Bài viết được lấy từ nhiều nguồn

Từ https://www.duhoctrungquoc.vn/wiki/vi/Ng%E1%BB%B1a_Ki%E1%BB%81n_Tr%E1%BA%AFc

Ngựa Kiền Trắc hay Kiền Trắc Mã (tiếng PhạnKanthaka) hay còn gọi là ngựa Kiền là con ngựa trắng ưa thích của thái tử gia Tất Đạt Đa (Siddhartha) tức là Phật Thích Ca sau này. Tương truyền rằng, sau khi đưa thái tử gia Siddhartha xuất gia trở về, con ngựa Kanthaka đã quá đau buồn, vỡ tim (broken hearted) mà chết[1]. Kiền Trắc Mã hay Kanthaka còn gọi là Kiền ĐứcCàn TrắcKhiên ĐặcCa-Tha-Ca, chữ “Kiền” trong âm chữ Hán còn đọc là Càn (乾) chỉ về cái tượng tôn nhất như Trời, còn chữ “Trắc” (側) tức là nghiêng mình, cùng có chữ 測 cũng đọc là “trắc” có nghĩa đo sâu cạn (quan trắc, trắc nghiệm), liệu lường.Ngựa Kiền Trắc

Tượng ngựa Kiền Trắc chở Thái tửTất Đạt Đa tại Tòa Thánh Tây NinhViệt Nam

Trong các thuyết Phật giáo và các câu chuyện liên quan, nó là con ngựa hay nhất trong Hoàng cung của đức vua Suddhodana và cũng là con ngựa yêu thích của thái tử Siddhartha, khi thái tử dạo chơi bên ngoài hoàng cung, chính con ngựa này đã giúp cho hoàng tử quyết tâm chân tu, dứt duyên với bụi trần. Khi Tất Đạt Đa rời bỏ cung điện để tu hành, ngựa Kiền Trắc cũng theo tới cùng và phụng sự không ngừng nghỉ. Sau cùng khi chết đi, vì nhiều công đức, ngựa Kiền Trắc được tái sinh là một đạo sĩ, được ngộ đạo và nhập niết bàn.

Theo kinh sách đạo Phật, Kanthaka được mô tả có chiều dài 18 cubit (1 cubit tương đương 45,72 cm) và chiều cao tương xứng và bộ lông trắng”. Đây là con ngựa yêu của Thái tử Siddhartha Gautama. Thái tử đã cưỡi trên lưng Kanthaka, cùng với người hầu Xa-nặc trốn khỏi cung điện của gia đình khi ông quyết định trở thành nhà tu hành. Sau khi từ biệt thái tử, ngựa Kiền Trắc quá đau lòng và qua đời. Nhờ công đức vĩ đại là đưa một vị Phật toàn giác tương lai lên đường tìm đạo, Kanthaka được tái sinh lên thiên giới và sau này tu luyện theo giáo lý của Phật để đạt được giác ngộ[2]. Đây là con ngựa được các tín đồ Phật giáo tôn thờ.

Mục lục

Show / Hide

Câu chuyện

Có nhiều câu chuyện xoay quanh con ngựa này, trong đó nguồn gốc của nó còn có ý kiến khác nhưng giai đoạn con ngựa này phục vụ Thái tử và chở ông này đi tu và sau đó chết đi thì nội dung tương tự nhau ở các câu chuyện và các văn bản. Những mô tả về cái chết của ngựa cũng chưa thống nhất trong các văn bản nhưng kiếp sau của nó thì cơ bản thống nhất.

Nguồn gốc

Theo thuyết Phật giáo thì cho rằng con ngựa này tồn tại vào thế kỷ thứ VI Trước Công nguyên, ở Bihar và Uttar PradeshẤn Độ (sinh năm 623 TCN-mất năm 594 TCN). Một câu chuyện cho biết Kiền Trắc là giống ngựa quý từ Phương Đông được đem cống cho hoàng cung vua Tịnh Phạn và nó thuộc sở hữu của Thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn, dòng họ Thích Ca. Nó được Thái tử gọi là Kanthaka nhưng cũng có những người gọi nó là Kiền Trắc được vua Tịnh Phạn chọn làm quà sinh nhật thứ mười lăm cho Thái tử. Nó được tuyển lựa kỹ càng trong một trăm ngựa quý từ kinh thành Tỳ-Da-Ly, mang về. Kanthaka là con ngựa đẹp nhất của vương quốc lân bang mà vì tình giao hảo nên vua này đã có được.

Theo câu chuyện này, do vị Thái tử đã thắng hầu hết những giải quan trọng như bắn cungcưỡi ngựa và nhận được giải thưởng là một thớt voi trắng và một con ngựa trắng. Khi Sa Nặc (Channa) dắt nó tới gần thì nhà vua tiến về phía nó, cầm lấy giây cương, rồi đích thân vua trao giây cương cho Thái tử và nói đó là quà sinh nhật của ông này. Khi nhìn vào thái tử khiến từng sợi tơ bờm trắng của nó rung, khi Thái tử nghiêng xuống, vòng hai tay ôm lấy đầu nó thì đôi vành tai nó không thể không lay động, và bốn vó nó khó mà không nhún nhẩy theo dòng nhạc. Từ hôm đó, nó được gần gũi với Thái tử.

Những câu chuyện phổ biến hơn cho biết ngựa Kiền Trắc được sinh ra trong nhà của Đề-Bà-Đạt-Đa, là con ngựa bạch của hoàng thân Đề-Bà-Đạt-Đa, anh em bà con với Thái Tử Tất Đạt Đa. Những câu chuyện liên quan đến thuyết Phật kể rằng, Kiền Trắc là một trong bảy nhân vật đồng sanh cùng với Tất Đạt Đa trong đêm trăng tròn tháng 4 năm 623 Trước Công nguyên. Kiền Trắc vừa sinh ra đã đứng dậy trên bốn chân loạng choạng, chưa vững nhưng đuôi đã ve vẩy. Sau vài cái vẩy đuôi nó đứng thẳng lên và cất tiếng hí. Nhiều con vật ở các chuồng xung quanh để ý hướng về nó. Khi trưởng thành nó dài 18 cubit (đơn vị đo chiều dài ngày xưa bằng 45 cm 72) và là một con tuấn mã hay.

