Từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đến bài học về lòng tri ân mà người con Phật cần ghi nhớ!
Từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đến bài học về lòng tri ân mà người con Phật cần ghi nhớ!
Sau khi đắc đạo, trở thành Phật – bậc Thánh nhân siêu thế, Ngài đã dành trọn 7 ngày để tri ân cây Bồ Đề đã che chở cho Ngài trong suốt 49 ngày đêm thiền định. Cây Bồ đề thuộc Bồ Đề Đạo Tràng – Ấn Độ ngày nay được coi là biểu tượng của Đức Phật và sự chứng ngộ Phật quả.
Cây Bồ đề thuộc Bồ Đề Đạo Tràng – Ấn Độ ngày nay được coi là biểu tượng của Đức Phật và sự chứng ngộ Phật quả. Bởi theo lịch sử Phật giáo, hơn 2600 năm trước, Thái tử Tất Đạt Đa đã tọa thiền dưới cội cây Bồ Đề suốt 49 ngày đêm và thành tựu giác ngộ tối thượng, trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau đó, Ngài đã dành trọn vẹn bảy ngày để tri ân cây Bồ Đề đã che chở trong suốt thời gian Ngài tu tập cho đến khi giác ngộ.
Tâm tri ân là gì?
Tâm tri ân là một trong những đức tính đáng quý mà người đệ tử Phật nên tư duy và thực hành.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Người có tâm biết ơn phải biết được sự giúp đỡ của người khác đối với mình, thường suy nghĩ về sự giúp đỡ này. Nếu không được giúp đỡ thì ta khổ thế nào, ta chìm đắm ra sao, ta tăm tối thế nào? Cũng giống như người đói khát, sắp chết mà có người đến cho mình miếng ăn thì mình khởi tâm biết ơn người ta đã cứu mạng sống cho mình. Con vật khi được cứu mạng sống, nó cũng còn khởi được tâm biết ơn. Vậy chúng ta cũng thế, ơn này của Phật đối với chúng ta là ơn cứu mạng nhiều kiếp đó”. Chúng ta hãy nên thường tư duy sâu sắc về sự giúp đỡ của người khác đối với mình và rộng hơn là sự hy sinh vĩ đại của Đức Phật để tâm biết ơn trong mỗi người ngày một tăng trưởng.
Thành đạo, Thế Tôn xuất hiện ở đời
Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề
Chúng ta từ đâu đến?…Cuộc đời này có ý nghĩa gì?…Khi từ giã cõi đời này chúng ta đi đâu, còn kiếp sống khác hay là hết? Làm sao để mọi người hết đau khổ?…
Với lòng thương yêu chúng sinh bao la, trăn trở trước nỗi đau của nhân thế, Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này) dù đang ở tuổi xuân xanh nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả tài sản, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan và quyết chí ra đi tìm cho ra câu trả lời ấy.
Sau 5 năm tầm sư học đạo, 6 năm khổ hạnh rừng già, 49 ngày đêm ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, Ngài đã tìm ra con đường giác ngộ đem lại hạnh phúc tối thượng cho tất cả chúng sinh.
Sau khi đắc đạo, trở thành Phật – bậc Thánh nhân siêu thế, Ngài đã dành trọn 7 ngày để tri ân cây Bồ Đề đã che chở cho Ngài trong suốt 49 ngày đêm thiền định. Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Sau khi giác ngộ thì tâm biết ân, tri ân của Đức Phật rất lớn. Ngài đã nhìn cội cây Bồ đề 7 ngày không chớp mắt để tri ân cây Bồ đề”.
Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người
Đại đức Thích Trúc Thái Minh khẳng định rằng Đức Phật là người ân nghĩa bậc nhất với tâm tri ân sâu sắc: “Ngài ngồi dưới tán cây, nơi Ngài thành tựu được sự nghiệp của mình mà Ngài cũng tri ân cái cây. Mặc dù cái cây đó vô tri nhưng mà Ngài vẫn tri ân”. Từ đó, Đại đức Thích Trúc Thái Minh nhấn mạnh tâm tri ân, biết ơn là một trong những đức tính quan trọng của mỗi người con Phật trên bước đường thành tựu Vô thượng Bồ đề: “Người vô ơn bạc nghĩa, không thể thành Phật được. Tâm của Phật là tâm ân nghĩa và phải người biết ân, biết nghĩa thì mới có thể có trí lớn để làm được việc lớn. Còn những người phàm phu, tiểu nhân thì không thể có được tâm ân nghĩa như thế đâu. Cho nên tâm ân nghĩa của Ngài rất là lớn. Nên Ngài mới trở thành con người như vậy”.
