Câu Chuyện “Nhân duyên Phất Ca Sa Vương chứng quả mà bị trâu húc chết” (Phần 1)

Tôi sẽ chia sẻ cùng quý vị về một câu chuyện được trích trong “Pháp Cú thí dụ Kinh Phẩm Duy Niệm” thuộc “Đại Chánh Tạng” quyển thứ 4 trang 580c~581b.
Ngày xưa lúc đức Phật còn tại thế, Phất Ca Sa Vương và Bình Sa Vương là bạn với nhau rất thân thiết. Lúc đó, Phất Ca Sa Vương vẫn còn chưa biết Phật Pháp, ông ta làm hoa thất bảo tặng cho Bình Sa Vương. Bình Sa Vương sau khi nhận được hoa thất bảo, chuyển lại cúng dường và thưa đức Phật: “Phất Ca Sa Vương với con là bạn rất thân thiết, thất bảo này là ông ta tặng cho con, bây giờ con xin cúng dường đức Phật. Con hy vọng Phất Ca Sa Vương được tâm ý trong sáng, có cơ hội gặp được đức Phật, nghe Phật Pháp và cung kính cúng dường chúng Tăng, thân cận Tam Bảo, không biết con nên dùng vật gì để đền đáp cho ông ta mới phải?
Đức Phật dạy Bình Sa Vương: “Con có thể chép 12 nhân duyên tặng cho Phất Ca Sa Vương, ông ấy lúc nhận được bộ Kinh này, trong tâm nhất định hiểu được và có niềm tin chính xác.”
Bình Sa Vương vội vàng chép lại 12 nhân duyên, ngoài ra còn viết thêm một đoạn nói rằng “Ông tặng cho tôi bảo hoa, bây giờ tôi có hoa Phật Pháp đến đền đáp ông, hy vọng ông đọc thật kỹ tư duy nghĩa lý kinh văn, trong kinh văn nói về nhân duyên, quả báo vô cùng kỳ diệu, nếu tu học tốt, sẽ đắc được quả báo vô cùng tốt đẹp. Lúc ông nhận được xin đừng chần chừ, mau mau đọc tụng, nghiên cứu học tập, rất mong đợi một ngày chúng ta có thể cùng nhau thưởng thức pháp vị.”
Phất Ca Sa Vương sau khi nhận được từ Bình Sa Vương viết “12 nhân duyên”, tư duy suy nghĩ nhiều lần nội dung của kinh văn, cuối cùng đối với Phật Pháp khởi tín tâm thanh tịnh, mà còn thấu hiểu một cách sâu sắc, ông ta tự trong đáy lòng thốt lên: “Đạo lý của Phật Pháp hướng dẫn quá là kỳ diệu! Nghĩa lý của Đức Phật khai thị tinh thâm kỳ diệu, khiến tâm tôi an định, phản tỉnh tôi; thân tôi là vị vương chủ, hưởng thụ vinh hoa phú quý, ngôi vị tôn vinh. Đây cũng chính là nguồn gốc âu lo phiền não. Tôi đã từng nhiều đời nhiều kiếp trầm luân sinh tử luân hồi, hôm nay mới có thể tỉnh ngộ. Hồi tưởng những hưởng lạc của thế tục, thực chất không đáng để tham luyến”, Phất Ca Sa Vương lập tức triệu tập đại thần, nhường ngôi vua lại cho thái tử, tự mình cạo tóc xuất gia làm sa môn, khoác tăng phục, ôm bát đi đến bên ngoài thành La Duyệt Kỳ (thành Vương Xá), xin ở nhà một người làm đồ gốm. Trong lòng nghĩ: “Tôi ngày mai vào thành khất thực, dùng cơm trưa xong, tôi lại đến chỗ đức Phật thọ trì Kinh giới.”
Lúc đó, đức Phật dùng thần thông nên biết vua Phất Ca Sa ngày mai khi khất thực, tính mạng của ông sẽ chấm dứt,ông từ nơi xa xôi đến đây, nhưng không gặp được ta, và cũng chẳng nghe được kinh pháp, thật là đáng thương xót. Nên đức Phật liền hóa thành một vị sa môn, đi đến trước nhà của người làm đồ gốm và cũng xin ngủ qua đêm.
Người thợ gốm nói: “Vừa mới có một vị sa môn xin ở qua đêm ở phía trong lò gốm, nếu như ông không ý kiến gì, ông cũng có thể cùng vị sa môn đó ở qua đêm” hóa hiện sa môn lấy một bó cỏ, đi đến lò, rồi ngồi một bên, hỏi Phất Ca Sa: “Ông từ nơi nào đến! Thầy của ông là ai! Tại sao muốn xuất gia làm sa môn? Ông đã gặp đức Phật chưa?”
