Những câu chuyện nhân duyên tiền kiếp của Đức Phật

Phần này chủ yếu nói về những chuyện tiền thân khi Phật là nhân vật chính : hôn nhân, quan hệ bạn bè

Những câu chuyện liên quan đến gia đình của Đức Phật thì Da Du Đà La là người vợ nhiều kiếp của bồ tát. Tuy nhiên , bồ tát không chỉ có 1 người vơ đó, có những kiếp là người vợ khác , có kiếp không nhắc đến , có kiếp đi tu không lấy vợ , có kiếp có hẳn 4 bà vợ , có 1 số kiếp nhiều hơn 1 đời vợ.

Giới tính của Đức Phật trong những câu chuyện tiền thân

Trong nikaya thì khi làm súc sinh , làm người hoặc trời Dao Lợi , Đâu Suất thì bồ tát thường mang giới tính nam , hoặc không xác định ( k thấy có dấu hiệu là nữ ).. Trong A hàm thì có 1 ( có thể nhiều hơn) bản kinh Đức Phật thọ thân nữ..

Ngoài ra trong bản kinh nikaya thì tiền thân các nhân vật phần lớn đều giữ nguyên giới tính ; chỉ có 1 số trường hợp như hoàng hậu Maya lên trời và làm 1 vị thiên nam ; và 1 vị tu sĩ trong tăng đoàn của Đức Phật trước khi xuất gia trải qua 1 kiếp vừa là nam , vừa trải nghiệm thân nữ rồi lại về nam trong cùng 1 kiếp sống ( do quả báo của việc có tâm ý không tốt với ngài Ma Ha Ca chiên Diên.

Da Du Đà La : Người vợ hiền nhiều kiếp của bồ tát Tất Đạt Đa

Da-du-đà-la (tiếng Phạn: Yaśodharā, tiếng Nam Phạn: Yasodharā, chữ Hán: 耶輸陀羅) được kinh điển Phật giáo ghi nhận là vợ của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, người sau này trở thành Phật và khai sinh ra Phật giáo . Yasodharā về sau cũng xuất gia thành Tì-khâu-ni và đắc quả A-la-hán. Tính theo năm sinh của Đức Phật,Yasodharā sinh vào năm 624 TCN (bà sinh cùng năm với Phật) và nhập niết bàn vào năm 545 TCN (trước Phật 1 năm).

Xuất thân

Yasodharā là con của vua Suppabuddha (Thiện Giác) thủ lĩnh thị tộc Koliya[2] và hoàng hậu Pamita,[3][4] người thị tộc Shakya, em gái vua Suddhodana (vua Tịnh Phạn, thân phụ của thái tử Tất-đạt-đa). Koliya và Shakya là 2 thị tộc lớn của bộ tộc Ādicca hay Ikśvāku, do đó chỉ có người trong 2 thị tộc này mới có thể môn đăng hộ đối với nhau.[5]

Yasodharā kết hôn với thái tử Tất Đạt Đa khi cả hai đều ở tuổi 16. Năm 29 tuổi, bà sinh đứa con duy nhất là La-hầu-la (năm 608 TCN). Vào ngày bà lâm bồn, thái tử Tất-đạt-đa rời bỏ cung điện để tầm đạo giải thoát. Yasodharā đã vượt qua đau buồn. Nghe tin chồng sống một cuộc đời tu sĩ, bà cũng nguyện theo chồng bằng cách cởi bỏ đồ trang sức, đắp y vàng và chỉ ăn một bữa mỗi ngày.[6] Mặc dù thân quyến luôn muốn bảo bọc nhưng bà từ chối. Một số hoàng thân quý tộc muốn đến hỏi nhưng bà cũng đều từ chối. Trong suốt sáu năm xa chồng, Yasodharā luôn theo dõi và nắm rõ tin tức của Tất-đạt-đa.