Qua đây chúng ta thấy rằng Đức Phật không chỉ là người có trí tuệ vĩ đại, mà Ngài còn là người giàu lòng thương yêu, là người ân nghĩa bậc nhất.Vậy từ câu chuyện Đức Phật tri ân cây Bồ đề, chúng ta rút ra được bài học gì cho chính mình?
Từ sự hy sinh vĩ đại, lòng biết ơn sâu nặng của Đức Phật, Đại đức Thích Trúc Thái Minh khuyên mỗi chúng ta nên tư duy, khởi tưởng tâm tri ân của mình về Đức Phật – bậc Thầy vĩ đại siêu thế của Trời, Người. Bởi nếu không có Đức Phật, có lẽ chúng ta mãi còn tăm tối, chìm đắm trong vô lượng kiếp luân hồi, chỉ quanh quẩn hưởng thụ dục lạc và rồi từ giã cõi đời mà không biết mình sẽ đi về đâu.
Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)
Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Nếu không có Phật ra đời thì chúng ta tăm tối không biết đến bao nhiêu kiếp nữa, chỉ luẩn quẩn, loanh quanh với miếng cơm manh áo, với dục lạc rồi chết. Chúng ta phải thấy Đức Phật ra đời là vén màn vô minh này, cho ta thấy được một tia sáng để chúng ta đi lên. Cho nên, Đức Phật vì tìm ánh sáng giác ngộ này mà Ngài đã phải bao nhiêu kiếp Ngài khổ hạnh tu hành, bỏ cả thân mạng, bỏ tất cả, để tìm ra con đường giác ngộ này và truyền lại cho chúng ta”.
Vì xót thương chúng sinh, Ngài đã trải qua bao gian nan, vất vả trong vô lượng kiếp tu hành khổ hạnh, mong cầu tìm ánh sáng giác ngộ để cứu khổ cho muôn loài. Đó chẳng phải là một sự hy sinh rất vĩ đại hay sao? Chính vì thế, nghĩ về Đức Phật, chúng ta nên thường tư duy, suy ngẫm sâu sắc về sự hy sinh của Ngài đối với nhân loại. Tăng trưởng tâm biết ơn chính là mang lại phước báu thù thắng cho chính chúng ta trên con đường tầm cầu giác ngộ.
3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo
Đại đức Thích Trúc Thái Minh bày tỏ niềm mong mỏi: “Cho nên Thầy rất mong là sau khi thăm Thánh tích cây Bồ đề này thì tâm biết ơn của các con tăng trưởng lên. Các con thường suy nghĩ về Phật, về giáo Pháp của Phật, về sự cứu độ của Ngài đối với chúng ta và với nhân loại thì tâm biết ơn trong các con mới khởi lên được. Khi tâm biết ơn khởi lên thì đó cũng là một sức mạnh để cho các con tiến đạo, nghĩ làm sao để tìm cách đền ơn Phật. Chúng ta không thể xem nhẹ được. Vì nếu chúng ta thấy bình thường, các con đến đây cũng chỉ là đi ngắm cảnh, thì xét ra nó không đẹp hơn công viên. Nhưng nếu chúng ta suy niệm về Đức Phật, về Pháp, về những công đức của Ngài thì chúng ta sẽ khởi được những tâm thiện, những thiện căn, những điều quý báu. Đặc biệt là tâm biết ơn. Tâm biết ơn sẽ giúp chúng ta trưởng thành, không làm những việc vô nghĩa, không sinh ra những bất thiện tâm”.
Từ những lời giảng giải trên Đại đức Thích Trúc Thái Minh, hy vọng mỗi chúng ta sẽ luôn ghi nhớ bài học quý báu mà Đức Phật để lại cho hàng hậu học, từ đó trau dồi tăng trưởng tâm biết ơn, những hạt giống thiện lành ngày một nảy mầm trên con đường đi đến thành tựu viên tròn đạo quả.
Hạnh Tâm Diệu
Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế
Hits: 29