Phất Ca Sa trả lời: “Tôi chưa gặp Phật, tôi chỉ nghe 12 nhân duyên, tôi liền phát tâm xuất gia làm sa môn. Tôi chuẩn bị ngày mai vào thành khất thực, dùng trưa xong, lại tiếp tục đi về phía trước đảnh lễ Thế Tôn”.
Hóa hiện sa môn liền nói: “Mạng sống con người nguy hiểm dễ tan, thời thời đều gặp nguy hiểm sinh mạng, rất mong manh, sớm tối biến hóa vô thường, thời khắc đều đang ở trong biến hóa vô thường. Bởi vì tội báo này đời trước cùng người kết oán, cuối cùng không đề phòng được tự nhiên mà đến, tức là bất kể ở đâu, bất kỳ lúc nào quả báo này cũng đều có thể đến, nên quán chiếu thân thể của chúng ta là do đất, nước, lửa, gió, bốn loại nhân duyên giả hợp mà thành. Cuối cùng cũng tan rã, trở về với vốn có của nó, đất trở về đất, nước trở về nước, lửa trở về lửa và gió trở về gió. Nên tư duy về thất giác chi (niệm giác chi, trạch pháp, tinh tấn, khinh an, định và xả giác chi) và tư duy Không, thanh tịnh, vô tưởng, cần một lòng một ý nhớ nghĩ đến Tam Bảo; Phật, Pháp, Tăng. Cần phải tư duy công đức của sự bố thí, trì giới, có thể hiểu rõ vô thường, như thế cũng như sự gặp Phật không khác vậy. Nếu như chúng ta chỉ lên kế hoạch cần làm gì cho ngày mai, như thế thì thật không có ý nghĩa gì cả, vì ngày mai ra sao vẫn chưa biết.”
Lúc đó vị sa môn biến hóa này liền nói bài kệ rằng:Người có thể đạt được lợi ích, đều là nhờ trở về nương tựa Phật Pháp, do đó nên sớm tối mỗi phút giây cần phải nhớ nghĩ Tam Bảo, Phật, Pháp, Tăng. Tự mình có thể giác ngộ, như thế mới đích thực là đệ tử của Phật. Một người đệ tử của đức Phật thì bất luận sớm tối, mỗi sát na đều nên thường niệm Phật, Pháp, Tăng ba ngôi báu, và cần phải quán thân bất tịnh, quán vô thường, nhớ nghĩ công đức của sự bố thí và trì giới, suốt ngày nên quán ba cánh  cửa giải thoát, gọi là tam giải thoát môn, tức là quán Không, vô nguyện và vô tướng.”
Lúc đó hóa sa môn ở trong lò gốm ấy, vì vua Phất Ca Sa mà nói đại ý của vô thường, vua Phất Ca Sa chuyên tâm tư duy, nhiếp tâm vào định, ngay lúc đó liền chứng quả A Na Hàm.
Đức Phật biết vua Phất Ca Sa đã thể ngộ, nên hiện trở lại thân Phật, phóng quang minh, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Vua Phất Ca Sa vừa nhìn thấy vô cùng tán thán. Vốn là đức Phật từ bi đến hóa độ vô cùng mừng rỡ, do đó hướng về đức Phật đảnh lễ.
Đức Phật lại nói với vua: “Do quá khứ đã tạo nghiệp ác, thậm chí quả báo hiện tại phải trả bằng mạng sống. Nhưng quả báo cũ, một sớm thọ hết liền kết thúc. Do đó nếu ông gặp phải những bất trắc, ông cần phải nghĩ đây là do ác nghiệp đã tạo trong quá khứ, bây giờ phải mang lấy tội báo; tội báo này sau khi gánh chịu hết, thì liền kết thúc, ông không nên lo sợ”. Sự thật, đức Phật đang ngầm bảo ông, ngày mai ông sẽ gặp bất trắc, sớm nói ra để ông không nên hoảng hốt.
Vua Phất Ca Sa bạch đức Phật rằng: “Xin tuân thủ lời dạy của Thế Tôn, y giáo phụng hành” không lâu ngày vua Phất Ca Sa tiến vào thành khất thực, tại trong thành gặp một con trâu mẹ vừa mới sinh xong, trâu mẹ vì bảo vệ trâu con, dùng hết sức mạnh húc vào vua Phất Ca Sa, đến nỗi thủng ruột, vua Phất Ca Sa ngay lúc đó liền mạng chung.Mà sau khi mạng chung, lập tức sinh vào Bất Hoàn Thiên, chính là cõi trời Ngũ Bất Hoàn của đệ tứ thiền.
