Tâm học chỉ lược ra phần quan trọng nội dung nói về cận tử nghiệp các ví dụ của nó.

Khi đối diện với cái chết, bên cạnh những nghiệp thiện và bất thiện chúng ta đã tích lũy trong suốt đời sống đã qua, một nhân tố quan trọng khác quyết định quả báo tái sinh là trạng thái của tâm trước lúc chết (hay còn gọi là cận tử nghiệp).

Phatgiao.org.vn

Cái cây nó đã nghiêng về hướng nào thì nó sẽ đổ về hướng đó thôi … cứ làm thiện nhiều lúc lâm chung có xảy ra tâm ác bất thiện nào đó ; có trổ quả thì cũng chỉ đọa trong thời gian ngắn … sau đó tùy nghiệp mà tái sinh

1.Hoàng hậu Malika ( Mạt Lợi) bị đọa Địa Ngục a tỳ 7 ngày do cận tử nghiệp bất thiện , ám ảnh bởi 1 việc làm xấu

Hoàng hậu Malika là 1 cận sự nữ xuất sắc của Đức Phật , tin Phật và hiểu kinh điển , hành pháp , nhiều thiện nghiệp… Tuy nhiên cuộc đời thì khó tranh sai lầm ; dâm nhiễm với con chó và nói dối , dùng các lời lẽ để gạt phỉnh vua Ba tư nặc nhằm chối tội.. Chính sự ám ảnh đó đến lúc mất , bà bị cận tử nghiệp đó lập trình rơi vào Địa ngục A Tỳ , tuy nhiên 7 ngày sau nhờ phước báo thiện nghiệp ( làm rất nhiều hồi sinh thời nên lại sanh vào cõi trời Đâu Suất)

Bài viết đầy đủ https://thuvienhoasen.org/a21410/hoang-hau-mallik-can-su-nu-xuat-sac

Hoàng hậu Mallikā dịu dàng mỉm cười, cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản; tuy nhiên, bà có mang một trọng tội với đức vua, đã nhiều năm về trước, lâu lâu nó lại trở về ám ảnh! Và câu chuyện như sau: Số là lần ấy hoàng hậu vào phòng tắm không để ý con chó cưng của bà cũng vào theo. Khi khom mình cúi xuống, không ngờ, con chó thấy vậy đã làm hạnh “bất tịnh” với bà. Và bà lại để yên. Từ tầng trên cung điện, qua lớp cửa kính, tình cờ đức vua nhìn thấy hết. Ông đi xuống và lần đầu tiên, đã mắng nhiếc bà một cách thậm tệ. Bà vốn lanh trí nên tìm cách chối quanh, chống chế: “Đại vương đừng nghĩ oan cho thiếp. Cái phòng ấy kỳ lạ lắm. Ai ở trong đó, người khác nhìn vào đều thấy những hình ảnh quái gở!” Đức vua vốn thật thà nên hỏi lại: “Quả có thế sao?” Bà nói: “Thì đại vương cứ vào đấy thử xem?” Đức vua đi vào trong, vừa khép cửa lại thì ngoài này, bà đã la lên: “Đại vương làm cái gì xấu hổ với con dê cái như vậy?” Đức vua lại cãi: “Ta có làm gì đâu!” Bà bèn nói dối: “Chính mắt thiếp trông thấy rõ ràng mà!”

Tin chuyện ấy, đức vua bỏ qua không cật vấn lại nữa.

Tuy nhiên, hoàng hậu Mallikā luôn cảm thấy bất an.

