Đức Phật hàng phục Ma Vương như thế nào?

Khi nói đến Đức Phật cảm thắng Ma Vương, nhiều người tưởng tượng ra hình ảnh quỷ sứ sừng nhọn, răng nanh, đầu trâu, mặt ngựa, vô cùng khủng khiếp kéo đến bao vây Ngài; sau một hồi chiến đấu cam go bằng quyền phép nhiệm mầu, Ngài đã hàng phục Ma quân một cách vẻ vang oanh liệt.

Chữ Ma Vương theo nghĩa Phật giáo, không phải chỉ có nghĩa giản dị như thế. Trong đêm thành Đạo của Đức Phật, khi đó có đủ các loại nội ma như ma sân giận, ma tham ái, ma si mê danh vọng, … xuất hiện. Gọi là ma nhưng đó không phải là ma bên ngoài mà chính là trạng thái tâm của người trước khi thành đạo.

Đức Phật hàng phục Ma Vương như thế nào?

Đầu tiên, Ma Vương phái ba người con gái xinh đẹp, dẫn dầu bởi Sundari, Tradema và Devi, đến làm xao lãng việc thực hành thiền định của Bồ Tát. Chúng trêu trọc Ngài, nhảy múa khêu gợi, nhưng Bồ Tát Tất Đạt Đa không hề khởi tâm ham thích, mà chỉ thấy tràn đầy lòng từ bi thương xót. Càng về đêm, cơ thể trẻ trung, xinh đẹp mà họ vốn tự hào, dần trở nên khô héo già cỗi. Các cô trở nên xấu xí và đáng ghê tởm đến mức tự mình cảm thấy khiếp sợ khi nhìn thấy làn da trần trụi và thân thể gầy trơ xương. Tâm họ trào dâng niềm hổ thẹn và họ bỏ chạy về nhà.  Để đáp trả trận thua này, Ma Vương phái những linh hồn hung hăng cuồng nộ, đầu trang hoàng bằng những chuỗi sọ người, tay mang nhiều loại vũ khí khác nhau, như giáo mác, rìu, kiếm và tên bắn đến để tiêu diệt Bồ Tát. Tuy nhiên, vì Ngài an trụ trong trạng thái thiền định sâu sắc về tình yêu thương và lòng trắc ẩn, nên toàn bộ vũ khí hủy diệt của quần ma chuyển hóa thành những bông hoa đẹp rơi xuống phủ khắp mình, trang hoàng thân tướng Bồ Tát. Sau đó, Ma Vương lại cố gắng làm Đức Phật xao lãng bằng những trò vui, nó hóa hiện một cây cổ thụ thân bằng pha lê, từ hàng triệu nhánh cây phát ra pháp âm vi diệu. Tuy nhiên, từ trên không trung chư thiên xuất hiện, họ nhổ bật gốc cây và ném nó đi thật xa. Đó là điềm báo Ma Vương sẽ nhanh chóng bị Bồ Tát hàng phục, bởi vì Ngài được hết thảy chư thiên ủng hộ.

Đức Phật hàng phục Ma Vương trước khi thành đạo.

Ma vương từng thất bại khi cám dỗ Thái tử Tất Đạt Đa

Ma Vương lại càng cuồng nộ, chúng vân tập để cùng dồn lực tấn công Bồ Tát lúc nửa đêm. Khi chúng xông tới, Đức Phật nói: “Ta đã tích lũy công đức hàng a tăng kỳ kiếp bằng việc thực hành Bát chính đạo để đạt được giác ngộ. Ta đã từ bỏ ngai vàng của Phụ vương Tịnh Phạn và xả ly cuộc sống hoàng gia giàu sang bậc nhất trên thế gian. Ta đã đến gốc cây này, nơi ta sẽ ngồi vững như núi và thiền định như bầu trời tịnh quang, để sáng bừng lên vầng mặt trời giác ngộ”.

Sau đó một tên Ma Vương có tên là Garab Wangchuk chỉ hai ngón tay vào mũi của Đức Phật và nói: “Ngươi quả quyết rằng ngươi đã tích lũy vô lượng công đức trong vô số kiếp, nhưng không có ai làm chứng cho ngươi về điều đó, vì vậy ta không tin ngươi. Còn ta, ngươi biết rất rõ là ta đã cúng dường rất nhiều lên chư thiên, và ngươi là nhân chứng về việc đó”.

Địa thần làm chứng cho công hạnh giác ngộ của Đức Phật

Đức Phật duỗi cánh tay phải dài và đẹp như cánh sen, nhẹ nhàng chạm vào mặt đất như thể Ngài ban gia trì cho trái đất, và Ngài nói: “Vì trái đất là một nhân chứng công bằng cho tất cả những gì đổi thay và không đổi thay, trái đất cũng là nhân chứng cho ta và chứng giám rằng lời nói của ta là chân lý và tối thượng”. Ngay lập tức, vị thổ địa tên là Vanadevi (Sai Lhamo Tenma) có một nửa thân màu vàng, xuất hiện từ mặt đất và nói rằng: “Ta có thể đếm từng hạt bụi trên thế gian, nhưng ta không thể bắt đầu đếm bao nhiêu kiếp Đức Phật đã cống hiến thân, tâm và thậm chí cả cuộc sống của Ngài cho lợi ích của chúng sinh. Giờ đã đến lúc Đức Phật đạt được giác ngộ hoàn toàn. Ta ở đây làm nhân chứng cho ngài”. Liền đó Địa thần biến mất vào lòng đất.

Chữ Ma Vương theo nghĩa Phật giáo, không phải chỉ có nghĩa giản dị như thế. Trong đêm thành Đạo của Đức Phật, khi đó có đủ các loại nội ma như ma sân giận, ma tham ái, ma si mê danh vọng, … xuất hiện. Gọi là ma nhưng đó không phải là ma bên ngoài mà chính là trạng thái tâm của người trước khi thành đạo.

Tôn giả Mục Kiền Liên và ma vương

Kể từ đó, mỗi khi các họa sĩ vẽ chân dung Đức Phật Thích Ca, họ luôn vẽ Ngài trong tư thế ấn xúc địa với bàn tay phải chạm vào mặt đất. Tư thế này của Đức Phật được biết đến với tên gọi Phật xúc địa (Sangay Sanonma).

Ma Vương vô cùng hổ thẹn và không tìm được lời để đối đáp với Đức Phật. Vào thời khắc đó, tất cả những vọng tưởng trong tâm quần ma hoàn toàn tan biến. Chúng đã cố làm nhiễu loạn việc thiền định của Đức Phật bằng ba mươi hai lần phá phách, tương ứng với ba mươi hai cơn ác mộng chúng phải trải qua sau khi ánh sáng từ Đức Phật chạm tới chúng, nhưng tất cả những cố gắng của chúng đều thất bại.

Nguyên tác: “Journey to Liberation – A life story of Buddha in Mahayana tradition”

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 25

Post Views: 416