SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ BA- ÐỨC PHẬT CẢM THẮNG VOI NÀLÀGIRI
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ BA- ÐỨC PHẬT CẢM THẮNG VOI NÀLÀGIRI
Chuyện có nhân duyên từ việc âm mưu của Đề Bà Đạt Đa cấu kết với A Xà Thế hại Phật
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ BA
ÐỨC PHẬT CẢM THẮNG VOI NÀLÀGIRI
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ BA
ÐỨC PHẬT CẢM THẮNG VOI NÀLÀGIRI
-ooOoo-
Ðức Phật cảm thắng được voi Nàlàgiri, do nhờ tâm từ.
(Bộ Chú giải Jàtaka…, bộ Vinayapitaka…)
Hoàng tử Devadatta là hoàng huynh của Công chúa Yasodharà, cả hai là con của Ðức vua Suppabuddha dòng Sakya, (cậu ruột của Thái tử Siddhattha) và Hoàng hậu Amittà (cô ruột của thái tử Siddhattha). Như vậy Hoàng tử Devadatta vừa là anh em cô cậu, vừa là anh vợ của Thái tử Siddhattha.
Thái tử Siddhattha đi xuất gia, trở thành bậc Chánh Ðẳng Giác, một thời gian sau, Ngài ngự trở về kinh thành Kapilavatthu để tế độ phụ vương Suddhodana cùng hoàng tộc Sakya. Ðức vua Suddhodana động viên, khuyến khích các Hoàng tử dòng Sakya đi xuất gia theo Ðức Phật, cùng một lúc có 1.000 Hoàng tử xuất gia trở thành Tỳ khưu và đều chứng đắc thành bậc Thánh Arahán. Sau đó Hoàng tử Devadatta cũng đi xuất gia trở thành Tỳ khưu cùng với năm Hoàng tử khác là: Hoàng tử Bhaddiya, Anuruddha, Ànanda, Bhagu và Hoàng tử Kimila. Sau khi trở thành Tỳ khưu các Ngài Ðại Ðức Bhaddiya, Ðại Ðức Anuruddha, Ðại Ðức Bhagu và Ðại Ðức Kimila đều chứng đắc thành bậc Thánh Arahán trong thời kỳ Ðức Phật còn tại thế; còn Ðại Ðức Ànanda chỉ chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, về sau khi Ðức Phật tịch diệt Niết Bàn khoảng ba tháng bốn ngày sau mới chứng đắc thành bậc thánh Arahán. Riêng Tỳ khưu Devadatta chỉ chứng đắc bát thiền thế gian(4 bậc thiền hữu sắc và 4 bậc thiền vô sắc) và đắc thần thông, vẫn còn là phàm nhân, không phải là bậc Thánh nhân.
Một thuở nọ, Ðức Phật cùng chư Tỳ khưu Tăng đang ngự tại xứ Kosambì, các nhà phú hộ, vua chúa phát sanh đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng, hàng ngày đem nhiều lễ vật đến cúng dường Ðức Phật cùng chư Ðại Ðức Sàriputta, Ðại Ðức Moggallànà, Ðại Ðức Mahàkassapa, Ðại Ðức Bhaddiya, Ðại Ðức Anuruddha, Ðại đức Ànanda…, còn Tỳ khưu Devadatta ít ai hỏi đến và cũng ít ai dâng cúng đặc biệt gì cả.
Thế là Tỳ khưu Devadatta cảm thấy tự ái: “vốn ta cũng là Hoàng tử xuất thân từ dòng Sakya đi xuất gia trở thành Tỳ khưu, sao ít ai dâng cúng đến ta, ta không có nhiều lợi lộc”. Rồi lại nghĩ:“Bằng cách nào để cho ta có quyền thế và có nhiều lợi lộc, ta không thể nào làm thân với Ðức vua , các nhà phú hộ, vì những vị này có đức tin trong sạch nơi Ðức Phật và các bậc Thánh nhân. Ta không dễ gì làm cho quý vị ấy tin ở ta được. Ðức vua Bimbisàra có thái tử Ajàtasattu còn nhỏ dại, chưa phân biệt rõ thiện – bất thiện, phước – tội… ta có thể thuyết phục Thái tử tin theo ta được”.