Khi ở nhà Đề-Bà-Đạt-Đa, ngựa Kiền Trắc bị đối xử tàn tệ. Những câu chuyện cho biết Đề-Bà-Đạt-Đa đánh đập, khổ sai những con vật, cho chúng ăn gạo đục, uống nước bẩn. Các con vật vì thế sợ Đề-Bà-Đạt-Đa, chỉ cần thấy bóng dáng thì liền cúi đầu, im lặng. Nhưng điều đặc biệt là con ngựa Kiền Trắc thì vẫn  vang, chạy nhảy mỗi khi thấy Đề-Bà-Đạt-Đa. Ông ta ra sức hành hạ nó nhưng đòn roi không làm khuất phục con ngựa, Kiền Trắc thậm chí còn dữ dằn hơn, giơ chân đe dọa những kẻ dám đánh mình.

Kiền Trắc theo bản năng như thách thức sự áp đặt làm hoàng thân ngạc nhiên và tức giận, khi thấy tất cả gặp mình tỏ ra run sợ khép nép, riêng con ngựa Kiền Trắc gặp lại vẩy đuôi. Kiền Trắc ăn rất ít mà lại chạy rất xa dẻo dai, vẫn vẩy đuôi như vẫn tỏ ra không mệt mỏi. Hoàng thân ra sức vung roi đánh đập Kiền Trắc vào be sườn non, vào bất cứ chỗ nào trên mình Kiền Trắc. Mặc dù bị hành hạ nhưng Kiền Trắc còn sức còn ve vẩy đuôi như tỏ ra bất chấp, như trêu ngươi. Đề-Bà-Đạt-Đa cuối cùng phải nhốt vào hầm không cho ăn uống.

Chủ mới

Những câu chuyện kể lại rằng Thái tử Tất Đạt Đa nghe tin đồn về một chú ngựa bị hành hạ. Ông này liền tìm đến xin Đề-Bà-Đạt-Đa bàn giao cho mình con ngựa này. Khi thấy con ngựa bị bỏ đói ốm nhom, thương tích đầy người nhưng gặp vị Thái Tử trẻ tuổi không tỏ ra buồn rầu, vô tư ve vẩy đuôi. Hoàng thân trong cơn giận, muốn cho cho khuất mắt nên đã đồng ý. Kiền Trắc có nơi ở mới. Kiền Trắc được đưa về phủ của thái tử và nuôi dưỡng. Điều này làm Kiền Trắc cảm động nên rất nghe lời Tất Đạt Đa và chỉ có thái tử mới có thể sai bảo được nó.

Sa Nặc (Chana) chăm sóc con vật. Ngựa được ăn loại  tốt nhất, sàng sẩy sạch sẽ, lúa mạch non ngậm sữa đòng đòng ướt đẫm sương đêm, nó thường xuyên tắm mát, được ăn ngon, nên con ngựa phục hồi sức khoẻ nhanh chóng, bộ lông trắng bóng mượt như được xoa dầu. Cho dù bị hoàng thân bỏ đói, khi được ăn no, Kiền Trắc trở nên nhẹ nhàng bốn vó tung bay trên đường. Dù vậy, Thái Tử ít khi để ngựa Kiền Trắc phải vất vả. Thái Tử cởi ngựa dạo chơi trong rừng, một vòng qua xóm làng, qua hoàng thành, mặc dù Kiền Trắc luôn vẩy đuôi, nhưng ông chủ lắng nghe chú thở phì phò có vẻ mệt mỏi thì đều cho ngựa dừng lại nghỉ ngơi và thong dong bước kiệu trở về.

Phục vụ Thái tử

 Những bức tượng mô tả ngựa Kiền Trắc đang phục vụ cho Tất Đạt Đa

Do tục lệ của thị tộc Kshatriya Sakya, thái tử buộc phải chứng tỏ có những kỹ năng xứng đáng của một chiến binh như cưỡi ngựacưỡi ngựa bắn cung. Trên lưng Kanthaka, thái tử đã đánh bại người anh em họ Devadatta trong cuộc thi bắn cung, Anuruddha trong cuộc thi cưỡi ngựa do con ngựa này phối hợp ăn ý.

Trong ngày hội kén rể của vua Thiện Giác, với sức phi nhanh của Kiền Trắc, đã bỏ rơi các con ngựa của các công tử khác đến hai vòng đua. Không một con ngựa nào trong nhóm đó có thể sánh với con Kiền Trắc. Sau đám cưới, Kanthaka là con ngựa kéo xe do Channa, người hầu cận đứng đầu hoàng gia điều khiển hộ tống thái tử Siddhartha đi đây đó trong vùng Kapilavastu.

Trên đường, Channa không dùng roi, vì chỉ cần nhích nhẹ giây cương là nó đã biết ý chủ. Channa cùng Thái tử thưởng ngoạn cảnh đẹp mà Thái tử còn thường muốn tới những nơi cùng khổ, đói nghèo để thăm viếng, giúp đỡ. Trong suốt những cuộc hành trình trên xe ngựa Kanthaka, Channa đã giải thích cho thái tử cảnh tượng hiện thực xã hội. Cuối cùng, ông này đã đi đến quyết định xuất gia và dùng Kanthaka trốn khỏi cung điện khi người lính canh cuối cùng ngủ thiếp đi. Ban đầu người hầu cận Channa đã phản kháng và cự tuyệt chấp nhận quyết định bỏ trốn của thái tử, nhưng sau đó ông đồng ý.

