Phật học Đại cương Tâm Học 2022 

Tâm là gì , đặc tính và vai trò

 

Tâm là cái biết

I. Tâm là gì? Vi diệu pháp hiện thực trong cuộc sống

( Nền tảng Phật giáo – tỳ kheo Hộ Pháp)

Citta: Tâm

Citta nghĩa là gì ?

Định nghĩa Citta: Tâm

“Ārammaṇaṃ cintetīti cittaṃ.”

Trạng-thái biết đối-tượng gọi là tâm.

Ārammaṇa: Đối-tượng có 6 loại:

1- Rūpārammaṇa: đó là đối-tượng sắc, các hình dáng,

2- Saddārammaṇa: đó là đối-tượng thanh, các loại âm thanh,

3- Gandhārammaṇa: đó là đối-tượng hương, các thứ mùi hương,

4- Rasārammaṇa:đó là đối-tượng vị, các thứ vị,

5- Phoṭṭhabbārammaṇa: đó là đối-tượng xúc (đất, lửa, gió), cứng mềm, nóng lạnh, phồng xẹp,

6- Dhammārammaṇa: đó là đối-tượng pháp (tâm, tâm-sở, 5 tịnh-sắc, 16 sắc vi-tế, Niết-bàn, và chế-định-pháp). 

.

Trong Chú-giải có những danh từ Pāḷi đồng nghĩa với citta như sau:

– Citta là trạng-thái biết đối-tượng,

– Mano là hướng đến đối-tượng,

– Hadaya là tích luỹ bên trong tâm,

– Mānasa là trạng-thái hài lòng trong tâm,

– Manāyatana là āyatana liên kết.

– Manindriya là indriya chủ,

– Viññāṇa là trạng-thái biết đối-tượng,

– Viññāṇakkhandha là thức-uẩn,

– Manoviññāṇadhātu là tự-tánh biết đối-tượng.

.

Citta thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma) có trạng-thái riêng biệt (visesa-lakkhaṇa) có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

Lakkhaṇa: trạng-thái; Rasa: phận sự; Paccupaṭṭhāna: quả hiện hữu; Padaṭṭhāna: nguyên-nhân gần phát sinh tâm:

1- Vijānanalakkhaṇaṃ có trạng-thái biết các đối-tượng,

2- Pubbaṅgamasasaṃ có phận sự dẫn đầu trong tất cả các pháp,

3- Sandhānapaccupaṭṭhānaṃ có sự sinh, sự diệt liên tục không ngừng là quả hiện hữu,

4- Nāmarūpapadaṭṭhānaṃ có danh-pháp, sắc-pháp là nhân-duyên gần phát sinh citta.

Tính Chất Của Citta

Tất cả các pháp đều do tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, thành-tựu tất cả các pháp đều do tâm.

* Người nào có bất-thiệntâm (akusalacitta) nếu khi thân hành điều ác, khẩu nói điều ác, ý nghĩ điều ác thì ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả khổ đối với người ấy trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.  

* Người nào có thiệntâm (kusalacitta) nếu khi thân hành điều thiện, khẩu nói điều thiện, ý nghĩ điều thiện thì dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả an lạc đối với người ấy trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

Tính chất của tâm (citta) là rất huyền diệu như sau:

Tâm huyền diệu bằng việc làm: Tất cả mọi công trình đồ sộ, mọi thứ máy móc hiện đại hiện hữu trong đời này được thành-tựu đều do tâm tạo nên,

* Tâm huyền diệu tự tâm: Thật-tánh của tâm phân chia nhiều loại tâm như là bất-thiện-tâm, vô-nhân-tâm, dục-giới đại-thiện-tâm, dục-giới đại-quả-tâm, dục-giới đại-duy-tác-tâm, sắc-giới-tâm, vô-sắc-giới-tâm, thần-thông-tâm, siêu-tam-giới-tâm,…

* Tâm huyền diệu do tích-luỹ tất cả các-nghiệp và mọi phiền-não: Mỗi chúng-sinh trong vòng tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài, trải qua vô-số kiếp, mỗi kiếp chỉ có phần thân thay đổi tuỳ theo quả của nghiệp, còn phần tâm vẫn tiếp diễn sinh rồi diệt liên tục không ngừng từ kiếp này chuyển sang kiếp khác; tất cả mọi bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp), mọi thiện-nghiệp dù nhẹ dù nặng trong mỗi kiếp đều được tích luỹ ở trong tâm cả thảy.