Nghĩ xong, từ Kosambi Tỳ khưu Devadatta đi đến kinh thành Ràjagaha dùng thần thông hoá ra một đứa trẻ; từ hai tay, hai chân, cổ và đầu mỗi nơi hóa ra một con rắn, có sáu con rắn, mỗi con quấn vào người, bay lên hư không, đáp xuống ngồi trọn vào vế của thái tử Ajàtasattu.
Ajàtasattu sợ hãi hỏi: Ngươi là ai?
Tỳ khưu Devadatta hoá trở lại là Tỳ khưu mặc y mang bát đứng trước mặt Thái tử.
Thái tử vô cùng cảm phục phép thần thông của Tỳ khưu Devadatta, phát sanh đức tin nơi Tỳ khưu Devadatta, cho nên mỗi ngày sai lính đem 500 cỗ xe chở cơm và thức ăn đến dâng cúng.
Lợi lộc làm cho tâm tham của Tỳ khưu Devadatta càng thêm đen tối, nên tham vọng ngông cuồng phát sanh: “Ta nên làm một vị Phật, cai quản nhóm Tỳ khưu Tăng”.
Do nghĩ sai lầm như vậy, nên các bậc thiền và phép thần thông của Tỳ khưu Devadatta bị hư mất ngay.
Sau đó, Ðức Phật từ xứ Kosambi cùng chư Tỳ khưu Tăng du hành đến kinh thành Ràjagaha, ngự tại chùa Veluvana. Khi ấy chư Tỳ khưu đến bạch với Ðức Phật về việc Tỳ khưu Devadatta đến thân cận với thái tử Ajàtasattu, mỗi ngày Thái tử sai lính đem 500 cỗ xe chở 500 nồi cơm và đồ ăn đến cúng dường Tỳ khưu Devadatta.
Ðức Phật dạy:
Này chư Tỳ khưu, cũng ví như:
Cây chuối trổ buồng ra trái chín, tự hại mình.
Cây tre trổ cờ ra hột, tự hại mình
Cây sậy trổ cờ, tự hại mình.
Ngựa Assatara có thai đúng tháng ngày sanh, hại ngựa mẹ.
Cũng như vậy, danh và lợi đối với Devadatta để tự hại mình, tự giết mình.
Một hôm, Ðức Phật thuyết pháp giữa số đông các hàng Phật tử, chư Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Ðức vua, phú hộ, dân chúng,… có Tỳ khưu Devadatta ngồi trong nhóm chư Tỳ khưu Tăng, Devadatta quỳ chấp tay bạch Ðức Thế Tôn rằng:
Kính bạch Ðức Thế Tôn, kính thỉnh Ngài nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già, giao cho con lo việc cai quản chư Tỳ khưu Tăng, con lãnh đạo chư Tỳ khưu Tăng.
Ðức Phật nghe Devadatta bạch như vậy bèn dạy rằng:
Tỳ khưu Devadatta bạch lần thứ nhì và lần thứ ba cũng như vậy, và cả ba lần Ðức Phật đều không chấp thuận. Ngài dạy:
Tỳ khưu Devadatta nghe Ðức Phật ca tụng Ðại Ðức Sàriputta và Ðại Ðức Moggallàna, còn chê trách mình dùng vật dụng phát sanh không trong sạch, như đồ nước miếng, giữa các hàng Phật tử, nên tức giận đảnh lễ Ðức Phật bỏ đi ra.
Tỳ khưu Devadatta đến gặp thái tử Ajàtasattu, khuyến dụ thái tử nên giết vua cha lên ngôi vua, còn y sẽ giết Ðức Phật rồi thay thế Phật.
Thái tử Ajàtasattu mang con dao lén vào phòng chờ giết vua cha, bị bại lộ, các quan bắt quả tang dẫn đến trình Ðức vua Bimbisàra phán xét.
Ðức vua tra hỏi thái tử:
– “Tâu phụ vương, con muốn lên ngôi làm vua.” –Thái tử tâu.