Ngày Đức Phật trở về quê nhà ở Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ) sau khi chứng ngộ, đức vua Suddhodana (Tịnh Phạn) mời ngài về cung điện thọ trai và tất cả mọi người đều ra đảnh lễ nhưng Yasodhara thì không. Bà nghĩ rằng: “Nếu vạn nhất ta còn giữ được trong sạch một đức hạnh nào, thì chính Đức Thế Tôn sẽ quang lâm đến đây. Chừng ấy ta sẽ đảnh lễ Ngài”. Sau khi dùng bữa xong, Đức Phật đến gặp Yasodhara như bà mong ước. Tại đây, Đức Phật tỏ lòng ngưỡng mộ sự hi sinh và chung thủy của bà, đã ủng hộ ngài không chỉ trong kiếp này mà cả trong vô số tiền kiếp. Và để an ủi bà, đức Phật thuật câu chuyện Chandrakinnara Jathakaya, nhắc lại mối liên hệ khăng khít giữa ngài và Yasodhara trong những tiền kiếp quá khứ.

Sau khi La-hầu-la (Rāhula) xuất gia, Yasodhara cũng gia nhập Tăng Ni đoàn, và đắc quả A-la-hán. Bà là một trong 500 phụ nữ cùng thọ giới Tỷ-khâu-ni theo bà Ma-ha-ba-xà-bà-đề (Mahapajapati Gotami). Bà Yasodhara nhập Niết-bàn năm 79 tuổi,[1] 1 năm trước khi đức Phật nhập Niết-bàn.

Nội dung trích từ wiki https://vi.wikipedia.org/wiki/Da-du-%C4%91%C3%A0-la

Theo trí nhớ của Tâm học thì có rất nhiều câu chuyện tiền thân liên quan đến bà, và bà thường làm vợ của bồ tát , khi bồ tát là trai nghèo lấy được cô vợ hiền đức xinh đẹp , khi bồ tát làm vị khất sĩ thì bà cũng đi theo xin tu cùng, khi làm vợ của vua rồng Naga , khi cả 2 cùng làm loài chim công ( tiên chim) , khi làm vợ của vua chim anh vũ , rất nhiều kiếp làm bà hoàng hậu , nữ nhân của bậc đế vương… Nhìn chung phần lớn các kiếp đó bồ tát đều lại bỏ hết ngai vàng , nhà cửa đi tìm phước báu sanh thiên … còn người vợ này cũng lại phải lẽo đẽo đi theo.

Duyên khởi của mối nhân duyên giữa bồ tát và bà Da Du Đà La

Nhân duyên đầu tiên của mối duyên vợ chồng nhiều kiếp được ghi lại trong 2 tạng Nikaya và A hàm có nhiều điểm khác nhau … Tuy nhiên đều có điểm đó là cả 2 cùng có duyên gặp bậc giác ngộ ( 1 vị Phật độc giác hoặc 1 vị Phật chánh đẳng giác), đều phát tâm cúng dường… Ở Nikaya thì chính bồ tát là người muốn xây dựng hạnh phúc với bà Da Du Đà La ở các kiếp sau , còn ở A Hàm thì là nữ nhân đó lại mong muốn được làm vợ của bồ tát ở các đời sau .

Phổ thông : khi Đức Phật có tiền kiếp là đạo sĩ Sumedha ,còn Da Du Đà La là nữ bà la môn Sumittā .. Cả 2 đã cùng phát tâm cúng đường đức Phật Dīpaṅkara ( Nhiên Đăng cổ Phật) ; nữ bà la môn Sumitta đã cùng dường hoa sen cho Phật Nhiên Đăng và cùng phát nguyện…

