Phần này là những câu chuyện nhân duyên của những người sống thời Phật tại thế, có tốt có xấu …

Thời Phật có các trưởng lão như Xá Lợi Phất (sariputa), Mục Kiền Liên , Ananda , Nan Đà,A Na Luật… các trưởng lão ni như Liên Hoa Sắc, Da Du Đà La .. rất hay xuất hiện trong các câu chuyện tiền thân do Phật kể. Các vị đó đã đồng hành cùng bồ tát ( danh từ chỉ tiền thân Phật khi chưa đắc chánh đẳng giác) trong rât nhiều kiếp luân hồi. Họ vừa là những người bạn cùng tiến, vừa giúp đỡ nhau , chỉ bảo cho nhau cả trong cuộc sống và con đường tìm đến giác ngộ ( khi pháp của Đức Phật ở tiền kiếp chưa chín mùi thì chỉ lên đến phạm thôi , đại phạm thiên). Ngoài ra còn có 1 nhân vật nữa là Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) xuất hiện rất nhiều trong các ví dụ , đặc biệt là bài kinh về tiền thân ( thường là sau vụ Devadatta phản bội , chia rẻ tăng đoàn) .

1 .Ai là người thương mình nhất?

Đây là  câu chuyện giữa vua Ba Tư Nặc ( Pasenadi) vị vua của nước Kosala hùng mạnh , và bà hoàng hậu Mallika ( Mạt Lợi – vị hoàng hậu trẻ đẹp vừa là nữ thánh cư sĩ trí tuệ của Phật),

Câu chuyện bên dưới xác nhận của đức Phật: Chúng sanh yêu tự ngã mình hơn hết.

Ba Tư Nặc là đức vua trị vì vương quốc Kosala, một quốc gia hùng cường ở Ấn Ðộ, trong thời Phật còn tại thế. 

Ðức vua có một vị hoàng phi xinh đẹp tên là Mạt Lợi, mỹ nhân này là một cô công chúa của dòng họ Thích Ca, được vua Ba Tư Nặc đặc biệt sủng ái. Một hôm nhà vua hỏi nàng Mạc Lợi: 

– Trên đời này, ái khanh yêu ai nhất? 

– Muôn tâu… dĩ nhiên là thiếp quý bệ hạ nhất. 

– Trẫm cùng đoán là khanh sẽ trả lời như vậy. 

Mạt Lợi mỉm cười: 

– Muôn tâu, nếu thánh thượng cho phép thần thiếp sẽ nói khác đi một tí, nhưng xác thật hơn. 

– Ái khanh cứ nói. 

– Muôn tâu, người mà thần thiếp yêu quý nhất chính là thần thiếp. 

– Sao? Mình lại yêu mình? Trẫm không hiểu ái khanh muốn nói gì? 

– Tâu bệ hạ, vì có ái trọng tự ngã của mình nên thần thiếp mới yêu thương bệ hạ…Vì bệ hạ là người đã đem lại hạnh phúc cho cái tự ngã này. 

– Trẫm đồng ý điều đó, nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý của ái khanh. 

– Muôn tâu, thần thiếp xin mạn phép nêu ra một câu hỏi: “Trên đời này bệ hạ yêu quý ai nhất?” 

– Ái khanh chứ còn ai nữa? 

– Nhưng giả sử như thần thiếp lại đi yêu thương chìu chuộng, ve vuốt một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ tính sao… Muôn tâu, thần thiếp chỉ giả dụ vậy thôi. 

– À… à… trẫm sẽ, trẫm sẽ… 

– Nghĩa là bệ hạ sẽ nổi trận lôi đình và chém đầu thần thiếp ngay lập tức? 

– Ái khanh hỏi rắc rối thật! 

– Muôn tâu, có đúng thế không ạ? 

– À… à… 

– Ðúng… phải không bệ hạ? 

– Ờ… ờ…  có lẽ đúng như vậy. 

– Thế thì… bệ hạ đã hiểu rõ câu đáp của thần thiếp rồi chứ? 

Nhà vua im lặng giây lâu rồi lặng lẽ gật đầu: 

– Có lẽ, khanh nói đúng, mình chỉ yêu thương có mình mà thôi. 

Hôm sau, đức vua xa giá đến Kỳ Viên thăm Phật và trình bày tự sự câu chuyện đối đáp giữa vua và hoàng phi Mạt Lợi. Ðức Phật đã xác nhận ý kiến của hoàng phi Mạt Lợi bằng một bài kệ trong kinh Phật Tự thuyết: 

Tâm ta đi cùng khắp

Tất cả mọi phương trời

Cũng không tìm thấy được

Ai thân hơn tự ngã. 

Và đức Thế Tôn cũng nhắn nhủ luôn đức vua Ba Tự Nặc cùng số thính chúng đang hiện diện: 

Tự ngã đối mọi người

Quá thân ái như vậy

Vậy ai yêu tự ngã

Chớ hại tự ngã người

Trích “Hư Hư Lục”

https://phatgiao.org.vn/ai-la-nguoi-thuong-minh-nhat-d75023.html

2. Câu chuyện nhân duyên tiền kiếp giữa hoàng hậu Mallika và

3. Chuyện tiền kiếp ngài Mục Kiền Liên từ hiếu thảo với mẹ thành ý định giết mẹ ( sau khi lấy vợ)

Đó là trong một tiền kiếp, Ngài là một anh thanh niên sống với một người mẹ. Bà ta thương anh và anh ta cũng có hiếu với mẹ lắm. Một thời gian anh ta lấy vợ. Hai vợ chồng sống cũng hạnh phúc với mẹ. Nhưng mà khi bà già rồi bà bị liệt và nằm một chỗ cần chăm sóc như gánh nặng của hai vợ chồng. Rồi một thời gian người vợ mới nói người chồng rằng: “Thôi anh ơi, mẹ già rồi. Hay là giờ hai vợ chồng mình chở mẹ lên núi đi. Bây giờ mẹ già thành gánh nặng rồi, trước sau cũng chết”.

Anh thanh niên không chịu. Một thời gian sau cô vợ lại nói tiếp thì anh thanh niên cũng không chịu. Rồi cuối cùng nói nhiều lần, anh thanh niên này chịu. Anh ta mới đóng một cái xe gỗ lập mưu để đẩy mẹ lên núi: giờ mẹ không còn nhìn thấy đường, khi đưa mẹ lên núi, xong rồi hai vợ chồng mới cùng hét lên là có cướp và bỏ chạy để bà chết trên núi luôn. Thế là hai vợ chồng mới bỏ người mẹ già vào xe đẩy lên núi. Khi bắt đầu la lên là có cướp mượn cớ bỏ chạy, lúc này bà không thấy, bà nghe có cướp, bà mới nói “Con ơi, con lo con chạy đi, con đừng có lo cho mẹ”. Tức là thật ra không có cướp, nhưng mà bà cứ nghe có cướp, bà tưởng có cướp thiệt. Bà lại không lo cho thân mình mà bà lo cho các con, kêu các con bỏ chạy đi. 

https://phatgiao.org.vn/vi-sao-ngai-muc-kien-lien-co-than-thong-bac-nhat-ma-lai-chet-khong-toan-thay-d54259.html

Câu chuyện này nghe giảng nhiều ở các thầy Bắc Tông, nó lý giải ác báo cuối đời bị chết bởi tay bọn ngoại đạo… Phần nhiều sự lý giải là do nhiều kiếp ngài Mục Liên làm nghề chài lưới. Ở đây Tâm Học chỉ muốn đề cấp đến vấn đề là đàn ông sau khi lấy vợ thì dễ đổi thay (có vợ phụ bạn) , phụ nữ nhiều ác hạnh

4. Nữ thánh cư sĩ đắc tu đà hoàn vẫn yêu đương và lấy người chồng nhiều kiếp 

Đó là câu chuyện có tên Thợ săn Kê Hữu , được trích ở pháp cú thí dụ.. Cô gái này được Đức Phật ấn chứng là đã đắc tu đà hoàn trước khi yêu và cưới chàng trai làm nghề gọi là ác ( thợ săn). Nguyên do bởi đây là người chồng nhiều kiếp của cô. Theo như Tâm học xem qua nhiều bài pháp thì chỉ có A la hán mới đoạn được hết , các quả thánh 1 ,2 vẫn có tình ái vẫn lấy vợ , lấy chồng bình thường ( Như Đế Thích trong thời Đức Phật).

Xem chi tiết ở đây https://www.kinhphapcu.vn/tich-truyen/tich-truyen-kinh-phap-cu-124-tho-san-ke-huu  , hoặc ngay trong tamhoc.org qua google.com search https://tamhoc.org/2022/05/12/tich-tho-san-kukku%e1%b9%adamitta-ke-huu-nhung-moi-tinh-tien-kiep/

5. Người cha luyến tiếc của cải chết đầu thai làm chó trông nhà cho con trai ( thời Phật)

Tích truyện này Tâm học không thấy có trong 5 bộ Nikaya nhưng có trong bộ A Hàm và bộ Nền tảng Phật giáo

Tại thành Xá Vệ có một ông trưởng giả rất ích kỷ, không bao giờ bố thí một đồng điếu cho người ăn xin. Người trong thành đặt tên ông là Micchāriya (có nghĩa là Bỏn xẻn). Ông có chôn rất nhiều hũ vàng trong vườn nhà. Khi sắp chết, sực nhớ lại số vàng ấy, mà ông không có dịp tỏ cho người nhà hay. Vì luyến tiếc vàng, nên ông sinh làm chó trong chính gia đình mình. Khi con chó ấy lớn lên, nó rất khôn và giữ của rất giỏi nên con ông trưởng giả thương con chó lắm. Ăn thì cho ăn các thức ngon. Ngủ thì cho ngủ trên ván có nệm ấm. Mỗi khi ông đi đâu về thì nó mừng quấn quít.

Một hôm, con ông trưởng giả đi khỏi nhà, Đức Phật khất thực ngang nhà ông. Con chó chạy ra sủa, Đức Phật mới mắng rằng: “Nhà ngươi kiếp trước tham lam, keo kiệt lại nham hiểm độc ác, tiếc của, nên phải đọa làm thân chó. Vậy mà không biết ăn năn, hối cải, lại còn sân hận, hung dữ. Sau khi bỏ thân chó, phải bị đọa địa ngục, chịu khổ lâu dài”. Oai lực của Đức Thế Tôn làm cho chó nhớ lại tiền kiếp, lấy làm buồn rầu và trở về nhà nằm.

Khi con ông trưởng giả trở về nhà, không thấy chó chạy ra mừng như mọi khi, mới hỏi gia nhân tại sao con chó đổi tính như vậy. Người nhà cho hay, khi nãy Sa môn Cồ Đàm đi ngang qua đây, không biết có nói gì mà con chó có vẻ buồn ăn, bỏ uống, nằm thiêm thiếp!

