Một địa danh thiêng liêng khác có liên quan đến cuộc đời Ðức Phật là Sankasya, nơi Ðức Phật thi triển thần thông lên cung trời Ðao Lợi thứ 33 thuyết pháp giáo hóa thân mẫu của Ngài là Hòang hậu Ma Gia và chư Thiên.  Ðức Phật đã giảng A Tỳ Ðạt Ma Luận trên cung trời Phạm Thiên.  Sự kiện này đã xảy ra sau khi Ðức Phật thi thố phép lạ ở Sravasti.

Sankasya, còn được gọi là Sankisa hay Sanisa Basantapur, thuộc quận Farrukhabad của Utta Pradesh.  Ðịa phương này được biết xác thực là nhờ vào bia ký của vua A Dục khắc trên tượng một con voi đánh dấu thánh địa này.

Không riêng chỉ có hai ngài Pháp Hiền và Huyền Trang đến chiêm bái thánh địa Sankasya, mà có nhiều tăng sĩ Trung Hoa khác cũng đến viếng thăm thánh địa này – nhưng những tài liệu do họ để lại cũng không còn đầy đủ chứng cứ để xác minh rõ hơn về địa danh này.  Ngôi làng hiện giờ ở thánh địa này nằm trên một ngọn đồi, cao độ 41 bộ và rộng cỡ 1,500 mét vuông.  Cách đó về hướng Nam độ ¼ dặm là một ngôi tháp do hòang hậu Devi ra lệnh xây cất.  Rải rác chung quanh ngọn đồi này là những đống gạch đá vỡ vụn và những di tích sót lại của cổng thành, đòn ngang, xà nhà, v.v. Những tàn tích này không đủ dữ kiện để chúng ta xác định lịch sử của thánh địa Sankasya.

Tượng con voi do vua A Dục sai đúc là di tích quan trọng nhất đánh dấu địa danh Sankasya và những cuộc khai quật trong tương lai hy vọng sẽ đem lại cho chúng ta nhiều điều lý thú hơn về Sankasya.

Sankasya (skt): Tăng Già Thị—Tăng Ca Xá—Tăng Kha Gia—Tăng Kha Luật Đa Nhĩ—Một vương quốc cổ tọa lạc về phía bắc Ấn Độ. Bây giờ là Samkassam, một làng khoảng 45 dậm về phía tây bắc của Kanauj. Một Thánh tích có liên quan đến cuộc đời của Đức Phật. Theo truyền thuyết, đây là nơi mà Đức Phật đã đến trần gian từ cung trời Đao Lợi. Chính tại nơi nầy, Ngài đã giảng Vi Diệu Pháp cho thân mẫu của Ngài cũng như chư Thánh khác. Do có liên quan với câu chuyện thiêng liêng nầy nên Sankasya đã trở thành một điểm hành hương quan trọng và nhiều đền tháp, tu viện lớn đã được xây dựng tại đây trong thời cực thịnh của Phật giáo. Cả Pháp Hiển và Huyền Trang đều đã đến chiêm bái nơi nầy, và đã để lại những mô tả kỹ càng về các công trình kiến trúc quan trọng. Tuy nhiên, do bị bỏ phế lâu ngày, cho nên tất cả các công trình nầy đều đang sụp đổ, mục nát. Hơn nữa, các chi tiết từ các nhà hành hương Trung Quốc không đủ giúp xác định được vị trí của các phế tích. Theo Pháp Hiển trong Tây Vực Ký: “Xứ này phì nhiêu, dân cư đông đúc thịnh vượng và vô cùng hạnh phúc. Khách từ phương xa đến đều được đón tiếp nồng hậu, và được cung cấp đầy đủ những thứ cần dùng cho cuộc hành trình.” Tại Sankasya, người ta tin rằng Đức Phật đã trở về từ cung trời Đao Lợi (cõi trời 33 tầng) sau khi Ngài đã thuyết pháp cho mẹ và chư Thiên tại đây. Theo truyền thuyết, Đức Phật trở về bằng một chiếc thang có ba đường, Ngài đi đường giữa, trời Phạm Thiên và Đế Thích đi hai bên. Câu chuyện Đức Phật trở về từ cung trời Đao Lợi ở Sankasya đã là một đề tài nghệ thuật Phật giáo từ xa xưa tại đây. Trong một bức họa ở Bharhut, chiếc thang ba đường nằm giữa, dưới chân thang là cây Bồ Đề và Kim Cang Tòa. Có dấu chân thứ nhất của Đức Phật trên bậc trên cùng và dấu chân thứ nhì trên bậc thứ ba của đường thang chính giữa. Bốn phía chung quanh thang là một số khách quan gồm vua chúa, các quan đại thần và thường dân đang mong đợi Đức Phật trở về. Cũng giống như cảnh phác họa ở Sanchi. Vì sự liên hệ thiêng liêng của nó với Đức Phật mà Sankasya trở thành một trong những thánh địa thiêng liêng nhất của Phật giáo với