Nhìn đoạn đường sình lầy chỉ còn chừng một đòn gánh, thanh niên đạo sĩ Sumedha đã có chủ định phải giải quyết như thế nào rồi. Tuy nhiên, khi đức Phật Dīpaṅkara và hội chúng thánh Tăng đã đi gần đến nơi, thấy tướng hảo quang minh của ngài, thanh niên đạo sĩ khởi tâm tịnh tín, muốn cúng dường cái gì đó nên cứ đưa mắt nhìn quanh! Trong đám đông dân chúng, đạo sĩ chợt nhìn thấy một cô gái bà-la-môn quý phái xinh đẹp, đang cầm trên tay tám đóa hoa sen! Và lạ lùng làm sao, cô gái diễm lệ ấy cũng đang chăm chú nhìn chàng! Kìa, có phải hai ngôi sao âm dương đang hút nhau đấy không? Cô gái ấy tên là Sumittā, khi nhìn thấy Sumedha thì trái tim của nàng xao xuyến mãnh liệt; và rồi chợt như hiểu được nguyện vọng của chàng đạo sĩ tuấn tú, nàng bèn mở miệng hoa, thốt lên, líu lo như oanh như yến:

– Trong tám đóa hoa sen này, ba đóa là phần của thiếp để cúng dường đến đức Phật, năm đóa còn lại là phần của chàng, nhưng với một điều kiện…

– Cô nương hãy cứ nói đi! Thanh niên đạo sĩ Sumedha hối hả tiếp lời – Bất cứ điều kiện gì mà trong khả năng của ta có thể làm được! Ta cần cúng dường gấp!

Nàng Sumittā mỉm cười, đôi má như có ửng nắng hồng:

– Tướng mạo và phẩm cách của chàng thật là tuyệt vời! Ngay chính bộ y phục bằng vỏ cây, lá cây kia cũng kiêu hãnh và thanh cao như thách đố mọi đức hạnh trong trời đất, như nhạo báng cả thế gian tối tăm và xấu ác này!

Công đức hoàn thiện con đường để nghinh đón đức Phật của chàng cũng là một cái gì lạ lùng mà sức vóc con người không thể làm được. Tất cả dân chúng đều nói như thế và họ ghi nhận kỳ tích hy hữu này! Với nhân tối thượng như vậy, với duyên tối thượng như thế, trong tương lai, chắc chắn chàng sẽ thành tựu được sở nguyện vĩ đại trong lộ trình đi và đến của mình!

Thiếp nguyện được nương theo bên chàng, chỉ xin như là chiếc bóng thôi, được nâng khăn sửa túi cho chàng trong vô lượng kiếp sau…

Trái tim đạo sĩ trai trẻ chợt rung động, nó tự làm cái việc của riêng nó mà không thèm hỏi ý kiến ai! Rồi, gắng giữ yên lặng được một sát-na, chàng nói:

– Ta sẵn sàng, và xin vui lòng đồng ý với điều kiện ấy, nhưng nàng hãy hứa là đừng cản trở chí nguyện và những công hạnh ba-la-mật của ta mới được!

Thiếu nữ bẽn lẽn cúi mặt gật đầu ưng thuận rồi trao cho thanh niên đạo sĩ năm đóa sen tươi thắm. Rồi cả hai, không hẹn, cùng nắm tay nhau, chạy đến quỳ bên chân đức Phật, đồng dâng tám đóa sen lên ngài!

Việc vừa xong, thanh niên đạo sĩ Sumedha chợt sụp xuống đất, ôm chân bụi của đức Chánh Đẳng Giác, thốt to lên rằng:

– Chỉ còn một khúc đường sình lầy, đệ tử xin nguyện lấy tấm thân giả hợp xấu xí, ô trọc này để trải đường cho đức Thế Tôn và Thánh chúng bước lên! Xin nguyện công đức của ngày hôm nay, của việc làm này, mai sau đệ tử sẽ đắc thành quả vị Chánh Đẳng Giác vì an vui hạnh phúc cho mình, cho chư thiên và loài người!