Con ông trưởng giả nghe nói nổi giận, liền đi đến gặp Đức Phật để hỏi ra lẽ. Đức Phật nói: “Trưởng giả, ông hãy nghe ta nói. Ông không biết con chó ấy chính là cha ông. Vì cha ông khi sinh tiền, không biết tu phước, ích kỷ, keo kiệt, và tiếc của nên phải đọa là chó”.

Khi nghe lời nói này thì con ông trưởng giả lại càng nổi giận hơn. Phật thấy vậy mới ôn tồn bảo: “Nếu ông không tin, ông hãy về ngồi bên con chó mà nói “Này, cha thân, của cải cha chôn dấu ở đâu, cha chỉ cho con để con lấy lên làm phước và cầu siêu độ cho cha”.

Khi con ông trưởng giả về nhà và làm như vậy, con chó vùng dậy, chạy ra sau nhà, đến gốc cây, lấy hai chân đào đất lên. Ông cho người đào lên, quả thật có hũ vàng. Ông nửa mừng nửa tủi, đem số vàng đó cúng dường Phật và bố thí.

Con chó sau 7 ngày, thoát kiếp chó, sinh làm người. Con ông trưởng giả và cả nhà từ đó quy y, kính tín ngôi Tam Bảo.

https://daibaothapmandalataythien.org/kiep-nguoi-va-thu-ranh-gioi-trong-gang-tac

https://giacngo.vn/tam-bao-luc-chuyen-hoa-nghiep-thuc-cua-thu-vat-post41522.html

6. Bhaddā Kuṇḍalakesā (Nữ đạo sĩ tóc quăn biện tài) cũng từng có mối tình si 

Trước khi gia nhập tăng đoàn Đức Phật bà từng là 1 nữ đạo sĩ ngoại đạo cực kỳ thông minh , biện tài , đánh đâu thắng đó.. Cuối cùng vẫn phải thua trước tướng quân chánh pháp Xá Lợi Phất.. Gia nhập tăng đoàn bà lại được khai mở trí tuệ hơn và trở thành nữ thánh ni a la hán

Bà là con gái 1 nhà giàu , tìm mọi cách cứu và lấy tên cướp… Cuối cùng hắn cũng lại vừa muốn cướp của cải lại vừa muốn giết bà

Được biết rằng nàng là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một thương nhân giàu có ở kinh thành Vương Xá, được học hành chu đáo nhưng phải lòng một tên cướp đang bị dẫn ra xử trảm ở pháp trường. Nàng tên là Bhaddā và tướng cướp tên là Sattuka1.

Vì thương con, cha mẹ nàng phải hối lộ một ngàn đồng tiền vàng để nhờ người ta đánh tráo tên cướp, mang về nhà và sắp đặt một cuộc hôn nhân. Tiểu thư Bhaddā và chàng trai Sattuka bắt đầu sống chung với nhau trong cảnh vinh hoa phú quý. Chẳng được bao lâu, Sattuka khởi lên ác tâm, muốn giết nàng để lấy đi tất cả đồ nữ trang quý giá. Hắn lập mưu nói là muốn làm một cuộc lễ tạ ơn đến vị thần bổn mạng hộ trì, đấy là “ngọn núi thiêng của những tên cướp” 2 Hôm kia, sau khi sắm sửa lễ vật trọng thể, hắn dẫn nàng lên núi cao. Tại đây, Sattuka lột tất cả đồ trang sức của Bhaddā rồi định giết nàng. Hắn đã nói thật dã tâm của hắn. Chán nản người chồng ác đức, tương kế tựu kế, nàng giả vờ đưa mắt đắm đuối nói:

1 Chú giải Trưởng Lão Ni Kệ nói rằng, Sattuka vốn là con trai của quan thừa tướng đương triều, kinh thành Vương Xá, mang tật trộm cắp từ nhỏ, chịu không nổi, người cha đành phải đuổi đi.

2 Dhp-a II 219 nói chỗ ấy có tên Coro-papāta (Vực thẳm trộm cướp).

– Tôi yêu chàng lắm, chàng biết không?

– Ta biết!

– Chàng bảo chết thì thiếp sẽ chết. Nhưng xin chàng cho thiếp một đặc ân là được ôm hôn chàng lần cuối cùng!

– Được rồi! Nhanh lên!

Thế rồi, Bhadda ôm hôn Sattuka trước mặt, ôm hôn sau lưng rồi bất ngờ, nàng đẩy tên cướp xuống vực sâu tan xác.

 

Thế là từ tình yêu , từ vợ chồng mà trở thành cừu nhân , 1 kẻ toan giết vợ để cướp tài sản , 1 người phải giết chồng để hòng giữ mạng

https://nikaya.tamhoc.org/viewnv.ty-khuu-ni-bhadda-ku-alakesa-nu-dao-si-toc-quan-bien-tai-

7. Oán thù sinh ra từ nữ nhân khi phải chia ( hoặc mất đi ) tình yêu của người chồng

Đó là những câu chuyện mà người chồng phải lấy thêm vợ 2 (3…n) … Việc lấy nhiều vợ nó k phải xa lạ ở thời xưa nhất là thời phong kiến. Tuy nhiên không phải ai cũng lấy nhiều vợ , thường là nhà giàu , người có quyền lực , người cần con cái nối dõi…

Trong các câu chuyện kinh điển có ít nhất 2 câu chuyện mà sự hận thù phát sinh từ việc người chồng lấy vợ 2 khi vợ cả không  thể sinh con.

Các câu chuyện có mô típ như này : Có 1 gia đinh gồm người chồng vợ ( có thể có cả bố mẹ chồng và những người khác). Người chồng rất thương yêu người vợ mình , nhưng ở với nhau lâu ngày mà không có con. Việc không có con là 1 ảnh hưởng xấu lớn cả gia tộc , việc k có người nối dõi làm đau đầu nhiều cặp cha mẹ.

( Tâm học cũng cho rằng không có con rất nhiều hệ lụy , nhất là với tình hình hiện giờ, khi đời sống nặng về đồng tiền, những đứa trẻ ngổ ngáo lớn lên rất khó bảo…. Người thân cô thế cô là rất khổ , từ đó lại phát sinh ra không ít thù hận hoặc có thể là nghiệp bất thiện)

Người vợ cũng khuyên chồng lấy thêm bà 2 , và hứa sẽ vui vẻ .. Người chồng cũng phải lấy bà 2… Tuy nhiên vì sự đố kỵ , nếu vợ 2 sinh con mình sẽ không còn tình yêu của chồng , địa vị của mình trong nhà sẽ mất ; nhiều lần khi bà 2 mang bầu ; bà cả đã tìm mọi cách để cho sẩy thai..

Sẩy đến vài lần thì bà 2 bắt đầu nghi ngờ, và phát hiện ra đó là âm mưu của người vợ cả..Người vợ cả chối bay chối biến , rồi thề thốt 

Video https://youtu.be/A_nNo2MMV-s 

2 câu chuyện đó 1 là ứng với tiền kiếp 1 nữ thánh tỳ kheo ni  https://nikaya.tamhoc.org/viewnv.ty-khuu-ni-pa-acara-vi-dieu-de-nhat-thong-luat- ( Chú ý trong sách những người con gái Phật của HT Giới Đức thì k thấy có đoạn nguyên nhân tiền kiếp , chỉ có video tương ứng với các sự kiện mà nữ thánh tỳ kheo ni ..

Câu chuyện khác là : Nữ dọa xoa ăn thịt trẻ con thời Phật https://chuabavang.com/kinh-nguoi-sanh-lam-nu-da-xoa-kaliyakkhiniya-upatti-vatthu-d1362.html  . Có tình tiết khác là cả người vợ cả và 2 đem lòng thù oán lẫn nhau rồi trả thù nhau từ kiếp này sang kiếp khác, từ các loài súc sinh đã ăn lại con của nhau.

8. Từ phận con nuôi ( con hoang kỹ nữ) trở thành đại phú hộ nhờ phước báo gặp PĐG và sự giúp đỡ người vợ nhiều kiếp

Đó là câu chuyện của trưởng giả Ghosaka của nước Kosambi thời Phật tại thế… Vị  này xuất thân là con của 1 kỹ nữ , sau đó được 1 trưởng giả xứ Kosambi mua về nuôi với mục đích trục lợi. Do tin vào lời chiêm tinh rằng đứa trẻ nào sinh ngày hôm đó chắc chắn sẽ trở lên giàu có , mà con ông trưởng giả xử Kosambi lại chưa sinh. Ông đem Ghosaka về nuôi ( nếu vợ ông sinh con gái thì sẽ cho cưới Ghosaka còn không thì Ghosaka sẽ là phận bỏ đi).

Từ khi đến ở nhà ông trưởng giả , Ghosaka có có 7 lần chết hụt ( do bị mưu hại , nhưng phước báu thiện nghiệp nhiều nên chết, bản thân con ruột của ông trưởng giả lại chết). Trong những lần đó có sự giúp đỡ của người vợ thông minh ( vốn là vợ tiền kiếp của ông) , mà bản thân Ghosaka cũng không hề biết việc này.

Được biết Ghosaka có tiền kiếp từng chết do an tham , bị nghẹn và từ đó đọa làm thân chó ngay chuồng bò gần đó. Con chó dễ thương và có cơ duyên gặp 1 vị Phật Độc Giác, nó mừng và quyến luyện vị PĐG… Và từ phước báu đó con chó đã được sanh lên cõi trời 33. Hết phước cõi trời lại sanh làm con 1 kỹ nữ và được đặt tên là Ghoska

Xem chi tiết ở đây hoặc search google : https://theravada.vn/chuong-27-truong-gia-ghosaka-cua-nuoc-kosambi/

9. Nhan sắc ấy vạn người mê, thành thây ma không ai hốt

Viết cái tít cho người xem dễ hiểu vấn đề thôi… Đó là câu chuyện của cô kỹ nữ xinh đẹp Sirima … Đây cũng là 1 vị cận sự nữ được cảm hóa , cô biết và năng cúng dường các tỳ kheo. Được biết khi cô là kỹ nữ co rất nhiều phú hộ , thanh niên , gã làng chơi sẵn sàng trả rất nhiều tiền để có được cô…Ngay cả 1 vị tỳ kheo trẻ trong tăng đoàn cũng trở nên tiều tụy vì tham ái cô kỹ nữ ( tham ái ở đây là nhớ nhung ) – sau vị đó phải sám hồi và quán tử thi. Cô kỹ nữ cùng có thọ mạng không dài, mất không lâu sau đó . Khi cô gái xinh đẹp đó chết đi , nhà vua nước Kosala có ban hành nếu ai trả 1000 đồng vàng sẽ được xác thân cô kỹ nữ .. Không ai cả, nhà vua giảm dần , giảm dần cho đến khi còn có 1 đồng vàng … rồi cho không , và cuối cùng lại phải bỏ tiền ra nhờ khác đem đi. Cô kỹ nư này cũng đã đắc thánh quả tu đà hoàn và chắc chắn đi vào cõi lành chờ cơ hội giải thoát.,

