Dhamma Nanda852 Views  0 CommentsTRANH CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Đức-Phật Suy Tư Về Pháp Siêu-Tam-Giới

Đức-Thế-Tôn suy xét về 9 pháp siêu-tam-giới (Lokut- taradhamma) mà Đức-Phật đã chứng đắc:

* 4 Thánh-đạo (Ariyamagga) là pháp diệt tận mọi phiền-não.

* 4 Thánh-quả (Ariyaphala) là pháp làm vắng lặng mọi phiền-não..

* 1 Niết-bàn là pháp giải thoát khổ tử sinh luân-hồi.

9 pháp siêu-tam-giới này là pháp của bậc Thánh- nhân mà thôi. Còn chúng-sinh phàm-nhân đang bị dính mắc trong ngũ-dục, bị say mê trong ngũ-dục, bị đắm chìm trong ngũ-dục, làm tôi tớ của 108 loại tham-ái và làm nô lệ 1.500 loại phiền-não, thì khó mà chứng ngộ được chân-lý tứ Thánh-đế, khó mà chứng đắc được 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn là 9 pháp siêu-tam- giới này.

Đức-Thế-Tôn suy nghĩ: “Nếu Như-Lai thuyết pháp mà chúng-sinh không thấu hiểu chánh-pháp, không chứng đắc pháp siêu-tam-giới cao thượng, thì chỉ làm cho Như-Lai vất vả, mệt nhọc, hoài công vô ích mà thôi.”

Vì vậy, Đức-Thế-Tôn chưa muốn thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

Theo lệ thường, Chư Phật thuyết pháp cần phải có đầy đủ 2 điều kiện:

1- Chủ thể: Đức-Phật có tâm đại-bi (mahākaruṇā) muốn thuyết pháp tế độ chúng-sinh giải thoát mọi cảnh khổ. Điều kiện này đã sẵn có nơi Đức-Phật.

2- Khách thể: Vị Đại-Phạm-thiên thỉnh cầu Đức- Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

Đó là điều kiện làm cho chúng-sinh phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật. Bởi vì các đạo-sĩ, tu-sĩ, sa- môn, bà-la-môn, Vua chúa, dân chúng, kể cả chư-thiên đều tôn kính Đại-Phạm-thiên. Nay Đại-Phạm-thiên tôn kính Đức-Phật, thỉnh cầu Đức-Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh, thì ắt hẳn phần đông chúng-sinh nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên, … cũng tôn kính Đức-Phật.

Do đại-thiện-tâm tôn kính ấy, chúng-sinh mới có đức- tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp- bảo, Đức-Tăng-bảo, có đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo cho nên khi Đức-Phật thuyết pháp thì tất cả chúng-sinh, nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên, … mới lắng nghe chánh-pháp, rồi thực-hành theo chánh-pháp của Đức-Phật.

Đại-Phạm-Thiên Thỉnh Đức-Phật Thuyết Pháp

Biết Đức-Phật Gotama đang còn do dự chưa muốn thuyết pháp tế độ chúng-sinh, nên vị Đại-Phạm-thiên Sahampati bèn thông báo cho toàn cõi phạm-thiên, chư- thiên khắp mười ngàn cõi-giới chúng-sinh hay biết rằng:

– Nassati vata Bho loko!

– Vinassati vata Bho loko! (1)

– Này chư vị! Toàn cõi tam-giới chúng-sinh bị bất lợi!

– Này chư vị! Toàn cõi tam-giới chúng-sinh bị thiệt hại!

1 Bộ Majjhimanikāyapāḷi, Mūlapaṇṇāsapāḷi, Pāsarāsisutta.

Bởi vì, Đức-Phật Gotama đang do dự chưa muốn thuyết pháp tế độ, cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển khổ trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Cho nên, Đại-Phạm-thiên Sahampati cùng chư-thiên, phạm-thiên khắp mười ngàn cõi-giới hiện xuống kính lễ Đức-Thế-Tôn, đồng kính thỉnh rằng:

– Desetu Bhante Bhagavā dhammaṃ.

– Desetu Sugato dhammaṃ.

– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Chúng con hết lòng thành kính, cung thỉnh Đức-Thế-Tôn mở tâm đại-bi thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

– Kính bạch Đức-Thiện-Ngôn, Chúng con hết lòng thành kính, cung thỉnh Đức-Thiện-Ngôn mở tâm đại-bi thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

Có số chúng-sinh nào phiền-não nhẹ, có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn. Nếu số chúng-sinh ấy không có cơ hội lắng nghe chánh-pháp của Đức-Thế-Tôn, thì sự thiệt hại sẽ lớn lao biết dường nào!

Nghe lời thỉnh cầu của vị Đại-Phạm-thiên Sahampati cùng chư-thiên, chư phạm-thiên, Đức-Thế-Tôn có tâm đại-bi suy-xét bằng Phật-nhãn (Buddhacakkhu) thấy rõ có số chúng-sinh có phiền-não nhẹ, có số chúng-sinh có phiền-não nặng, có số chúng-sinh có 5 pháp-chủ: tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ đủ năng lực, có số chúng-sinh có 5 pháp- chủ ít năng lực, có số chúng-sinh dễ dạy, có số chúng- sinh khó dạy, …

Ví như 4 đóa hoa sen: (2)

1- Có đóa hoa sen vượt qua khỏi mặt nước, chờ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời liền nở ngay ngày hôm ấy.

2- Có đóa hoa sen vươn lên, nằm ngang tầm mặt nước, sẽ chờ nở vào ngày hôm sau. page199image2958679520

3- Có đóa hoa sen còn ở dưới mặt nước, sẽ chờ thời gian 3 hoặc 4 hôm nữa mới nở được.

4- Có đóa hoa sen còn non vừa mới tượng hình ở dưới nước sâu. Những mầm sen non ấy sẽ làm vật thực cho loài rùa, cá, …

2 Bộ Chú-giải Majjhimanikāya, Mūlapannāsa, kinh Pāsarāsisutta.

4 loại hoa sen này được so sánh như 4 hạng người ở trong đời:

1- Ugghāṭitaññū: Hạng người có trí-tuệ bậc thượng, bén nhạy khi được nghe tiền đề của chánh-pháp, chưa cần khai triển, hay trong một bài kệ có 4 câu, chỉ nghe 2 câu đầu, hạng người có trí-tuệ bậc-thượng ấy có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh- đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, ngay khi ấy.

2- Vipañcitaññù: Hạng người có trí-tuệ bậc trung khi được nghe tiền đề của chánh-pháp và khai triển, hay được nghe một bài kệ đầy đủ 4 câu, hạng người có trí- tuệ bậc-trung ấy có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, ngay sau đó.

3- Neyya: Hạng người có trí-tuệ bậc hạ khi được nghe tiền đề của chánh-pháp và khai triển xong, còn cần phải có thời gian thân cận gần gũi với bậc Thánh- nhân, bậc thiện-trí hướng dẫn chỉ dạy thêm, hạng người có trí-tuệ bậc hạ ấy mới có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết- bàn, trong kiếp hiện-tại này.

4- Padaparama: Hạng người có trí-tuệ kém dù được nghe nhiều, học nhiều đi nữa hoặc có thân cận với bậc thiện-trí, người có trí-tuệ kém ấy cũng chưa có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chưa chứng đắc Thánh- đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trong kiếp hiện-tại này. Nhưng đây là một cơ hội tốt, một dịp may, để bồi bổ pháp-hạnh Ba-la-mật, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trong kiếp vị-lai.

Đức-Phật xem xét tất cả chúng-sinh bằng Phật-nhãn thấy rõ có 4 hạng người như vậy, cho nên, sự thuyết pháp của Đức-Phật sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho 3 hạng người trước có khả năng chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, ngay trong kiếp hiện-tại, và cũng đem lại lợi ích cho hạng người thứ tư (padaparama) trong kiếp vị-lai.