một số tháp và tự viện được dựng lên từ thời xa xưa. Pháp Hiển, nhà hành hương Trung quốc vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch nói: “Khi Đức Phật sắp sữa trở về từ cung trời Đao Lợi, Ngài đã làm một cái thang tam cấp bằng bảo châu và chính Ngài đã bước xuống bằng đường giữa làm bằng thất bảo. Phạm Thiên cũng làm một cái thang bằng bạc theo hầu bên phải với tay cầm phất trần. Vua trời Đế Thích làm một cái thang bằng bạc cầm dù thất bảo theo hầu bên trái. Vô số chư Thiên theo Đức Phật từ cung trời trở về. Khi Ngài về đến thế gian thì các bậc tam cấp biến mất, chỉ còn lại bảy bậc thang phía dưới. Pháp Hiển nói tiếp: “A Dục Vương đã xây điện thờ ngay trên bực thang, đặt ngay bực giữa tượng nguyên hình Đức Phật. Phía sau bệ thờ nhà vua cho dựng lên một cột đá cao 20 mét, bên trên cột là tượng sư tử, bốn phía xung quanh cột là những tượng Phật.” Pháp Hiển cũng ghi nhận những ngôi tháp và tự viện và nói rằng “có khoảng 1.000 chư Tăng Ni, một số thuộc Đại Thừa, số khác thuộc Tiểu Thừa.” Khi Huyền Trang viếng Sankasya vào năm 636 sau Tây lịch, một số điện thờ vẫn còn. Huyền Trang nói: “Về phía đông thành phố chừng 20 dặm có một ngôi già lam với tôn tượng Đức Bổn Sư thâät tuyệt vĩ. Tại đây có chừng 100 chư Tăng đang tu tập theo giáo pháp của trường phái Chính Lượng Bộ. Vài ngôi tháp của các vị Phật tử tại gia có cuộc sống tịnh hạnh sống gần ngôi tự viện. Bên trong vòng rào lớn của ngôi tự viện là bậc tam cấp làm bằng bảo châu theo hướng Bắc Nam, và mặt thang để xuống xoay về hướng Đông. Đây chính là nơi Đức Như Lai trở về từ cung trời Đao Lợi. Ngày trước Đức Như Lai đã lên trời qua ngả cung điện của “khu rừng Chế Ngự” và ngự tại Điện Pháp Hoa để giảng giáo pháp cho thân mẫu. Ba tháng trôi qua, Ngài muốn trở về địa giới nên vua Trời Đế Thích cùng chư Thiên dùng thần thông dựng lên chiếc thang quý báu. Chính giữa bằng vàng, bên trái bằng lưu ly và bên phải bằng bạc. Đức Như Lai khởi lên từ Pháp Hoa điện, được chư Thánh chúng tháp tùng, Ngài đi xuống thang giữa. Vua Trời Đại Phạm Thiên, tay cầm phất trần màu trắng, đi xuống thang bạc bên phải, trong khi cua Trời Đế Thích, tay cầm bảo cái, đi xuống bằng thang lưu ly bên tay trái. Trong lúc ấy, chư Thiên tháp tùng vừa tung hoa trời trên không trung vừa tán thán vinh danh Ngài. Vài thế kỷ trước đây những chiếc thang này vẫn còn tại vị trí nguyên thủy, nhưng bây giờ đã bị lún sâu xuống đất nên không còn thấy nữa. Những vị thái tử vùng lân cận, buồn vì không còn thấy những chiếc thang ấy nữa nên đã cho xây dựng những bậc thang bằng gạch và đá được trang trí với bảo châu ngay trên nền của bậc tam cấp nguyên thủy này, gần giống như những bậc thang thời xa xưa. Những bậc thang này cao khoảng 70 bộ Anh (khoảng 23 mét). Trên đó họ cho xây một ngôi tịnh xá có tượng Phật bằng đá hai bên bậc thang có hình Phạm Thiên và Đế Thích, giống hệt như khi họ tháp tùng Đức Phật khi Ngài trở về từ cung trời Đao Lợi. Gần bên ngoài ngôi tịnh xá có một trụ đá do vua A Dục dựng lên, cao khoảng 23 mét (70 bộ Anh). Trụ đá có màu tím, chiếu sáng như là có hơi nước. Chung quanh trụ có những hình chạm trỗ tuyệt mỹ. Ngài Huyền Trang đã nói thêm: “õNgoài ra, không xa những bậc thang quý báu này mấy, có một ngôi tháp, nơi Đức Như Lai tắm khi Ngài vừa trở lại thế gian. Bên cạnh ngôi tịnh xá là địa điểm nơi Đức Như Lai vào định. Bên cạnh ngôi tịnh xá có 50 bước chân, cao khoảng 2 mét (7 bộ Anh); nơi Đức Như Lai thường đi bộ. Ngay trên địa điểm này nơi mà những bước chân của Ngài đã dẫm lên là những hình tượng hoa sen. Về phía bên phải và bên trái là hai ngôi tháp nhỏ, được dựng lên bởi vua Trời Đế Thích và Phạm Thiên. Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên, Sankasya cổ xưa đã được Tướng Cunningham nhận ra vào năm 1842 tại khu làng mà bây giờ có tên là Sankisa, thuộc quận Farrukhabad của bang Uttar Pradesh. Làng Sankisa tọa lạc trên cao nguyên gần sông Kali nằm giữa biên giới các quận Farrukhabad, Etah và Mainpuri. Từ Tân Đề Li đi Kankisa khoảng 315 cây số bằng đường bộ qua ngã quốc lộ số 2 Ghaziabad-Aligarth-Etah-Bewar và đi từ Bewar qua Mohammadabad-Pakhna. Từ, Sankisa cách Agra 175 cây số qua ngã Firozabad-Shikohabad-Mainpuri-Bewar-Mohammadabad-Pakhna. Trạm xe lửa gần nhất là trạm Pakhna trên tuyến đường Shikohabad- Farrukhabad. Phế tích quan trọng của Sankasya là phế tích trụ đá vua A Dục, trên đó có chạm khắc hình sen và lá Bồ Đề. Gần đó có một ngôi tự viện nằm ngay dưới gốc cây Bồ Đề. Ngôi tự viện được Hòa Thượng Vijaya Soma, một vị Tăng đến từ Tích Lan, xây dựng vào năm 1957. Ngôi đền thờ mới với bức tượng đứng của Đức Phật hai bên được Phạm Thiên và Đế Thích tháp tùng khi Ngài trở về từ cung trời Đao Lợi. Cách trụ đá vua A Dục khoảng 6 mét, có một đồi bằng gạch đặc mà ngày trước là nền của khu kiến trúc Phật giáo. Nhưng bây giờ là ngôi đền Ấn Giáo thờ nữ thần Visharidevi. Người ta tin rằng Đức Phật đã từ cung trời Đao Lợi đi xuống tại chỗ này. Có một số đông Phật tử thăm viếng Sankasya hằng năm vào khoảng tháng 10 khi có lễ hội tôn giáo. Nói về dân chúng tại Sankasya thì Ngài Huyền Trang đã nói: “Cư dân tại Sankasya rất nhu hòa và hiếu học.” Nhưng ngày nay cho đến năm 1960 khi cố Hòa Thượng Vijaya Soma, gốc người Tích Lan thăm viếng Sankasya thì cả vùng này không có lấy một ngôi trường nên Ngài đã xây dựng tại đây một ngôi trường. Ngôi trường này ngày nay có tên là trường Trung Học cao cấp “Bhadant Vijaya Soma Vidya Mandir,” trường đóng một vai trò rất hữu ích trong việc phát triển giáo dục trong và quanh vùng Sankasya—An ancient kingdom and city in Northern India (Kapitha). The modern Samkassam, now a village 45 miles northwest of Kanauj. A sacred place connected with the life of the Buddha. It is said that this is where the Buddha have descended to earth from the Trayastrimsa heaven. This is where he preached the Abhidharma to his mother and other Gods. Owing to this sacred association, Sankasya became an important place of pilgrimage. Important shrines, stupas and monasteries were built on the site in the heyday of Buddhism. Both Fa-Hsien and Hsuan-Tsang visited the place and left interesting accounts of the important monuments. However, through long neglect, all is now in crumbling ruins. Furthermore, the accounts of the Chinese pilgrims are not sufficient to help us identify the locations of the ruins. According to Fa-Hsien in the Records of the Buddhist Kingdoms: “This country is fertile, the inhabitants are populous, prosperous and extremely happy. People from other countries who come here, all are warmly welcome and provided with what they need for their trip.” At Sankasya, the Buddha is believed to have descended to the earth from the Trayastrimsa Heaven (Heaven of the Thirty-three Gods) after preaching to His mother and other Gods. This event is said to have occurred after the great miracle performed by the Buddha at Sravasti. According to tradition, the Buddha came down by a triple ladder, accompanied by the Gods Brahma and Sakra (Indra). The story of the Buddha’s descent from heaven at Sankasya has been a popular theme in