Ðức vua dạy rằng:
Ðức vua Bimbisàra truyền ngôi, làm lễ đăng quang thái tử Ajàtasattu lên ngôi vua ở kinh thành Ràjagaha trị vì xứ Magadha.
Thái tử Ajàtasattu được lên ngôi vua, tâm vô cùng hoan hỷ báo tin mừng cho Tỳ khưu Devadatta, Tỳ khưu Devadatta ác tâm bày kế giết Ðức vua Bimbisàra để trừ hậu họa giành lại ngôi báu.
Ðức vua Ajàtasattu bắt vua cha giam trong nhà tù, lệnh cấm đem vật thực nuôi dưỡng và cấm không được ai đến thăm viếng ngoại trừ mẫu hậu, về sau cũng cấm luôn mẫu hậu.
Thái thượng hoàng Bimbisàra không có vật thực nuôi dưỡng thân thể, nhưng nhờ nhập Thánh quả định Nhập Lưu và đi kinh hành nên vẫn kéo dài sự sống còn. Vua Ajàtasattu biết vậy, cho người thợ cạo đem dao rạch bàn chân [*] xoa dầu, xát muối, hơ lửa không còn đi được nữa, về sau không lâu, đức Thái thượng hoàng băng hà tái sanh làm thiên nam ở cõi Tứ đại thiên vương tên là Janavasabha.
[*] Tiền kiếp của Ðức vua Bimbisàra đã từng mang dép đi lên xung quanh bảo tháp hoặc quanh cội Bồ Ðề…, nên kiếp này phải chịu quả bị rạch 2 bàn chân.
Thái thượng hoàng Bimbisàra băng hà cùng ngày với Hoàng tử Udayabhadda con của Ðức vua Ajàtasattu hạ sanh.
Các quan trước tiên tâu Ðức vua rằng:
Ðức vua nghe các quan tâu như vậy, tình thương con dạt dào trổi lên nghĩ rằng: “khi ta sanh ra đời, chắc chắn phụ hoàng ta cũng thương ta như vậy”.
Ðức vua liền ra lệnh:
Nhưng hỡi ôi! còn người đâu mà thả ra được nữa!
Các quan tiếp theo tâu rằng: Thái thượng hoàng đã băng hà hôm nay rồi!
Ðức vua Ajàtasattu vô cùng hối tiếc đi tìm mẫu hậu, nghe mẫu hậu thuật lại, biết rõ tình thương con của phụ hoàng vô hạn, Ðức vua khóc than thảm thiết, tổ chức làm lễ táng phụ hoàng rất trọng thể.
Ðức vua Ajàtasattu nghe lời Tỳ khưu Devadatta phạm trọng tội giết cha thuộc ngũ vô gián nghiệp.
Một hôm Tỳ khưu Devadatta tìm đến vua Ajàtasattu và yêu cầu Ðức vua tuyển chọn một số tay thiện xạ về cung nỏ để giết Ðức Phật. Ðức vua chấp thuận, truyền lệnh gọi quân lính đến bảo rằng: Các ngươi hãy chấp hành theo lệnh của Ngài Devadatta.
Devadatta bí mật chia thành năm nhóm, mỗi nhóm hoàn toàn không biết nhau, chỉ tuân hành theo lệnh của y, nhóm thứ nhất một xạ thủ, Tỳ khưu Devadatta ra lệnh rằng:
– “Ngươi hãy đến giết Sa môn Gotama ở chỗ này, sau khi giết Sa môn Gotama xong, đi theo con đường này trở về lãnh thưởng”.
Nhóm thứ nhì có 2 xạ thủ, Tỳ khưu Devadatta ra lệnh:
– “Hai ngươi hãy giết người từ con đường này trở lại, rồi đi theo con đường này trở về lãnh thưởng”.
Nhóm thứ ba có 4 xạ thủ, Tỳ khưu Devadatta ra lệnh:
– “Các ngươi hãy giết hai người từ con đường này trở lại, rồi đi theo con đường này trở về lãnh thưởng”.
Nhóm thứ tư có 8 xạ thủ, Tỳ khưu Devadatta ra lệnh:
– “Các ngươi hãy giết bốn người từ con đường này trở lại, rồi đi theo con đường này trở về lãnh thưởng”.