Phát nguyện thế xong, thanh niên đạo sĩ Sumedha vội đến nằm sấp vào đám sình!

https://thuvienhoasen.org/a21396/ty-khuu-ni-yasodhar-bac-dai-than-thong

Ở 1 tích khác trong tiền thân Đức Phật ( tiểu bô kinh)

Khi đó Đức Phật sinh ra trong 1 gia đình nghèo có 2 anh em trai ( bồ tát làm em) ; người anh lấy vợ , còn bồ tát ở vậy. Vào 1 ngày , người chị dâu của bồ tát đem phần bánh cúng dường 1 vị Phật độc giác ( trong đó có cả phần bánh của bồ tát). Bồ tát không đồng ý và cự lại ; người chị dâu làm 1 phần bánh khác cũng PĐG ; sau 1 hồi bồ tát cũng xin cùng phần bánh của mình cho PĐG. Cả 2 đều ước nguyện , người chị dâu thì muốn đời sau trở lên xinh đẹp và không muốn thấy tên em chồng xấu tính. Còn bồ tát lại mong muốn có tài năng và có thể lấy bà kia trong các kiếp sau. Và cứ thể câu chuyện lại chuyển sang 1 kiếp khác; khi cả 2 đều là vương tử và công chúa ở những nước láng giềng.. Bồ tát là vị hoàng tử tài năng nhưng vô cùng xấu xí ,con bà chị dâu ( tức tiền kiếp của Da Du Đà La ) lại là công chúa vô cùng xinh đẹp… Bả công chúa đương nhiên không hề thích 1 người xấu xí như vậy , nhưng bằng nhiều phương tiện , họ động phòng cả khi không nhìn thấy nhau , rất nhiều lần cô công chúa rất muốn nhìn thấy người chồng của mình… Còn hoàng tử thì ngày nào cũng nhìn thấy công chúa , dưới 1 thân phận khác “hầu, tên đánh xe”…Công chúa cuối cùng cũng biết được bộ mặt xấu xí của người chồng và bỏ về nước ( được chấp thuận)… Vị vương tử si tình đã tìm mọi cách chinh phục trái tim người vợ cũ , chạy sang nước láng giềng làm nhiều thân phận thợ thuyền.. Các tác phẩm, sản phẩm của vương tử này đều rất đẹp và có tay nghề cao … Công chúa đều rất thích , nhưng khi biết đó do ai làm thì đều gạt đi.

Câu chuyện còn dài nó khá giống ngôn tình , là 1 trong 2 tiền thân mà có kết viên mãn nhất giữa bồ tát và người vợ nhiều kiếp Da Du Đà La.

( link chi tiết thì Tâm Học cần thời gian tìm lại , vì quên rồi)

Chuyện tiền thân lấy con gái kẻ thù từng giết cha đoạt giang sơn

 Lấy từ 539,Chuyện Đại vương Mahàjanaka (Tiền thân Mahà-Janaka)

Câu chuyện này các thành viên trong gia đình bồ tát khá nhiều ở thời Phật tại thế, vua cha và mẹ là Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya, La hầu la là con trai , vợ là Da Du Đà La..