Nàng kỹ nữ Sirimā (Xí Rí Ma) – tấm thân xinh đẹp khi về với lòng đất

10. Chuyện về cuộc đời bất hạnh của Uppalava ( Liên Hoa Sắc) – Sắc đẹp – ái dục – loạn luân

Liên Hoa Sắc là 1 trong những trưởng lão ni thánh đệ tử của Đức Phật , bà gia nhập tăng đoàn cũng khá sớm. Các câu chuyện tiền thân liên quan đến bà và Đức Phật cũng rất nhiều , thường thì bà đều là thiên nữ, là cô gái rất xinh đẹp , là bà hoàng hậu , làm nai chị của Đức Phật ( khi Phật là nai chúa)…

Cuộc đời của bà có nhiều sai khác giữa các dòng truyền thừa :

+Có chỗ nói bà chung chồng 1 với mẹ ( người chồng lăng nhăng đã ngoại tình với mẹ ruột của bà ). Suốt 8 năm chung sống thì bà cũng đẻ ra 1 cô con gái , do không chịu được bả đã bỏ đi. Khi lấy người chồng thứ 2 , cũng nhà hào phú . Người chồng mới đã cư xử với bà khá tốt, hứa hẹn yếu thương cho quán xuyến nhiều thứ ; nhưng cũng lén nuôi hầu gái và cô gái đó không ai khác chính là con của bà với người chồng thứ 1.  Xem ở đây https://phatgiao.org.vn/cuoc-doi-tram-luan-cua-ty-kheo-ni-lien-hoa-sac-d34585.html

+ Có chỗ nói bà rơi vào tình cảnh bi đát khi người chồng 3 là con trai ruột , và hắn lấy cả mẹ lẫn em gái ruột mà không biết .. Đầu tiên là cũng lấy chồng bình thường, do lúc mang thai  , người chồng hay đi vắng nên bà mẹ chồng cứ nghi ngờ chất vấn. Liên Hoa Sắc đi tìm chồng , và để lạc luôn đứa con. Thất thểu bà lại rơi vào tay của tên tướng cướp và lại có với hắn 1 đứa con gái xinh đẹp… Tên cướp quý con hơn vợ , rồi đối xử rất tàn nhẫn với bà… Liên Hoa Sắc lại được 1 người phụ nữ già cưu mang , tuy LHS đã 2 lần sinh nở nhưng nhan sắc thì rất trẻ và đẹp. Thời gian sau 1 công tử nhà giàu để mắt tới bà , và được hậu thuẫn của người phụ nữ đứng tuổi; bà lại kết hôn lần thứ 3. Tên công tử này khá phong lưu , thay người tình như thay áo,  hắn có rất nhiều vợ , trong số đó lại chính là cô gái ( con của LHS với tên tướng cướp) https://nikaya.tamhoc.org/viewnv.ty-khuu-ni-uppalava-a-co-gai-hoa-sen-nu-de-tu-than-thong-nhat-cua-phat

Lời bình : Đàn ông có tánh tham lớn thì khó sống chung sống 1 đời trọn kiếp với 1 người phụ nữ .. éo le như thế kia thì hiếm. Cải lương VN cũng có trường hợp 1 ông yêu cả mẹ lẫn con ( đời thanh niên phá nát cuộc đời người mẹ , rồi đến khi già 50 rồi lại cặp bồ với người con gái)

11. Những gia đình Phật tử thuận thành thời Phật tại thế

Thời Phật tại thế cũng có rất nhiều gia đình mà cả nhà tu học theo lời dạy của Như Lai… từ các giai cấp sát đế lợi , đến đại phú hộ , cả những hộ bình dân, tầng lớp thấp. 

Vua Bình Sa Vương ( bimbisara) có vài bà vợ xuất gia theo Phật và đắc a la hán như Khe Ma ( trí tuệ đệ nhất) , bà hậu ViDehi thì cũng được Phật chỉ dạy pháp môn tịnh độ. Rồi cả bà thiếu nữ rừng xoài Ampapali ( hoàng hẫu kỹ nữ) cũng đắc a la hán.. Riêng bản thân vua bimbisara thì cũng thở thành 1 vị thiên ( thần dạ xoa..)

Vua Pasenadi ( Ba Tư Nặc) nước Kosala cũng có vài bà vợ xuất gia như Sona … Phu nhân Mạt Lợi ( Mallika) cũng là 1 cận sự nữ xuất sắc , đầy thầy thiện tam với tăng đoàn Đức Phật. Thái tử Jeta cũng hành thiện nghiệp rồi sanh thiên ( sau khi bị Tỳ Lưu Ly giết hại ).. Con gái vua Pasenadi và Mạt Lợi ( trong Phật giáo Đại thừa gọi là phu nhân Thắng Man )

Gia đình ông Cấp Cô Độc ( từ vợ , các cậu con trai, con dâu) đều là những cư sĩ của Phật. Ông Cấp Cô Độc thì cúng dường cho tăng đoàn rất nhiều ( rải vàng để mua vườn Kỳ Viên)

Gia đình bà Visakha , từ chồng, bố ruột… rồi bà Visakha còn giáo hóa được cả bố chồng từ bỏ ngoại đạo theo Đức Phật… Có cả tích người cha chồng gọi con dâu là mẹ (Visakha, mẹ của Migara)

Gia đình ông Visakha (chồng) , và trưởng lão ni Dhammadinnā ( a la hán thuyết pháp đệ nhất ni giới) .. tuy không được giàu có tài vật như 2 gia đình trên , nhưng thứ mà họ có là pháp bảo.

12. Trải nghiệm làm đàn ông và đàn bà ( vừa làm cha lại vừa làm mẹ ) ngay trong 1 kiếp ( thời Phật tại thế)

Thời nay , có nhiều người đi phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ, chán rồi thì lại chuyển về nam..Thời Phật tại thế thì là hoàn toàn tự nhiên ( do nghiệp quả). Đó là câu chuyện của 1 vị tu sĩ – a la hán trong tăng đoàn Đức Phật. Cảm nhận, suy nghĩ , quan điểm thậm chí là giới tính cũng đều là vô thường.

Tóm tắt : Có 1 vị thanh niên đã có vợ con ở nhà tên là Soreyya . 1 hôm tình cờ chơi với đám bạn, thấy trưởng lão Ca Chiên Diên đi qua, Soreyya đã khởi dâm tâm …Ngay sau đó khi về nhà , ác bảo trổ cơ thể dần trở thành 1 nữ nhân. Do quá tủi hổ , Soreyya đã phải bỏ xứ mà đi đến 1 nơi khác. Và lần này Soreyya lại lấy chồng và sinh con …Nhân duyên được gia nhập tăng đoàn , tu sĩ Soreyya đã kể lại cuộc đời của mình khi làm cả cha và mẹ trong 1 đời… Khi chưa đắc a la hán thì tình cảm của Soreyya dành cho những đứa con khi là mẹ nhiều hơn. Khi đắc giải thoát thì là như nhau.

https://tamhoc.org/2022/05/10/tich-dai-duc-soreyya-tu-le-da-nam-hoa-nu-nu-tro-lai-nam-trong-cung-1-kiep/

Tích Truyện Pháp Cú – Phẩm Tâm: Vừa Là Cha Vừa Là Mẹ

13. Sự so sánh sắc đẹp con người và sắc đẹp chư thiên

Câu chuyện được nói đến liên quan đến tôn giả Nan Đà (người e trai cùng cha khác mẹ với bồ tát Tất Đạt Đa – Đức Phật). Bản thân tôn giả Nan Đà giống kiểu bị ép đi tu , ông vẫn say đắm người vợ (không biết cưới chưa), mong sớm để được về thăm nàng. Đức Phật biết vậy mới dẫn Nan Đà qua 1 khu rừng. Khi thấy 1 con khỉ già , Đức Phật hỏi : Con khỉ này với vợ ông thế nào ? .Nan Đà có vẻ không vui khi Phật so sánh vợ mình với khỉ : Vợ con xinh đẹp hơn nó rất nhiều. Rồi Đức Phật đưa Nan Đà lên thiên cung , khi thấy các thiên nữ ; Đức Phật lại hỏi Nan Đà : ông thấy thiên nữ với vợ ông thế nào ?. Nan Đà trả lời : Thiên nữ kia đẹp hơn vợ con rất nhiều , không khác gì so sánh vợ con và con khỉ già lúc trước. Nan Đà vẫn con mê sắc nên trong lòng có thể đã quên đi người vợ lúc trước và muốn lấy thiên nữ.

Xem thêm  : https://phatgiao.org.vn/cau-chuyen-ve-me-dam-sac-cua-ton-gia-nan-da-va-su-thuc-tinh-d70237.html

Tôn giả Nan Đà thì sau vẫn đắc A la hán , giải thoát; ngài không còn khởi dục tâm với nữ sắc.

 b/ 1 câu chuyện khác cũng liên quan đến tôn giả Nan Đà nhưng là 1 tiền kiếp của ngài:

Khi đó tôn giả Nan Đà là 1 chú lừa ( ngựa) , còn Đức Phật là ngời chủ. Chú lừa đó đã phải lòng 1 chú lừa cái , ngày đêm thơ thẩn không chịu làm gì. Người chủ vỗ khéo chú lừa : Này lừa , hãy ngoan ngoãn làm việc cho ta , rồi ta sẽ cưới cô lừa cái cho mi. Từ đó lưà chăm chỉ làm việc hẳn. Rồi khi mọi việc đã xong , người chủ nói : ta sẽ vẫn cưới cô lừa cái cho mi, nhưng ta chỉ cấp có 1 phần ăn đủ cho mi thôi. Còn mi phải tự lo phần ăn cho cô lừa cái , mi có đồng ý không?… Từ đó lừa bỏ ý định muốn lấy lừa cái.

14. Chuyện trai nghèo có vợ đẹp

Những chuyện trai gái , gạ tình , cướp vợ cướp chồng thì từ thời xa xưa nó đã có rồi… không khác gì bây giờ ( các chiêu quyến rũ mê hoặc… )

Câu chuyện về 1 anh chàng trai nghèo có cô vợ đẹp ở thành Xá Vệ. Cô vợ lọt vào mắt xanh của nhà vua Pasenadi.. ( vua này thì vẫn còn dâm dục ,  tánh tham và si nặng , lại mê tin được mỗi việc là có lòng tin vào Đức Phật , và cũng có hiếu với mẹ) . Vua cũng tìm các thủ đoạn để có thể chiếm lấy cô vợ xinh đẹp kia , giam cầm anh chồng nghèo. Vào 1 ngày vua nghe tiếng kêu rùng rợn ai oán và khi hỏi Đức Phật thì  biết rằng đó là những chúng sinh đọa Địa ngục đang gào thét từ bao nhiêu đời kiếp , có những ác hành giống nhà vua đang định làm . Vua thấy sợ hãi bèn xin sám hối và từ bỏ ý định

Tích Trai Nghèo Có Vợ Đẹp – chuyện về 1 thanh niên nọ và đức vua Pasenadi Kosala

Trong kinh điển không thiếu những câu chuyện như vậy , ngay cả Đức Phật cũng có 1 số tiền kiếp bị vua làm khó khi có vợ đẹp hiền đức ( lúc bồ tát là dân thường) .. Cô vợ đó là tiền kiếp của Da Du Đà La ..Tuy nhiên cũng do bồ tát có phước đức lớn và cô vợ cũng đoan chính. 1 số câu chuyện khác người chồng bị giết , người vợ bị chiếm.