Nhóm thứ năm có 16 xạ thủ, Tỳ khưu Devadatta ra lệnh:
– “Các ngươi hãy giết tám người từ con đường này trở lại, rồi đi theo con đường này trở về lãnh thưởng”.
Nhóm thứ nhất, một xạ thủ, mang cung nỏ đến chỗ mà Tỳ khưu Devadatta đã chỉ định, nhìn thấy Ðức Phật, khi đến gần phát sanh tâm run sợ đến nỗi cứng đơ người, không cử động được. Ðức Phật bèn gọi:
Người xạ thủ lắng nghe giọng nói dịu dàng, ngọt ngào phát ra từ tâm đại bi của Ðức Phật, tâm trở lại bình tĩnh an lạc, thân cử động được, ném bỏ cung nỏ, cung kính đến hầu đảnh lễ dưới chân Ngài, quỳ xin tạ tội. Ðức Phật tha tội rồi thuyết pháp tế độ, người xạthủ lắng nghe pháp, rồi thực hành theo lời giáo huấn của Ngài, liền chứng đắc Nhập Lưu Thánh Ðạo, Nhập Lưu Thánh Quả trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, xin quy y nơi Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng. Ðức Phật chấp thuận cho Quy y theo Siêu tam giới (lokuttarasarana), rồi Ngài dạy rằng:
Nhóm thứ nhì có hai xạ thủ mai phục trên con đường chờ xạ thủ thứ nhất trở lại, chờ lâu không thấy, lần theo con đường ấy thì nhìn thấy Ðức Phật ngồi một mình, hai người xạ thủ liền bỏ cung nỏ đến hầu đảnh lễ Ngài, ngồi nghe pháp rồi thực hành theo lời giáo huấn của Ngài, liền chứng đắc Nhập Lưu Thánh Ðạo, Nhập Lưu Thánh Quả trở thành bậc Thánh Nhập Lưu rồi xin quy y nơi Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng, Ðức Phật chấp thuận cho quy y theo Siêu tam giới, rồi Ðức Phật chỉ dạy:
Người xạ thủ thứ nhất trở về vào trình với Tỳ khưu Devadatta:
Tỳ khưu Devadatta nghe trình như vậy, la hét:
Sau lần âm mưu ra lệnh cho các xạ thủ giết chết Ðức Phật không thành, Tỳ khưu Devadatta rất căm tức muốn tự mình giết Ðức Phật. Một hôm, Ðức Thế Tôn đang đi kinh hành dưới chân núi Gijjhakùta, Tỳ khưu Devadatta nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để giết Ðức Phật, ông liền mò leo lên đỉnh núi, quan sát đường lăn tảng đá xuống, rồi dùng cây làm đòn bẩy bật một tảng đá lớn lăn xuống chỗ Ðức Phật đang đi kinh hành với tác ý ác tâm giết Ðức Phật. Tảng đá lớn lăn nhanh xuống. Thật phi thường thay! Có hai tảng đá lớn hơn gấp bội đồng nghiêng đầu chụm lại, ngăn chặn tảng đá kia làm vỡ ra một mảnh nhỏ văng trúng nhằm bàn chân của Ðức Phật làm cho bàn chân Ngài bầm máu và sưng lên.
Ðức Phật quở trách Tỳ khưu Devadatta:
Ðức Phật gọi chư Tỳ khưu dạy rằng:
Vết thương của Ðức Phật, nhờ vị lương y Jìvaka tận tâm cứu chữa, mổ xẻ lấy máu bầm ra và thoa thuốc nên không bao lâu, bàn chân của Ngài đã bình phục.
Chư Tỳ khưu được biết Tỳ khưu Devadatta có ác tâm muốn giết Ðức Thế Tôn, vì vậy, chư Tỳ khưu chia từng nhóm canh gác bảo vệ Ðức Phật, có nhóm học kinh, tụng kinh; có nhóm đi kinh hành chung quanh Gandhakuti nơi Ðức Phật đang ngự. Ðức Thế Tôn nghe tiếng tụng kinh bèn hỏi Ðại Ðức Ànanda, Ðại Ðức Ànanda bạch với Ðức Thế Tôn là chư Tỳ khưu chia thành từng nhóm canh gác, bảo vệ Ðức Thế Tôn, không để Tỳ khưu Devadatta đến làm hại Ngài.
