.
Nhận thức đúng về giá trị của tiền bạc. Chúng ta sẽ sử dụng tiền kiếm được một cách hợp lý hơn, và sẽ không bao giờ bị cuốn hút theo tiền bạc đến nỗi quên đi những giá trị thật có khác trong cuộc sống.
-Sưu tầm-
Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.
Hits: 169