Sự tranh giành bạn tình, con mái xảy ra ở nhiều loài động vật , xem thế giới động vật có cả loài rắn .. Có vợ xinh đẹp đôi khi sẽ rước nhiều họa nếu phước và địa vị người chồng thấp kém.

15. Kiếp này phản bội nhưng kiếp khác có thể rất chung thủy

Cái tiêu đề câu chuyện nó không như vậy , nhưng bài viết thuộc vấn đề nhân duyên giữa người với người..

Tích truyện đang nói đến là Mẹ Mātikagama! (Người hộ độ tuyệt vời) – Đó là 1 cận sự nữ thời Phật đã đắc thần thông ở Thủy Lưu Thôn- tha tâm thông ( có thể biết được suy nghĩ của người khác).Có lẽ do nhiều tuổi nên được gọi là “mẹ”. Bà lo việc nấu ăn cho các tỳ kheo tu học , chỉ cần các tỳ kheo khởi tâm món gì , là hôm sau bà mang đúng món đó. Dần dần có 1 số vị sợ vẫn còn tâm phàm , sợ bị đọc được nên muốn rời khỏi. Trong đó có 1 vị tỳ kheo như vậy , Đức Phật mới khuyên nên ở lại , cũng là thử thách tu tập..Vị tỳ kheo đó cũng nỗ lực chuyên cần và cũng chứng thánh quả , có thể biết được nhiều kiếp trong quá khứ .

Bà mẹ theo dõi mọi sự, biết rõ mọi sự nhưng xem như không có chuyện gì xảy ra, vẫn quán sở thích, nhu cầu vật thực của vị tỳ-khưu rồi cho người hộ độ chu đáo, đầy đủ.

Trong lúc ấy, thì vị tỳ-khưu chăm chuyên gìn giữ cái tâm, theo dõi cái tâm, rà soát cái tâm một cách sít sao, tinh cần; ông thấy rõ sự sanh diệt, sanh diệt liên tục của các cảm giác, của các tri giác, của các tâm hành, của các ý nghĩ, nhận thức. Thế rồi, vị tỳ-khưu đắc A-la-hán quả, tuệ phân tích luôn cả các thắng trí.

Trong đêm, thọ hưởng hạnh phúc siêu thế, vị tỳ-khưu vô cùng tri ân đức Phật cùng bà mẹ. Tri ân đức Phật là chuyện của trời, người ba cõi. Còn bà mẹ này mới thật là kỳ diệu. Ông nghĩ: “Không rõ do nhân duyên gì từ quá khứ mà bà đã giúp ta đến bờ siêu thế? Kiếp này thì thấy rõ rồi, còn các kiếp khác thì sao?” Vị tỳ-khưu liền sử dụng túc mạng thông hướng tâm đến bà mẹ. Thì thấy rõ rằng, kiếp thứ chín mươi chín, bà là bạn gối chăn của ông. Nhưng bà đã sanh tâm ngoại tình, với một người, và đã ra tay giết ông một cách dã man! Ông nghĩ: “Hóa ra, bà ta không những lang tâm trắc nết mà còn hung dữ, ác độc nữa!”

Trong lúc ấy thì bà mẹ cũng đang theo dõi vị tỳ-khưu xem thử tu tập ra sao. Bà thấy nhờ minh sát cái tâm mà vị tỳ-khưu đi vào đạo quả thứ nhất, đạo quả thứ hai, đạo quả thứ ba rồi sau đó bà không thấy gì được nữa. Bà nghĩ, phải chăng ông ta đã đi vào đạo quả A-la-hán rồi! Ồ! Đúng sự thật là vậy rồi!

Trong thời gian sau này, bà mẹ cũng chỉ dừng ngang nơi quả vị A-na-hàm chưa chứng rốt ráo được, nhưng bà lại có thêm một vài thắng trí khác nữa. Khi vị tỳ-khưu dùng túc mạng thông, theo dõi bà chín mươi chín kiếp thì bà cũng thấy rõ kiếp thứ chín mươi chín ấy, bà là bạn đời của ông ta, thấy rõ mình ngoại tình và giết chồng! Bà bèn đi thử lên kiếp thứ một trăm thì thấy mình cũng là vợ của ông ta, nhưng kiếp này mình đã hy sinh mạng sống để cứu chồng!

Lúc vị tỳ-khưu dừng lại nơi kiếp thứ chín mươi chín, bà sử dụng thiên nhĩ thông, gởi vào tai ông ta rằng: “Đi tiếp một kiếp nữa, kiếp thứ một trăm, nó sẽ khác!”

Nghe lời bà, vị tỳ-khưu xem kiếp một trăm thì thấy bà hy sinh mạng sống cho mình! Ông nghĩ: “Quả thật, kiếp ấy, bà là ân nhân thật sự của ta đó!”

Khi bức màn tử sinh đã được vén mở. Và hai người có duyên nợ với nhau. Vị tỳ-khưu thử đưa lên bàn cân: “Nếu coi việc bà giết ta rồi cứu ta là nhân quả sòng phẳng thì mình vẫn còn mắc nợ bà trong kiếp này”. Nghĩ thế xong, vị tỳ-khưu dùng tha tâm thông, thiên nhĩ thông cùng tuệ vô lậu hướng dẫn bà mẹ Mātikagama cắt đứt những sợi dây ràng buộc vi tế còn lại. Nhờ vậy, bà mẹ Mātikagama đắc đạo quả A-la-hán.

Câu cuối cùng mà vị tỳ-khưu nghe được bên tai mình:

– Tôi xin cảm ơn ông! Mọi gánh nặng tử sinh và phiền não đã buông xuống trọn vẹn rồi. Bây giờ tôi đi trước vì tôi không còn việc gì để làm trên cuộc đời này nữa.

Thế là bà mẹ Mātikagama vô dư Niết-bàn ngay tại chỗ! Sau này, đức Phật thuyết lại câu chuyện này, và ngài

kết thúc bằng một bài kệ:

Tâm ta nhanh nhạy, lẹ làng

Kiếm tìm dục lạc, chạy quàng, chạy xiêng

Lành thay! Chế ngự thành hiền

Tâm khéo điều phục, diệt phiền, được an!1

https://nikaya.tamhoc.org/viewnv.me-matikagama-nguoi-ho-do-tuyet-voi-

16. Chuyện 1 gia đình vương tử không có con vì quả báo ăn quá nhiều trứng và chim non

Đó là câu chuyện của hoàng tử Bodhi ( Bồ Đề) thời Phật tại thế. Vị này xem qua đoạn truyện thì có khá nhiều ác tâm , để xây 1 cái lầu cao đẹp , vì sợ thợ mộc sẽ có thể làm cái đẹp hơn cho người khác… nên ông ta không muốn cho Bodhi sống sau khi hoàn thiện tác phẩm của mình…Tuy cũng phát tâm và cúng dường  Đức Phật , nhưng hoàng tử Bodhi và vợ không có con do quả báo đơi trước

Thuở quá khứ, có đoàn thương buôn hàng trăm người đi trên một thuyền buôn ra biển. Khi chiếc thương thuyền ra giữa biển thì một cơn bão lớn nổi lên, đánh đắm con thuyền, có hai vợ chồng người thương buôn nọ nhờ bám vào một tấm ván tàu, sóng đánh tạt họ vào một đảo hoang nhỏ giữa biển nên được sống sót, kỳ dư đều chết dưới lòng đại dương. Hoang đảo ấy có rất nhiều chim trú ngụ, khi hai vợ chồng đói thì họ dùng trứng chim để ăn, khi trứng chim hết thì họ lại bắt lấy những con chim non mà dùng, rồi đến các chim lớn. Cả hai vợ chồng đèu dùng trứng, chim non và chim lớn suốt cả ba thời kỳ:

Tích Hoàng Tử Bodhi (Bồ Đề) – Quả báo không con do tiền kiếp ăn quá nhiều chim, chim non , trứng chim

Với những người sống buông lung , không có tâm từ bi , không nghĩ trước sau thì có lẽ đó không phải là ác nghiệp duy nhất.

17. Chuyện vị tỳ kheo phải chịu 7 năm trong thai mẹ

Đó là câu chuyện của 1 vị tỳ kheo trong đời Phật, vị này con con của công chúa dòng Thích Ca Koliya ( quê của bà Da Du Đà La)

Sau khi mãn kiếp, ngài thác sanh nhiều kiếp khác trong cõi trời và cõi người. Trong thời Đức Phật Thích-ca, ngài thác sanh làm con trai của công chúa Suppavasa, dòng họ Koliya Thích- ca.

Kể từ khi mang thai ngài, mẹ ngài hằng ngày nhận hàng trăm món quà và trở nên giàu có hơn. Để khảo sát phước báo trong quá khứ của công chúa, các hoàng thân đã đem các hạt giống đến cho công chúa chạm tay vào rồi đem gieo trồng và các hạt giống nảy mầm vô số, mỗi hạt nảy cả ngàn mầm. Khi đem lương thực vào kho, họ lại nhờ công chúa chạm tay vào cánh cửa của nhà kho, nhờ vậy mà kho lương thực cứ vơi lại đầy. Khi họ phân phát thức ăn cho mọi người, vừa múc thức ăn vừa nói: “Đây là do phước báo của công chúa”, thức ăn cũng không bao giờ thiếu. Cứ như thế, những điều kỳ lạ cứ xảy ra trong suốt thời gian bảy năm công chúa mang thai ngài.