Nếu nghiệp nào có cơ hội thì nghiệp ấy cho quả trong kiếp hiện tại, cho quả tái sinh kiếp sau, và cho quả sau khi tái sinh, và cứ tiếp tục như vậy, đối với các chúng-sinh chưa phải là bậc Thánh-A-ra-hán.

.

Tâm huyền diệu do giữ gìn quả của nghiệp và phiền não: Mỗi chúng-sinh đã tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp), thiện-nghiệp nào dù nhẹ dù nặng rồi, chắc chắn quả của nghiệp ấy không bao giờ mất, dù nghiệp nhẹ, dù nghiệp nặng đã trải qua thời gian lâu bao nhiêu kiếp đi nữa, mọi nghiệp ấy vẫn có cơ-hội theo cho quả của chúng.

.

Tâm huyền diệu do tích luỹ các thói quen tự nhiên của mỗi chúng-sinh: Tâm khiến tạo công việc chuyên môn, nghề nghiệp, môn học, tài nghệ nào, v.v… đã trở thành thói quen được tích luỹ trong mỗi tâm sinh rồi diệt liên tục không ngừng, tâm trước diệt chuyển sang tâm sau sinh, do năng lực của các pháp-duyên anantarapaccaya: liên-tục-duyên, samanantarapaccaya: liên-tục-năng-duyên, … cứ tiếp diễn như vậy, từ kiếp này sang kiếp khác, từ kiếp quá khứ đến kiếp hiện tại.

.

Tâm huyền diệu do biết các đối-tượng khác nhau: Mỗi tâm phát sinh chỉ biết một đối-tượng duy nhất mà thôi. Theo Chú-giải, tâm sinh rồi diệt vô cùng mau lẹ. Ví dụ chỉ một lần búng đầu móng tay, tâm sinh rồi diệt 1.000 tỷ lần.

Cho nên, tâm khi biết đối-tượng sắc, khi biết đối-tượng thanh, v.v… thay đổi nhau trong 6 đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc, đối-tượng pháp tuỳ theo nhân-duyên của 6 lộ-trình-tâm.

Số Lượng Citta

Citta chỉ có một trạng-thái là biết đối-tượng mà thôi, nên kể citta: tâm có một mà thôi, bởi vì khi nào tâm phát sinh, khi ấy tâm chỉ biết một đối-tượng ấy mà thôi.  

Citta: Tâm có khả năng biết đối-tượng khác nhau, do năng lực của các cetasikatâm-sở đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đối-tượng với tâm, đồng nơi sinh với tâm, làm cho citta có khả năng biết đối-tượng khác nhau. Cho nên, phân tích citta ra gồm có 89 tâm hoặc 121 tâm.

Bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi-diệu-pháp-yếu-nghĩa) của Ngài trưởng-lão Anuruddha có 9 chương. Chương thứ nhất Cittasaṅgha-vibhāga: Phần tâm-yếu-nghĩa gồm có 89 hoặc 121 tâm phân chia theo 4 cõi giới như sau:

Phân Chia Tâm Theo 4 Cõi Giới

1- Dục-giới-tâm (kāmāvacaracitta) có 54 tâm:

– Bất-thiện-tâm (Akusalacitta) có 12 tâm,

– Vô-nhân-tâm (Ahetukacitta) có 18 tâm,

– Đại-thiện-tâm (Mahākusalacitta) có 8 tâm,

– Đại-quả-tâm (Mahāvipākacitta) có 8 tâm,

– Đại-duy-tác-tâm (Mahākiriyacitta) có 8 tâm.

2- Sắc-giới-tâm (Rūpāvacaracitta) có 15 tâm:

– Sắc-giới thiền thiện-tâm có 5 tâm,

– Sắc-giới thiền quả-tâm có 5 tâm,

– Sắc-giới thiền duy-tác-tâm có 5 tâm.

3- Vô-sắc-giới-tâm (Arūpāvacaracitta) có 12 tâm

– Vô-sắc-giới thiền thiện-tâm có 4 tâm,

– Vô-sắc-giới thiền quả-tâm có 4 tâm,

– Vô-sắc-giới thiền duy-tác-tâm có 4 tâm.

4- Siêu-tam-giớitâm (Lokuttaracitta) có 8 tâm hoặc 40 tâm, chia ra 2 loại tâm:

– Siêu-tam-giới-thiện-tâm có 4 tâm hoặc 20 tâm gọi là 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm (Maggacitta).

– Siêu-tam-giới-quả-tâm có 4 tâm hoặc 20 tâm gọi là 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm (Phalacitta).

.