Ðức Phật bèn dạy Ðại Ðức Ànanda gọi chư Tỳ khưu mà dạy rằng:
“Atthànametam Bhikkhave anavakàso, yam parùpakkamena Tathàgatam jìvità voropeyya.
Anupakkamena Bhikkhave Tathàgatà parinibbàyanti…”.
“Này chư Tỳ khưu, điều chẳng bao giờ xảy ra là việc giết hại Ðức Phật do sự cố gắng của người khác. Này chư Tỳ khưu, chư Phật tịch diệt Niết Bàn hoàn toàn không phải do sự cố gắng của một ai cả. Này chư Tỳ khưu, các con nên trở về chỗ ở của mình. Không một ai có thể làm hại được Như Lai. Các con chớ bận tâm bảo vệ sanh mạng của Như Lai…” (Vinayapitaka, Cùlavagga).
Ðức Thế Tôn đã bình phục như thường, một hôm Ngài cùng chư Tăng đi vào thành Ràjagaha để khất thực. Tỳ khưu Devadatta chăm chú nhìn Ðức Phật có đầy đủ tướng tốt và vẻ đẹp trang nghiêm, nghĩ rằng: “Phần đông người ta nhìn thấy Sa môn Gotama như vậy, thì phát sanh đức tin trong sạch và lòng tôn kính, lại còn có Phật lực phi thường, cho nên không một người nào có đủ can đảm đến gần để giết hại Sa môn Gotama được. Họa may chỉ có loài súc sanh không biết gì về Ân Ðức Phật mới có thể hại Sa môn Gotama được mà thôi. Vậy ta nên dùng voi Nàlàgiri hung dữ của Ðức vua Ajàtasattu kia để giết hại Sa môn Gotama”.
Tỳ khưu Devadatta đến gặp vua Ajàtasattu trình tâu âm mưu dùng voi Nàlàgiri hung dữ để sát hại Ðức Phật, được Ðức vua chấp thuận và truyền lệnh gọi quản tượng đến bảo rằng:
Ngày thường, ngươi cho hung tượng Nàlàgiri uống bao nhiêu hũ rượu? – Tỳ khưu Devadatta hỏi.
Tám hũ, thưa Ngài – Quản tượng thưa.
Tỳ khưu Devadatta ra lệnh:
Quản tượng chỉ còn biết tuân lệnh mà thôi.
Vua Ajàtasattu truyền lệnh các quan trong kinh thành thông báo cho dân chúng trong thành biết.“Vào ngày mai, quản tượng sẽ thả voi Nàlàgiri hung dữ ra đường, vậy toàn thể dân chúng trong thành hãy làm xong công việc từ sáng sớm rồi trở về nhà đóng cửa ở trong nhà, cấm không được ai đi lại ở ngoài đường”.
Dân chúng trong thành biết tin Tỳ khưu Devadatta âm mưu dùng voi Nàlàgiri hung dữ để giết Ðức Phật và đã được vua Ajàtasattu chấp thuận. Vì vậy, những người cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo dẫn nhau đến chùa Veluvana bạch với Ðức Thế Tôn rằng:
Ðức Thế Tôn không chấp thuận hoàn toàn lời thỉnh cầu của dân chúng trong thành Ràjagaha, Ngài dạy rằng:
Nhóm cận sự nam – nữ hiểu ý Ðức Phật, đảnh lễ Ngài trở về với lòng tôn kính Ðức Phật vô hạn.
Như thường ngày, ban đêm vào cuối canh, Ðức Thế Tôn nhập đại bi định, xả định quán xét chúng sinh có duyên lành đặc biệt nên tế độ. Bằng Phật nhãn, Ngài nhìn thấy rõ trong lúc cảm thắng voi Nàlàgiri bằng tâm từ, đồng thời có 84.000 chúng sinh có duyên lành chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả tuỳ theo ba la mật của mình.