Đức Phật bảo những Tỳ kheo trà tỳ hỏa táng, đem di cốt của vua Phất Ca Sa xây tháp cúng dường.
Đức Phật nói với các đệ tử: “Căn nguyên của tội báo, nhất định phải cẩn thận.” Vì chúng ta tạo nghiệp ác, không nên đợi đến lúc quả báo hiện hành mới hoảng hốt lúng túng, chúng ta cần phải hiểu căn nguyên của tội báo là gì? Chính là vô minh phiền não, và có cả nghiệp. Chúng ta không nên sinh phiền não, không nên tạo nghiệp ác.
Qua câu chuyện muốn khuyên chúng ta rằng không nên vạch kế hoạch cho ngày mai làm gì, trong khi đó việc cần thực hiện ngày nay lại bỏ lỡ mà cần phải nắm bắt giây phút hiện tại. Còn nữa, dù cho ở quá khứ chúng ta đã tạo ác nghiệp gì có thể nó không được rõ ràng; nhưng quả báo đó không như vậy, nói đến thì sẽ liền đến, vì vậy chúng ta có lo sợ cũng chẳng được gì.
Vua Phất Ca Sa tại sao sau khi chứng quả, lại bị trâu húc đến chết? Muốn biết tường tận, xin mời lần đọc bài tiếp theo sẽ hiểu rõ.


Tôi xin chia sẻ với quý vị một câu chuyện được trích trong “Kinh Pháp Cú Thí Dụ, Phẩm Ngôn Ngữ Thứ 8” thuộc “Đại Tạng Kinh” quyển 4 trang 582a~b.
Câu chuyện này với “Kinh Pháp Cú Thí Dụ phẩm thứ 6 phẩm Tư Duy” có liên quan, phẩm ấy có đề cập đến vua Bình Sa và vua Phất Ca Sa là bạn tốt của nhau, vua Bình Sa chép lại 12 nhân duyên tặng vua Phất Ca Sa. Vua Phất Ca Sa xem xong “12 nhân duyên” này vô cùng xúc động, ông liền khởi tâm xuất ly và xuất gia.
Sau khi xuất gia, ông xin ngủ qua đêm tại lò nung của một thợ gốm, dự định ngày mai sẽ vào thành khất thực, dùng ngọ xong, lại đi vào chỗ của Phật thọ trì kinh giới. Nhưng đức Phật đã biết, nhân duyên trong quá khứ của vua Phất Ca Sa, ông ta qua không nổi đến trưa mai, đức Phật nghĩ ông ta đã phát tâm như vậy, chưa được gặp Phật, cũng chưa được nghe Phật Pháp mà chết, thì thật đáng thương quá, do đó Đức Phật liền hóa hiện thành một vị sa môn giảng dạy cho ông, ngay lúc đó vua Phất Ca Sa chứng đắc A-na-hàm tam quả. Phật nói với ông; “Không nên chỉ dự định cho ngày mai phải làm gì? Mà cần phải sống với hiện tại, một mực lo tính công việc cho ngày mai, việc làm như vậy không có ý nghĩa gì. Ngoài ra, còn có trong quá khứ chúng ta tạo những ác nghiệp gì, chúng ta không thể biết, nhưng quả báo đến không một chút do dự, nói đến là đến, chúng ta nên hoan hỷ đón nhận, hoảng hốt cũng chẳng được gì.”
Đức Phật sau khi dự báo như vậy xong, qua hôm sau lúc vua Phất Ca Sa đi khất thực, tại trong cửa thành gặp một con trâu mẹ vừa mới sinh con xong, vì bảo vệ trâu con, liền dùng sừng lấy hết sức mạnh húc vua Phất Ca Sa, vì thế mà mạng chung, đây là nội dung trong “Phẩm Thứ 6 Phẩm Tư Duy”.
Bây giờ đến phẩm thứ 8, nội dung chính nói về nhân duyên trong quá khứ của vua. Tại sao một người đã chứng thánh quả thứ 3 A Na Hàm rồi, mà sao vua không tránh được gặp bất trắc này. Nguyên nhân cuối cùng là sao? Tại “Kinh Pháp Cú Thí Dụ Phẩm Ngôn Ngữ” này có nói đến.
