Đối với Phật Giáo, Bồ Đề Đạo Tràng là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích Ca.
Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là thị trấn nhỏ, nằm phía đông nam bang Bihar, Ấn Độ. Ngày nay, nơi đây là một trong những điểm du lịch hàng đầu châu Á, thu hút hàng triệu tín đồ hành hương vì có Cội Bồ Đề (danh hiệu trong Phật Giáo, tôn xưng một cây Bồ Đề cổ thụ), nơi Đức Phật Thích Ca đã thành đạo.
Trải qua bề dày lịch sử hơn 2.600 năm, cây Bồ đề từng bị đốn hạ, rồi trồng lại nhiều lần. Ngày nay, hậu duệ của nó vẫn phát triển mạnh mẽ và không chuyển dịch so với vị trí của cây Bồ Đề ban đầu là bao.
Cái tên Bồ Đề Đạo Tràng được chính thức sử dụng từ thế kỷ 18. Trước đó, nơi này có tên là Uruvela, Mahabodhi, Vajrasana, Sambodhi.
Ngay trước ngày trăng tròn của tháng Vesak (tháng 4 – 5 âm lịch), khoảng năm 528 TCN, một nhà tu khổ hạnh trẻ tuổi đã đến vùng ngoại ô của ngôi làng nhỏ Uruvela, nằm bên bờ sông Neranjara. Người này chính là Thái tử Tất đạt đa (Siddhartha) của tiểu quốc Thích ca (Shakya). Khung cảnh tuyệt đẹp của vùng nông thôn nơi đây đã khiến nhà tu hành trẻ quyết định ở lại và thiền định dưới tán một gốc cây bồ đề.
Chẳng bao lâu sau, người này đã giác ngộ được chân lý, nhìn thấy “Sự thật” trong tất cả vinh quang và huy hoàng của nó. Không còn là Thái tử Siddhartha hay Gotama khổ hạnh, ngài đắc đạo thành Đức Phật. Đức Phật đã ở gần Uruvela 7 tuần tiếp theo để trải nghiệm hạnh phúc được giác ngộ.
Ngoài Cội Bồ Đề, các điểm thu hút du khách ở Bồ Đề Đạo Tràng còn có Kim Cương tòa, nằm dưới gốc cây Bồ Đề. Đây là nơi Thái tử đã ngồi tham thiền nhập định.
Một điểm thu hút khác là bức tượng Mahabodhi, nằm trong chùa Mahabodhi (còn có tên khác là chùa Đại Giác Ngộ). Bức tượng này tương truyền giống hệt hình dáng của Đức Phật.
Truyền thuyết kể rằng khi chùa được xây, người ta quyết định đặt một bức tượng nhưng mất một thời gian dài không thể tìm thấy tác phẩm điêu khắc nào đủ tốt. Một ngày kia, một người đàn ông lạ mặt xuất hiện và nói rằng sẽ đảm nhận công việc tạc tượng.
Ông yêu cầu một đống đất sét thơm và một chiếc đèn đặt trong thánh đường của đền thờ. Cửa sẽ phải khóa kín trong 6 tháng. Nhưng người dân nơi đây quá tò mò nên đã mở cửa trước thời hạn 4 ngày. Mọi người bị choáng ngợp khi nhìn thấy bức tượng, nó hoàn hảo đến từng chi tiết ngoại trừ một phần nhỏ trên ngực còn đang dang dở.
Sau đó, một nhà sư ngủ trong thánh đường, mơ thấy Maitriya (Phật Di Lặc) xuất hiện và nói rằng ông chính là người tạo ra bức tượng. Ngày nay, Mahabodhi là bức tượng được tôn kính nhất trong thế giới Phật giáo.
Chùa Đại Giác Ngộ được xây dựng tại nơi Đức Phật đạt được sự giác ngộ chân lý, ngay cạnh cây bồ đề, có lịch sử từ khoảng năm 250 trước CN. Công trình bị phá hủy bởi chiến tranh. Vào thế kỷ thứ 2 TCN, một ngôi chùa mới được xây dựng lại trên chính địa điểm cũ. Chùa Đại Giác Ngộ là một công trình kiến trúc bằng đá, 4 ngọn tháp lớn nằm ở trung tâm và 4 ngọn tháp ở 4 phía. Năm 2002, UNESCO đã công nhận chùa là di sản thế giới.Video Player is loading.ReplayHiện tại 0:48/Thời lượng 0:48Đã tải: 0%Tiến trình: 0%Bỏ tắt tiếngToàn màn hình
Dưới gốc Bồ đề. Video: YouTube.
Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Phật thành đạo bên bờ sông Niranjana, nay là một thành phố nhỏ thuộc quận Gaya, bang Bihar, Ấn Độ. Nơi đây được coi là thánh tích quan trọng nhất, nằm cách thủ phủ Patna 96 km, có tháp Đại Giác Ngộ cao 52 m.
Ngoài ra, còn có 3 thánh địa Phật Giáo quan trọng khác là Vườn Lâm Tỳ Ni – nơi Phật Đản sinh; Lộc Uyển – nơi Phật chuyển pháp luân; Câu Thi Na – nơi Phật nhập Niết bàn.
Bồ Đề Đạo Tràng cách sân bay gần nhất 17 km. Với du khách Việt, cách dễ nhất là bay tới Mumbai hoặc Delhi, Ranchi, Kolkata…, rồi từ đó bay tới Patna. Từ Patna, bạn thuê xe tới Bồ Đề Đạo Tràng cách đó 135 km.
Các chuyến bay từ Việt Nam sang Ấn Độ có giá từ khoảng 8 triệu đồng (phải quá cảnh tại một điểm).
Anh Minh (Theo Buddha net)
Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế
Hits: 51