Vào sáng hôm ấy, Ðức Phật gọi Ðại Ðức Ànanda dạy rằng:
Sáng hôm ấy, trong thành Ràjagaha có số cận sự nam – nữ bảo nhau rằng: “Hôm nay chúng ta sẽ tận mặt nhìn thấy Ðức Phật cảm thắng được voi hung ác Nàlàgiri một cách phi thường”, nên họ leo lên tầng nhà cao hay mái nhà để quan sát cho rõ.
Còn một số dân chúng thuộc nhiều môn phái ngoại đạo, họ bảo nhau rằng: “Voi Nàlàgiri rất hung ác, có sức mạnh phi thường, không biết gì về Ân Ðức Phật, hôm nay chúng ta được tận mắt nhìn thấy thân thể của Sa môn Gotama bị chà nát dưới bàn chân của voi hung ác Nàlàgiri…”,nên họ cũng leo lên tầng nhà cao hay mái nhà để quan sát.
Khi ấy, nhóm quản tượng cho voi Nàlàgiri uống 16 hũ rượu theo lệnh của Tỳ khưu Devadatta. Voi Nàlàgiri sáng nay say như điên, được thả ra trên con đường ngược chiều với lộ trình của Ðức Phật cùng chư Tỳ khưu Tăng đang đi vào thành Ràjàgaha. Voi Nàlàgiri nhìn thấy Ðức Thế Tôn từ xa ngự đến liền cong vòi, quạt hai lỗ tai, cong đuôi chạy thẳng đến nơi Ðức Thế Tôn ví như quả núi nghiêng đổ về phía Ngài.
Chư Tỳ khưu thấy vậy bèn bạch với Ðức Thế Tôn:
Ðức Thế Tôn dạy chư Tỳ khưu:
Lúc ấy, Ðại Ðức Sàriputta liền bạch Ðức Thế Tôn rằng:
Ðức Thế Tôn bảo với Ðại Ðức Sàriputta rằng:
Sau đó, 80 vị Thánh Thanh Văn đại đệ tử tuần tự xin phép Ðức Phật cảm hoá voi Nàlàgiri, nhưng Ðức Thế Tôn không chấp thuận vị nào cả.
Lúc ấy, Ðại Ðức Ànanda không thể nào đứng yên nhìn sự nguy hiểm đến tánh mạng của Ðức Phật, vì quá kính yêu Ngài, Ðại Ðức nghĩ rằng: Voi Nàlàgiri hung ác này hãy giết chết ta trước, ta quyết hy sinh tánh mạng thay cho Ðức Phật, nên Ðại Ðức vội vàng bước ra đứng chắn trước mặt Ðức Phật.
Ðức Thế Tôn dạy bảo rằng:
Ðại Ðức Ànanda vẫn không chịu tránh, bèn bạch với Ðức Thế Tôn rằng:
Ðức Thế Tôn bảo Ðại Ðức Ànanda tránh sang nơi khác đến ba lần như vậy mà Ðại Ðức vẫn đứng yên. Do vậy, Ngài phải dùng đến thần thông bắt buộc Ðại Ðức Ànanda tránh sang nơi khác, Ðức Thế Tôn đứng trước chư Tỳ khưu Tăng.
Bỗng nhiên, có một người đàn bà đang ẵm con, nhìn thấy voi Nàlàgiri đang lao tới với tốc độ kinh khủng, bà quá đỗi khiếp đảm nên để đứa con mình xuống đường tìm nơi thoát thân, hung tượng Nàlàgiri đuổi theo người đàn bà, nhưng không thấy bèn trở lại đưá trẻ đang nằm gần Ðức Phật, đứa bé thấy voi sợ quá khóc lớn, Ðức Phật niệm rải tâm từ đến voi Nàlàgiri rồi gọi bằng một giọng phạm âm ngọt ngào trìu mến:
Voi Nàlàgiri hung ác nghe giọng phạm âm ngọt ngào trìu mến của Ðức Phật, liền mở mắt, ngẩng đầu, nhìn thấy kim thân Ðức Phật toả ánh từ bi, cơn say điên cuồng tan biến mất, tâm thức tỉnh. Do nhờ oai lực của Ðức Phật, voi Nàlàgiri hạ vòi xuống, ngoan ngoãn đi lần đến quỳ một cách cung kính dưới bàn chân Ðức Phật.