Sứ mạng

Sau đó Channa thắng yên Kanthaka chở thái tử, dẫn lối ra khỏi kinh thành đến khu rừng bên bờ sông Anoma trong Cuộc ra đi vĩ đại (Le grand départ). Họ ra đi lúc nửa đêm và đến rạng sáng thì tới cánh rừng cách thành Ca-tỳ-la-vệ rất xa. Vào năm Thái tử được 29 tuổi đã trốn khỏi kinh thành Ca-Tỳ-La-Vệ (Kapilavatthu) trong đêm trăng tròn rằm tháng sáu bằng con ngựa này.

Truyền thuyết kể rằng, họ đã vượt qua nhiều vương quốc nhưng không một ai biết bởi bốn vó ngựa dường như không phát ra tiếng động do chư Thiên nâng đỡ. Trong 1 đêm, ngựa Kiền Trắc đã vượt một chặng đường dài 30 do-tuần, vượt qua khỏi dòng sông Anomā để đưa Thái tử xuất gia tầm đạo[3]. Sau khi Bồ-tát cắt bỏ râu tóc và gửi lại cân đai áo mão cho Xa-Nặc mang trở về trình vua cha, ông xuống ngựa và chỉ đạo Xa Nặc đem ngựa trở về hoàng cung.

Theo các kinh sách, Kanthaka đã nhảy sang bờ bên kia sông. Nó cùng người giữ ngựa Sa Nặc đã đưa Thái Tử Tất Đạt Đa vượt hoàng thành Ca Tỳ La Vệ để xuất gia ngay giữa một đêm trăng lạnh mùa xuân. Sau đó, Channa cưỡi Kanthaka trở về cung điện[4] trao cho đức vua Suddhodana trang phụcquần áovũ khí và lọn tóc của thái tử. Sau khi chia tay Thái tử tại bờ sông Anoma thuộc Ấn Độ, ngựa Kiền Trắc phát bệnh rồi chết, sau đó tái sinh lên cõi Trời làm thiên nhân.

Cái chết

Cái chết của Kanthaka được mô tả khác nhau theo từng văn bản có khi nói nó được tìm thấy xác tại bờ sông Anoma hay trên đường trở về Kapilavastu. Theo các kinh sách Phật giáo, như Phật bản hạnh cho biết sau khi đưa thái tử xuất gia, Kiền Trắc trở về thành buồn bã không ăn, chẳng bao lâu mạng chung, sanh lên cõi trời thứ 33 (Đao Lợi).

Trong kinh Thiên cung sự (Vimānavatthu) có chép rằng ngựa Kiền Trắc sinh ra một ngày với thái tử Thích Ca, tại thành Ca-tỳ-la-vệ. Khi thái tử định xuất gia, ông ta đến vỗ về con ngựa và bảo nó đưa lên rừng, ngựa Kiền Trắc lấy làm hân hoan. Đưa ông lên rừng rồi, lúc trở về, nó chẳng còn muốn sống nữa. Nó nhịn ăn và qua đời. Do công đức to lớn là đã đưa một vị Phật toàn giác lên đường xuất gia, Kanthaka tái sinh là một thiên nam trên cõi trời Đao Lợi. Ở cõi trời ấy, có đủ cung điện nguy nga, vị trời ấy cũng lấy tên là Kiền Trắc (Kantaka) với cung điện cao to lộng lẫy bằng ngọc lưu ly (veḷuriya) và đủ thứ ngọc báu. Ngài Mục Kiền Liên, 1 trong 10 đại đệ tử của Phật, khi lên cõi trời Đao Lợi đã gặp vị trời Kiền Trắc. Vị trời ấy đã đến chào Mục Kiền Liên và thuật lại đời mình khi làm con ngựa Kiền Trắc ở cung vua Tịnh Phạn.

Một số sách còn ghi rằng khi biết thái tử thành đạo, Kiền Trắc (bấy giờ là chư thiên) đã hạ sanh xuống thành Na-ba, Trung Thiên Trúc, là con của một vị Bà-la-môn, lớn lên vị này đến chỗ Đức Phật nghe pháp, được giải thoát và nhập Niết bàn.

Tín niệm

 Cảnh Tất Đạt Đa và ngựa Kiền Trắc ở chùa Sà Lon

Theo tín niệm, Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha. Ngựa Kiền Trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuổi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia, sau đó ngựa đau buổn phát bệnh, từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Theo kinh tạng Pàli, có là một trong bảy nhân vật đồng sanh cùng một ngày với Thái tử Tất Đạt Đa gồm Thái tử, Công chúa Da-duCa-lưu-đà-di (Kaludàyin), Xa-nặc (Channa), Kiền Trắc (Kanthaca), voi báu và cây Bồ đề.

Kiền Trắc Mã là một con ngựa trắng (bạch mã) mà bạch mã là con ngựa Balaha là một tiền thân của Phật Thích Ca (Jataka/Bổn sanh kinh) và ở kiếp cuối cùng, là con ngựa Kiền Trắc, vật cỡi của thái tử Tất Đạt Đa. Con ngựa trắng không có người cỡi đã trở thành biểu tượng của chính Phật Thích Ca Mâu NiNgựa đã đi vào kinh sách Phật giáo rõ nét nhất ngựa Kiền Trắc. Hình ảnh con ngựa Kiền Trắc phi nước đại vượt dòng sông Anoma xuất gia tìm đạo giải thoát cứu độ loài người và chúng sanh là một bức tranh mang sắc màu thiêng liêng nhiệm mầu.

Kiền Trắc vì thế là một con ngựa nổi tiếng, đáng kể nhất với công lao đưa Thái tử vượt thành xuất gia. Truyền thuyết về chuyến đi này cho tới nay vẫn còn đọng dấu ấn. Thái tử cưỡi trên lưng ngựa phi qua sông. Xa-nặc bám theo sau đuôi ngựa, Xa-nặc biết một ngõ sau nào đó, để dẫn Thái tử và con ngựa đi qua êm ái. Ba thầy trò đi hơn mười dặm đường, đến địa phận thành Tỳ-xá-ly (Vesali), qua sông Anoma (Nesa njarã) thì trời vừa sáng. Tại đây dừng ngựa, cắt tóc, giao áo mão cho Xa-nặc đem về. Đó là chuyến đi cuối cùng của Kiền Trắc đưa Thái tử.