Quá khứ vua Phất Ca Sa sau khi tự xuống tóc xuất gia, đi về phía thành vương xá khất thực, tại trong thành bị một con bò mẹ mới sinh con, dùng hết sức mạnh húc chết. Chủ nhân của con trâu cảm thấy vô cùng sợ hãi, nên bán trâu đó cho người khác.
Người mua con trâu ấy, dắt đến bên bờ sông cho nó uống nước, nhưng bất ngờ bị nó húc ở sau lưng rồi chết.
Người mua trâu có một người con trai, biết cha mình bị trâu húc mà chết, anh ta vô cùng sân giận, liền đem con trâu mẹ ra giết, mang thịt trâu lên chợ bán.
Trang 107Lúc đó, có một người nông dân mua cái đầu trâu, dùng sợi dây thừng cột lại và gánh về nhà, khiêng đầu trâu rất mệt, người nông dân còn cách nhà khoảng một cây số, cảm thấy rất mệt, tìm một thân cây, liền đặt đầu trâu tạm thời treo trên cành cây, ông ta ngồi nghỉ ở dưới gốc. Nào ngờ đâu, chẳng bao lâu sợi dây bị đứt, đầu trâu rớt xuống, sừng trâu đâm ngay vào người nông dân, người nông dân chết tại chỗ. Con trâu mẹ này trong một ngày liên tục lấy đi 3 mạng người.
Tin này chuyển đến tai vua Bình Sa, vua cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Do đó, vua Bình Sa bèn cùng tất cả đại thần đi bái kiến đức Phật. Vua Bình Sa hướng Phật đảnh lễ xong, bước đến chỗ của vua, chấp tay và hỏi đức Phật: “Thật là kỳ lạ? Thật không thể nghĩ lường! Thế Tôn! Một con bò mẹ trong một ngày liên tục giết 3 mạng người, cuối cùng là nguyên nhân đặc biệt gì? Đó là những việc xảy ra ngoài ý muốn chăng? Chúng con hy vọng Thế Tôn vì chúng con giải thích rõ ràng, cuối cùng là do nguyên nhân gì?”
Đức Phật nói với vua Bình Sa: “Tội báo nhất định có nguyên nhân, nguồn gốc của nó chúng ta cần lưu ý, cũng không chỉ chúng ta hôm nay nhìn thấy cảnh tượng này mà thôi.”
Vua Bình Sa lại một lần nữa thỉnh đức Phật khai thị: “con hy vọng có thể biết được ngọn ngành nhân duyên toàn bộ của sự việc này.”
Đức Phật nói: “Quá khứ có ba người, nhân đến nước khác làm thương nhân, tạm thời ở lại trong căn phòng của một bà lão neo đơn, họ cần phải trả tiền thuê phòng cho bà lão, nhưng họ thấy bà lão đơn độc một mình, liền nghĩ không trả tiền. Do đó thừa cơ lúc bà lão đi ra ngoài, ba người lặng lẽ bỏ đi, bà lão trở về nhìn, không thấy ba người. Do đó đi hỏi hàng xóm: “có ai thấy ba người thương nhân này không?” Người hàng xóm trả lời: “Họ đã đi lúc sớm rồi!” Bà lão nghe xong vô cùng tức giận, vộiTrang 109vàng từ phía sau đuổi theo truy tìm, cuối cùng đuổi theo kịp ba người thương nhân, liền đòi trả tiền thuê phòng. Nhưng cả ba người đều không có một chút áy náy, mà còn dùng lời ác chửi mắng bà. “Chúng tôi trước trả tiền cho bà rồi! Bà tại sao còn đòi trả chứ?” Ba người đồng thanh cự tuyệt, kiên quyết không trả.
Bà lão thế đơn lực yếu không biết phải làm sao, vô cùng buồn rầu, do đó bà phát một lời thề độc, đối trước ba người này và nói: “Hiện giờ tôi nghèo cùng đến nỗi nhà dột cột xiêu, mà các ông vẫn nhẫn tâm lừa gạt đời sau bất cứ sinh ra ở đâu, nếu gặp lại các ông, tôi nhất định sẽ giết các ông, dù cho các ông đắc đạo, tôi cũng cương quyết không tha thứ! Tôi nếu không giết các ông được tôi thề không ngưng! Nhất định giết các ông chết mới thôi.”
Đức Phật nói với vua Bình Sa: “Bà lão ngày đó nay chính là con bò mẹ, đương thời ba người thương nhân ấy, bị bò mẹ húc chết là vua Phất Ca Sa với hai người kia.”0Lúc đó Thế Tôn liền nói bài kệ:
Xuất khẩu ác ngôn, dùng ác khẩu mắng người, đối người kêu mạn, bắt nạt, lừa dối, tạo thành vô số ác hành, kẻ thù sẽ từ đây mà nảy sinh.