Dầu đã dối gạt được nhà vua, nhưng bà đã phạm một tội trọng. Chuyện ấy đức Phật biết, chư vị trưởng lão Tăng Ni có thắng trí đều biết, do vậy bà luôn hổ thẹn ở trong lòng. Từ độ ấy, bà thầm nguyện trong lòng, phải tu tập cho tốt hơn, làm việc lành cho nhiều hơn. Trọng lượng tội lỗi dù chỉ bằng một hạt cát, nó sẽ chìm, rơi xuống bốn đường ác. Nhưng trọng lượng tội lỗi của một viên đá to, nằm trong lòng chiếc ghe thiện pháp lớn, nó không bị chìm, sẽ được nổi. Bà còn nhớ mãi nội dung một thời pháp về thiện, về ác mà đức Phật đã đưa ra hình ảnh ấn tượng ấy. Do vậy, bà đã đặt bát và cúng dường tứ sự rất nhiều đến đức Phật và Tăng chúng, ngân khoản lên đến một trăm bốn mươi triệu đồng tiền vàng. Riêng đức Phật thì bà đã cúng dường đến ngài bốn món bảo vật vô giá, đó là: Một chiếc lọng trắng, một chiếc giường, một ghế ngồi và một vật đỡ chân. Tất cả chúng đều bằng châu báu, và chỉ để chưng bày chứ đức Thế Tôn không bao giờ sử dụng.

Chuyện kể rằng, hoàng hậu Mallikā lúc hấp hối, bao nhiêu việc làm tốt đẹp ở trong đời, bà lại quên hết, nhưng cái hình ảnh xấu xa kia nó lại hiện ra, chi phối trọn vẹn tâm thức cuối cùng, lập trình cận tử nghiệp, đưa bà đọa sanh địa ngục A-tỳ.

Đức vua Pāsenadi rất yêu thương hoàng hậu Mallikā nên đau thương, buồn khổ vô cùng. Lễ hỏa táng xong, đức vua đến gặp đức Phật, ý muốn hỏi xem bà tái sanh ở đâu.

Đức Thế Tôn biết rõ chuyện, biết đức vua rất sủng ái hoàng hậu Mallikā, nếu cho biết cảnh giới hiện tại của bà thì ông ta càng đau khổ hơn. Lại nữa, nếu biết bà, một người có đức tin kiên cố, bố thí cúng dường rất nhiều và rất chí thành mà rơi vào địa ngục, thì số phận của nhà vua sau này sẽ ra sao? Và như thế, mọi đức tin trong ông ta sẽ tiêu tùng hết.

Vì nghĩ vậy nên đức Phật đã khôn khéo dùng thần lực siêu nhiên làm cho đức vua quên hẳn lý do đi đến tịnh xá, ngài chỉ thuyết pháp, đức vua nghe xong lại hoan hỷ hồi cung. Chuyện lặp lại như thế suốt bảy ngày, đức vua chỉ có việc bực mình, tự trách mình, tại sao trí nhớ càng lúc càng tệ mạt, kém cỏi như thế!

Còn hoàng hậu Mallikā, sau bảy ngày thống khổ trong địa ngục để trả quả, do năng lực phước thiện quá lớn nâng đỡ, đưa bà hóa sanh vào cung trời Đâu Suất.

Vào ngày thứ tám, đức Phật một mình ôm bát khất thực đi đến hoàng cung. Đức vua nghe tin, thỉnh ngài vào thượng điện, nhưng đức Phật chỉ muốn ngồi nơi nhà để xe.

Sau khi cúng dường đầy bát các thức ăn thượng vị loại cứng, loại mềm cho đức Phật, nhà vua đảnh lễ ngài rồi hỏi lại câu đã quên suốt bảy ngày qua, tức là chỗ tái sanh của hoàng hậu.

Đức Thế Tôn mỉm cười:

– Hiện tại, bà đang thọ hưởng thiên lạc tại cung trời

Đâu Suất, tâu đại vương!

Nghe vậy, đức vua cảm thấy được an ủi một phần nào, nhưng nỗi nhớ thương hoàng hậu vẫn không nguôi:

– Bạch Thế Tôn! Từ khi nàng đi về cõi khác, tôi cảm giác như mất hẳn sự sống.

Đức Phật an ủi:

– Đại vương chớ nên đau lòng. Đó là quy luật bất biến cho mọi chúng sanh, không ai có thể tránh được. Nhưng trường hợp hoàng hậu thì đại vương nên mừng vui cho bà mới phải!

– Tại sao?

– Vì do công hạnh, phước báu của bà, bà mất đi giống như đổi mới chiếc xe khác trân quý hơn vậy thôi!

– Tôi chưa được hiểu.