Đối với Phật tử thì nhắc đến loài ngựa thì không thể nào không nhắc đến tuấn mã Kiền Trắc (Kaṇṭhaka) trong kinh điển Phật giáo. Có những đoạn thơ mô tả lại cảnh tượng Kiền Trắc đưa Thái tử vượt thành xuất gia: Bức tranh kể về Tất Đạt Đa và ngựa Kiền Trắc vượt thành xuất giaTrong chốn kinh thành tuyệt diệu xưa,Ca-tỳ-la-vệ, tộc Thích Ca.Ta là Kiền Trắc, cùng sanh nhật;Với Thái tử là Tất Đạt Đa.Vào nửa đêm, vương tử xuất gia.Đi tìm giác ngộ, giã từ nhàVới bàn tay dịu bao màn lưới,Các móng đồng thau chiếu sáng lòa.Ngài bảo tôi, vừa thúc mạn sườn:”Hãy mang ta, hỡi bạn hiền thươngKhi nào giác ngộ đường vô thượngTa sẽ giúp người khắp thế gian“.Khi được nghe lời Ngài,Lòng ta rộn rã vạn niềm vui,Với tâm phấn khởi, đầy hoan hỉ,Tuân lệnh trên, ta vội hí dài.Khi biết hoàng nam Tịnh Phạn Vương,Đại danh lừng lẫy, cỡi lưng mìnhVới tâm phấn khởi, đầy hoan hỉTa rước người vô thượng chí tôn.Vượt qua đất nước khắp của người,Khi mặt trời lên đã quá xa,Ngài bước đi, lòng không luyến tiếcBỏ ta cùng với chú Chan-na.Ta liếm chân Ngài bằng lưỡiChân Ngài có các móng màu đồngVà ta kêu khóc nhìn theo mãi,Khi thấy Ngài đi, bậc Đại hùng.Vì không còn thấy bóng huy hoàngCủa Thái tử, con Tịnh Phạn VươngTa ngã quỵ ngay, lâm trọng bệnhVà nhanh chóng giã biệt trần gian.

Nghệ thuật

 Tượng ngựa Kiền Trắc tại Chùa Linh Sơn tự ở Vũng TàuViệt Nam Tượng ngựa Kiền Trắc trong điêu khắc tại bảo tàng ở Luân ĐônAnh

Miêu tả về Kanthaka cũng xuất hiện rộng rãi trong mỹ thuật Phật giáo. Kanthaka hiện diện trên các bích họaphù điêutượng tròn về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa tháp Khmer Nam bộCampuchiaLàoThái LanViệt Nam. Trong các bức phù điêu miêu tả việc thái tử cưỡi con Kiền Trắc vượt thành xuất gia thì bức phù điêu hiện còn ở Amaravati/Amaravathi là xưa nhất còn tồn tại hiện nay. Bức tranh đào được ở vùng Gandhara, phía trên vẽ bốn vị trời nâng bốn vó của Kiền Trắc, trời Đế Thích cầm lọng che thái tử ngồi trên lưng ngựa và có nhiều người cung kính theo sau.

Trong động thứ nhì của Linh Nham Quật Tự ở Đại Đồng, Trung Quốc cũng còn những bức tranh loại này. Những bản vẽ khác cũng được trưng bày trong các bảo tàng ở Luân Đôn và Calcutta. Trong truyền thống Phật giáo Nam tông, các tác phẩm thể hiện kỳ tích Cuộc xuất gia vĩ đại này thường có một con chằn dữ dằn đứng trước đầu ngựa Kanthaka cản việc xuất gia của thái tử. Đây là motif nghệ thuật phổ biến, Motif này cũng thấy trong tranh Đông Hồ là Con ngựa không có người cỡi mà lại có lọng che rất trang nghiêm. Cũng có thể thấy nguồn gốc của nó (Kiền Trắc Mã) và Bạch mã của Phật giáo.

Chuyện Thái tử nửa đêm toan rời bỏ hoàng cung lên đường cùng Xa-nặc cỡi ngựa Kiền-trắc đến tận bờ sông Anoma đã là nguổn cảm hứng của thi canhạc kịchhội họađiêu khắc. Hơn hai mươi thế kỷ qua. Chuyện Lâu đài của ngựa Kiền Trắc là một trong những chuyện Thiên cung đặc sắc, qua đó kết tập kinh điển đã đầu tư sáng tác những vần thơ ca tụng cảnh lâu đài của Thiên tử Kiền Trắc với đầy đủ thiên lạc: sắc, thanh, hương, vị, xúc trong muôn ngàn vẻ đẹp. Tiếp theo đó là lời tự thuật của Thiên tử Kiền Trắc về nghiệp nhân của chàng ở cõi người và nghiệp quả đang thọ hưởng ở cõi trên.

Tín lý

Bài chi tiết: Động vật trong Phật giáo và Hình tượng con Ngựa trong văn hóa

Sau hình ảnh ngựa Kiền thì trong các bộ Tạng kinh, đức Phật Thích Ca có nhắc đến khoảng hai lần nữa hình ảnh của con ngựa để liên hệ đến con người, làm bài học giáo huấn đệ tử. Chẳng hạn như trong Tương Ưng Bộ kinh có bài kinh tên Gậy thúc ngựa chỉ về bốn loại ngựa hay, tương đương với bốn hạng người biết giác ngộ. Trong Luật Tạng kinh Vinaya Pikata thì có nhắc đến tám loại ngựa chứng. Tám loại ngựa này cũng tương ứng với những tâm tánh xáo động và bất tịnh cần sửa đổi của con người.