Vì vậy, Đức-Phật nhận lời thỉnh cầu của vị Đại- Phạm-thiên Sahampati, Đức-Phật sẽ thuyết pháp tế độ chúng-sinh. Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

– Này Đại-Phạm-thiên Sahampati! Trước đây chưa có đủ điều kiện, nên Như-Lai chưa thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

– Này Đại-Phạm-thiên Sahampati! Bây giờ, Như-Lai nhận lời thỉnh cầu của các ngươi, Như-Lai sẽ thuyết pháp tế độ cho những chúng-sinh có duyên lành nên tế độ, để giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Khi biết Đức-Thế-Tôn đã nhận lời thỉnh cầu, nên vị Đại-Phạm-thiên Sahampati cùng toàn thể chư phạm- thiên, chư-thiên vô cùng hoan hỷ đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi xin phép trở về cõi trời.

Trong đời này, chỉ có Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót và chư Bồ-tát Độc-Giác kiếp chót mới không cần lắng nghe chánh-pháp từ một vị thầy nào, mà tự mình thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được tất cả mọi phiền-não, mọi tham-ái, mọi ác-pháp, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị trong toàn cõi giới chúng-sinh, hoặc trở thành Đức-Phật Độc-Giác mà thôi.

Ngoài Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót và chư Bồ-tát Độc-Giác kiếp chót ra, còn tất cả chư Bồ-tát thanh-văn-giác bậc nào cũng đều cần phải lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi thực- hành theo pháp-hành thiền-tuệ mới có thể dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác, chứng đắc như sau:

* Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến(diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

* Chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân (dosa)loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

* Chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não sân (dosa) loại vi-tế, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

* Chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh- quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại làtham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội- lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anot-tappa), trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

Trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật bậc nào là hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín pháp- chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ của mỗi bậc Thánh-nhân.

Thật vậy, trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, Ngài Đại Trưởng-lão Sāriputta là bậc Thánh Tối-Thượng thanh-văn-giác xuất sắc bậc nhất về trí-tuệ, trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Vậy mà tự Ngài không có khả năng chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế, cho đến khi Ngài lắng nghe Ngài Đại- Trưởng-lão Assaji thuyết dạy một bài kệ gồm 4 câu, vừa nghe 2 câu đầu, Ngài liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh- quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Vì vậy, gọi là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

Xem thêm nguồn khác Tiền kiếp của Đại Phạm thiên Sahampati

Trong thời Đức Phật Kassapa (CaDiếp), tiền thân Đức Phật Gotama là Bồ Tát Jotipāla (Hộ Minh), Bồ Tát xuất gia trong giáo pháp của Đức Thế Tôn Kassapa, Ngài kết thân với một trưởng lão có tên là Sahaka.

Trưởng lão Sahaka tu tập “năm quyền” trong thời Đức Phật Kassapa, Ngài đã chứng quả AnaHàm cùng với Sơ định, khi mệnh chung Ngài Sahaka tái sinh về cõi Sơ Thiền, là vị Phạm chủ cõi ấy được gọi là Sahampati.

Nên vào tuần lễ thứ năm khi Đức Thế Tôn ngồi dưới cội cây Ajapāla Nigrodha, quán xét về “năm quyền”, thấy rằng “năm quyền” có thể dẫn đến giác ngộ.

Đại phạm thiên Sahampati biết được tư tưởng của Đức Thế Tôn, nên đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn bạch rằng:

– Bạch Thế Tôn, thuở xưa con sống đời sống phạm hạnh trong Giáo pháp Đức Phật Kassapa. Tại đấy mọi người gọi con là Tỳkhưu Sahaka.

Bạch Thế Tôn, nhờ tu tập, làm sung mãn “năm quyền”, sau khi từ bỏ dục tham đối với các dục, mệnh chung con sinh về cõi Sơ thiền. Tại đấy con được gọi là Sahampati.

Bạch Thế Tôn, con nhận biết như sau, con nhận thấy như sau: “Năm quyền được tu tập, được làm cho sung mãn, có thể đạt được Bất tử, lấy Bất tử làm mục đích, lấy Bất tử làm cứu cánh” ([99]).

Ngài Buddhaghosa trong bản Sớ giải kinh Tương Ưng cho biết: Ngài Sahaka chứng đạt quả ANahàm cùng với sơ định, khi mệnh chung Ngài Sahaka tái sinh về cõi Sơ thiền, sống trọn phần kiếp trái đất còn lại này.

