Khi hiểu được rằng mọi việc diễn ra đều có nguyên nhân và kết quả, khi tin vào luật nhân quả và bắt đầu áp dụng luật nhân quả vào cuộc sống hàng ngày thì bạn trở thành Phật tử nhập môn.
Qua bốn sự thật cao quý của Đức Phật học được nghệ thuật buông xả
Đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế. Ngài dạy rằng đó là chân lý về sự Khổ. Ngài dạy trong luân hồi có ba loại khổ. Khổ do đau khổ, ví dụ như bị đọa vào địa ngục. Ví như theo quy luật vô thường thì con người chúng ta rồi ai cũng sẽ phải chết, thêm vào đó chúng ta còn phải chịu nhiều bất hạnh, hết đau khổ này tới đau khổ khác. Loại thứ hai là hoại khổ, tức là Khổ do những gì chúng ta ưa thích, muốn nắm giữ đang dần hoại diệt: chẳng hạn như giàu trở nên nghèo, trẻ phải già đi, điều đang thích bây giờ sắp sửa mất đi… Còn loại khổ thứ ba là hành khổ, loại khổ này vi tế tới nỗi con người chúng ta chẳng thể nào cảm nhận hay ý thức được. Nỗi khổ đó chính là sự thay đổi của chúng ta trong mỗi sát na. Thực tế, mỗi sát-na trôi qua chúng ta đang lại già đi, sự thay đổi đang diễn ra trong mỗi sát-na, vi tế tới nỗi chúng ta không hề nhận ra. Nhưng đó là một nỗi khổ bởi mỗi sát-na trôi qua, bạn lại tiến gần hơn tới trạng thái gọi là tuổi già hay cái chết. Tương tự như vậy, tất cả vạn vật dù là cây cối, nhà cửa, quốc gia, bất kỳ thứ gì đều đang chuyển hoá như vậy trong mỗi giây phút hay còn gọi là sát na vô thường. Tôi nghĩ thông thường chúng ta không nhận ra nỗi khổ đó bởi chúng ta chỉ có thể thấy những thứ thô lậu, trong khi có những thứ như biến chuyển này lại vô cùng vi tế.
Đức Phật đã dạy, nhìn chung thế gian có ba loại khổ, và những khổ đau đó là Quả, còn Nhân là năm xúc tình tiêu cực, những nghiệp bất thiện trong quá khứ gây ra khổ đau hiện tại. Hoặc bạn có thể nói những hành động thân khẩu ý, ngũ uẩn của một người trong nhiều kiếp trước chính là Nhân của khổ đau hiện tại. Rồi Đức Phật dạy rằng sự an bình và hạnh phúc tuyệt đối, vĩnh cửu chính là sự giác ngộ. Ngài dạy rằng Nhân của giác ngộ chính là con đường thực hành Phật Pháp, hay Bát chính đạo… Nói cách khác, Pháp chính là nhân đưa tới giác ngộ.
Nói chung, khi bạn hiểu rõ Luật Nhân Quả rằng bất kỳ việc gì xảy ra trong cuộc đời này đều có những nguyên nhân và kết quả đằng sau đó, có thể đó là nhân của những kiếp trước hay kiếp này. Bất kỳ việc gì ta làm, mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về kết quả từ những hành động của chính chúng ta. Vì thế, bạn hiểu ra và cố gắng làm nhiều thiện nghiệp, có những suy nghĩ tích cực, cố gắng dừng sát sinh, dừng hẳn hay hạn chế phần nào những nghiệp bất thiện, cố gắng thực hành thiện hạnh và tích lũy công đức.
Từ những thiện nghiệp như vậy, xuất phát từ sự hiểu biết luật nhân quả áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, lâu dần bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn và nhờ đó, bạn trở thành Phật tử sơ cơ. Phật tử sơ cơ là người có quan kiến thanh tịnh, có nhận thức đúng đắn về Luật Nhân Quả. Nhờ vậy mà người đó luôn có trách nhiệm với những hành động của mình. Họ biết rằng những hành động đó đều gây ra nghiệp quả trong kiếp này và kiếp sau, do đó họ hết sức cẩn trọng với từng hành động thân, khẩu, ý của mình. Khi hiểu được như vậy thì bạn trở thành Phật tử nhập môn.
Trích “Tam thừa Phật giáo và Truyền thừa tinh tuý”
Ngài Gyalwa Dokhampa
Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế
Hits: 37