Bốn ngựa hay

Giới hạn thức tỉnh của các hạng người nêu trong bài kinh này có khác nhau nhưng họ đều được xếp vào nhóm những người hay, biết giác ngộ được chân lý cuộc sống, dẫu có khi là khá muộn màng. Nhưng thà rằng muộn màng còn hơn có những người suốt cuộc đời của họ cứ lao theo những ham muốn tiền tài, danh vọng, xa hoa, phù phiếm cho riêng bản thân mình, rồi đến ngày mọi thứ bỗng chốc hóa hư không. Bốn loài ngựa đó là:

  • Ngựa vừa chỉ thấy bóng roi đã chạy: Tương tự là hạng người khi nghe có người hoạn nạn cách đây trăm dặm thì liền tỉnh ngộ, sau đó tu tập và đạt kết quả. Họ ngộ ra rằng, cuộc sống là vô thường, người ta hoạn nạn, già, bệnh, mất thì có một ngày không xa mình cũng y như thế. Từ sự thấy biết vô thường đó, họ bắt đầu biết tỉnh thức trước các sự kiện xung quanh mình, họ bớt tham, sân, si, họ biết thu thúc đời mình chứ không lao theo tự ngã, dục lạc quá đà.
  • Ngựa không sợ bóng roi nhưng khi nhịp nhẹ roi trên lưng thì sợ mà chạy: Khi nghe thấy có người hàng xóm mình hoạn nạn, ốm đau thì họ cũng giật mình thức tỉnh lo tu tâm tánh.
  • Ngựa khi bị đánh đau trên lưng mới chịu chạy: đánh đau trên lưng tức là tới khi có người bà con thân thuộc trong gia đình, là ông bà cha mẹ, anh chị em mình gặp hoạn nạn, đau ốm thì họ mới giật mình tu dưỡng phục thiện.
  • Ngựa chỉ chịu chạy khi bị gậy thúc đau đến thấu xương: Có người khi thấy người hoạn nạn ở xa trăm dặm thì thôi kệ, đến hàng xóm cũng xem là chuyện người khác không can đến mình. Thậm chí ngay cả khi đến những người bên cạnh, ông bà cha mẹ anh chị em, những người mà mình hằng ngày vui buồn cùng họ gặp hoạn nạn mà mình cũng không để tâm. Đợi đến khi chính bản thân đau, như ngựa bị roi gai đâm vào mình đau quằn quại thì mới hoảng hồn thức tỉnh.

Tám ngựa chứng

Trái lại với bốn hạng người tốt trong bài kinh Gậy thúc ngựa trên thì kinh Phật cũng chia các hạng người xấu, khó trị thành tám loại, tương ứng với 8 hạng ngựa hung dữ (ngựa chứng). Đó là những con người khi được bạn bè nhắc nhở và phê bình, chỉ ra khuyết điểm của bản thân trong các cuộc họp thì tỏ thái độ bất mãn, chống đối thay vì ghi nhận và cố gắng sửa đổi.

Tám loại ngựa hung hăng này không mấy xa lạ, trái lại nó luôn hiện hữu đầy đủ trong tâm thức của mỗi con người ít hay nhiều, Trong Phật giáo cũng có câu “Tâm viên ý mã”, tức chỉ tâm con người như con khỉ, con vượn, luôn nhảy nhót, ý của người đời thì như con ngựa, thích chạy rông. Nếu không kiềm chế được con khỉ, con ngựa ấy trong tâm thì rất dễ sinh chuyện, cũng như khi con người mất bình tĩnh trong chốc lát đã có thể biến thành tai họa. Trong Kinh Di Giáo có nói đến ý này rằng: “Cũng như ngựa dữ không cương, tức đưa người cưỡi đi thẳng xuống hố sâu”.

Các loại ngựa ấy như sau:

  • Hạng người ưa cãi, chối bai bải được coi như giống con ngựa dữ bị tra hàm thiếc và roi mà vẫn hục hặc không chịu bước đi.
  • Hạng người cứ đứng lầm lì, không thèm ừ hữ, xác định xem khuyết điểm vừa nêu là đúng hay sai. Người này cũng giống như con ngựa dữ dựa vào hai bên gọng xe, không chịu đi.
  • Hạng người thích trả đũa, bới móc trở lại lỗi lầm của người vừa chỉ tội mình. Đây là hạng người giống như con ngựa dữ ngã nhào xuống đất, xây xước đầu gối, làm gãy gọng xe.
  • Hạng người chê bai người cử tội mình, cho là ngu dốt, không xứng đáng để mắt tới. Họ như con ngựa dữ chạy thụt lui không chịu tiến bước.
  • Hạng người đem lòng oán hận, thù vặt người chỉ lỗi mình. Đó là người như con ngựa chạy bừa, bất kể đường xấu, làm cho xe hư bánh gãy trục.
  • Hạng người không sợ lầm lỗi, chẳng biết ngán ai, bỏ cuộc họp ra ngoài. Họ giống như con ngựa dữ bất kể nài và roi, ngậm hàm thiếc chạy càn mà vô phương cứu chữa.
  • Hạng người tỏ thái độ giận dữ, khoa tay múa chân, la hét và thốt ra lời thô ác… Người đó giống như con ngựa dữ dựng ngược hai chân và sùi bọt mép.
  • Hạng người bướng bỉnh không muốn ai đụng chạm đến mình, nên khi bị phê bình liền cởi áo vứt ra trước cuộc họp, lớn tiếng dọa từ bỏ đoàn thể để vạ cho người xây dựng mình. Họ cũng giống như con ngựa dữ lồng lộn bỏ đi khi nài quất roi vì ngang bướng.