Khi ấy, Ðức Thế Tôn dạy voi Nàlàgiri rằng:
Này Nàlàgiri, con yêu quý,
Con là voi thuộc hàng súc sanh,
Như Lai là Ðức Phật, gọi là voi chúa,
Kể từ nay con không nên hung ác sát nhân nữa.
Con nên có tâm từ đối với tất cả chúng sinh.
Ðức Thế Tôn rải tâm từ đến voi Nàlàgiri, rồi đưa bàn tay phải vuốt trên đầu voi và khuyên dạy rằng:
“Này Nàlàgiri, con yêu quý,
Con là voi con có vòi,
Chớ nên hại voi chúa cao thượng là Như Lai.
Vì sự làm hại voi chúa cao thượng,
Là nhân đem lại sự đau khổ cho con,
Người nào làm hại voi chúa cao thượng,
Người ấy không được tái sanh cảnh giới an lạc.
Này Nàlàgiri con yêu quý,
Con chớ nên say mê, không nên dễ duôi nữa,
Vì sự dễ duôi quên mình, tạo nên ác nghiệp,
Phải sa vào cảnh ác đạo, chịu khổ lâu dài,
Con nên tạo thiện nghiệp, để được sự an lạc,
Ðược tái sanh thiện cảnh, hưởng an lạc lâu dài”.
Ðức Phật thuyết pháp tế độ voi Nàlàgiri, toàn thân tâm của voi Nàlàgiri phát sanh hỷ lạc chưa từng có. Nếu không phải là loài súc sanh, sau khi nghe pháp xong, chắc chắn nó đã chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả (nhưng vì là loài súc sanh nên không thể chứng đắc).
Dân chúng trong thành Ràjàgaha tận mắt nhìn thấy Ðức Phật cảm thắng hung tượng Nàlàgiri trở nên hiền lành một cách phi thường, kỳ diệu như thế, cho nên họ vô cùng hoan hỷ vỗ tay reo hò vang dội, họ ném những đồ trang sức vòng vàng châu báu xuống thân mình voi Nàlàgiri thành đống. Từ đó, voi Nàlàgiri có tên là voi Dhanapàlaka (voi giữ gìn của cải). Ðức Phật cho hiền tượng Dhanapàlaka thọ ngũ giới, hiền tượng nằm mọp xuống lấy vòi hút bụi ở bàn chân của Ðức Phật, rồi phun lên đầu của mình tỏ lòng tôn kính Ðức Phật.
Voi Dhanapàlaka đi lùi ra xa một đoạn đường, cúi đảnh lễ Ðức Phật rồi trở về chỗ ở của mình; kể từ hôm ấy voi Dhanapàlaka rất hiền lành dễ mến. Ðức Phật cảm thắng hung tượng Nàlàgiri rồi Ngài chú nguyện rằng: “của cải người chủ nào được hoàn lại cho người chủ ấy”, tức thì tất cả của cải đều trở lại người chủ.
Sáng hôm ấy, Ðức Phật đã cảm thắng được voi Nàlàgiri xong và nhân cơ hội này, Ngài thuyết pháp tế độ chúng sinh gồm có 84.000 chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả tùy theo ba la mật của mình, Ðức Phật không đi vào thành Ràjàgaha để khất thực, mà Ngài dẫn đầu đoàn Tỳ khưu Tăng đông đảo ra khỏi thành ngự về chùa Veluvana.
Dân chúng kinh thành Ràjàgaha vui mừng, cùng nhau mang theo những vật thực ngon lành đến chùa Veluvana để cúng dường chư Tỳ khưu Tăng, có Ðức Thế Tôn chủ trì với tâm vô cùng hoan hỷ và tôn kính. Họ được nhìn thấy Ðức Phật đã cảm thắng hung tượng Nàlàgiri trở nên hiền tượng có ngũ giới, kể từ nay về sau voi Nàlàgiri không còn đáng kinh sợ nữa, mà trở nên đáng yêu quý hơn, cho nên họ cùng tán dương ca tụng Ðức Phật bằng bài kệ:
“Người ta dạy voi hay ngựa,
Bằng móc sắt, bằng roi mây
Nhưng thật phi thường thay!