Sau đó Ngài tái sinh về cõi Tịnh cư (suddhavāsa) ([100]).

Bản Sớ giải Phật Tông (Buddhavaṃsa – atthakathā) có giải thích: “Tên thật của Đại phạm thiên Sahampati là “Sahakapati” (nghĩa là “chủ nhân Sahaka”) ([101]). Sahampati là từ chữ Sahakapati mà ra.

Khi Bồtát SĩĐạtTa sắp chứng quả Vô thượng Chánh Giác, đang ngồi trên bảo tọa chiến thắng, Đại phạm thiên Sahampati cầm lộng trắng che mát cho Đức Bồtát, chiếc lộng trắng có đường kính là 3 dotuần ([102]).

Ngoài ra, Đại Phạm thiên Sahampati cùng dường đến Đức Phật chuỗi ngọc (ratanadāma) lớn như núi TuDi khi Đức Phật ngự lên cõi Phạm thiên để tế độ Phạm thiên Baka ([103]).

Trong thời Đức Phật, Đại Phạm thiên Sahampati là vị Đại Phạm thiên cao tột nhất (jeṭṭha mahābrahmaṇa) trong cõi Sơ thiền ([104]).

Trong kinh Tương Ưng, phẩm Tương Ưng Phạm thiên (Brahmasaṃyutta) có đề cập nhiều đến Đại Phạm thiên Sahampati như:

– Một thời, khi Đức Thế Tôn ngự trú tại thành XáVệ (Sāvatthi), trong tịnh xá KỳViên (Jetavanavihāra).

Trưởng lão Brahmadeva xuất gia trong Giáo pháp này, Ngài tinh cần thực hành pháp, không bao lâu chứng đạt quả ALaHán.

Để tế độ mẹ mình, Trưởng lão đi khất thực theo từng nhà, rồi đi đến nhà của mẹ mình.

Nhưng mẹ Ngài là một nữ Bàlamôn rất tôn sùng Đại Phạm thiên theo giáo hệ Bàlamôn.

Bà thường cúng dường lễ vật đến Đại phạm thiên theo cách tế đàn của Bàlamôn giáo, không thích cúng dường đến các samôn.

Đại phạm thiên Sahampati đã làm chấn động tâm nữ Bàlamôn thân mẫu của Trưởng lão Brahmadeva, Đại Phạm thiên Sahampati hiện ra giữa hư không trên nhà của nữ Bàlamôn cho nữ Bàlamôn trông thấy.

Rồi Đại Phạm thiên Sahampati cho biết mình là vị Phạm thiên thường được nữ Bàlamôn này cúng dường.

Nhưng đó không phải là “vật thực dùng trong phạm thiên giới”, rồi Ngài khuyên bà nên cúng dường đến Trưởng lão Brahmadeva ([105]).

– Khi Tỳkhưu Kokālika có tâm hận thù với hai vị Thượng thủ XáLợiPhất và MụcKiềnLiên.

Kokālika mệnh chung, tái sinh vào địa ngục sen hồng (padumaniraya); Đại phạm thiên Sahampati đến trình bạch cho Đức Thế Tốn biết là:

“Bạch Đức Thế Tôn, Tỳkhưu Kokālika có tâm hận thù hai vị Thưởng thủ XáLợiPhất và MụcKiềnLiên.

Sau khi mệnh chung, Tỳkhưu Kokālika đã tái sinh vào địa ngục Sen hồng ([106]).

– Khi Tôn giả Devadatta với ý định chia rẽ Tăng, thỉnh cầu Đức Thế Tôn năm điều là:

Chư Tỳkhưu phải ở rừng trọn đời.

Chư Tỳkhưu phải ở gốc cây trọn đời.

Chư Tỳkhưu phải đi khất thực trọn đời.

Chư Tỳkhưu phải mặc y “quăng bỏ” trọn đời.

Chư Tỳkhưu không được dùng cá, thịt.

Đức Thế Tôn dạy:

* Tỳkhưu nào muốn ở rừng thì ở rừng, Tỳkhưu nào muốn thọ dụng liêu, thất do cư sĩ cúng dường thì thọ dụng.