Đức Phật đưa tay chỉ vào một chiếc xe:

– Đại vương, xe này của ai?

– Bạch Thế Tôn, của ông tôi.

– Còn xe này?

– Của phụ vương tôi, bạch Thế Tôn.

– Còn xe kia?

– Của tôi!

Đức Phật mỉm cười:

– Hóa ra chiếc xe của cha lại mới hơn chiếc xe của ông nội, chiếc xe của con lại mới hơn chiếc xe của cha. Hoàng hậu vừa tậu được một chiếc xe mới nhất, đẹp nhất ở cung trời Đâu Suất đấy, đại vương!

Thấy đức vua đã hiểu sự thật ấy rồi, đức Phật lại giảng sâu hơn về pháp:

– Nhưng những chiếc xe được trang hoàng lộng lẫy, đẹp đẽ, trân quý thế kia rồi cũng đến lúc cũ hư, tàn tạ, hoại mục. Cái thân Như Lai cũng thế mà cái thân của đức vua cũng vậy, nó sẽ lão suy và già yếu. Chỉ có giáo pháp trong tâm của bậc thiện trí1 nó mới không bị chi phối bởi hư mục, già lão. Thấy biết được vậy, những bậc thiện trí trên đời này phải biết làm cho sáng tỏ giáo pháp ấy đến những người lành, người tốt, tâu đại vương!

Những lời giảng ấy của đức Phật được cô đọng trong bài kệ:

Xe vua đẹp đẽ dường bao

Trang hoàng lộng lẫy, hư hao đến kỳ

Thân này đến lúc lão suy

Pháp bậc thiện trí vô vi chẳng già

Pháp của đức Gotama

Sáng tỏ chân lý, chan hòa thiện nhân!2

Đức vua tín thọ lời dạy của đức Phật, đã đỡ buồn khổ và xem ngài như chỗ nương tựa tinh thần một cách vững chắc. Kết quả ấy, một phần công lao là nhờ vào bà hoàng hậu yêu quý của ông vậy.

Nhưng đức vua đâu có biết rằng, Sujātā trong Sujāta- Jātaka3, Kinnarī trong Bhllāṭiya-Jātaka4, và Sambula trong

1 Ý nói bậc Thánh A-la-hán.

2 Pháp Cú 151: “Jiiranti ve rārathā sucittā atho sārīraṃ pi janaṃ upeti; sataṃ ca dhammo na jaraṃ upeti santo have sabbhi pavedayanti”.

3 J.iii.22.

4 J.iv.444.Sambula-Jātaka1; cả ba kiếp sống ấy, ông đều là người chồng thân yêu của bà.Hoàng hậu Mallikā được biết đến là một trong những đệ tử thuần thành, nhiệt tình và xuất sắc nhất trong hàng nữ cận sự của đức Phật vậy.

2. Vua A Dục sân giận đọa làm rắn

Cái chết vị vua A Dục (Asoka), vị Hoàng đế được biết đến như một bậc Hộ trì Phật pháp vĩ đại, là minh chứng sinh động cho năng lực dẫn sinh của nghiệp cận tử. Trong lịch sử, vua A Dục đã từng xây cất 84.000 cảnh chùa, 84.000 Đại bảo tháp, đài thọ chi phí cho kỳ kiết tập Kinh điển lần ba, thực hành vô số thiện hạnh hướng về Tam Bảo. Khi sắp lâm chung, vua ra lệnh đem của cải trong kho ra bố thí trọng đại để làm phúc trước khi chết. Khi vị quan giữ kho phản đối, nhà vua tức giận về điều này rồi chết. Sự sân hận đó khiến Ngài phải đầu thai làm con rắn độc trong vườn Ngự uyển chờ cơ hội thuận tiện cắn chết ông quan giữ kho để trả thù.

Nhưng nhờ có công đức tích lũy từ đời trước, sau gặp được vị Sa-môn vì rắn thuyết pháp, do nghe pháp nên đức Vua mới được thoát thân rắn, sinh lên cõi Trời.