Ðức Thế Tôn bậc đại bi,
Cảm hoá voi Nàlàgiri hung dữ,
Chẳng cần dùng đến móc sắt,
Và cũng không có roi mây!”.
-ooOoo-
Chú thích:
Tỳ khưu Devadatta bị mọi người chê trách thậm tệ về những hành động ác mà y đã tạo, cho nên vua Ajàtasattu không còn tin nơi y nữa, ngưng hộ độ 500 xe vật thực dâng cúng mỗi ngày, còn Tỳ khưu Devadatta đi khất thực, dân chúng không để bát nữa, những quyền lực và lợi lộc bị suy thoái hoàn toàn.
Cuối cuộc đời của Tỳ khưu Devadatta bị bệnh nặng, muốn đến hầu đảnh lễ Ðức Phật sám hối trước khi chết. Devadatta nhờ những người học trò khiêng giường đến chùa Jetavana, nghỉ bên hồ nước gần chùa để tắm rửa cho y. Khi Tỳ khưu Devadatta từ trên giường vừa chạm đôi chân xuống đất,mặt đất nẻ ra rút y xuống. Khi còn lại hai bàn tay, y chấp tay đưa lên cao: “Xin quy y nương nhờ nơi Ðức Phật” rồi chìm sâu trong lòng đất.
Tỳ khưu Devadatta sau khi chết, do năng lực của ác trọng nghiệp cho quả tái sanh vào đại địa ngục Avìci, chịu quả khổ do ác nghiệp mà y đã tạo; khi mãn ác nghiệp rồi, đến kiếp vị lai sau này được trở lại tái sanh làm người.
Ðức Phật thọ ký rằng: từ kiếp trái đất này về sau, trải qua hơn một trăm ngàn đại kiếp trái đất nữa, kiếp vị lai của Tỳ khưu Devadatta sẽ chứng đắc thành Ðức Phật Ðộc Giác có danh hiệuAtthissara.
Ðức vua Ajàtasattu thân cận với Tỳ khưu Devadatta phạm phải trọng tội giết cha, khi Ðức vua nghe tin Tỳ khưu Devadatta bị đất rút, nên phát sanh tâm sợ hãi kinh hồn; nhờ ngự y Jìvaka dẫn đến hầu Ðức Phật xin sám hối tội lỗi của mình đã tạo. Ðức Phật thuyết pháp tế độ Ðức vua; nếu Ðức vua không phạm trọng tội giết cha, thì khi nghe Ðức Phật thuyết pháp xong, có thể chứng đắc Nhập Lưu Thánh Ðạo – Nhập Lưu Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu; nhưng vì đã phạm vô gián nghiệp chắc chắn phải sa vào địa ngục, cho nên Ðức vua không thể chứng đắc Thánh Ðạo – Thánh Quả nào; Ðức vua chỉ phát sanh đức tin trong sạch, xin quy nơi Tam bảo, trở thành người cận sự nam tận tâm lo hộ độ Tam bảo.
Sau khi Ðức Phật tịch diệt Niết Bàn được 3 tháng 4 ngày chính Ðức vua lo hộ độ chư Thánh Tăng trong kỳ kết tập Tam tạng lần thứ nhất tại động Sattapanni gần thành Ràjagaha gồm có 500 bậc Thánh Arahán, do Ngài Ðại Ðức Trưởng lão Mahàkassapa chủ trì. Mặc dầu phước thiện lớn lao như vậy, Ðức vua cũng không tránh khỏi sa vào cảnh địa ngục. Ðáng lẽ Ðức vua sau khi chết, do năng lực của ác trọng nghiệp cho quả tái sanh vào đại địa ngục Avìci, song nhờ phước thiện ấy, nên chỉ tái sanh vào địa ngục Lohakumbhì suốt 60.000 năm, đến khi mãn ác nghiệp, được trở lại tái sanh làm người, kiếp vị lai sau này sẽ chứng đắc thành bậc Ðộc Giác Phật có danh hiệu Vijitàvì.
-ooOoo-
Tám Sự Tích Phật Lực
Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu)
Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế
Hits: 64