Một ngày nọ công chúa chuyển dạ, cơn đau bụng làm cho công chúa mệt lả và uể oải nhưng công chúa không rên mà chỉ niệm Phật, Pháp, Tăng và tưởng nhớ ân đức của Tam bảo. Đến ngày thứ bảy, công chúa bàn với chồng là muốn thỉnh Phật về nhà cúng dường, nhờ chồng thưa mọi chuyện với Phật và dặn chồng phải nhớ kỹ những gì Phật nói để kể lại cho nàng nghe. Hoàng tử-chồng của công chúa đến gặp Phật và trình bày đầu đuôi sự việc. Đức Phật nói “Nguyện cho công chúa được mạnh khỏe và mẹ tròn con vuông”. Khi Đức Phật nói như thế thì ở nhà công chúa hạ sanh một bé trai một cách an lành, mọi người ai nấy đều vui vẻ, sai người đi báo cho hoàng tử biết. Hoàng tử đảnh lễ đức Phật ra về gặp người hầu trên đường đi. Về đến nhà, công chúa lại yêu cầu chồng đi gặp Phật một chuyến nữa để thỉnh Phật và chúng Tăng về nhà thọ trai trong vòng bảy ngày. Đứa trẻ được sanh ra, hoàng thân quốc thích mọi người ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm và đặt tên đứa trẻ là Sivali. Ở trong bụng mẹ bảy năm, ngài Sivali lúc này đã bảy tuổi.

Việc ngài ở trong bụng mẹ bảy năm là do quả báo từ kiếp trước. Trong tiền kiếp, ngài là hoàng tử con của chánh hậu của vua Baranasi. Vua xứ Kosala đánh bại vua Baranasi, lập chánh hậu của vua Baranasi làm hoàng hậu. Thái tử Baranasi thoát chết, tập hợp quân đội và kéo quân về thành đòi vua mới hoặc phải trả kinh đô hoặc phải tham chiến. Mẹ của thái tử, lúc này là hoàng hậu của vua Kosala, khuyên thái tử nên vây thành. Theo lời khuyên của mẹ, thái tử cho quân bao vây tất cả các cổng thành, người dân muốn ra vào phải đi qua các cổng nhỏ rất khó khăn. Người mẹ lại kêu thái tử chặn luôn các cổng nhỏ, không ai ra vào được. Cứ như vậy kéo dài bảy năm. Người dân cảm thấy tù túng, đi lại không được thoải mái, nổi dậy chặt đầu vua Kosala giao cho thái tử Baranasi, thái tử vào thành và lên ngôi hoàng đế. Do ác nghiệp đó, mẹ ngài phải mang thai ngài bảy năm bảy ngày và ngài phải ở trong bụng mẹ bảy năm bảy ngày.

Trở lại chuyện đại lễ cúng dường trai Tăng của công chúa. Đến ngày cúng dường thứ bảy, ngài Xá-lợi-phất hỏi Sivali: “Này Sivali, con có thích trở thành một Tỳ-kheo sau khi đã chịu bao nhiêu đau khổ như thế không? (tức là chịu khổ ở trong bụng mẹ bảy năm). Đứa bé trả lời: “Nếu được cha mẹ cho phép con sẽ xuất gia”. Mẹ của ngài cũng rất vui và nói với ngài Xá-lợi-phấtt rằng: “Xin ngài hãy cho Sivali xuất gia làm Sa di”. Thế là ngài Xá-lợi-phất dẫn Sivali về chùa, cạo tóc cho làm sa di. Cạo một đường tóc đầu tiên, ngài Sivali chứng quả Tu-đà-hoàn, cạo đường tóc thứ hai ngài chứng quả Tư-đà-hàm, cạo đường thứ ba ngài chứng quả A-na-hàm và khi vừa cạo xong đầu tóc thì ngài chứng luôn quả A-la-hán.

Kể từ ngày ngài Sivali xuất gia làm Sa di, trong Tăng đoàn, tứ vật dụng luôn dồi dào. Bất kể ngài đi nơi đâu, chư thiên đều dâng vật phẩm cúng dường không những cho ngài mà cho cả tăng đoàn. Chính vì thế Đức Phật ban cho ngài Sivali danh hiệu là vị đệ tử có tài lộc đệ nhất.

Xem thêm ở đây  https://giacngo.vn/ton-gia-sivali-vi-than-tai-dich-thuc-cua-phat-giao-post42801.html

18. Những khó khăn điển hình của người xuất gia tu đạo nhưng chưa thoát khỏi tham ái nữ nhân ( gia đình)

Để sống 1 cuộc sống gia đình , người nam cần có nhiều phước báo về tài vật, sức khỏe, các mối quan hệ , rất nhiều các kỹ năng sống. Những người đã xuất gia tu đạo, vẫn bị tham ái và lại muốn quay lại nuôi mộng thế gian thường gặp rất nhiều đau khổ , bế tắc.

Chuyện kể về 1 đạo sĩ tên Upaka ( lúc này chưa xuất gia theo Phật , đang tu theo pháp sẵn có bà la môn) ,  sống thọ thực ở khu làng thợ săn , ở đó ông khá được cung kính. 1 ngày nọ thiếu nữ Capa là gái cua trưởng thợ săn, duyên dáng xinh đẹp ( vẻ đẹp của thiếu nữ mới lớn) ; theo lời dặn của cha ; cô đem vật thực đến cúng dường đạo sĩ Upaka. Sau khi gặp Capa, thì đạo sĩ Upaka bị tham ái bởi sắc của cô thiếu nữ,  từ đó bỏ bê chuyện ăn uống , tu đao. Thấy vậy , trưởng thợ săn mới đến hỏi thăm tình hình vị đạo sĩ , và cũng được nói rõ nguyên nhân. Thế là Upaka lấy con gái của trưởng thợ sẵn  , do không biết làm gì để sinh sống nên ông được giao làm nhiệm vụ bán thịt thú rừng săn được. Sau đó thì họ cũng có 1 cậu con trai , tuy nhiên Upaka hay bị vợ mỉa mai , coi khinh ( đàn ông không có tài sản , không có kỹ năng sống thời nào cũng vậy thôi )

Upaka và Cāpā sống với nhau, kết quả là có được một đứa con trai, đặt tên là Subhadda. Khi đứa bé khóc, Cāpā thường khiêu khích trêu chọc Upaka bằng cách hát lời ru sau đây để gián tiếp hạ nhục và làm tổn thương vị ấy.

(Ạ, ơ, ờ…. Ơi con người bán thịt rong,

Trước đây đạo sĩ, Sa-môn một thời

Con trai đạo sĩ nửa vời

Bỏ về nhờ vả nơi người thợ săn.

Dục tham chất chứa muôn phần

Thấy mẹ xinh đẹp thương thầm bỏ ăn.

Nín đi, con hãy nín đi!

Mẹ ru con ngủ, ngủ đi mẹ nhờ.

Chiếc nôi cẩn ngọc, kim cương

Ngủ đi! Con hỡi, đứa con ngọc ngà.

Mẹ ru, mẹ hát ê a,

Cục vàng của mẹ nín và ngủ đi!

Cha con ở cuối hàng người!

Bỏ đường giải thoát cuộc đời khổ đau.

Mẹ ru, con ngủ cho mau

Con xinh của mẹ, vòng châu ngọc ngà!

Nhân đó, Upaka nói rằng: “ Này em, phải chăng em cho ta là người không có ai để nhờ cậy và nương tựa sao? Ta có một người bạn rất tốt tên là Ananta Jina. Ta sẽ đi đến người bạn tốt Ananta Jina ấy.” Cāpā nhận ra rằng:“ Chàng Upaka này đã tự ái do những lời trêu chọc và lăng mạ của ta.” Cāpā cứ hát đi hát lại bài ru con ấy. Một hôm, Upaka bỏ đi đến Trung độ (Majjhima Desa) mà không báo với Cāpā.

Lúc bấy giờ, Đức Phật đang trú ngụ ở Jetavana tại Sāvatthi, và Ngài dặn trước các vị tỳ khưu rằng: “ Này các tỳ khưu, nếu có ai đến hỏi thăm Ananta Jina thì hãy chỉ vị ấy đến gặp Như Lai.” Upaka dò hỏi hết người này đến người khác mà vị ấy gặp trên đường đi. “ Ananta Jina hiện đang ở đâu?” và đúng lúc vị ấy đến Sāvatthi. Khi đứng giữa tịnh xá Jetavana, Upaka hỏi các vị tỳ khưu rằng: “ Thưa các ngài, các ngài có biết Ananta Jina hiện đang ở đâu không?” Các vị tỳ khưu bèn dẫn Upaka đến trước Đức Phật. Khi trông thấy Đức Phật, Upaka liền nói với Ngài : “ Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn có còn nhớ con chăng, người đệ tử của Thế Tôn đây?” Khi Đức Phật nói rằng : “ Có, này Upaka, Như Lai có nhớ. Vậy hiện nay ngươi đang sống ở đâu?” Upaka đáp lại: “ Bạch Đức Thế Tôn, con hiện đang sống ở xứ Vaṅkahāra.” Nhân đó, Đức Phật lại hỏi: “ Này Upaka, bây giờ ngươi đã lớn tuổi rồi. Vậy người có thể xuất gia vào Tăng chúng được không?” Upaka đáp lại: “ Thưa vâng! Bạch Đức Thế Tôn, con có thể.” Rồi Đức Phật cho phép vị ấy xuất gia trong Tăng chúng và dạy pháp thiền thích hợp. Upaka thực hành thiền quán với sự cố gắng mạnh mẽ và chứng đắc đạo quả A-na-hàm (anāgāmi-phala). Khi Upaka mạng chung, vị ấy sanh về cõi Vô phiền thiên (Avihā), cõi Phạm thiên thứ nhất trong năm cõi Tịnh cư thiên (Suddhāvāsa Brahmā); và tại đây không bao lâu, vị ấy chứng đắc A-la-hán quả (arahatta-phala).

https://nikaya.tamhoc.org/viewnv.truong-lao-ni-capa-con-gai-nguoi-tho-san-cau-chuyen-lien-quan-den-upaka

Cô vợ sau khi Upaka bỏ đi thì cũng chán đời sống thế tục , rồi gia nhập tăng đoàn Đức Phật … Những chuyện mà người vợ hay xỉa xói , châm chọc , chê bai người chồng khi chồng thiếu yếu tố tạo lên hạnh phúc xảy ra rất nhiều từ thời xưa đến nay 

19. Angulimala là 1 tên cướp cướp hung bạo nhưng lại là kẻ cực khờ khạo

Angulimala là trưởng lão đệ tử Phật sau khi gia nhập tăng đoàn đã đắc quả giải thoát. Trước đó ông là 1 tên cướp giết người không gớm tay , đã giết 999 mạng người và lấy ngón tay họ xâu vào 1 cái vòng vừa là minh chứng cho thành tích. Hắn làm vậy vì bị người thầy bà la môn chỉ bậy con đường lên phạm thiên( Giết đủ 1000 người lên làm phạm thiên).

Là người có tinh tấn dung mãnh nhưng tuệ phân biệt kém , không chỉ có 1 đời đó bị lừa mà ông còn bị lừa tương tự ở đời quá khứ xa xôi. Tên thầy bà la môn sở dĩ lừa ông vì có người phao tin Angulimala léng phéng với người vợ của thầy. Cả 3 người đó cùng xuất hiện trong 1 câu chuyện tiền kiếp do Đức Phật kể.