Tóm tắt : Ở 1 vương quốc cổ đại , 1 vị vua trị vì có 2 người con trai  Aritthajanaka và Polajanaka.. Vua sắp băng hà nên phong cho con trai cả làm vua , con trai 2 là đại tương quân. Khi Aritthajanaka lên làm vua thì có 1 thần tử báo là em trai ngài muốn giết ngài , cướp ngồi..Lúc đầu Polajanaka chưa có ý định cướp ngôi nên đã thoát ra được , sau 1 thời gian sống bên ngoài , có thành trị , quân dân ủng hộ hắn quay lại và tấn công cung điện của anh trai.. Nhà vua đưa vợ ( đang mang thai bồ tát đi trốn).Được thiên thần giúp đỡ mẹ ngài đã an toàn, và có được những nơi ở mới . Bồ tát sinh ra mang tiếng con trai bà góa , rất ham học và thuộc cả 3 tập Vê Đà ; ngài cũng biết được bí mật của gia đình và học tập đủ thứ để có ngày lấy lại ngai vàng. Lúc này vua Polajanaka sắp băng hà không có con trai nối dõi , nên nếu ai lấy công chúa Sìvalidevì thông thái và hiền đức… Rất nhiều người ứng tuyển từ đại tướng quân , đến các thanh niên có tài đều không vừa mắt công chúa ; công chúa cũng rất đanh đá. Nhà vua phải thay đổi rất nhiều điệu lệ vẫn không kiếm được phò mã, cuối cùng vua cũng băng hà… Việc kiếm phò mã tức vua tương lai được phó thác cho 1 số quan đại thần. Và nhân duyên đưa đẩy, bồ tát đã vào mắt của viên cận thần, người này thấy phong thái, hình dáng của bồ tát như là bậc chuyển luân vương ( thánh vương) . Từ phong thái , ứng xử , rồi thực hiện tất cả các yêu cầu của vị vua đã mất ; bồ tát đều đắp ứng cả.. Bồ tát làm vua thực hiện tốt pháp luật của 1 vị minh vương.. Thời gian sau , hoàng tử ra đời , khi hoàng tử lớn thì bồ tát bỏ lại ngôi vua , trở thành 1 vị ẩn sĩ…. có phong thái giống vị Độc giác Phật.. Người vợ Sìvalidevì cũng mong muốn được gặp chồng , tìm đủ cách lôi kéo mỹ nữ để bồ tát dính mắc mà quay trở lại ; nhưng đều không lung lay được trí tìm cầu giải thoát của ngài. ( vì ngài đã thấy cung điện , ngôi vua giống như nhà tù từ rất lâu rồi)

Ở chuyện này thì hoàng hậu đã lẽo đẽo đi theo bồ tát cho đến khi ngài chứng đắc 5 thông và viên tịch. Sau đó , bà cho xây dựng đền thờ ở các nơi bồ tát đã từng đi qua, trở về phong vương cho con trai ; và bà cũng lại rời bỏ cung vàng làm ẩn sĩ , tu và chứng đắc lên cõi phạm thiên

Hướng dẫn giúp đỡ người vợ tiền kiếp từ súc sinh lên thiên sống với mình

Đây cũng là 1 trong 2 câu chuyện tiền thân rất ngôn tình của bồ tát…khi còn làm người , làm thanh niên bà la môn tu tập , làm nhiều các công đức nên được làm vua trời Đế Thích.

Magha có bốn người vợ tên là Sūjā, Sudhammā, Cittā và Nandā. Trong bốn người này, nàng Sudhammā hỏi người trưởng thợ mộc về lý do tại sao Magha và nhóm bạn của vị ấy suốt ngày ở trong rừng. Ông trưởng thợ mộc nói cho nàng biết về dự án xây dựng nhà nghỉ lớn. Sudhammā yêu cầu ông trưởng thợ mộc cho phép nàng được góp công vào công trình, nhưng ông ta nói với nàng rằng Magha và những người bạn của vị ấy đã quyết định không cho bất cứ người vợ nào của họ tham gia vào công trình. Nhân đó, Sudhammā mua chuộc ông trưởng thợ mộc để tìm cách đưa nàng góp công vào công trình này.

Magha đã làm nhiều công đức, và tìm cách để 4 người vợ của mình đều có phần trong đó.. Cả 3 bà đều vui vẻ làm theo , bà vợ Suja (sujata) nghĩ rằng mình không cần làm chồng mình làm thì mình cũng được hưởng… Sau đó Magha trở thành Sacka Đế Thích , 3 bà vợ làm công đức cũng được sanh thiên; bà thứ 4 không làm chỉ lo trang điểm thì đầu thai làm con cò ( mò tép dưới sông).. Thiên chủ Đế Thích dùng thần lực và biết người vợ đời trước Sujata đang ở kiếp súc sinh , bèn dùng nhiều phương tiện hướng dẫn cò tu tập , thoát thân súc sinh khổ sở. Từ đó cò chỉ ăn những con tép chết, những con sống cò không ăn.. Ngay cả khi Đế Thích hóa thành con tép chết , cò cho vào miệng , tép liền cử động, cò vội nhả ra ngay…

