Những câu chuyện nhân duyên tản mạn khác trong Phật giáo phổ biến trên mạng internet, phần lớn từ PG Đại Thừa ..
Chuyện này được nghe giảng từ khá nhiều thầy Bắc Tông cách đây cả chục năm ; search trên mạng thấy ngay
Thấy nồi canh đang nấu, Ngài lại nói tiếp: “Quyến thuộc nấu trong nồi.” Nguyên là các con heo con dê bị người ta làm thịt trước kia nay đều đầu thai trở lại làm người, và ăn thịt những kẻ đã từng giết chúng để bồi thường túc báo. Những lục thân quyến thuộc xưa kia chuyên ăn thịt heo thịt dê, thì bây giờ trở ngược lại bị làm heo làm dê và bị người ta bằm chặt, đem nấu trong nồi để đền nợ.
Thời vua Lương Võ Đế có Hòa Thượng Chí Công, vốn là một vị cao tăng đã đắc Ngũ nhãn Lục thông, tiền nhân hậu quả nhất nhất đều biết rõ ràng. Lần nọ, có một gia đình hào phú tổ chức tiệc cưới cho con và thỉnh Hòa Thượng Chí Công đến tụng kinh. Bấy giờ, Hòa Thượng vừa đặt chân đến ngạch cửa đã than rằng:
“Lạ lạ thay! Quái quái kỳ!
Đứa cháu cưới bà nội,
Heo dê ngồi bàn tiệc,
Quyến thuộc nấu trong nồi.
Con gái ăn thịt mẹ,
Con trai đánh da cha.
Khách khứa đến chúc mừng,
Ta thấy thật là khổ!”
Như thế là ý nghĩa sao đây? “Đứa cháu cưới bà nội,” quý vị thấy có lạ đời không? Nguyên bà cụ này lúc lâm chung cầm tay đứa cháu nội mà trong lòng quyến luyến, không nỡ xa lìa, bà than: “Các con ta ai nấy đều thành gia lập nghiệp cả rồi, chỉ tội cho đứa cháu nội độc nhất của ta không người chăm sóc. Ôi! Biết làm sao đây?” Than xong thì bà tắt thở.
Khi hồn bà cụ đến địa phủ, Diêm Vương phán bảo: “Ngươi đã yêu thương đứa cháu nội như thế, thì hãy trở về làm vợ nó mà chăm sóc cho nó đi!” Thế là bà cụ đầu thai trở lại làm vợ đứa cháu nội. Cho nên, việc tiền nhân hậu quả trên thế gian có khi cũng thật đáng sợ lắm thay!
Rồi Hòa Thượng Chí Công lại ngó quanh và nói: “Heo dê ngồi bàn tiệc.”
Thấy nồi canh đang nấu, Ngài lại nói tiếp: “Quyến thuộc nấu trong nồi.” Nguyên là các con heo con dê bị người ta làm thịt trước kia nay đều đầu thai trở lại làm người, và ăn thịt những kẻ đã từng giết chúng để bồi thường túc báo. Những lục thân quyến thuộc xưa kia chuyên ăn thịt heo thịt dê, thì bây giờ trở ngược lại bị làm heo làm dê và bị người ta bằm chặt, đem nấu trong nồi để đền nợ.
“Con gái ăn thịt mẹ.” Bấy giờ ở ngoài sân có một bé gái đang gặm một cái giò heo rất ngon lành, mà không biết rằng con heo này kiếp trước vốn là mẹ của mình.
“Con trai đánh da cha.” Hòa Thượng Chí Công lại nhìn về phía ban nhạc hòa tấu, người đánh cồng khua chiêng, kẻ thổi kèn thổi sáo, rất tưng bừng náo nhiệt! Trong đó có một người đang hăng say đánh trống—cái trống này được bịt bằng da lừa, mà con lừa ấy kiếp trước chính là cha của anh chàng đánh trống!
Thế mà “khách khứa đến chúc mừng.” Mọi người đều hớn hở cho rằng đó là ngày vui, nhưng Hòa Thượng Chí Công chỉ than thở: “Ta thấy thật là khổ!” Kỳ thật, người đời thường lấy khổ làm vui!
Quý vị nghe qua câu chuyện này rồi thì nên biết việc sát sanh, ăn thịt thật đáng sợ! Sau đây chúng ta hãy nghiên cứu chữ “nhục” (thịt) theo Hán tự:
Bên trong chữ “nhục” có hai người,
Người ở trong dòm người ở ngoài,
Chúng sanh lại ăn thịt chúng sanh,
Suy nghĩ kỹ là người ăn người!