Thời xa xưa, Angulimala sinh ra làm hoàng tử ( thái tử vì là duy nhất được truyền ngôi vua) , tuy nhiên hoàng tử đó lại không ham mê nữ sắc chỉ muốn tu hành , từ bé đã kiểu “ thấy gái như thấy cọp” . Vua cha rất lo lắng ngôi vua sẽ không có người kế vị , nên đã tìm đủ mọi cách để hòng thay đổi quyêt định của hoàng tử. Nhà vua đã ban lệnh thưởng rất hậu hĩnh cho ai có thể khiến hoàng tử sống đúng như 1 vị vua . Và rồi 1 kỹ nữ với đầy đủ chiêu mê hoặc đàn ông , tự tin nhận việc đó .

Trong 1 lần hoàng tử đang ngồi ngắm cảnh , bỗng có tiếng người hát ( điều kỳ lạ là vị hoàng tử này thậm chí còn chẳng phân biệt được những chiêu trò của nữ nhân). Hoàng tử ra lệnh người hầu đưa cô gái đó vào ; và đã rơi vào sự quyến rũ cua ả… Từ đó hoàng tử bắt đầu thích nữ nhân  và có nhiều yêu cầu kỳ quặc là lấy hết nữ nhân trong thành chưa chồng về cho cậu ta.

Dân chúng bất mãn , gây áp lực lên nhà vua … Vua trước thương con nhưng bị dân gây áp lực đã ra lệnh hành hình với hoàng tử.

Vua kiếp đó là tên thầy bà là môn lừa đảo, cô kỹ nữ lắm chiêu là vợ bây giờ của tên bà la môn , hoàng tử chính là Angulimala

Tiền kiếp trên hiện Tâm Học chưa tìm được link … trong tiền  thân Đức Phật Nikaya , angulimala cũng xuất hiện đến vài lần ; được bồ tát thu phục vài lần. Đó là những lần làm dạ xoa , làm vua ăn thịt người , phần lớn đều có tính quái dị

20. Thoát được sắc nữ nhân nhưng lại không thoát được thèm đồ ăn

Dính bẫy từ đời xa xưa , đến giờ lại dính lại bẫy đó ( cùng 1 người , cùng 1 nạn nhân khác kiếp sống). Tuy nhiên , không phải là cám dỗ của nữ sắc là là món ăn. 1 vị tỳ kheo thời Phật vì lòng tin xuất gia , gia đinh tìm nhiều cách để bắt tỳ kheo đó đổi ý nhưng đều không thành công. Cũng như vậy gia đình đó đã đi tìm người có khả năng kéo tỳ kheo đó quay về, 1 kỹ nữ đã nhận lời việc đó.

Khi tỳ kheo đó qua , kỹ nữ đó đã mời vào nhà thọ thực với nhiều món ăn …Vị tỳ kheo nghĩ đó là việc bình thường ; khi vào thì dính bẫy sắc dục không thể quay lại tăng đoàn nữa. Đức Phật cũng kể 1 câu chuyện tương tự về 2 người đó trong đời quá khứ. Khi vị tỳ kheo là 1 con thú hoang ( không nhớ là con gì) rất khôn ngoan, đề phòng bẫy . Nhà vua đã nhiều lần muốn bắt nó nhưng đều bất lực. 1 vị quan phụ việc bếp cũng đã dùng món ăn và bắt sống con thú hoang đó.

Kỹ nữ trong thời Phật là vị quan , còn tỳ kheo là con thú khôn ngoan dính bẫy. Cả 2 đời vị tỳ kheo đều đã dính phải “mưu kế” của kỹ nữ kia.

21. Sự giúp đỡ của người thân đời trước ( phi nhân)

Sự giúp đỡ của người thân ( phi nhân) từ đời trước hoặc nhiều đời trước cũng có nhiều trong kinh điển Nikaya. Trường hợp , người thân mà mình biết trong đời này mất , họ cũng có âm thầm bảo vệ ; Tâm học nhớ là trong kinh nguyên thủy cũng có .

Đức Phật khi là thái tử Tất Đạt Đa ,trên con đường tầm đạo đã gặp 1 thợ săn trao tặng y áo. Vị thợ săn đó trong các bản nguyên thủy có giảng thì đó là 1 người bạn thân của Phật từ nhiều kiếp xa xôi ( từ thời vị Phật cổ chánh đăng giác) nay là 1 vị thiên.

Trong thời Phật cũng có chuyện 1 sadi có đến 2 bà mẹ , 1 bà mẹ ruột và 1 bà mẹ là nữ dạ xoa ( nữ dạ xoa này là mẹ đời trước của sadi) ; vì vẫn nhớ con nên thường xuyên bảo vệ hướng dẫn con tu tập. Mỗi khi vị sadi này lơ là lười biếng tu tập , bà mẹ dạ xoa lại tìm cách để vị đó tu tập lại con đường Đức Phật.

Ngoài ra , cũng có việc dạ xoa tìm cách trả thù cừu nhân trong các kiếp sống. Bên trên thì có chuyện nữ dạ xoa ăn thịt con của 1 vợ chồng thành Xá Vệ ( do việc oan oan tương báo nhiều đời) và được Phật cảm hóa.

Thời Phật cũng đã có 4 ông cùng bị dạ xoa nhập và trâu ( bò) điên húc chết.. Do tiền kiếp 4 người đó , đã vui vẻ với 1 kỹ nữ sau đó không trả tiền lại hại kỹ nữ đó. Kỹ nữ đó đã trở thành dạ xoa …

22. Cả đời không biết gì về nữ nhân vẫn bị cám dỗ 

Đức Phật dạy “Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông… Ta không thấy một sắc nào khác, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.” – Lời Phật dạy kinh tăng chi bộ

Ngay cả đối với 1 người chưa hề gặp phụ nữ, cũng không biết đến khái niệm về phụ nữ , cả đời sống ở ẩn trong núi sâu , khi gặp nữ nhân vẫn bị cám dỗ . Đó là 1 câu chuyện tiền thân do Đức Phật kể , mà nguyên nhân thì Tâm Học không nhớ ( trong tiểu bộ kinh Nikaya).

Chuyện kể rằng , thời xa xưa có 2 cha con ( con trai) cùng sống trong rừng sâu, tu tập thiện pháp sanh phạm thiên. Người con trai sống hoàn toàn cách biệt với bên ngoài và không có cả khái niệm về nữ nhân. Cậu ta tu tập khiến ngai vua trời Đế Thích rung chuyển. Đế Thích sợ sẽ bị mất ngai vàng nên đã dùng mưu hèn,  giao kết với 1 vị vua hạ giới cai quản ở gần đó. Đế Thích đã nhờ 1 thiên nữ , có nhan sắc vô cùng xinh đẹp tình cờ đi lạc vào nơi ở của 2 cha con.. Nhân lúc , người cha đi vắng thiên nữ đã tìm cách tiếp chuyện với người con. Trong lúc này , người con trai chỉ biết đó là 1 cậu bạn , và khi cậu bạn rời đi, cảm giác nhớ mong gì đó nổi lên trong tâm người con. Và từ đó người con trai tu hành sa sút , người cha về biết chuyện và thì đã nghi ngờ chắc là có chuyện gì rồi… Câu chuyện còn 1 đoạn nữa , người cha trong câu chuyện là Đức Phật , còn đứa con trai là tỳ kheo trong tăng đoàn.

Ái dục chi phối chúng sinh từ nhiều kiếp , cho dù cả đời chưa gặp nữ nhân , không có khái niệm gì nhưng khi duyên đến vẫn bị dính mắc như bình thường. Trong 1 bộ phim về Lạt Ma Tây Tạng  Samsara (Luân hồi) cũng có vài chi tiết tương tự

23. Nữ nhân dễ làm điều có lỗi nếu có đủ điều kiện

 Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết với đại ý rằng: “Những người nữ trên thế gian này dễ làm điều đê hèn, thấp thỏi, tà hạnh nếu như họ có đủ điều kiện là thời gian, nơi kín đáo, có người đàn ông dụ dỗ, chọc ghẹo họ. Đừng nói là người trai có sắc đẹp, khỏe mạnh mà người trai xấu xí, tầm thường, người nữ vẫn bị quyến dụ như thường!”. Có phải có điều ấy không ạ?

– Tâu, vâng!

 Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết với đại ý rằng: “Những người nữ trên thế gian này dễ làm điều đê hèn, thấp thỏi, tà hạnh nếu như họ có đủ điều kiện là thời gian, nơi kín đáo, có người đàn ông dụ dỗ, chọc ghẹo họ. Đừng nói là người trai có sắc đẹp, khỏe mạnh mà người trai xấu xí, tầm thường, người nữ vẫn bị quyến dụ như thường!”. Có phải có điều ấy không ạ?

– Tâu, vâng!

                           Trích câu đối thoại giữa đại đức Na Tiên tỳ kheo và vua MI-LAN-ĐÀ

Câu chuyện được lấy từ truyện tiền thân CHUYỆN CÔ GÁI TRÊN LẦU BẢY TẦNG. (Tiền thân Andabhuta) – Tiểu bộ kinh

Không ai canh giữ được đàn bà cả .  Ngày xưa, có kẻ đầy mưu trí canh giữ một nữ nhân từ khi nó mới lọt lòng mà cũng không thể nào giữ nó được.

 Đức Phật kể 1 câu chuyện tiền thân liên quan đến việc này … Thưở đó Đức Phật là 1 vị vua thông thái , quan sát rộng , rất giỏi đánh cược. Từ khi còn là hoàng tử , bồ tát đã thường hát bài :

Muôn vật lẽ thường tình,
Sông ngòi uốn lượn quanh,
Còn các loài thảo mộc
Là cây cối mọc thành,
Hễ gặp thời cơ tới,
Nữ nhân phạm ác hành.

Một viên quan cận thận tự cho mình thông minh , mưu trí đã kiếm 1 đứa bé gái vừa sinh ra về nuôi ; không cho tiếp xúc với ai ngoài mình ; đề hòng thắng cược.Vua và đại thần đã cùng nhau đặt cược rằng lời nói của  vua là không đúng , vì cận thận cho rằng cô gái trong phủ ông ta nuôi chỉ yêu và trung thành với đúng mình ông ta.

Nhà vua cũng chấp nhận lời thách cược ,qua tìm hiểu thì đúng có 1 cô gái được nuôi như vậy..Vua bèn truyền đưa tới 1 gã trai điếm đàng xảo quyệt , hỏi và ra lệnh cho y phải khiến cô gái kia sa ngã… Nhà viên quan được canh gác rất cẩn thận , không có bóng nam nhân nào được vào .. Từng bước từng bước một, gã trai đã làm thân được quản gia ( người phụ nữ chăm sóc cho cô gái) , rồi nịnh bợ nhận bà kia làm mẹ , cứ thế dần lấy được lòng tin của người phụ nữ đứng tuổi..