Ngựa trắng

Trên phương diện lịch sử, ngựa là một trong những nhân tố tích cực hỗ trợ cho sự xuất thế vĩ đại của những Đấng Đại Sĩ mà sau này sẽ trở thành Phật Toàn Giác, Bậc Chiến Thắng (Maharavia), xóa tan bức màn vô minh và chấm dứt mọi sanh tử luân hồi. Không chỉ có duy nhất Tất Đạt Đa đi xuất gia bằng ngựa, trong bộ Phật Sử còn ghi lại rất nhiều sự xuất gia của các vị Phật mà ngựa cũng là một trong những phương tiện thường nói đến nhất gồm:

Tham khảo

  • මලලසේකර, ජී. පී. (1996). එන්සයික්ලෆීඩියා ඔෆ් බුඩිසම්. ශ්‍රී ලංකා රජය.

  1. ^ Malasekera, G. P. (1996). Encyclopaedia of BuddhismGovernment of Sri Lanka.
  2. ^ “Những con ngựa lừng lẫy trong thần thoại – VnExpress”VnExpress – Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 12 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ http://www.watlaori.org/who%20is%20buddha.pdf[liên kết hỏng]
  4. ^ http://www.rootinstitute.com/buddhism_shakyamuni_sorrow.html

NSGN – Kiền Trắc Mã, tên gọi theo âm Hán con ngựa Kanthaka của thái tử Siddhartha (tức Đức Phật sau này). Sau khi đưa thái tử Siddhartha xuất gia trở về, ngựa Kanthaka đã quá đau buồn, vỡ tim mà chết. Đó là câu chuyện chúng ta đều biết. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm đôi điều.

I. Kanthaka/ Kiền Trắc Mã (còn gọi: Kiền-đức, Càn-trắc, Khiên-đặc, Ca-tha-ca) được cho rằng tồn tại vào thế kỷ thứ VI trước CN, ở Bihar và Uttar Pradesh, Ấn Độ. Đó là con ngựa trắng dài 18 cubit (đơn vị đo chiều dài ngày xưa bằng 45 cm 72). Kanthaka là con ngựa hay nhất trong hoàng cung của đức vua Suddhodana và cũng là con ngựa yêu thích của thái tử Siddhartha, khi thái tử dạo chơi bên ngoài hoàng cung.

b1.jpg

Tượng mô tả cuộc ra đi vĩ đại của Đức Phật. Tượng tại chùa Tà Pạ, Núi Tô, Tri Tôn, An Giang

Khi thái tử vừa chào đời, nhà tu hành khổ hạnh Asita đã tiên đoán rằng thái tử Siddhartha sẽ từ bỏ ngai vàng để trở thành một vị Phật khi chàng chứng kiến và suy ngẫm về những khổ đau trong cuộc sống con người. Do đó, đức vua Suddhodana đã cho xây dựng một chuỗi cung điện rộng lớn, nguy nga, lộng lẫy để ngăn không cho thái tử ngao du bên ngoài thành, nhưng mọi việc không diễn ra như vậy.

Kanthaka được sử dụng trong tất cả những sự kiện trọng đại. Trước tiên, nó được mô tả trong các sự kiện chuẩn bị cho lễ cưới của thái tử với Yasodhara, nàng công chúa xinh đẹp của người Sakya. Do tục lệ của thị tộc Kshatriya Sakya, thái tử buộc phải chứng tỏ có những kỹ năng xứng đáng của một chiến binh như cưỡi ngựa, cưỡi ngựa bắn cung và đấu kiếm trong các cuộc thi. Trên lưng Kanthaka, thái tử đã đánh bại người anh em họ Devadatta trong cuộc thi bắn cung, Anuruddha trong cuộc thi cưỡi ngựa và người anh em cùng cha khác mẹ Nanda khi thi đấu kiếm.

Sau đám cưới, Kanthaka là con ngựa kéo xe do Channa, người hầu cận đứng đầu hoàng gia điều khiển hộ tống thái tử Siddhartha đi đây đó trong vùng Kapilavastu. Trong suốt những cuộc hành trình trên xe ngựa Kanthaka, Channa đã giải thích cho thái tử cảnh tượng của một người già, lớn tuổi; một người đau đớn vì bệnh tật; đám tang của một người chết; và cuối cùng là nhà tu hành khổ hạnh, người đã từ bỏ cuộc sống trần tục để trở thành một tu sĩ… Sau khi trở về cung điện thái tử đã suy ngẫm không thôi về các cảnh tượng đó. Cuối cùng, ngài đã đi đến quyết định xuất gia và dùng Kanthaka trốn khỏi cung điện khi người lính canh cuối cùng ngủ thiếp đi. Ban đầu người hầu cận Channa đã phản kháng và cự tuyệt chấp nhận quyết định bỏ trốn của thái tử, nhưng rồi Channa thắng yên Kanthaka chở thái tử, dẫn lối ra khỏi kinh thành đến khu rừng bên bờ sông Anoma. Theo các kinh sách, Kanthaka đã nhảy sang bờ bên kia sông. Cưỡi Kanthaka, Channa đã trở về cung điện trao cho đức vua Suddhodana trang phục, quần áo, vũ khí và lọn tóc của thái tử(1). Một dị bản phổ biến khác: thái tử cắt tóc, rồi tung lọn tóc lên trời, Đế Thiên (Indra) đã hứng lấy lọn tóc đem cất giữ.

Cái chết của Kanthaka được mô tả khác nhau theo từng văn bản: hoặc tìm thấy tại bờ sông Anoma hay trên đường trở về Kapilavastu…(2).

Theo các kinh sách Phật giáo, Kanthaka được tái sinh làm một người Bà-la-môn và đều đặn đến chú tâm nghe Đức Phật Gautama giảng Pháp và đi đến giác ngộ. Cụ thể Phật bản hạnh tập kinh 20 ghi rõ, sau khi đưa thái tử xuất gia, Kiền Trắc trở về thành buồn bã không ăn, chẳng bao lâu mạng chung, sanh lên cõi trời thứ 33. Về sau, biết thái tử thành đạo, Kiền Trắc (bấy giờ là chư thiên), hạ sanh xuống thành Na-ba, Trung Thiên Trúc, là con của một vị Bà-la-môn, lớn lên vị này đến chỗ Đức Thế Tôn nghe pháp, được giải thoát và nhập Niết-bàn.