Vì vậy, ăn chay là tốt nhất. Nhưng khi nấu đồ chay, quý vị không nên đặt những cái tên như gà chay, vịt chay, bào ngư chay… cho các món ăn! Đã ăn chay rồi thì tại sao hãy còn không bỏ được những đồ mặn đó? Dù chỉ là thịt cá trên danh nghĩa hoặc hình thức, nhưng bên trong có hàm chứa những chủng tử nhiễm ô, không tốt. Cho nên, từ nay về sau không nên dùng tên của đồ mặn để gọi các món chay nữa!
1 câu chuyện được đăng nhiều trên mạng , chủ yếu là từ các thầy Bắc tông
Phật giáo đại thừa cũng có câu chuyện la lá như vậy….1 vị vua buồn tủi khi hoàng hậu của mình qua đời , ông bỏ bê triều chính… Rồi 1 ngày ông gặp cao tăng…
Hoàng Hậu Upari từng là chánh cung hoàng hậu của vua Assaka một thời cai trị xứ Kāsi. Hoàng hậu được nói là người rất đẹp. Các vị vua thuở xưa thường chọn những cô gái đẹp nhất trong nước để làm hoàng hậu. Vì thế cho nên, tất cả những hoàng hậu của vua đều là những người có sắc đẹp quyến rũ và đáng yêu. Hoàng hậu Upari được xem là nổi bật nhất trong số đó bởi vì sắc đẹp tuyệt trần và sức quyến rũ của nàng. Bị mê đắm bởi vẻ đẹp quyến rũ ấy, Vua Assaka đã mất hết cả dũng khí vì nàng.
Dù được đấng quân vương hết lòng sủng ái và trong lúc vẻ duyên dáng cũng như nhan sắc hãy còn xuân thì, Hoàng Hậu đã sớm về chầu tiên cảnh. Ở đây, về chầu tiên cảnh (to go to the abode of the celestial beings, hay went to the gods’ abode) là một cách dùng của người Miến có tính cách văn hoá để biểu thị cái chết của một người trong hoàng tộc. Cũng như, ‘bay về’ có nghĩa là sự qua đời của một nhà sư, chỉ là cách dùng văn hoa mà thôi. Một người chết thường tái sanh trong một hiện hữu nào đó theo nghiệp của mình. Như trong trường hợp này, Hoàng Hậu Upari, mặc dù nói theo cách hoa mỹ là đã ‘về chầu tiên cảnh’, nhưng thực ra nàng đã tái sanh vào cõi của các con bọ hung thấp kém.
Với cái chết của hoàng hậu yêu mến, Vua Assaka bị thiêu đốt mãnh liệt bởi ngọn lửa sầu bi. Ông cho người mang xác hoàng hậu ướp dầu, đặt trong một cỗ quan tài kiếng và giữ nó dưới gầm giường của ông. Do sầu ưu áp đảo, vua nằm liệt giường không ăn không ngủ, tối ngày than khóc cái chết của hoàng hậu. Hoàng thân quốc thích, và các quan lại trong triều cố gắng an ủi và nhắc cho ngài nhớ bản chất vô thường, hữu vi của kiếp sống, song tất cả đều vô ích. Xác hoàng hậu trong quan tài, nhờ ướp dầu, giữ được lâu dài giống như những xác ướp bằng các loại hoá chất trong thời hiện đại. Do đó, đối với đức vua hoàng hậu có vẻ như đang nằm ngủ trong quan tài mà thôi. Hình ảnh xác chết đã tác động như chất nhiên liệu tiếp sức cho sầu bi đang thiêu đốt trong tâm can đức vua suốt bảy ngày.
Lúc bấy giờ, Đức Bồ Tát là một vị đạo sĩ, có các năng lực thần thông, đang sống trong núi Himalayas. Tình cờ một hôm ngài dùng năng lực thần thông của mình quét qua toàn cõi thế gian, và thấy Vua Assaka đang đau khổ với nỗi sầu ưu mãnh liệt. Ngài cũng biết rằng không một ai trừ ngài có thể cứu được đức vua khỏi sầu muộn này. Vì thế, bằng năng lực thần thông, ngài bay đến vườn thượng uyển của Vua Assaka.