Và rồi từng bước nhờ mẹ nuôi cho gặp cô gái được nuôi trong phủ quan. 1 thời gian ngắn gã trai đã chinh phục được cô gái …trong khi viên quan thì cứ đinh ninh là mình sắp thắng, cô gái nuôi trong phủ chỉ yêu có 1 mình mình.

Xem chi tiết https://tamhoc.org/2022/05/20/62-chuyen-co-gai-tren-lau-bay-tang-tien-than-andabhuta-bo-tat-la-vua-ba-la-nai/

P/S : Tâm Học xem phim thấy nhiều ông đi canh vợ ngoại tình , thời xưa đã thế , thời này còn bết hơn . Lúc chưa bị phát hiện còn thề thốt , đến khi không còn gì để cãi thì … im lặng là vàng

24 . Ngài Đại Ca Diếp và người vợ đồng tu từ nhiều kiếp

Đại Ca Diếp là vị đại trưởng lão theo hạnh đầu đà , ngài khao khát xuất gia từ trẻ , từ bỏ hết mọi dục lạc của thế gian ( đương nhiên là cả việc lấy vợ), ngài sinh ra trong gia đình giàu có. Gia đình nhiều lần thúc dục nhưng ngài Đại Ca Diếp cứ khất lần, cho đến 1 lần biết không thể trì hoãn nên đã ra 1 điều kiện tìm được 1 người đúng mô tả thì mới chịu cưới ( 1 cô gái xinh đẹp với nhiều đồ trang sức bang vàng ) … Hình tượng nữ nhân mà Đại Ca Diếp mô tả không hề giống 1 nữ nhân bản xứ , gần như không thể tìm thấy…

Bức tượng được dựng lên tìm vợ cho ngài Đại Ca Diếp đã lâu mà không thấy 1 ai giống. Rồi họ đã tìm đến 1 vùng khác , có nhiều mỏ vàng rồi cuối cùng cũng tìm thấy 1 cô gái giống như mô tả , thuộc giai cấp bà la môn giàu có ( 16 tuổi ,đang tuổi cập kê kém người Đại Ca Diếp 4 tuổi)

Điều trùng hợp là nàng cũng khao khát đi xuất gia, cũng không muốn lập gia đình , không tham đắm dục lạc thế gian. Cả 2 người đã bày tỏ quan điểm với nhau qua thư : từ chối không muốn lập thân ; nhưng những bức thư đó đều bị cả 2 gia đình đánh tráo.

Cuối cùng họ vẫn phải thành thân , đêm tân hôn cũng chẳng động phòng và không làm việc mà vợ chồng thường làm suốt nhiều năm.. Cả 2 đồng tư tưởng xuất gia, rất yêu thương loài vật kể cả các loài côn trùng nhỏ.

Khi đã bày tỏ tâm tư , cả 2 cùng rời bỏ gia đình và đi tìm bậc đạo sư… Thời gian đầu nam nữ đi cùng nhau không tiện , họ phải chia ra 2 đường đi riêng…

Đại Ca Diếp gia nhập tăng đoàn Đức Phật sớm hơn , cô vợ trước khi xuất gia Mỹ Hạnh ( có chỗ dịch là Diệu Hiền tên pali là Bhaddà Kàpilànì   ) đi xuất gia ở chỗ khác k phải tăng đoàn Đức Phật… Cho đến khi Đức Phật cho người nữ xuất gia thì Đại Ca Diếp đã dẫn Kapilani gia nhập tăng đoàn ..Cả 2 đều được cho rằng đã đắc A la hán ( giải thoát) . Ngài Đại Ca Diếp được Thiền Tông Trung Quốc phong là tổ sư thiền đời thứ 1. 

1 số sách cho rằng họ từng cung kính 1 vị ĐGP từ nhiều kiếp xa xưa ( lúc đó đang là vợ chồng của nhau)

Tham khảo thêm : https://tamhoc.org/2022/05/28/ty-kheo-ni-bhadda-kapilani-my-hanh-nguoi-vo-day-du-thien-can-truoc-khi-xuat-gia-cua-ngai-dai-ca-diep/

Vợ Đại Ca Diếp túc mệnh thông đệ nhất, nhìn lại tiền kiếp, tự cười giễu bản thân

25.Hiếm muộn và cầu con trong Nikaya

rong tiểu bộ kinh có 2 câu chuyện về cầu con , và đối tượng giúp đỡ là các thiên ( Đế Thích). Hiện tại Tâm Học chưa tìm được link.. Cả 2 câu chuyện tạm thời không nhớ nhân duyên Đức Phật kể chỉ nhớ mang máng nội dung.

Chuyện thứ nhất là chuyện hiếm muộn của 1 vị vua và hoàng hậu thời xa xưa. Nhà vua đã tìm mọi cách mà vẫn không có con , lập rất nhiều đàn lễ. Thời bấy giờ, việc không có con sẽ là điều k tốt với 1 vị vua , cuối cùng vua đành phải để hoàng hậu ném giống kiểu quả bóng xuống , ai nhặt được sẽ được đem hoàng hậu đi, đứa con đẻ ra sẽ được truyền ngôi. Vua trời Đế Thích vì không muốn hoàng hậu kia bị đám người dưới làm khổ , nên đã hóa thành 1 ông lão… Chính ông lão ăn mày  là người cướp đất trái bóng , và đã bê hoàng hậu đi mất.

Hoàng hậu thì thiếp trên vai ông lão … khi tỉnh lại mới biết là đang ở cung trời ..

Chuyện thứ 2 : là câu chuyện liên quan đến 2 vợ chồng già giữ giới , tuy lấy nhau nhưng giữ giới hạnh và không sinh hoạt vợ chồng. Chư thiên thương cảnh già , nếu không có con sẽ rất khổ và hình như 2 người còn có vấn đề về mắt . Không nhớ là làm cách nào , nhưng cuối cùng đẻ ra bồ tát ( tiền kiếp Đức Phật) . Bồ tát sinh ra trong nhà nghèo , là người con chăm chỉ và hiếu thảo , sống bằng nghề lên núi lấy củi… Bị rất nhiều sự đe dọa , bị hại nhưng vẫn giữ được sự lương thiện…. 2 vợ chồng già giữ giới là tiền thân của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya.

Vấn đề ở đây là sự giúp đỡ của chư thiên , phi nhân trong việc cầu con cái được ghi trong tiểu bộ kinh Nikaya

26. Người trí không tức giận đàn bà…

Câu chuyện về 1 nam cư sĩ đến phàn  nàn với Đức Phật về sự hư hỏng của người vợ..Đức Phật đã cho rằng chuyện này là bình thường , và Đức Phật đã kể lại 1 câu chuyện tiền thân. “Người trí biết được những nhược điểm của người phụ nữ nên không tức giận vì họ nữa”

 

65. CHUYỆN NỖI BẤT MÃN. (Tiền thân Anabhirati)


(Trần Phương Lan dịch)

Khác gì xa lộ, các dòng sông…
Câu chuyện này do bậc Ðạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên, cũng về một nam cư sĩ như chuyện trước. Người này, trong lúc tìm hiểu, đã biết chắc chắn về sự hư hỏng của vợ mình, liền cãi vã với nàng, kết quả là người ấy bực bội đến độ bảy tám ngày liền không đến yết kiến bậc Ðạo Sư.
Một ngày kia, chàng đến tinh xá, đảnh lễ đức Thế Tôn và ngồi xuống. Khi được hỏi tại sao chàng vắng mặt bảy tám ngày qua, chàng đáp:
– Bạch Ðức Thế Tôn, vợ con hư hỏng khiến con quá phiền lòng về việc ấy đến độ không đến đây được.
Bậc Ðạo Sư bảo:
– Này cư sĩ, ngày xưa người hiền thiện đã khuyên ông đừng buồn giận vì thói hư tật xấu của đàn bà mà phải giữ lòng bình thản; tuy vậy, ông đã quên chuyện này vì vòng luân hồi sinh tử đã che mắt ông.
Nói vậy xong, theo lời thỉnh cầu của vị cư sĩ, Ngài kể một câu chuyện quá khứ.
*
Một thuở nọ, khi vua Brahmadatta trị vì Ba-la-nại, Bồ-tát là một vị giáo sư tiếng tăm lừng lẫy khắp nơi, như trong chuyện trước. Một đệ tử của ngài biết được vợ mình hư hỏng, lấy làm phiền muộn về điều khám phá trên, đến độ lánh mặt đi vài ngày, nhưng một ngày kia được vị giáo sư hỏi thăm lý do vắng mặt của chàng, chàng liền thổ lộ tâm sự của mình. Sau đó vị giáo sư bảo:
– Này con, chẳng có gì riêng tư trong bọn đàn bà cả. Họ là của chung cho mọi người đấy. Vì vậy khi người trí biết được nhược điểm của họ, các vị ấy không tức giận vì họ nữa.
Nói vậy xong, ngài ngâm kệ này để khích lệ tinh thần đệ tử:
Khác gì xa lộ, các dòng sông,
Nhà trọ, sân vườn, các quán ăn,
Tửu điếm mở ra mời tất cả.
Thập phương lữ khách, thói ân cần
Thường tình nhi nữ là như thế,
Người trí không hề tỏ hận sân
Hạ cố bận lòng vì nhược điểm
Của loài liễu yếu, bọn hồng quần.
Ðó là lời khuyến cáo của Bồ-tát đối với đệ tử ngài, từ đó về sau vị này giữ bình thản trước mọi việc làm của nữ giới. Còn người vợ kia cũng được cảm hóa ngay khi nghe vị giáo sư đã biết rõ bản chất mình, nên nàng từ bỏ thói hư tật xấu cũ. Và vợ của người cư sĩ cũng vậy, khi nghe rằng bậc Ðạo Sư đã hiểu rõ bản chất của mình, liền từ bỏ thói hư tật xấu cũ.
*
Khi pháp thoại chấm dứt, bậc Ðạo Sư tuyên thuyết các Sự thật. Đến lúc kết thúc bài giảng, vị cư sĩ đắc quả Dư lưu. Bậc Ðạo Sư cũng nêu sự liên hệ giữa hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân:
– Hai vợ chồng này ngày nay cũng là hai vợ chồng ngày xưa, và ta chính là vị giáo sư Bà-la-môn ấy.
-ooOoo-

27. Bản tính nữ nhân từ xưa đã rất khó hiểu

64. CHUYỆN NGƯỜI VỢ KHÓ HIỂU (Tiền thân Duràjàna)


(Trần Phương Lan dịch)