Quyển sách nhỏ Vi-Diệu-Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống này chỉ giảng giải về 12 bất-thiện-tâm (akusalacitta) và 8 dục-giới đại-thiện-tâm (kāmāvacaramahākusalacitta), bởi vì 20 tâm này thường phát sinh trong cuộc sống hằng ngày đối với các hàng phàm nhân, bắt đầu từ khi thức giấc, suốt ngày, cho đến khi nằm ngủ một giấc say, không có mộng mị.

Trong 20 tâm này, tác-ý tâm-sở (cetanā-cetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm gọi là 12 bất-thiện-nghiệp, và tác-ý tâm-sở (cetanā-cetasika) đồng sinh với 8 dục-giới đại-thiện-tâm gọi là 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp.

12 bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện-tâm cho quả là 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm (akusala-vipākacitta) trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla) và trong thời-kỳ sau khi tái-sinh.8 dục-giới đại-thiện-nghiệp trong 8 dục-giới đại-thiện-tâm cho quả là 8 dục-giới đại-quả-tâm và 8 thiện-quả-vô-nhân-tâm (kusalavipākāhetu- citta) trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) và trong thời-kỳ sau khi tái-sinh (pavattikāla).

Quyển sách nhỏ Vi-Diệu-Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống này chỉ giảng giải về 12 bất-thiện-tâm và 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm, 8 dục-giới đại-thiện-tâm, 8 dục-giới đại-quả-tâm, 8 thiện-quả-vô-nhân-tâm và các dục-giới-tâm còn lại.

Như vậy, quyển sách nhỏ này chỉ giảng giải 12 bất-thiện-tâm, 18 vô-nhân-tâm, 8 dục-giới đại-thiện-tâm, 8 dục-giới đại-quả-tâm, 8 dục-giới đại-duy-tác-tâm gồm có 54 dục-giới-tâm mà thôi, không đề cập đến 15 sắc-giới-tâm và 12 vô-sắc-giới-tâm, 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.

II. Tâm từ wiki

Tâm (zh. xīn 心, en. mind, ja. shin, sa. cittahṛdayavijñāna), là một thuật ngữ quan trọng của đạo Phật, có nhiều nghĩa:

  1. Tâm được xem đồng nghĩa với Mạt-na (sa. manas, thức, suy nghĩ, phân biệt) và Thức (sa. vijñāna). Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của tâm trí.
  2. Trong luận A-tì-đạt-ma-câu-xá, tâm được xem như một thể riêng biệt, trên thể đó thế giới hiện tượng xuất hiện.
  3. Trong Duy thức tông, tâm được xem là A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna, còn được gọi là Tạng thức), gốc của tất cả mọi hiện tượng tâm thức. Theo quan điểm này, thì toàn bộ vũ trụ này chính là “tâm thanh tịnh”. Nhiều quan điểm cho rằng tâm này chính là “vô thuỷ vô minh”, vô minh nguyên thuỷ của Phật tính và là thực tại tối thượng của mọi hiện tượng nhị nguyên.

Tổng quát, người ta có thể phân biệt sáu loại tâm:

  • Nhục đoàn tâm (zh. 肉團心), trái tim thịt;
  • Tinh yếu tâm (zh. 精要心), chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ;
  • Kiên thật tâm (zh. 堅實心), chỉ cái tuyệt đối, cái Chân như của các Pháp.

Ba loại tâm trên được dịch từ danh từ hṛdaya của Phạn ngữ;

  • Tập khởi tâm (zh. 集起心, citta), là thức thứ 8, A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna);
  • Tư lượng tâm (zh. 思量心), là thức thứ 7, Mạt-na (sa. manas);
  • Duyên lự tâm (zh. 緣慮心), là thức thứ sáu, ý thức (sa. manovijñāna).

III. Khái quát từ Phật giáo Đại thừa

1.Tâm trong Duy Thức học

Theo đạo Phật, tâm chia làm hai phần: Chân và Vọng. Đứng về phần Chân tâm (thể) thì không thể dùng lời nói luận bàn, hay trí suy nghĩ được mà phải cần tự chứng ngộ nên trong kinh nói: “Rời tướng nói năng, rời tướng danh tự, rời tướng tâm duyên”. Song, đứng về phần “vọng tâm”, thì có thể nói năng và phân biệt được. Như trên đã nói: “tâm không có hình tướng (vuông, tròn, dài, ngắn…) nên không thể dùng mắt thấy tai nghe, hay rờ mó được nó. Nhưng nhờ thấy cái tác dụng của nó nên chúng ta mới biết có cái “Tâm” này.

Trong Duy thức học Phật giáo gọi là “Tám tâm vương”.
Trong Duy thức học Phật giáo gọi là “Tám tâm vương”.