Tại đó ngài gặp một thanh niên Bà-la-môn và hỏi thăm về tình hình của đức Vua. Thanh niên bà-la-môn kể cho ngài biết đức Vua đang bị sầu ưu áp đảo như thế nào và thỉnh cầu ngài cứu giúp đức vua. Đạo Sĩ trả lời: “Bần đạo không biết đức vua. Nhưng nếu ngài đến và hỏi, bần đạo có thể nói cho ngài biết về kiếp sống hiện tại của hoàng hậu. ” Nghe như vậy thanh niên bà-la-môn liền đi đến đức vua và tâu: “Tâu đại vương, một vị đạo sĩ có thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông đã đến vườn thượng uyển. Vị này nói ông biết và có thể chỉ cho ngài thấy kiếp sống hiện tại của hoàng hậu quá cố. Đến gặp vị ấy thật là một điều đáng làm lúc này.”
Nghe nói vị đạo sĩ có thể chỉ cho mình biết kiếp sống hiện tại của hoàng hậu, ngay lập tức đức vua cho thắng xe đi đến vườn thượng uyển. Đến nơi, vua đảnh lễ vị đạo sĩ và nói: “Kính bạch đạo sĩ, có thực ngài khẳng định rằng ngài biết kiếp sống hiện tại của hoàng hậu Upari không?’’ Khi nghe vị đạo sĩ thừa nhận lời khẳng định của mình, đức vua muốn biết hiện giờ hoàng hậu tái sanh về đâu.
“Tâu đại vương, sinh tiền hoàng hậu chỉ biết ham thích vẻ đẹp bề ngoài của mình và rất dương dương tự đắc về nó. Bà đã dành hết thì giờ cho việc trang điểm để làm cho mình hấp dẫn và quyến rũ hơn, quên hết cả việc thực hiện những nghiệp công đức như bố thí, giữ giới. Hậu quả là bà đã chuyển sang một kiếp sống thấp hèn. Hiện giờ hoàng hậu đã tái sanh làm một con bọ hung cái ngay trong vườn thượng uyển này”, vị đạo sĩ kể lại toàn bộ câu chuyện một cách rất chân thành.
Phàm những người, nhờ thiện nghiệp, được hưởng những đặc ân như giàu sang, danh gia, giáo dục, địa vị, đẹp người, v.v… thường hay tỏ ra kiêu kỳ với những người khác. Bị tính kiêu căng và tự phụ hão huyền này bao phủ, họ trở nên dễ duôi không thực hiện những việc làm công đức. Sự khiêm tốn không giữ một vai trò nào trong phẩm cách của họ. Trong Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt (Cūḷakammavibhaṅga) Đức Thế Tôn dạy rằng những người kiêu căng, ngạo mạn như vậy rất có thể phải đi tới những nơi tái sanh hạ liệt sau khi chết. Ngược lại, những người không tự phụ, luôn luôn tỏ ra khiêm tốn và kính lễ các bậc đáng kính lễ sẽ được tái sanh trong những gia đình cao quý.
Hoàng hậu Upari trong câu chuyện này cực kỳ xinh đẹp và là chánh cung hoàng hậu của một vị quân vương có địa vị rất cao trong cuộc sống. Những tính chất nổi bật này làm cho nàng say sưa và khinh thường những người mà lẽ ra nàng phải tỏ ra tôn kính. Do thái độ và hành nghiệp bất thiện ấy, đoán chừng nàng đã phải tái sanh làm một con bọ hung cái thấp hèn là điều có thể xảy ra. Khi nghe vị đạo sĩ giải thích về sự tái sanh của hoàng hậu như một con bọ hung cái như vậy, Vua Assaka lập tức bác bỏ nó, ngài nói rằng “Trẫm không tin điều đó!”
Vị đạo sĩ trả lời, “Bần đạo không những có thể chỉ cho Đại Vương thấy con bọ hung cái ấy mà còn bắt được nó nói chuyện nữa.” Đức Vua nói: “Được rồi. Khanh hãy làm điều đó và khiến cho cô ta nói chuyện đi.” Vị đạo sĩ dùng năng lực thần thông của mình và chú nguyện cho hai con bọ hung xuất hiện trước mặt đức vua
Khi con bọ hung đực và con bọ hung cái chui ra khỏi đống phân và xuất hiện trước mặt đức vua, vị đạo sĩ nói, “Tâu Đại Vương, con bọ hung cái đang đi phía sau ấy chính là chánh cung hoàng hậu Upari của ngài. Sau khi từ bỏ ngài, cô nàng giờ đây lẽo đẽo theo con bọ hung đực bất cứ chỗ nào nó đi tới. Đại vương hãy nhìn kỹ con bọ hung cái mà mới đây là Upari, chánh cung hoàng hậu của ngài xem.”
