CN0020.Các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

CN0020.Các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

6 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2019 09:00 | GMT +7 In 6 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ Email

Một số bài thuốc dân gian từ món ăn có thể hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, đem lại cảm giác thư thái, xua tan mệt mỏi cho người dùng.

Bài 1: Trị mất ngủ bằng những bài thuốc dân gian đậu xanh. Theo y học cổ truyền, đỗ xanh có vị ngọt, tính hàn, không độc, thanh nhiệt mát gan, bổ dạ dày, hạ huyết áp, tốt cho tim mạch. Ngoài ra, đỗ xanh còn có tác dụng chữa mất ngủ, kể cả mất ngủ kinh niên. Cách làm như sau: Dùng 50g đỗ xanh và 10g đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Ăn khi còn ấm sẽ giúp an thần và dễ ngủ hơn.

Bài 2: Quả nhãn không chỉ là loại trái cây thơm ngon bổ dưỡng với hàm lượng dinh dưỡng cao mà cùi nhãn còn làm một vị thuốc chữa được một số bệnh thông thường, trong đó có mất ngủ. Cách làm như sau: Lấy 15-20g cùi nhãn sắc nước uống hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng trị mất ngủ do huyết hư, thần kinh suy nhược, mệt mỏi, hay quên.

Bài 3: Gừng là loại gia vị dùng phổ biến trong bữa ăn và cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Gừng có vị cay, tính ấm giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon giấc hơn. Có nhiều cách để dùng gừng trị mất ngủ như sau: Nấu nước gừng để ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn. Hoặc đơn giản chỉ cần cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày sẽ có công hiệu. Cách khác là gừng lấy 1/2 củ nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước. Nên uống nước gừng vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Có thể kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng để có tác dụng tốt hơn.

Bài 4: Cây trinh nữ còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ, cây xấu hổ. Loại cây này có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, được sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Cách dùng: Lá cây trinh nữ 20g sắc lấy khoảng 100 ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ. Hoặc trinh nữ 15g kết hợp với cúc bạc đầu 15g, chua me đất 30g. Sắc uống cũng giúp trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Bài 5: Tâm sen hay tim sen là phần lõi xanh của hạt sen. Tâm sen vị đắng có tác dụng an thần, do đó hỗ trợ điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Cách dùng: Tâm sen lấy 2-3g dùng để hãm chè uống trong ngày. Trà sen không chỉ hỗ trợ điều trị mất ngủ, chúng còn giúp giảm lo lắng hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp cao. Hoặc dùng bài thuốc gồm 4 loại tâm sen, lá cây vông, lá dâu tằm và lá lạc tiên. Đem sắc lấy nước uống giúp trị mất ngủ hiệu quả

Bài 6: Cả rễ và cây hoa lài đều có công dụng chữa được bệnh mất ngủ. Dùng hoa: Hàng ngày lấy 10 bông hoa lài tươi kết hợp với 2g tâm sen sao vàng đem nấu uống như uống trà. Uống làm nhiều lần trong ngày. Dùng rễ: Bạn có thể thu hoạch rễ cây hoa lài rồi đem cắt nhỏ và phơi khô nó để ngâm rượu. Rượu hoa lài để khoảng 1 tháng khi thấy ngả sang màu vàng là có thể lấy một chút uống trước khi đi ngủ. Sau 1 tuần giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện.

Nguồn: http://www.baobariavungtau.com.vn

7 bài thuốc chữa mất ngủ

Share:

Mất ngủ hay khó ngủ là chứng bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Theo Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân là do tâm tỳ hư tổn, thận hư, âm hư, tâm thận bất giao, tâm hỏa cang thịnh, cũng có thể còn do tâm thần bị sang chấn quá mạnh sinh ra mất ngủ.

Người bệnh thường khó ngủ, ngủ rất ít, thần kinh luôn căng thẳng, giấc ngủ chập chờn, hay mê sảng, váng đầu, tư tưởng không ổn định, hoa mắt chóng mặt, rạo rực bồn chồn, lo âu sợ hãi, hay quên, có khi rối loạn về ngôn ngữ… Đông y có những bài thuốc điều trị chứng bệnh này theo từng thể lâm sàng rất hữu hiệu, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.