early Buddhist art. In the Bharhut illustration, the triple ladder is at the center of the scene with a Bodhi Tree and Vajrasana at its foot. There is one footprint of the Buddha on the top step and a second footprint on the bottom step of the middle ladder. Around the ladder on all sides are a number of spectators, kings, ministers and people awaiting anxiously the return of the Buddha. Somewhat similar scene is depicted at Sanchi. Because of its sacred association with the Buddha, Sankasya became one of the most important Buddhist holy places with a number of Stupas and monasteries were erected there in ancient times. Fa-Hsien, who visited the site in the first decade of A.D. 5th century, says, “When the Buddha was about to come down from heaven to earth, he produced by a miracle three flights of jeweled steps and he himself came down the middle flight which was made of the seven preciosities. Brahma also produced a flight of silver steps to the right, where he was in attendance with a fly-brush in his hand. The God of Heaven, Indra, produced a flight of copper steps to the left, where he was in attendance with an umbrella of the seven preciosities in his hand. Countless hosts of Devas followed Buddha down; and when He reached the earth, the three flights disappeared into ground except seven steps which remained.” Continuing, Fa-Hsien says: “Asoka built a shrine over the step, placing on the middle flight a full length image of Buddha. Behind the shrine he raised a stone column sixty feet in height; upon the top he placed a lion, and within the column, at the four sides, images of Buddha.” Fa-Hsien also notices other stupas and monasteries and says that “there are here about 1,000 monks and nuns, all of whom obtain their food from a common stock and belong, some to the greater vehicle and some to the lesser one.” When Hsuan-Tsang visited Sankasya in A.D. 636, a number of shrines were still standing. Hsuan-Tsang says: “To the east of the city 20 li or so is great Sangharama with the sacred image of the holy form (of Buddha) is most wonderfully magnificent. There are about 100 monks here, who study the doctrines of the Sammatiya school. Several myriads of “Pure men” (religious laymen) live by the side of this Sangharama or Convent. Within the great enclosure of the Sangharama there are three precious ladders, which are arranged side by side from north to south, with their faces for descent to the east. This is where Tathagata came down on his return from the Trayastrimsas heaven. In old days Tathagata, going up from the ‘wood of the conqueror’ ascended the heavenly mansions, and dwelt in the Saddharma Hall, preaching the law for the sake of his mother. Three months having elapsed, being desirous to descend to earth Sakra, King of the Devas, exercising his spiritual power, erected these precious ladders. The middle one was yellow gold, the left-hand one of pure crystal, the right-hand one of white silver. Tathagata rising from the Saddharma hall, accompanied by a multitude of Devas, descended by the middle ladder. Maha Brahma-raja holding the white charmara, came down by the white ladder on the right, while Sakra, King of Deva (Devendra) holding a precious canopy (parasol), descended by the crystal ladder on the left. Meanwhile, the companies of Devas in the air scattered flowers and chanted their praises in his honor. Some centuries ago the ladders still existed in their original position, but now they have sunk into the earth and have