Đức vua không tin vị đạo sĩ: “Trẫm không thể nào tin rằng một con người thông minh như hoàng hậu Upari lại phải tái sanh làm con bọ hung cái này được.”, vua nói.
Thực sự, đối với những người không tin hoàn toàn vào luật nhân quả (tức không tin nghiệp và quả của nghiệp), những người không hiểu lý duyên sinh, như đã giải thích trong Paṭiccasamuppāda (Pháp Duyên Sanh hay Thập Nhị Nhân Duyên), sẽ khó mà có thể chấp nhận được sự kiện từ một con người lại phải hạ sanh thấp đến mức thành một con bọ hung như vậy. Ngay cả ngày nay, khi giáo pháp của Đức Phật được truyền bá rộng rãi khắp mọi nơi, cũng có những người chấp giữ quan niệm cho rằng “Khi con người chết, họ không thể tái sanh vào một cõi thấp hơn cõi người được.” Vì thế, vào thời kỳ đen tối, khi giáo pháp của Đức Phật vẫn chưa ai được nghe đến, những câu chuyện tái sanh như thế này được người ta chấp nhận với sự hoài nghi là việc bình thường không có gì đáng ngạc nhiên cả.
Tuy nhiên, theo lời dạy của Đức Phật, bao lâu một người chưa đạt đến địa vị Thánh nhân, họ vẫn có thể, từ cõi người hay cõi trời, đi xuống bốn trạng thái hiện hữu thấp hơn. Do một nghiệp bất thiện, và phản ứng của tâm ngay trước lúc chết làm duyên, sự tái sanh có thể xảy ra nơi một trong các cõi thấp, đó là bốn ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và A-tu-la. Ngược lại, do một thiện nghiệp và thái độ của tâm ngay ngưỡng cửa tử, một chúng sanh có thể từ cõi thấp đi lên các cõi cao hơn, như cõi người hoặc cõi chư thiên.
Có câu chuyện kể về một vị Tỳ-kheo tên Tissa, do khởi tâm luyến ái đối với tấm y vàng mới nhận trước khi chết, đã tái sanh làm con rệp ngay trong tấm y này. Một câu chuyện khác kể về con ếch thọ tử khi đang nghe Đức Phật thuyết pháp. Con ếch chết và tái sanh làm một vị chư thiên trong cõi trời Tam Thập Tam Thiên. Đây là những ví dụ có thể xem như những bằng chứng hiển nhiên của sự biến đổi (thân tướng) vào lúc tái sanh.
Nhưng đức Vua Assaka, do không được nghe những câu chuyện như thế này, nên đã không thể chấp nhận việc hoàng hậu yêu quý của mình trở thành một con bọ hung cái. Vị đạo sĩ lúc đó đề nghị rằng ông sẽ làm cho con bọ hung cái nói chuyện. Đức Vua chấp thuận đề nghị ấy. Vị đạo sĩ liền dùng năng lực thần thông của mình chú nguyện, tạo ra cuộc đối thoại giữa ông và con bọ hung cái mà đức vua và thính chúng có thể hiểu được.
“Ngươi là ai trong kiếp trước ?”, vị đạo sĩ hỏi
“Con là chánh cung hoàng hậu Upari của đức vua Assaka”, con bọ hung trả lời.
“Thế bây giờ, này bọ hung, ngươi có còn yêu đức vua Assaka, hay ngươi chỉ yêu con bọ hung đực này ?”
Trước câu hỏi ấy, con bọ hung cái trả lời: “Thực sự, vua Assaka là chồng của con trong kiếp trước thật. Lúc đó, con thường dạo chơi quanh vườn thượng uyển nay cùng với đức vua để thọ hưởng năm thứ dục lạc. Nhưng, bây giờ, con đã ở trong một hiện hữu mới, con không còn liên quan gì với đức vua Assaka nữa.”
Bản dịch của chú giải về câu trả lời của con bọ hung cái này như sau: “Trong kiếp hiện tại này, có thể con còn muốn giết đức vua Assaka để lấy máu của ông ta rửa chân cho con bọ hung, là chồng yêu quý của con hiện nay nữa”. Cách giải thích này của chú giải làm cho câu trả lời của con bọ hung cái nghe có vẻ quá nhẫn tâm và vô cảm, nhưng vì cô nàng đang nói chuyện trước mặt con bọ hung đực, người chồng yêu quý của cô hiện tại, lẽ tự nhiên là cô muốn làm vui lòng chồng mình vậy. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều những trường hợp ghẻ lạnh rõ rệt như vậy giữa những cặp vợ chồng cũ, chia tay nhau không phải do chết mà do trong cuộc sống không hợp nhau…Do đó những bình luận của chú giải là hoàn toàn hợp lý.