* Tỳkhưu nào muốn ở cội cây thì ở cội cây, nhưng chỉ được 8 tháng, còn bốn tháng mùa mưa phải tìm chỗ ở có mái che.

Tỳkhưu nào không muốn ở cội cây, có thể dùng nơi trú có mái che kín đáo như hang, động …

* Tỳkhưu nào muốn đi khất thực thì đi khất thực, Tỳkhưu nào được cư sĩ cung thỉnh đến tư gia thọ thực, có thể đến tư gia gia chủ thọ thực.

* Tỳkhưu nào muốn dùng y “quăng bỏ” thì cứ dùng, Tỳkhưu nào được cư sĩ cúng dường y có thể thọ dụng y ấy.

* Tỳkhưu nào không muốn dùng cá thịt thì không dùng, Tỳkhưu nào muốn dùng cá thịt thì cứ dùng, nhưng phải là loại thịt “tam tịnh nhục” (là không thấy người khác giết sinh vật ấy rồi cúng dường đến mình; không nghe “sinh vật ấy chết vì mình”; và không nghi “sinh vật ấy bị giết” để cúng dường đến mình).

Nghe Đức Thế Tôn từ khước 5 điều xin của mình, Tôn giả Devadatta chia rẽ Tăng và cùng 500 vị Tỳkhưu đi đến Gāyasīsa.

Đại Phạm thiên Sahampati đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi bạch rằng:

“Phalaṃ ve kaliṃ haṇti; phalaṃ veḷuṃ phalaṃ nalaṃ

Sakkāro kāpurisaṃ hanti; gabbho assatariṃ yathā’ti”.

“Buồng chuối hại cây chuối; tương tự như tre, lau ([107]).

Danh vọng hại kẻ ác; thai bào hại con la” ([108]).

Đức Thế Tôn im lặng chấp thuận ([109]).

– Một thời Đức Thế Tôn trú ở giữa cư dân xứ MaKiệtĐà, ở Andhakavinda. Đức Thế Tôn trú ở ngoài trời trọn đêm, mưa từng hạt một rơi xuống.

Khi đêm gần tàn, Đại Phạm thiên Sahampati đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, nói lên kệ ngôn tán thán “đời sống tu tập cùng những lợi ích của tu tập” ([110]).

– Đức XáLợiPhất khi sắp viên tịch, Ngài trở về làng Nalanda để tế độ thân mẫu là bà Sārī, Ngài chọn căn phòng nơi Ngài sinh ra đời, là nơi ngụ cuối cùng của dòng sinh tử luân hồi đối với Ngài.

Trong đêm cuối cùng ấy, vào lúc hừng sáng Đại Phạm thiên Sahampati đến đảnh lễ Đức XáLợiPhất lần cuối cùng (đầu hôm là Tứ Đại vương đến đảnh lễ Đức XáLợiPhất, giữa đêm là vua trời ĐếThích), tạo duyên lành cho bà Sārī tin tưởng Giáo pháp.

Khi các vị Thiên vương đến đảnh lễ Đức XáLợiPhất lần cuối, đã làm cho căn phòng của Ngài sáng rực, khiến bà Sārī kinh ngạc.

Sáng ra bà hỏi Đức XáLợi Phất:

– Này con, đầu hôm vì sao căn phòng của con sáng rực như vậy?

– Này bà gia chủ, đó là Tứ đại thiên vương đến viếng thăm.

– Ồ ! Con còn lớn hơn Tứ đại vương sao?

– Đúng vậy, này bà gia chủ.

– Này con, giữa đêm ai đến mà căn phòng của con sáng rực hơn ánh sáng đầu hôm vậy?

– Này bà gia chủ, đó là vua Trời ĐếThích.

– Ồ!, vậy con còn lớn hơn vua trời Đế Thích sao?

– Này bà gia chủ, sự thật là như vậy.

– Này con, gần sáng ai đến viếng thăm mà hào quang càng sáng rực hơn hai loại hào quang trước đó vậy?.

– Này bà gia chủ, đó là Đại Phạm thiên Sahampati.