Ngược lại nếu chúng ta dùng lời khiêm tốn, nói lời nhu mì hòa thuận, đối người cung kính, xả bỏ phiền não, an tường nhẫn nhịn lời hủy báng, chửi mắng, như thế kẻ thù sẽ dần biến mất.
Con người đều phải chịu sự lưu chuyển sinh tử, thông thường là do nguyên nhân tạo khẩu nghiệp cũng như búa rìu trong miệng, nếu không cẩn thận thì sẽ có lúc làm hại người. Tại sao lại xảy ra họa giết người? Tất cả đều do ác khẩu mà dẫn đến.”
Đức Phật sau khi nói đoạn này xong, vua Bình Sa và chúng đại thần, đều rất cung kính phát nguyện phải tuân theo hành vi lương thiện. Mọi người hướng về phía Phật đảnh lễ, xá và lui ra.Câu chuyện này khuyên chúng ta, chính là nhân duyên nghiệp báo, ở trong kinh điển dạy, bất luận là thiện, ác chỉ cần gieo xuống hạt nhân, như thế nhất định đến một lúc sẽ có quả báo. Như vậy lúc nào mới nhận quả báo, không nhất định. Nếu phiền não tăng trưởng, chấp giữ không đoạn trừ, nhân duyên đầy đủ, sẽ thọ quả báo. Chúng ta trong quá khứ đã tạo những ác nghiệp gì không thể biết rõ, có thể là nghiệp báo (quả báo) tùy thời sẽ phát sinh, nên “chịu thọ báo cũ không tạo nghiệp ác mới” quá khứ an nhiên chịu đựng, nhưng cần phải nhớ không nên tạo ác nghiệp mới.
Ngoài ra bộ kinh này còn dạy: “Búa rìu trong miệng, sở dĩ bị mất mạng, do vì ác ngôn của mình.” Trong miệng có lưỡi rìu, miệng không lựa lời nói sẽ rất dễ tạo ác nghiệp, do đó chúng ta không nên tùy tiện phát ngôn. Chúng ta thử nghĩ xem, giống như bà lão kia vì 3 thương nhân thiếu bà tiền thuê phòng, bà mở miệng nói lời ác “cho dù ông đã đắc đạo, tôi cũng muốn giết ông”. Đương nhiên oan oan tương báo là điều không tốt. Cho dù người ta thiếu nợ bạn, sau này họ thành thánh nhân rồi, sau khi chứng thánh nhân, chúng ta nếu muốn đi trả thù, thì chính tạo tội báo này không thể tùy tiện xem thường. Cũng giống như tội ngũ nghịch, hại A La Hán, ác tâm làm thân Phật chảy máu, những cái này có tội báo nặng vô cùng, không biết kiếp trước người ta thiếu bạn nhiều ít, lúc này nếu bạn muốn hại Thánh, tội báo vô cùng lớn.
Do đó trong “Kinh Bát Nhã” cũng có dạy, nếu chúng ta đối với một người đã được thọ ký Bồ Tát mà khởi niệm ác, vừa khởi một niệm ác công đức của họ liền mất đi một kiếp, lại khởi một niệm ác, tiếp tục mất thêm một kiếp, được không bằng đền bù, không nên vì một lúc nhanh miệng làm tổn thương người, cuối cùng bao nhiêu tổn thất đều tự mình chuốc lấy.
Có câu: “Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác khẩu thương nhân lục nguyệt hàn” một câu nói rất hay, có thể để cho người ấm áp ba mùa đông. “Tam Đông” này có hai nghĩa chính, đông chính là một năm; ngoài ra dù cho khí hậu rất lạnh, nhưng trong tâm cảm thấy rất ấm áp “lương ngôn nhất cú tam đông noãn” nhưng tương phản, “ác khẩu thương nhân lục nguyệt hàn”, “lục nguyệt hàn” cũng bao hàm 2 lớp ý nghĩa khác nhau: thứ nhất tháng 6 trời nóng nực, cho dù thời tiết rất nóng nực bạn dùng lời ác hại người, khiến cho người cảm thấy trong lòng rất lạnh; ý thứ hai chính là một câu nói ác dành cho người một trong thời gian dài, thì trong tâm của chính bạn cũng đã có cảm giác lạnh vô cùng.
Chúng ta cùng nhau khuyến khích.

Phước Nghiêm, ngày 03 tháng 11 năm 2012

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 42

Post Views: 512