Qua tìm hiểu giáo lý chúng ta thấy, mọi người không chỉ có năm “giác quan” mà có tám cái “Biết” tức là tám cái tâm. Theo Duy thức học gọi là “Tám thức” hay “bát thức” tám cái biết, mỗi cái biết đều có chủ quyền thống lãnh mỗi chỗ. Cũng như mỗi ông vua cai trị mỗi nước, nên trong Duy thức học Phật giáo gọi là “Tám tâm vương”.

2.Chân tâm – vọng tâm

2.1.Vọng-tâm

Vọng-tâm là Tâm sai lầm, càn bậy, ô trọc. Đó chính là cái tâm làm cho con người điên đảo trong Vô-minh và Ái-dục. Vọng-tâm bao gồm tứ-uẩn: Thọ (cảm giác), Tưởng (tri giác), Hành (ý chí muốn làm), Thức (khả năng phân biệt) hợp với Sắc (thân xác) thành ngũ-uẩn (hay là thân-tâm). Duy-thức-luận thì cho rằng Vọng-tâm bao gồm Lục-căn và Thất-thức. Cả Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa đều khẳng định rằng Vọng-tâm thì không thật, bởi lẽ nó vô thường (nay còn mai mất). Việc cho rằng thân-tâm có thật là ngã-chấp (nắm bắt vào cái ta). Đó chính là vọng-kiến.

Vọng-tâm là cái tâm dính bén với thế gian, với vật chất. Do Vọng-tâm, con người vươn ra hiện-tượng-giới như con bạch tuộc vươn vòi ra bám víu sự vật và bị sự vật chi phối. Do Vọng-tâm nên Lục-trần từ hiện tượng giới có thể xâm nhập vào con người và trở thành Lục-nhập. Vọng-tâm làm cho người ta rơi vào tình trạng nhị-nguyên (chấp-nhị): phân biệt sự vật ra tốt hoặc xấu, hay hoặc dở, dài hoặc ngắn… theo chủ quan của mình.

2.2.Chân-tâm

Một khi Ái-dục và Vô-minh được diệt trừ, Vọng-tâm tức khắc biến thành Chân-tâm, như mây tan trăng tỏ. Khi đó, cái tâm sai lầm, càn bậy, ô trọc của ta được trở về tình trạng tinh tuyền ban sơ của nó. Nói rõ hơn, Phật Giáo Đại Thừa cho rằng khi đã hiển hiện, Chân-tâm con người sáng láng, đồng thể với Chân-như. Nó có thực tướng Chân-không, hay nói cách khác, Chân-tâm chính là Chân-không (Sunyata), chính là Phật-tâm theo Chân-đế nghĩa của từ “Phật”. Như thế, Chân-tâm cũng chính là Bản thể tuyệt đối của toàn thể vũ trụ. Do đó, cái Tâm này không nằm trong không-thời gian, và vì thế ta không thể dùng những khái niệm về hiện tượng mà nói về nó được.

Với Tâm Bát Nhã, con người ngộ ra rằng chẳng có hai (Bất-nhị): mình là Chân Không (Ngũ-uẩn giai Không), vạn vật là Chân Không (vạn pháp giai Không), tất cả là một với Chân-không. Nơi Chân-tâm, chẳng có sự phân biệt ra Ngũ-uẩn, do đó không có Lục-căn, Lục-trần, Lục-giới. Với Tâm Bát Nhã, chẳng còn gì là trở ngại, là cản trở nữa: “Lý sự vô ngại, Sự sự vô ngại”.

Việc hiểu như thế giúp ta thấy được sự đồng quy của Phật Giáo và Upanishad: có sự tương đồng giữa cặp Chân-tâm, Chân-như với cặp BrahmanAtman. Cũng như Chân-như chính là Chân-tâm, Brahman cũng chính là Atman: “Cái Ấy là ngươi (Tat Tvam asi)”. Tại điểm này, Phật Giáo cũng đồng quy với Kitô Giáo: Chân-tâm chính là linh hồn bất tử, là sự hiện diện của Thiên Chúa nơi mỗi người.

