Đức Phật và bố của ngài

Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Đó là bà mẹ và ông bố. Tại sao? Bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời.

> Đức Phật

Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ. Tuy nhiên, người sáng lập ra đạo Phật, Thái Tử Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), chính ngài đã từ bỏ cuộc sống gia đình, chống lại ý của cha ngài, rồi từ bỏ vợ và con trai của ngài để theo đuổi sự giác ngộ. Sau khi đạt được giác ngộ, Thái Tử Tất Đạt Đa – lúc nầy được gọi là Đức Phật – sống đời tu sĩ, và ngài thành lập Tăng đoàn, cùng tu tập với nhau trong tu viện, sống đời độc thân, không sắc dục, họ cùng thực hành theo sự giảng dạy của ngài (nghĩa là Phật Pháp).

Như vậy, mặc dù Phật Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tôn trọng và sự hỗ trợ giữa cha mẹ và con cái, và các giá trị này được thể hiện rõ ràng ở các xã hội Phật giáo ngày nay, nhưng qua tiểu sử của chính Đức Phật, và các tu viện mà ngài thành lập, cho thấy một sự mâu thuẫn sâu sắc về cuộc sống gia đình trong Phật giáo, bao gồm những mối quan hệ gần gũi giữa những ông bố và con cái.

Đức Phật với bố của ngài, là vua Tịnh Phạn.

Mối quan hệ của Thái Tử Tất Đạt Đa với bố của ngài, là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), phản ảnh sự mâu thuẫn nầy. Khi ngài còn là một thiếu niên, ngài bị giam lỏng trong cung điện, vì bố ngài muốn ngăn cản ngài xuất gia đi tu. Khi Thái Tử Sĩ Đạt Ta lập gia đình, rồi chính ngài trở thành ông bố, ngài đặt tên con ngài là La Hầu La (Rahula), có nghĩa là cái còng sắt trói buộc, bởi vì ngài nhận thấy đời sống gia đình là một trở ngại cho việc đi tìm kiếm sự giác ngộ. Cuối cùng, sau khi quan sát Bốn Sự Kiện Quan Trọng – sự già lão, sự bệnh tật, sự chết chóc, và người tu sĩ (người đi tìm đạo) – ngài đã trốn khỏi cung điện, từ bỏ gia đình để theo đuổi sự giác ngộ. Sau sáu năm, ngài đã đạt được sự giác ngộ, rồi ngài trở thành Đức Phật. Sau đó, vợ và con trai của ngài gia nhập Tăng Đoàn.

Mặc dù mối quan hệ mâu thuẫn của Đức Phật với bố của ngài, và người con trai của ngài, giáo lý của ngài miêu tả mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như là nền tảng cho trật tự xã hội. Trong Sigalaka Sutta (Kinh Thi-Ca-La-Việt), Đức Phật đã dạy: “Có năm cách mà người con trai nên săn sóc bố mẹ … [Người con nên suy nghĩ rằng:] “Bao năm qua, bố mẹ đã nuôi nấng tôi, nay tôi giúp đỡ cho bố mẹ. Tôi sẽ thi hành nhiệm vụ của mình với bố mẹ. Tôi sẽ tiếp tục truyền thống gia đình. Tôi sẽ chứng tỏ là người xứng đáng với di sản của tôi. Sau khi bố mẹ tôi mất, tôi sẽ phân phối quà tặng thay cho họ.” Và cũng thế, có năm cách thức mà các bậc cha mẹ … sẽ giúp cho con: cha mẹ sẽ khuyên con tránh làm điều ác, khuyến khích con nên làm điều lành, dạy con nghề chuyên môn, tìm người vợ thích hợp cho con, rồi, theo đúng thời điểm đã hoạch định, giao gia tài lại cho con mình” (Bodhi 2005, 117).

Con cái có thể biểu lộ lòng tử tế tương đương, hoặc là nhiều hơn lòng tử tế của bố mẹ bằng cách giúp bố mẹ hiểu biết Phật Pháp

Đức Phật cũng nhấn mạnh đến bổn phận của con cái đối với bố mẹ. Trong Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Đức Phật đã nói, “Nầy các Tỳ Kheo, Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Hai người đó là hai người nào? Đó là bà mẹ và ông bố.” L‎ý do tại sao như thế? “bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời.” ‎Tuy nhiên, con cái có thể biểu lộ lòng tử tế tương đương, hoặc là nhiều hơn lòng tử tế của bố mẹ bằng cách giúp bố mẹ hiểu biết Phật Pháp:”. “[Một] đối với những bố mẹ sống thiếu hiểu biết, người con có thể khuyến khích bố mẹ bằng cách tạo cơ hội và gây dựng cho bố mẹ sống đời hiểu biết và khôn ngoan – nầy các Tỳ Kheo, được như thế, những người con nầy đã làm đầy đủ bổn phận: họ đã hoàn toàn trả hiếu, bởi vì công ơn của những người con nầy nay đã hơn hẳn công ơn của bố mẹ họ đã làm.” (Bohdi 2005,119).

Trong Phật giáo Đại thừa, Đức Phật được miêu tả như là “ông bố của tất cả chúng sinh” (Cole năm 2005, 115). Mối quan hệ của Đức Phật với tất cả chúng sinh được mô tả ẩn dụ trong Thí Dụ Về Căn Nhà Cháy, Kinh Pháp Hoa, trong đó ông bố sử dụng nhiều phương tiện thích hợp để thu hút những người con trai của ông chạy ra khỏi căn nhà đang cháy. Ở vùng phía Đông Á Châu, quan niệm phụ hệ của Phật Giáo Đại Thừa đã được tăng cường bởi các lý tưởng về lòng hiếu thảo của Khổng Tử.

“Nầy các Tỳ Kheo, Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Hai người đó là hai người nào? Đó là bà mẹ và ông bố.” L‎ý do tại sao như thế? “bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời.”

Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, một số văn bản, chẳng hạn như các Tantra (Mật Tông) Guhyasamaja và Vajrabhairava, được phân loại là “tantras bố.” Phật giáo Kim Cương Thừa cũng mô tả mối quan hệ giữa guru(đạo sư) và đệ tử bằng những từ-ngữ liên-hệ-đến-bố. Ở Tây Tạng, người ta xem vị Thầy tâm linh như là ông bố, và đã được thể hiện qua việc thực hành guru yoga (hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của đạo sư), và các tổ chức của các vị Lạt Ma tái sinh (những vị Thầy tâm linh).

Tình Của Bố Trong Đạo Phật – Source-

Nguồn: what-when-how.com

Nguyễn Văn Tiến

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 18

Post Views: 323