Kiếp sau đó cò trở thành con gái 1 người thợ mộc , và Đế Thích cũng lại lần nữa hướng dẫn tu tập.. Rồi Sujata đầu thai thành con gái vua Atula xinh đẹp. Đế Thích cũng đã tìm mọi cách để lấy được người vợ cũ Sujata này.

Tích truyện này có tên là Cõi trời ba mươi ba ( trong cuốn Một cuộc đời một vòng nhật nguyệt của HT Giới Đức )… trên mạng có 1 số hiểu sai thiên chủ Sakka ở đây là Đế Thích cùng thời với Đức Phật ; theo như sách HT Giới Đức nói thì đây là 1 tiền thân của Đức Phật Thích Ca. Thanh niên Magha hay Đế Thích trong tích truyện đều là tiền thân của Phật. Nó hợp lý hơn vì trong tất cả các câu chuyện mà Đức Phật kể về tiền thân cho dù không phải nhân vật chính được nói đến thì đều là người chứng kiến , là ai trong tích truyện

https://thuvienhoasen.org/a26106/coi-troi-ba-muoi-ba

Chuyện về Sūjā -1 trong 4 người vợ tiền kiếp khi Sakka là thanh Magha

Tình yêu , lòng chung thủy thấu tận trời xanh

Trích tiền thân : 485. Chuyện đôi ca thần Canda (Tiền thân Canda Kinnara) https://tamhoc.org/2020/10/21/chuong-xiv-tap-pham/#ftoc-heading-3

»» Chương XIV – Tạp Phẩm

Câu chuyện này cũng liên quan đến trưởng lão ni Da Du Đà La … Đức Phật kể chuyện này vào 1 lần về thăm cung vua ,khi bà Da Du Đà La chưa xuất gia; nhằm tán thán ca ngợi đức hạnh và thủy chung của bà : không chỉ kiếp này như vậy mà khi còn là loài phi nhân cũng đã như vậy.

Khi đó bồ tát và Da Du Đà La là 1 loài tiên sống trên rừng núi, vui vẻ ca hát ( đôi tiên chồng vợ). Có 1 vị vua người thế gian thích ngao du, vào rừng núi săn bắn , tìm cảnh đẹp. Bỗng nhiên vua thấy đôi tiên đang ca hát , vui vẻ và bị say đắm tiên nữ. Vua đã dùng tên bắn tiên nam để hòng chiếm được tiên nữ. Tiên nữ 1 lát sau mới thấy chồng mình bị gục xuống , và cũng phát hiện ra kẻ đã bắn chồng mình; nàng quát mắng tên kia vì tham ái mình mà giết chồng mình ; sau hồi chửi mắng và giáo huấn ; vua đã từ bỏ ý định và để cho 2 tiên cuộc sống tự do như ban đầu… Tiên nữ tưởng chồng mình đã chết , gào khóc rồi oán trách trời xanh, oán trách các vị thần… Vua trời Đế Thích xuất hiện liền dùng thần thông cứu thiên nam , rồi kêu 2 tiên không nên ở lại nơi có con người vì rất nguy hiểm.

– Vào thời ấy, Anuruddha (A-na-luật-đà) là vua, mẹ của La-hầu-la (Ràhulamàtà) là tiên nữ Candà và Đức Phật chính là vị tiên nam.

387. Chuyện Cây Kim (Tiền thân Sùci)

https://tamhoc.org/2020/10/21/chuong-vi-pham-sau-bai-ke/#ftoc-heading-17

Hits: 0