Tại sao Đức Phật từ bỏ lối tu khổ hạnh?

Tại sao Đức Phật từ bỏ lối tu khổ hạnh?

Tại sao Đức Phật từ bỏ lối tu khổ hạnh?

Thấy rằng khổ hạnh chỉ làm giảm suy trí thức và mệt mỏi tinh thần. Ngài nhận định rằng với tấm thân mòn mỏi không thể hoàn toàn sáng suốt, một sức khoẻ thích nghi rất cần thiết để thành đạt tiến bộ tinh thần, Ngài liền dứt khoát từ bỏ lối tu ấy.

>>Đức Phật

Hãy cho biết ngày, tháng, năm các ngày: Đản sinh, Xuất gia, Thành đạo, Niết bàn của đức Phật?

– Đản sinh: Ngày Rằm tháng Tư năm 624 trước TL.

– Xuất gia: Ngày mồng Tám tháng Hai năm 605 trước TL.

– Thành đạo: Ngày mồng Tám tháng Mười hai năm 594 trước TL.

– Niết bàn: Ngày Rằm tháng Hai năm 544 trước TL.

 Cách tính Phật lịch? Cho ví dụ và giải thích.

– Lấy 544 cộng với năm dương lịch hiện tại:

Ví dụ: năm  2006 + 544    =   2550 (Năm 2006 thì PL là 2550)

        2007 + 544  =   2551 (Năm 2007 thì PL là 2551 )

        2008 + 544  =   2552 (Năm 2008 thì PL là 2552)

– Phật lịch được bắt đầu tính từ năm Phật nhập Niết bàn tức năm 544 trước TL.

Sau 6 năm tự bản thân kinh nghiệm, Ngài đã nhận thức chắc chắn rằng lối tu khổ hạnh không thể đem lại lợi ích, mặc dầu các triết gia và các tu sĩ thời bấy giờ quả quyết rằng đó là nếp sống tối cần thiết để đạt đến cứu cánh. Thấy rằng khổ hạnh chỉ làm giảm suy trí thức và mệt mỏi tinh thần.

Những vị thầy đầu tiên trên đường tìm đạo của Sa môn Cồ Đàm là ai?

1. Tiên Bạt già: Chuyên tu khổ hạnh để cầu sinh lên trời.

2. A la lam: Tu thiền định chứng được thiền Vô sở hữu xứ thiên.

3. Uất Đầu Lam Phất: Tu thiền định chứng được thiền Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên (tầng thiền cao nhất thời bấy giờ).

(Bát định: Tám thứ định gồm 4 định cõi sắc và 4 định cõi vô sắc:

– Sơ thiền thiên định (Định của cõi trời Sơ thiền).

– Nhị thiền thiên định (Định của cõi trời Nhị thiền)

– Tam thiền thiên định (Định của cõi trời Tam thiền)

– Tứ thiền thiên định (Định của cõi trời  Tứ thiền)

– Không vô biên xứ thiên định. (Định của cõi trời Không vô biên xứ)

– Thức vô biên xứ định. (Định của cõi trời Thức vô biên xứ)

– Vô sở hữu xứ thiên định (Định của cõi trời Vô sở hữu xứ): Lìa Không xứ và Thức xứ nên gọi là Vô sở hữu xứ.

– Phi tuởng phi phi tưởng xứ thiên định. (Định của cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ): Thức xứ là hữu tưởng, vô sở hữu xứ là vô tưởng. Đến định này xả hữu tưởng gọi là Phi tưởng, xả vô tưởng gọi là Phi phi tưởng.

Thái tử tu khổ hạnh như thế nào? Trong thời gian bao lâu? Tại sao Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh?

 – Thái Tử tu khổ hạnh bằng cách ép xác, ăn uống cực kỳ ít. Mỗi ngày chỉ uống chút ít nước rau, đậu đến nỗi toàn thân Ngài chỉ còn là một bộ xương khô. Lông tóc đều rụng hết. Da đầu Ngài như một trái mướp đắng cắt ra đem phơi khô, bàn tọa nhọn như móng con lạc đà…. Ngài tu như vậy trong suốt 6 năm.

Thấy rằng khổ hạnh chỉ làm giảm suy trí thức và mệt mỏi tinh thần. Ngài nhận định rằng với tấm thân mòn mỏi không thể hoàn toàn sáng suốt, một sức khoẻ thích nghi rất cần thiết để thành đạt tiến bộ tinh thần, Ngài liền dứt khoát từ bỏ lối tu ấy.

– Sau 6 năm tự bản thân kinh nghiệm, Ngài  đã nhận thức chắc chắn rằng lối tu khổ hạnh không thể đem lại lợi ích, mặc dầu các triết gia và các tu sĩ thời bấy giờ quả quyết rằng đó là nếp sống tối cần thiết để đạt đến cứu cánh. Thấy rằng khổ hạnh chỉ làm giảm suy trí thức và mệt mỏi tinh thần. Ngài nhận định rằng với tấm thân mòn mỏi không thể hoàn toàn sáng suốt, một sức khoẻ thích nghi rất cần thiết để thành đạt tiến bộ tinh thần, Ngài liền dứt khoát từ bỏ lối tu ấy, cũng như trước kia từ bỏ lối sống lợi dưỡng, và chọn con đường “Trung đạo” mà sau sẽ trở thành một trong những đặc điểm của giáo lý Ngài.

Trích bộ câu hỏi và vấn đáp tại Hội thi Hái hoa Đạo lý năm 2009 tại Hội trại Tây Thiên – Vĩnh Phúc

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 33

Post Views: 444