disappeared. The neighboring princes, grieved at not having seen them, built up of bricks and stones ornamented with jewels, on the ancient foundations (three ladders) resembling the old ones. They are about 70 feet high. Above them, they have built a Vihara in which a stone image of Buddha, and on either side of this is a ladder with the figures of Brahman and Sakra, just as they appeared when first rising to accompany Buddha in his descent. On the outside of the Vihara, but close by its side, there is a stone column about 70 feet high which was erected by Asoka-raja. It is of the purple color, and shining as if with moisture. The substance is hard and finely grain. There are carved figures inland, of wonderful execution, on the four side of the pillar around it.” Hsuan-Tsang further says: “Besides the precious ladder (temple) and not far from it, there is a Stupa, where Tathagata when in the world, bathed himself. By the side of this is Vihara on the spot where Tathagata entered Samadhi. By the side of Vihara there is a long foundation wall 50 paces in length and 7 feet high; this is the place where Tathagata took existence; this is a place where Tathagata took exercise. On the spot where his feet trod are figures of the lotus flower. On the right and left of the wall are (two) littles Stupas, erected by Sakra and Brahma. After centuries of oblivion, the ancient Sankasya was identified by General Cunningham in 1842 with the modern village of Sankisa in the district of Farrukhabad of Uttar Pradesh. The village of Sakisa is situated on a high plateau near the Kali river where the borders of the districts of Farrukhabad, Etah and Mainpuri meet. From Delhi, Sankisa is 315 kilometers by road via Ghaziabad-Aligarth-Etah-Bewar on National Highway number 2 and from Bewar via Mohammadabad-Pakhna. From Agra, Sankisa is 175 kilometers via Firozabad-Shikohabad-Mainpuri-Bewar-Mohammadabad-Pakhna. The nearest railway station is Pakhna on the Shikohabad- Farrukhabad line. An important relic of the past at Sankasya is the stump of the broken Asoka pillar surmounted by the elephant capital. It has beautiful carvings of lotus and leaves of Bodhi tree. Nearby is a small modern Buddhist temple under the Bodhi tree. It was constructed in 1957 by Venerable Vijaya Soma, a Buddhist monk from Sri Lanka. The modern shrine has a standing image of the Buddha flanked by Brahma and Sakra who are believed to have accompanied the Buddha on His descent from heaven to earth. About 20 yards to the south of the Asokan Pillar, there is a high mound of solid brick work which was once a Buddhist structure. But it is now surmounted by a temple dedicated to Hindu Goddess Visharidevi. It is believed that the Buddha had descended from heaven at this place. Buddhists visit Sankasya in large numbers every year on the Ashvina (Sharad) Purnima (in October) when a religious congregation takes place. About the people of Sankasya (Kapitha), Hsuan-Tsang had said that, “the manner of the people are soft and agreeable. The men are much given to learning.” But the modern Sankasya had no school till 1960 when the late Venerable Vijaya Soma of Sri Lanka established a school there. This school now named as “Bhadant Vijaya Soma Vidya Mandir Higher Secondary School” is playing a very useful role on spreading education in and around Sankasya.

https://thuvienhoasen.org/a10874/chuong-16-nhung-thanh-tich-khac-other-sacred-places

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 55

Post Views: 928