Những giải thích kể trên phần nào giúp ta hiểu về Vọng-tâm và Chân-tâm trong Phật Giáo. Đến đây, một câu hỏi tất yếu phải được trồi lên: “Vậy thì phải chăng con người có hai Tâm?” Thực ra con người chỉ có một Tâm. Nếu Tâm ấy dính bén với thế gian thì gọi là Vọng-tâm, còn nếu Tâm ấy hướng về sự khoan nhân, độ lượng, vị tha… thì gọi là Chân-tâm hay Phật-tâm. Bởi thế, Thánh Phanxicô Át-xi-di thật có lý khi nói: “Chính lúc quên mình (Vọng-tâm và thân xác, tức là tấm thân ngũ-uẩn) là lúc gặp lại bản thân (Chân-tâm).”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lý Minh Tuấn. Đông Phương Triết Học Cương Yếu. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2010.

3.Câu chuyện tìm tâm

Tâm là gì ? Theo văn học Phật giáo thì có 3 từ ngữ đều được hiểu như là Tâm : Ý, Thức và Tâm. Tùy theo nội dung của giáo lý và nhu cầu xử dụng người ta dùng 3 từ này như một yếu tố nhận thức của tinh thần. Những cái ý tưởng suy lường ở trong đầu óc thì gọi là “Ý”. Cái nhận thức phân biệt tiềm ẩn bên trong , làm nhà kho cho ý tưởng có chổ dựa để nổi lên thì gọi “Thức”. Cái bao hàm tất cả hai phần ý và thức thì gọi là “Tâm”. Vì vậy 3 từ ngữ dùng chung với nhau rất chặc chẽ, đôi khi không để ý thì không phân biệt được.

Có câu chuyện của Tổ sư Huệ Khả cầu pháp với ngài Bồ đề đạt Ma tổ sư Thiền Tông. Ngài Huệ Khả hỏi Tổ sư Bồ đề đạt ma rằng :

Xin hảy An Tâm cho con. Tổ trả lời rằng :

Hảy đưa Tâm đây ta an cho.
Huệ Khả thưa :
Con tìm Tâm không được !
Tổ trả lời : Ta đã an tâm cho ông rồi.
Như vậy là xong…..

Chúng ta thử đi tìm Tâm thì quả thật chúng ta cũng không thể nắm bắt được môt hạt vật chất nào để gọi là Tâm. Nhưng bảo rằng không có Tâm thì cái gì biết được hiện tại đang biểu hiện. Không có tâm thì khác nào như gổ đá. Nếu như gổ mục và đá ngây ngô thì làm gì có vấn đề gì để gọi là Tâm hay Vật đâu? Nhưng Tâm thì biết Vật, nhưng Vật thì không biết được Tâm, nếu Vật mà biết Tâm thì Vật không phải là Vật, mà Vật đã có Tâm. Như vậy Tâm và Vật là nhất như vì có mặt trong nhau. Nhưng nếu bảo rằng đưa một vật ra để gọi là Tâm thì không thể nào được. Bởi vì Tâm không phải là một vật. Không thể đưa tâm ra như một vật để an tâm, vì vậy Tâm vốn đã An đâu cần phải An-tâm , nếu không dính mắc với Vật mà sanh Tâm. Bởi vậy kinh Kim Cương Bát Nhã mới nói “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ Tâm”. Không thể trú nơi sắc mà sanh tâm. Không thể trú nơi Thanh mà sanh tâm, không thể trú nơi Hương mà sanh tâm, không thể trú nơi Vị mà sanh tâm, không thể trú nơi Xúc mà sanh tâm, phải không trụ chấp mà sanh tâm. Do như vậy, nên cái mà ngừoi ta gọi là tâm thì chỉ là do nương gá nơi các ý tưởng mà sanh tâm. Đôi khi người ta vì vô tình mà dùng chử tâm, chứ thật cũng chẳng nắm bắt hay thật sự biết được Tâm là gì. Dù có cố gắng tìm thì cũng không thể nào tìm được y hệt như Ngài Huệ Khả mà thôi. Nhưng Ngài Huệ Khả là Tổ sư Thiền bởi vì Ngài thật sự giác ngộ Chơn Tâm là gì, nên mới làm Tổ. Còn mình là phàm phu vì mình cũng có chơn tâm mà cứ quen sống với vọng tâm.

IV. Tìm hiểu thêm

Sách điện từ Online – Phật học Đại cương Tâm Học 2022 . Cuốn sách do Tâm Học soạn lại từ các bài viết, sách sưu tầm được chủ yếu từ mạng Internet ( Phật học Tinh yếu – HT Giới Đức , Nền tảng Phật giáo – Tỳ kheo Hộ Tăng, các bài viết phatgiao.org.vn  , giacngo.vn , daophatngaynay.com …) . Tâm Học là trang webs của cá nhân  ; không phải chùa hay tổ chức tôn giáo . Nội dung của cuốn sách này chỉ có giá trị tham khảo.

Hits: 137

Post Views: 497