Nguồn : Phatgiao.org.vn

Ngày xưa, Đức Phật và những vị thánh đệ tử của Ngài đều có được sáu loại thần thông, gọi là Lục thông. Những nhà ngoại đạo tu tiên cũng có thể đạt tới năm loại thần thông trong số sáu thần thông mà Phật đã chứng đắc, gọi là Ngũ thông.

 Pháp trợ niệm của Đức Phật

Thần thông diệu dụng là những giá trị lợi ích đặc thù của người tu tập theo những pháp môn nhất định.  Tuy nhiên, thần thông cũng có những giới hạn nhất định. Đức Phật không khuyến khích các đệ tử tu luyện thần thông; đôi khi, Ngài còn khiển trách những ai tùy tiện sử dụng thần thông khi không cần thiết. Thần thông là kết quả tự nhiên sau một quá trình dụng công tu tập, nhưng thần thông, trừ Lậu tận thông, không đưa hành giả đến sự an lạc giải thoát.

Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên những gì khác lạ với những hoạt động bình thường của con người đều có sức hấp dẫn. Do đó, hầu hết dân chúng đều ngưỡng mộ những người có khả năng thi triển biến hóa thần thông vì cho đó là những khả năng đặc biệt từ những người siêu xuất. Những phép mầu như ảo hóa, huyễn hoặc ấy có sức lôi cuốn mãnh liệt khó cưỡng. Không chỉ người cư sĩ tại gia bị cuốn vào trong các biến hóa thần thông này, mà đến cả người xuất gia thời Phật, như Tỳ-kheo Sunakkhatta cũng có thái độ bất mãn, phẫn nộ, từ bỏ đời sống xuất gia, trở lui về đời sống thế tục chỉ vì ông chỉ trích Phật không có thần thông biến hóa (Đại kinh sư tử hống, Trung bộ kinh, số 12).

Ngày xưa, Đức Phật và những vị thánh đệ tử của Ngài đều có được sáu loại thần thông, gọi là Lục thông. Những nhà ngoại đạo tu tiên cũng có thể đạt tới năm loại thần thông trong số sáu thần thông mà Phật đã chứng đắc, gọi là Ngũ thông.

Đức Phật an nhiên tự tại giữa cuộc đời

Thật ra, Đức Phật thành tựu đầy đủ tất cả các loại thần thông nhưng Ngài rất hạn chế trong việc sử dụng chúng như là một cách biểu diễn năng lực đặc biệt nhằm đáp ứng tâm lý tò mò, hiếu kỳ với điều lạ lùng, khác người của số đông dân chúng, vì Ngài thấy điều này không đem lại lợi ích thiết thực nào cả.

Trong những tình huống cần thiết, Đức Phật vẫn sử dụng thần thông, nhưng Ngài sử dụng rất hạn chế. Ngài cũng không cho phép các đệ tử lạm dụng việc thi triển thần thông khiến cho dân chúng không tin vào chính pháp, lại chuyển qua sùng bái cá nhân, sùng bái sự thần kì.

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Có trưởng giả Maluta thách đố các đệ tử của Phật lấy được chiếc bát quý bằng bạc treo cao 20 thước. Những người ngoại đạo nghĩ ra một cách rất hèn nhát và hợm hĩnh, đó là giả vờ thỉnh Đức Phật bay lên nhưng các vị đệ tử đã ngăn lại vì chiếc bát bằng bạc đó không đáng để Ngài phải thi triển thần thông. Và họ kéo nhau đi về khiến trưởng giả Maluta có những lời chê bai, chỉ trích đối với những sa môn, đạo sĩ và không tin vào thần thông.

Nhân duyên này, Ngài Tân Đầu Lư Phả La Đọa xin phép Tôn giả Mục Kiền Liên dùng thần thông để lấy chiếc bát. Việc này khiến cả kinh thành chấn động, kinh ngạc trước thần thông kỳ diệu của vị đệ tử Phật. Những người theo ngoại đạo dần dần quy ngưỡng về Trúc Lâm Tinh Xá. Nhưng khi vua Bình Sa xin gặp Phật và trình bày về việc sau khi đệ tử Phật dùng thần thông lấy chiếc bát khiến dân chúng xôn xao không yên, Đức Phật quở trách Ngài Mục Kiền Liên cùng các đệ tử và chỉ dạy không được dùng thần thông để thể hiện như vậy, chỉ được dùng thần thông để giáo hóa chúng sinh chứ không ngoài mục đích nào khác.