Chàng tưởng má hồng yêu mến chăng?…
Câu chuyện này do bậc Ðạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên về một nam cư sĩ. Chuyện kể rằng thời ấy tại Xá-vệ có một nam cư sĩ thọ Tam quy và Ngũ giới, là một đệ tử thuần thành của Phật, Pháp, Tăng. Nhưng vợ người này là một nữ nhân độc ác, nham hiểm. Vào những ngày người vợ ấy phạm lỗi lầm, nàng nhu mì nhẫn nhục như một nữ tỳ được mua về với giá một trăm đồng tiền, còn những ngày nàng không phạm tội gì, thì nàng lên mặt bà chủ nhà hay giận dữ và khắc nghiệt. Người chồng không sao hiểu nổi nàng. Nàng cứ làm khổ người chồng đến độ chàng không đến yết kiến đức Phật được.
Một ngày kia, chàng mang hương hoa đến, sau khỉ đảnh lễ kính cẩn xong, chàng ngồi xuống thì bậc Ðạo Sư bảo:
– Này nam cư sĩ, làm sao đã bảy tám ngày qua ông không đến hội kiến Như Lai?
– Bạch Thế Tôn, vợ con có ngày thì dễ bảo như một tỳ nữ mua về với giá một trăm đồng tiền, vào ngày khác thì hay giận dữ khắt khe như một bà chủ. Con không làm sao hiểu vợ con được. Chính vì vợ con làm phiền lòng con đến độ con không đến hầu đức Thế Tôn lâu nay.
Khi nghe người ấy nói vậy, bậc Ðạo Sư bảo:
– Này cư sĩ, ông đã được các bậc hiền trí từ xưa nói cho biết rằng thật khó hiểu được bản tính nữ nhân.
Và Ngài nói thêm:
– Nhưng vì các tiền kiếp đã trở nên lẫn lộn trong trí ông nên ông không nhớ nổi.
Nói vậy xong Ngài kể một câu chuyện quá khứ.
*
Một thuở nọ, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát làm một vị giáo sư danh tiếng lừng lẫy khắp nơi, với năm trăm thanh niên Bà-la-môn thọ giáo với ngài. Trong số đó có một thanh niên từ phương xa đến, chàng đã yêu một thiếu nữ và cưới người đó làm vợ.
Dù chàng đang sống tại Ba-la-nại, chàng vẫn không thể nào đến hầu sư phụ trong hai ba lần liền, vì vợ chàng là người đàn bà độc ác, hễ ngày nào phạm lỗi lầm thì nàng ra vẻ nhu mì như một tỳ nữ, còn ngày nào không làm gì sai trái thì nàng lên mặt một bà chủ hay nóng giận, khắc nghiệt. Chồng nàng không thể nào hiểu nổi tính nàng ra sao cả, và chán quá, bực mình, khổ sở vì nàng đến độ chàng không đến hầu hạ sư phụ. Bấy giờ, bảy tám ngày sau, chàng lại đến hội kiến ngài, và được Bồ-tát hỏi tại sao lâu nay vắng mặt.
Chàng đáp:
– Bạch sư phụ, nguyên nhân là tại vợ con.
Rồi chàng kể cho Bồ-tát nghe, nàng đã nhu mì ra sao trong lúc làm vẻ như một tỳ nữ, lúc khác lại khắt khe chuyên quyền khiến chàng không sao hiểu nàng được. Và chàng quá phiền muộn khổ sở vì tánh tình thất thường của nàng nên đã vắng mặt như thế.
– Này cậu trai Bà-la-môn, rõ ràng như vậy, vào ngày lầm lỗi, đàm bà tỏ ra khúm núm trước mặt chồng mình và nhẫn nhục như bọn tỳ nữ; còn ngày nào không lầm lỗi, họ tỏ ra cứng đầu bướng bỉnh với cả phu quân. Ðàn bà độc ác nham hiểm như thế đấy, khó mà biết được bụng dạ họ ra sao. Vậy cậu không nên quan tâm đến những sở trường sở đoản của họ làm gì.
Nói vậy xong, Bồ-tát ngâm kệ này để khích lệ đệ tử ngài:
Chàng tưởng má hồng yêu mến chăng?
Này chàng trai hỡi, chớ vui mừng!
Tưởng là nàng chẳng yêu chàng nữa?
Nhẫn nại mà thôi, chớ oán hờn.
Lòng dạ đàn bà ai hiểu được.
Như bầy cá lội nước tung tăng!
Ðó là lời khuyến cáo của Bồ-tát đối với đệ tử ngài, nên từ đó chàng chẳng còn quan tâm đến tính thất thường của nàng nữa. Còn nàng, khi nghe nói nết hạnh kém cỏi của mình đã đến tai Bồ-tát, thì nàng bỏ ngay thói hư tật xấu kia, không còn tái phạm.
Phần người vợ của nam cư sĩ này tự nhủ: “Người ta bảo là đức Phật đã hiểu rõ thói hư tật xấu của mình rồi!”. Từ đó nàng không còn sai phạm lỗi lầm như trước kia.
*
Khi chấm dứt pháp thoại, bậc Ðạo Sư thuyết giảng các Sự thật. Đến lúc kết thúc bài giảng, vị nam cư sĩ đắc quả Dự lưu. Sau đó bậc Ðạo Sư nêu liên hệ giữa hai chuyện và nhận diện Tiền thân:
– Vào thời ấy hai vợ chồng kia là hai vợ chồng ngày nay, và Ta chính là vị giáo sư ấy.
-ooOoo-

28. Phụ nữ nhiều khi cũng rất hiểu chuyện , giỏi thuyết phục

Phụ nữ khó hiểu và có khá nhiều tật xấu ; tuy vậy có rất nhiều lần người phụ nữ cứu mạng nam nhân , có ơn với cả 1 nhóm người.

Câu chuyện “Chuyện người đàn bà bên dưới” chỉ là 1 ví dụ , trong những câu chuyện tiền thân, cũng có 1 số lần tiền kiếp Da Du Đà La nhờ nói đúng thời mà cứu bồ tát ( tiền thân Phật)  khỏi cái chết.

67. CHUYỆN NGƯỜI ÐÀN BÀ THÔN QUÊ (Tiền thân Ucchanga)


(Trần Phương Lan dịch)

Tìm kiếm chồng con thật dễ dàng…,
Câu chuyện này do Bậc Ðạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên về một người đàn bà ở thôn quê.
Một thuở nọ, trong quốc lộ Kosala, có ba người đang cày ruộng ở ven rừng, cùng lúc, một bọn cướp phá hại dân chúng trong rừng xong và đang đào tẩu. Các nạn nhân chạy vào rừng tìm kiếm bọn vô lại nhưng hoài công, khi đến tận nơi ba người cày ruộng, họ la lên:
– Ðây là bọn sơn tặc giả dạng nông phu!
Thế là họ kéo cả ba tội nhân đến trình vua Kosala. Lúc bấy giờ có một người đàn bà đến cung vua khóc than kể lễ thảm thiết xin có được cái gì đó để che thân. Nghe tiếng kêu than, nhà vua ra lệnh ban cho người đàn bà ấy một tấm áo, nhưng nàng từ chối bảo rằng đấy không phải là thứ nàng muốn xin. Vì vậy thị nữ của vua trở lại trình rằng người đàn bà ấy không cần áo quần mà cần một tấm chồng! Sau đó vua truyền đưa người đàn bà vào chầu và hỏi có phải nàng muốn kiếm chồng thật chăng.
– Tâu Ðại vương, đúng thế, người đàn bà đáp. Vì người chồng mới thực sự là vật che thân cho đàn bà, còn người đàn bà nào không có chồng thì dù cho nàng ấy mặc áo quần đáng giá cả ngàn đồng tiền, cũng chẳng khác gì mình trần thân trụi!
Và để làm cho lý lẽ này thêm vững mạnh, nàng lại ngâm câu tục ngữ này:
Khác nào đất nước vì vua,
Chẳng khác dòng sông suối cạn khô,
Cũng vậy mình trần thân lại trụi
Vì không tùng trúc cạnh đào tơ!
Nhìn xem quả thật nàng trơ trọi
Dù co mười anh ruột một nhà!
Vua hài lòng với lời giải đáp của người đàn bà, nên vua hỏi mối liên hệ giữa nàng với ba tội nhân kia ra sao. Nàng đáp rằng, một người là chồng nàng, một người là con trai nàng.
– Này, hãy nhận lấy một đặc ân của trẫm, vua bảo, trẫm sẽ ban cho nàng một trong ba người ấy, nàng chọn người nào?
– Tâu Ðại vương, nàng đáp, nếu tiện thiếp còn sống, tiện thiếp có thể lấy chồng khác sinh con khác; song nay cha mẹ thiếp đã mất rồi, chẳng bao giờ thiếp có anh em nào khác nữa. Vậy tâu Ðại vương, thiếp xin chọn người anh.
Nhà vua đẹp ý với nàng, bèn thả cả ba người, vậy chính người đàn bà này là phương tiện cứu nguy cho ba người đàn ông.
Khi Tăng chúng biết được chuyện này, liền khen ngợi người đàn bà kia trong pháp đường thì bậc Ðạo Sư bước vào. Ngài hỏi Tăng chúng đang bàn luận vấn đề gì và được kể như trên; Ngài bảo:
– Ðây không phải là lần đầu tiên, này các Tỷ-kheo, người đàn bà này cứu nguy cho ba mạng sống ấy, mà ngày xưa cũng vậy.
Nói xong, Ngài kể một câu chuyện quá khứ.
*
Một thuở nọ khi vua Brahamadatta trị vì ở Ba-la-nại, ba người đàn ông cày ruộng ở ven rừng và mọi chuyện xảy ra như chuyện trên.
Khi được vua hỏi muốn chọn người nào trong ba người, nàng đáp:
– Tâu Ðại vương, Ðại vương có thể gia ân ban cho tiện thiếp cả ba người chăng?
Vua đáp:
– Không, trẫm không thể.
– Vậy tâu Ðại vương, nếu tiện thiếp không thể xin tha cả ba, thì mong Ðại vương ban cho thiếp người anh trai.
Vua đáp:
– Hãy nhận lấy người chồng hay con trai của nàng đi, chứ anh trai thì có quan hệ gì?
Người đàn bà đáp:
– Hai người kia có thể thay thế được, chứ anh trai thì không bao giờ có nữa.
Nói vậy xong, nàng lại ngâm khúc hát:
Tìm kiếm chồng con thật dễ dàng,
Tha hồ chọn chúng, đứng đầy đường,
Song tìm đâu được người anh nữa,
Dù khổ đau cho đến đoạn trường?
Vua đẹp ý, phán:
– Nàng ấy nói chí lý!
Vua bèn ra lệnh đưa ba người đàn ông kia từ ngục thất đến giao cho người đàn bà, nàng liền đưa cả ba người ra về.
– Như vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo Sư bảo, chính người đàn bà này thuở xưa kia đã có lần cứu mạng cho cả ba người đàn ông.
*
Khi pháp thoại chấm dứt, Ngài nêu sự liên hệ giữa hai chuyện và nhận diện Tiền thân:
– Người đàn bà và ba người đàn ông ngày nay cũng là người đàn bà và ba người đàn ông ngày trước và Ta chính là vua ấy.
-ooOoo-

Hits: 30

Post Views: 81