Trong kinh Vimānavatthu có chép: Ngựa Kiền Trắc sinh ra một ngày với thái tử Thích Ca, tại thành Ca-tỳ-la-vệ. Khi thái tử định xuất gia, Ngài đến vỗ về con ngựa và bảo nó đưa Ngài lên rừng, ngựa Kiền Trắc lấy làm hân hoan. Đưa Ngài lên rừng rồi, lúc trở về, nó chẳng còn muốn sống nữa. Nó nhịn ăn và bèn thác và sanh lên cõi trời Đạo Lợi. Ở cõi trời ấy, có đủ cung điện nguy nga và mọi sự sung sướng, vị trời ấy cũng lấy tên là Kiền Trắc (Kantaka).

Một hôm, ngài Mục Kiền Liên, đại đệ tử của Phật khi lên cõi trời Đao Lợi, có gặp vị trời Kiền Trắc. Vị trời ấy đã đến chào Mục Kiền Liên và thuật lại đời mình khi làm con ngựa Kiền Trắc ở cung vua Tịnh Phạn. Vị trời ấy có bạch rằng nhờ đưa Đức Thích Tôn đi xuất gia mà người đắc thêm rất nhiều phước trí. Và vị trời ấy có bạch với Mục Kiền Liên, mượn ông thay mặt mình mà đảnh lễ Đức Phật.

Miêu tả về Kanthaka cũng xuất hiện rộng rãi trong mỹ thuật Phật giáo. Kanthaka hiện diện trên các bích họa, phù điêu, tượng tròn về cuộc đời Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni ở chùa tháp Khmer Nam bộ, Campuchia, Lào, Thái Lan… Trong các bức phù điêu miêu tả việc thái tử cưỡi con Kiền Trắc vượt thành xuất gia thì bức phù điêu hiện còn ở Amaravati/Amaravathi là xưa nhất còn tồn tại hiện nay. Bức tranh đào được ở vùng Gandhara, phía trên vẽ bốn vị trời nâng 4 chân Kiền Trắc, trời Đế Thích cầm lọng che thái tử ngồi trên lưng ngựa và có nhiều người cung kính theo sau. Trong động thứ 2 của Linh Nham Quật Tự ở Đại Đồng, Trung Quốc cũng còn những bức tranh loại này(3). Những bản vẽ khác cũng được trưng bày trong các bảo tàng ở London và Calcutta. Trong truyền thống Phật giáo Nam truyền, các tác phẩm thể hiện kỳ tích Cuộc xuất gia vĩ đại này thường có một con chằn dữ dằn đứng trước đầu ngựa Kanthaka cản việc xuất gia của thái tử. Đây là motif nghệ thuật phổ biến

II. Bạch mã trong tín niệm Phật giáo

Kiền Trắc Mã là một con ngựa trắng/bạch mã mà bạch mã là con ngựa Balaha – một tiền thân của Phật Thích Ca (Jataka/ Bổn sanh kinh) và ở kiếp cuối cùng, là con ngựa Kiền Trắc, vật cỡi của thái tử Tất Đạt Đa trong Cuộc ra đi vĩ đại. Họ ra đi lúc nửa đêm và đến rạng sáng thì tới cánh rừng cách thành Ca-tỳ-la-vệ rất xa. Truyền thuyết kể rằng, họ đã vượt qua nhiều vương quốc nhưng không một ai hay biết bởi bốn vó ngựa đã được chư thiên nâng đỡ nên không phát ra tiếng động. Ngài xuống ngựa, khuyên dỗ Xa Nặc (Channa/ người giữ ngựa) đem ngựa trở về hoàng cung(4). Con ngựa trắng không có người cỡi đã trở thành biểu tượng của chính Phật Thích Ca Mâu Ni. Motif này cũng thấy trong tranh Đông Hồ: Con ngựa không có người cỡi mà lại có lọng che rất trang nghiêm. Chính “khoảng trống” dưới mái lọng che (theo Phật thoại: trời Đế Thích cầm lọng che cho thái tử Sakyamuni trên đường xuất gia) ấy là Đức Phật (hay một đối tượng tôn kính thiêng liêng – đối với các tín ngưỡng khác)(5).

Cũng có thể thấy nguồn gốc của nó (Kiền Trắc Mã) và Bạch mã của Phật giáo liên quan đến sự kiện: năm 67, hai Thiền sư Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan dùng ngựa trắng chở kinh Phật từ Tây Trúc sang Lạc Dương (Trung Quốc), đánh dấu việc khởi truyền Phật pháp ở xứ Đông Độ(6). Ở đây, ngựa trắng biểu thị cho sự phổ hóa Phật pháp.

Ngoài ra, theo Lương cao tăng truyện 1: Tương truyền nước Thiên Trúc có già-lam tên Chiêu Đề, quốc vương nước đó đã ra lệnh triệt hạ các ngôi chùa, chỉ có chùa Chiêu Đề chưa bị phá. Đêm đó, có con ngựa trắng đi vòng quanh tháp kêu hí buồn bã, vua liền dừng việc phá hủy mà đổi tên chùa Chiêu Đề thành chùa Bạch Mã. Về sau, các chùa khác khi lập nên cũng hay dùng tên này(7).