– Ồ! Con còn lớn hơn cả Đại phạm thiên sao?

– Đúng như thế này bà gia chủ.

Bà Sārī hoan hỷ rằng: “Con ta cao thượng hơn cả vị Đại Phạm thiên. Con ta có được ân đức cao thương như thế này, thì còn nói gì đến ân đức của Đức Thế Tôn là vị thầy của con ta chứ”.

Tâm bà Sārī hoan hỷ vô cùng, phát sinh thành tín nơi ân đức của Đấng Như Lai.

Và nhân đó trước khi viên tịch, Đức XáLợiPhất đã thuyết lên pháp thoại tế độ thân mẫu chứng quả Dự Lưu.

– Vào đêm cuối cùng của Đức Thế Tôn ở vườn hoa Sālā Upavattana, trong xứ Kusinārā; Đại Phạm thiên Sahampati cùng với thiên chủ Đế Thích đến đảnh lễ Đức Thế Tôn.

Khi Đức Thế Tôn viên tịch, Đại Phạm thiên Sahampati cảm thán rằng:

“Sabbe’va nikkhipissanti bhūtā loke samussayaṃ.

Yathā etādiso Satthā loke appaṭi puggalo.

Tathāgato balappatto sambuddho parinibbuto’ti.

“Tất cả chúng sinh trong đời, đều từ bỏ thân (năm uẩn).

Bậc Đạo sư cao quý nhất trên đời, Ngài cũng như thế ấy.

Đấng Như Lai, bậc Chánh giác đại lực đã viên tịch”.

Tiếp theo vua Trời Đế Thích, nói kệ cảm thán rằng:

“Aniccā vata saṅkhārā uppādavayadhammino.

Uppajjitvā nirujjhanti, tesaṃ vūpasamo sukho’ti.

Các pháp hữu vi là vô thường, có tính sinh rồi diệt.

Đã có sinh tất có diệt, yên lặng chúng là an lạc”([111]).

Tương truyền Đức Ālindakavāsi – Mahāphussadeva người Tích Lan, Ngài là bậc an trú tâm trong thiền tịnh khi đi khất thực suốt 21 năm, bất chấp sự dị nghị của các cư dân hay nông dân trong làng.

Dù nỗ lực tinh tấn, nhưng Ngài chưa chứng đắc Đạo quả nên vào ngày lễ Tự Tứ (pavāraṇa), nghĩ đến việc “chưa thành đạt cứu cánh”, Ngài bật khóc. Nhưng không chán nãn, Ngài vẫn kiên trì thực hành pháp.

Vào mùa an cư thứ 21, duyên lành hội đủ, trong đêm sắp chứng đạt thánh quả ALaHán, toàn thân Ngài rực sáng, hoan hỷ với điều kỳ diệu này, một thiên nữ trú ở cuối đường kinh hành, dùng ngón tay trỏ phát sáng để soi đường cho Trưởng lão đi kinh hành.

Trưởng lão Mahāphussadeva chứng quả ALaHán trong đêm ấy, bấy giờ Tứ đại vương, vua trời Đế Thích cùng Đại Phạm thiên Sahampati lần lượt đến đảnh lễ Ngài, khiến quanh vùng cư trú của Ngài trở nên sáng rực.

Vị Trưởng lão trú trong rừng (vanavāsī) là Mahātissa đang thực hành pháp trong rừng gần đó, chứng kiến quang cảnh rực sáng vùng cư trú của Trưởng lão Mahāphussadeva.

Sáng hôm sau Trưởng lão Mahātissa đi đến gặp Trưởng lão Mahāphussadeva hỏi về điều kỳ diệu trong đêm qua.

– Này hiền giả, vì sao hôm qua nơi này sáng rực như thế?

Trưởng lão Mahāphussadeva né tránh rằng:

– Thưa Tôn giả, trú xứ sáng cũng là việc thường tình.

Nhưng với sự tra gạn của trưởng lão Mahātissa, trưởng lão Mahāphussadeva đành nói lên sự thật.

link: http://phatphapbuddhadhamma.com/nhung-noi-an-cu-mua-mua-cua-duc-phat/

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 64

Post Views: 538