Mất ngủ do tâm tỳ hư

Người bệnh thường mất ngủ tăng dần, tinh thần uể oải, phờ phạc, hay quên, tâm hồi hộp rạo rực, ăn uống kém, chân tay mềm nhão, thỉnh thoảng đau vùng trước tim, lồng ngực nặng kèm khó thở, chất lưỡi bệu nhạt, bụng sôi ậm ạch, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, chân tay lạnh, da bụng dày, môi và niêm mạc nhợt nhạt, cơ thể yếu mệt. Phép trị là bổ tâm tỳ. Dùng một trong các bài:

Bài 1: bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, sơn thù 12g, ngũ gia bì 16g, phòng sâm 16g, đương quy 16g, cao lương khương 12g, nhục quế 6g, ngũ vị 10g, phục thần 12g, hắc táo nhân 16g, lạc tiên 20g, cam thảo 12g, đại táo 7 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ tỳ thổ, cân bằng âm dương, ổn định chức năng tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Bài 2: hoàng kỳ 16g, phòng sâm 16g, nhục quế 8g, ngũ vị 12g, bán hạ 10g, viễn chí 12g, phục thần 12g, hắc táo nhân 16g, bạch truật 16g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, trần bì 12g, đinh lăng 16g, cam thảo 12g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ tâm, bổ tỳ, an thần định chí.

Mất ngủ do tỳ hư

Mất ngủ do suy nhược thần kinh

Người bệnh luôn căng thẳng, đau váng đầu, ù tai, giấc ngủ chập chờn hoặc không ngủ được, trằn trọc, tâm rạo rực, căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Phép trị là bổ thần kinh, an thần dưỡng tâm. Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá vông, lá dâu mỗi vị 24g; củ đinh lăng 20g, trinh nữ hoàng cung 20g, hà thủ ô 16g, bạch thược 12g, phục thần 12g, đương quy 12g, thảo quyết minh 16g (sao vàng kỹ), cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ tâm, an thần định chí.

Bài 2: lạc tiên 20g, hắc táo nhân 16g, bạch linh 12g, phục thần 10g, rau má 20g, chi tử (sao) 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, viễn chí 12g, đại táo 7 quả, lá vông 24g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Tùy chứng mà gia giảm cho phù hợp.

Bài 3: trinh nữ hoàng cung 20g, tang diệp 20g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, mạch môn 16g, ngưu tất 12g, thạch hộc 12g, táo nhân 16g, viễn chí 12g, cam thảo 12g, đại táo 7 quả, bạch thược 10g, hạt sen 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Tùy chứng mà gia giảm cho phù hợp.

Mất ngủ do suy nhược thần kinh

Mất ngủ do âm hư hỏa vượng

Người bệnh bị mất ngủ kéo dài, đau lưng, ù tai, đầu nặng, choáng váng từng cơn, mắt thâm quầng, thỉnh thoảng toát mồ hôi. Nếu là nam giới dễ bị di tinh, hoạt tinh. Phép chữa: tư âm, giáng hỏa, an thần. Dùng một trong các bài:

Bài 1: thục địa 16g, hoài sơn 16g, đan bì 10g, chi tử 12g, sơn thù 16g, trạch tả 16g, rau má 24g, mạch môn 20g, tri mẫu 12g, thạch hộc 16g, thân cây mía 40g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: thục địa 16g, phục thần 12g, bá tử nhân 10g, sừng tê giác 4g (không có sừng tê giác thay bằng sừng trâu 10g), nhân sâm 10g, huyền sâm 10g, chi tử 16g, đương quy 20g, ngưu tất 16g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, hắc táo nhân 20g, tang diệp 24g, lá vông 24g, thân cây mía 40g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng từ 7 – 10 ngày liền. Công dụng: tư âm, thanh hỏa, an thần.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống – Lương y Trịnh Văn Sỹ

Cẩm nang cuộc sống – Tâm học 2022 là cuốn sách Online chia sẻ , tóm lược các bài viết lời dạy , kinh nghiệm đúc kết mà Tâm học cảm thấy cần thiết trong đời sống con người nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Hits: 60

Post Views: 476