3. Luyến ái đọa làm quỷ

Thủa xưa, ở thành Vương Xá có gia đình phú ông rất giàu có nhưng chỉ sinh được một cậu con trai duy nhất. Được cha mẹ cưng chiều, cậu không chịu học hành, suốt ngày chỉ biết vui chơi hưởng thụ. Khi cha mẹ lần lượt qua đời, do quen lối sống phung phí, chẳng mấy chốc gia sản cha mẹ để lại tiêu tán hết. Chàng trai trở nên nghèo khó và trở thành kẻ hành khất không nhà cửa. Bị một tên trộm lôi kéo vào một vụ trộm lớn tại nhà một người giàu có, chàng trai bị bắt và xử tử hình. Trên đường đưa tới nơi hành quyết, có người kỹ nữ đẹp nhất thành nhận ra cậu con trai phú ông, động lòng nhớ lại tình xưa, bèn nhờ người gửi đến cho người tử tội một bữa ăn ngon cuối cùng.

Cùng lúc ấy, Tôn giả Mục Kiền Liên cũng đang ở trong thành Vương Xá. Ngài dùng thiên nhãn quán sát thấy tình cảnh nguy khốn của người tử tủ và cõi giới mà chàng trai sẽ phải đọa lạc do trong đời chưa hề làm được việc thiện nào. Ngài liền hiện ra ngay phía trước tội nhân, khiến chàng trai khởi sinh niềm vui kính tín sâu sắc đối với vị tu sĩ uy nghiêm đức hạnh. Chàng liền phát tâm cúng dàng bữa ăn cuối cùng lên Tôn giả Mục Kiền Liên. Ngài Mục Kiền Liên từ bi hoan hỷ thọ nhận bữa ăn, hồi hướng chú nguyện cho chàng trai rồi ra đi.

Chàng trai sau đó bị hành hình. Trước khi chết, nhờ tâm kính tín đối với Trưởng lão Mục Kiền Liên cũng như công đức cúng dàng bữa ăn lên một bậc A-la-hán, chàng có đủ phúc báo để tái sinh lên cõi Trời. Tuy nhiên, cũng ngay cùng lúc đó, tâm hồn chàng xúc động khi nghĩ đến nàng kỹ nữ và mối chân tình của nàng đối với chàng khi sắp chết, một niềm luyến ái sinh khởi mạnh mẽ. Vì sự trói buộc này mà chàng tái sinh làm một vị thần cây trong khu rừng bên ngoài thành Vương Xá, ôm ấp mong nguyện sẽ được gặp lại nàng kỹ nữ.

4.Đỉnh lễ Phật sinh cõi Trời

Vào thời đức Thế Tôn đang trú ngụ tại thành Vương xá, Ngài quán sát thấy tại khu vực của dân chúng Chiên-đà-la, tầng lớp xã hội khốn cùng không ai tiếp xúc, có một bà lão sắp mạng chung và một ác nghiệp sẽ đưa bà đọa thẳng xuống địa ngục.

Để cứu độ bà lão tái sinh cõi lành, Đức Phật cùng đại chúng Tỳ kheo vào thành Vương Xá khất thực đúng lúc bà lão Chiên-đà-la đang chống gậy ra khỏi thành. Thấy Đức Thế Tôn đến gần, bà dừng lại. Tôn giả Mục Kiền Liên bèn giục bà đỉnh lễ Đức Thế Tôn. Khi bà lão lắng nghe lời Tôn giả, lòng đầy xúc động, bà phát khởi tín tâm hướng về bậc Đạo sư, đỉnh lễ Ngài với năm phần thân thể sát đất, và do lòng hoan hỷ trước Đức Phật, bà nhất tâm đứng yên lặng cúi đầu.

Ngay lập tức sau đó, một con bò cái chạy trốn cùng với bê con, lao về phía bà lão, lấy cặp sừng húc bà mạng chung. Nhờ cận tử nghiệp tốt lành thành tâm đỉnh lễ Đức Phật mà bà lão được tái sinh lên cõi Trời.

https://phatgiao.org.vn/nhung-cau-chuyen-kinh-dien-ve-can-tu-nghiep-d32927.html

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 243

Post Views: 874