Ngoài ra, Thăng Long cổ tích khảo có chép truyền thuyết về con ngựa trắng đã giúp Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long như sau: Lý Thái Tổ đắp thành mấy tháng không xong. Một đêm nằm mộng thấy một con ngựa trắng nói tiếng người: “Mạch đất Long Biên rất thiêng, nay đắp thành, mạch sẽ tắc… nên cho đào một cái cừ thông sang sông Thiên Phù và Tô Lịch để mạch lưu thông, nếu không chỉ phí công”. Tỉnh giấc, vua bèn làm như lời ngựa trắng. Thành xây được. Khi hoàn tất có con ngựa trắng hiện cạnh thành. Quân sĩ đuổi đi, ngựa chạy đến đền Long Đỗ thì mất dấu. Vua cho đó là hiện thân của thần Long Đỗ và phong là Bạch Mã đại vương(8). Và theo Đại Việt sử ký toàn thư lại có con “Bạch Long thần mã” biết trước lúc nào vua ra đi. Dấu ấn Bạch mã trở nên rất sâu sắc đối với văn hóa Đại Việt đời Lý, thậm chí ông vua Phật tử này đặt tên con trai mình là Lý Phật Mã (tức Lý Thái Tông sau đó).

III. Kiền Trắc Mã, Bạch Mã và hình tượng con ngựa

Cũng là một con ngựa trắng như Kiền Trắc Mã, Uchchaihshravas  con ngựa được coi là tổ của loài ngựa và nổi bật trong các truyền thuyết, thánh điển Hindu. Ngựa Uchchaihshravas được miêu tả là con ngựa bay, bảy đầu, có hai cánh, màu trắng tuyết. Uchchaihshravas là con ngựa đầu tiên hiện ra từ sâu thẳm đại dương trong thần thoại khuấy biển sữa. Nó là con ngựa tốt nhất trong những con ngựa, con ngựa đầu tiên/nguyên mẫu và là vua của loài ngựa. Thần Indra, vị chúa tể cõi trời, vua của các chư thần/deva, đã mang con ngựa thần thoại về cung trời của mình (cõi svarga). Sau đó, thần Indra đã cất đi cặp cánh của Uchchaihshravas và cho nó xuống cõi người. Cặp cánh bị lấy đi nhằm đảm bảo con ngựa ở lại nơi mặt đất (prithvi) và không bay trở lại nơi cõi trời của thần Indra(9).

Uchchaihshravas trước tiên là vật cưỡi (vahana) của thần Indra, vị vua cõi trời. Nhưng nó cũng được ghi chép là con ngựa của Bali. Vị vua của cõi âm ty (patala) đã sử dụng nó để giành được những thứ mà trước kia không thể có đượcNgoài ra, Vishnu Purana cũng ghi chép rằng khi Prithu nhận ngôi vị là vị vua đầu tiên của cõi đất thì vật được ban cho ngôi vị chịu trách nhiệm vương quyền này là con ngựa Uchchaihshravas và sau đó nó đã trở thành vua của loài ngựa(10). Như vậy, chúng ta thấy con ngựa Uchchaihshravas phần nào tương đồng với ngựa Kanthaka, chúng đều là những con bạch mã thượng thủ, uy nghi, vật cưỡi của bậc chủ tể, ở đây là bậc chủ tể về mặt tâm linh, tín ngưỡng.

Hình tượng con ngựa cũng có mối quan hệ mật thiết đến các vị thần thiên tượng của Hindu như: cỗ xe của thần Mặt Trời Surya kéo bởi một hay bảy con ngựa được ghi trong Rig-Veda mà theo một số nguồn tư liệu những con ngựa này có màu trắng hay màu cầu vồng(11). Thêm nữa, cỗ xe thần Gió Vayu cũng được kéo bởi hàng nghìn con ngựa. Hay thần Kalki/Kalkin, vị thần biểu trưng cho tương lai, hóa thân thứ 10 của thần Vishnu là con ngựa trắng(12). Lại nữa, đó là các thần Ashvin đầu ngựa liên quan với sự luân phiên đêm-ngày, là con trai của Saranya – vị nữ thần của những đám mây, vợ của thần Mặt Trời Surya. Họ biểu trưng cho ánh sáng chói lọi, sáng ngời của bình minh và hoàng hôn, hiện ra trên bầu trời trước rạng đông trong cỗ xe ngựa bằng vàng, mang châu báu đến cho con người, ngăn ngừa rủi ro, bất hạnh và bệnh tật. Cả hai đều là biểu tượng của mặt trời và hiện thân cho Dharma (Pháp) và cho tri thức(13). Như vậy, chúng ta thấy phần nào con ngựa cũng biểu trưng cho chu kỳ chuyển động của mặt trời, tức sự chiếu sáng, nguồn ánh sáng mang lại sự sống cho vạn vật, tiêu trừ những tai chứng, bệnh dịch. Chu kỳ của mặt trời như Bánh xe pháp chuyển động soi rọi tâm thức vạn vật để rồi mang đến tri thức, thức tỉnh sự mê mù, lạc lối. Ánh sáng mặt trời cũng như ánh sáng của sự hiểu biết, thông tuệ đưa con người đi đến giác ngộ. Hình tượng con ngựa ở đây dường như cũng bao hàm cả ý nghĩa lớn lao này.

Tóm lại, con thiên mã màu trắng biểu thị cho bản năng đã được kiểm soát, được làm chủ, được thăng hoa, theo luân lý mới, nó là thành quả cao quý nhất của con người. Con ngựa là vật cưỡi, là phương tiện vận chuyển, là con tàu, và số mệnh của nó không thể tách rời số mệnh con người. Ở tột đỉnh của mọi sự thăng hoa, thăng thượng, con ngựa trắng là hình ảnh tượng trưng cho sự uy nghi, là vật cưỡi của các anh hùng, các thánh nhân, những người lập nên những kỳ công tinh thần. Tất cả các nhân vật cứu thế đều cưỡi những con tuấn mã như thế và là vật cưỡi của Đức Phật trong Cuộc ra đi vĩ đại; ngựa trắng cuối cùng, không có kỵ sĩ, đã trở thành biểu tượng của bản thân Phật Thích Ca Mâu Ni(14).

Huỳnh Thanh Bình

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 65

Post Views: 559