Jātaka (Chuyện Tiền Thân), thuộc văn hệ Pāḷi thì diễn tả câu trả lời của con bọ hung cái như vầy: “Bạch ngài (đạo sĩ), con là người đã từng yêu thương đức vua Assaka và thường dạo chơi cùng đức vua trong khu vườn này, người cũng rất yêu thương con và là chồng của con lúc đó. Nhưng bây giờ, niềm vui và những lo toan của kiếp sống mới hiện tại đã che mờ niềm vui và những lo toan của kiếp sống cũ. Niềm vui và những lo toan mới vượt qua niềm vui và những lo toan cũ, con yêu người chồng hiện tại của con là con bọ hung đực này hơn con đã yêu đức vua Assaka.”
Giải thích của chú giải về những từ “yêu thương hơn” gây thích thú cho người đọc. Chú giải nói ‘yêu thương hơn’ có nghĩa là ‘yêu một trăm lần hơn, hay yêu một ngàn lần hơn’, chỉ ra sức mãnh liệt của tình yêu thiên về người chồng mới.
Đức vua Assaka vô cùng đau khổ khi nghe những lời ghẻ lạnh nhẫn tâm và vô cảm từ đôi môi của con bọ hung cái. Ngài thầm nghĩ: “Ta đã yêu thương và quý mến nàng quá nhiều đến nỗi ta không thể tự mình quăng bỏ cái xác của nàng đi. Nhưng nàng đã trở nên ác cảm và kinh tởm đối với ta.”
Đức vua giờ đây cảm thấy chán ghét hoàng hậu Upari đến mức, trong lúc đang ngồi tại chỗ ấy, vua đã ra lệnh: “Hãy đi và thủ tiêu cái xác của người đàn bà ấy cho ta.” Rồi sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, đức vua quay trở về cung điện. Ngài tấn phong một nữ nhân khác trong triều làm chánh cung hoàng hậu và tiếp tục cai trị đất nước một cách anh minh. Còn vị đạo sĩ, đức Bồ-tát, sau khi ban cho vua những lời khuyên hữu ích, cũng quay trở về nơi ẩn cư của mình ở Himalaya.
Bài học từ câu chuyện này là: hoàng hậu Upari, khi ở cõi người, vui thú trong tính cách làm một con người và làm hoàng hậu lúc đó. Nàng chưa bao giờ, thậm chí cả trong giấc mơ, nghĩ là mình sẽ bị tái sanh làm một con bọ hung cái. Nhưng bất ngờ khi tái sanh làm một con bọ hung cái, phù hợp với nghiệp quá khứ của nàng, lập tức nàng chấp nhận cuộc sống và vui thú trong thân tướng của một con bọ hung. Nàng xem trọng và yêu thích thân hình của con bọ hung đực một trăm lần, một ngàn lần nhiều hơn thân hình của đức vua Assaka.
Việc cô cảm thấy hoàn toàn tự nhiên trong kiếp sống thấp hèn của mình như một con bọ hung là do Tham Ái (taṅhā), vốn đi tìm sự thích thú ở khắp mọi nơi; đó là lý do tại sao Đức Phật lại nói, “Tatra tatrābhinandinī -Tham ái (taṅhā) có khuynh hướng thích thú bất cứ chỗ nào nó tìm được sự tái sanh.
Tái sanh làm chó, nó vui thú trong kiếp sống của một con chó; tái sanh làm heo, làm gà hay bất cứ làm một chúng sanh nào, cũng đều có sự thích thú trong mỗi kiếp sống ấy. Ngay cả khi đã được sanh ra làm con của một gia đình giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu, cũng có những trường hợp những đứa con này sau đó lâm vào cảnh nghèo khổ nhưng chúng vẫn vui hưởng cuộc sống nghèo khổ của chúng ở đó. Thậm chí có đứa còn kháng cự lại những cố gắng của cha mẹ nhằm đưa chúng trở lại nếp sống của gia đình, bởi vì chúng đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống mới, dù nghèo khổ, của chúng. Chính tham ái đã cho chúng sự vui thú dù là ở đâu vậy.
Hits: 0