Ngài cũng không cho phép các đệ tử lạm dụng việc thi triển thần thông khiến cho dân chúng không tin vào chính pháp, lại chuyển qua sùng bái cá nhân, sùng bái sự thần kì.

Ý nghĩa các ấn tướng qua hình tượng Đức Phật

Một câu chuyện khác kể về nhân duyên Đức Phật quở trách vị đệ tử nữ Đệ nhất thần thông Liên Hoa Sắc. Khi Đức Phật hạ thế cõi người sau ba tháng giảng Pháp cho mẫu thân Maya Devi ở cung trời Đâu Suất, vô số chư Thiên cùng đi theo cung tiễn Đức Phật hạ giới và hàng chục nghìn người chờ đón cung nghinh Ngài trở lại cõi người, trong đó có Tỳ kheo ni Udpala (Liên Hoa Sắc) và Tỳ kheo Udayi (được gọi là Charkha trong ngôn ngữ cổ) đứng chờ để cung nghinh Đức Phật dưới tán cây Ưu đàm ở Sanchi. Đại chúng đã cúng dường nhã nhạc và hát những khúc ca khải hoàn để chào đón Đức Phật, dâng lên Ngài vô số phẩm vật cúng dường, vòng hoa, bột hương, khăn lụa chúc phúc, cúng dường những bát nước tràn đầy nước thơm thanh tịnh cùng vô số diệu thực.

Khi Đức Phật đã an tọa trên bảo tòa, hàng triệu Phật tử cúng kính đỉnh lễ Ngài. Ở giữa đám đông là ni sư Udpala, một vị ni đã gần đạt giác ngộ, bà không thể nhìn thấy Đức Phật vì bị đám đông che khuất. Thậm chí bà còn không có đủ chỗ để đỉnh lễ và tỏ lòng thành kính lên Ngài vì không gian chật chội, vì vậy bà đã hóa thân thành một vị vua vũ trụ, vận y phục hoàng bào lộng lẫy và vô số trang sức để khiến đám đông xung quanh kinh ngạc và giãn rộng đường, mở lối cho bà có thể chiêm bái Đức Phật..

Những ai thực hành đúng theo Chính pháp, xả ly mọi tham đắm, bám chấp, thêm bình an và hạnh phúc thì không để vướng mắc vào những phép lạ của thần thông biến hóa hay những lời tung hô khen ngợi tầm thường ấy.

Tuệ giác của Đức Phật

Khi bà tiến về phía trước trong trang phục hoàng bào, mọi người nghĩ rằng một vị vua thực sự đã đến để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật. Mọi người kính cẩn nhường đường cho bà và nhờ vậy, bà có thể lễ lạy và cúng dường tất cả trang sức của mình lên Đức Phật. Tuy nhiên, vị Tỳ kheo Udayi (Charkha) đã cười lớn nói với mọi người rằng: “Vị vua này cải trang này chắc chắn là ni sư Udpala, vì tôi có thể ngửi thấy mùi hoa ưu đàm từ bà”. Đức Phật đã khiển trách ni sư: “Trước mặt Đức Phật, con không được phô diễn thần thông vì lợi ích riêng của mình; thay vào đó, một vị ni sư cần trì giữ hạnh khiêm cung và tác phong giản dị, để mọi chúng sinh đều được truyền cảm hứng và tự nhiên phát khởi niềm lòng kính ngưỡng trong tâm”. Sau sự việc này, Đức Phật đã thuyết Pháp cho đại chúng và chư thiên quay trở về Thiên giới.

Những ai thực hành đúng theo Chính pháp, xả ly mọi tham đắm, bám chấp, thêm bình an và hạnh phúc thì không để vướng mắc vào những phép lạ của thần thông biến hóa hay những lời tung hô khen ngợi tầm thường ấy. Đức Phật khẳng định những thứ này chỉ là vỏ cây, cành lá không đáng cho ta hài lòng chỉ với bấy nhiêu. Chỉ khi nào thành tựu giải thoát phạm hạnh thì đó mới là mục đích rốt ráo, là lõi cây, bền vững, tối thượng, đáng cho ta trân quý giữ gìn (Trung bộ kinh, số 29: Đại kinh ví dụ lõi cây).

>Xem thêm video: Nguyên nhân của mê tín:

https://youtube.com/watch?v=5-pV_LPX0Z4%3Frel%3D0

Theo: daibaothapmandalataythien.org

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 33

Post Views: 489