Chú ý : Phần Content và video là 2 luồng khác nhau

 

 

TRÚC LÂM “TINH XÁ” HAY TRÚC LÂM “TỊNH XÁ” – NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?

Trúc Lâm Tịnh Xá được xem là ngôi chùa đầu tiên của Phật Giáo. Nơi đây khi Đức Phật còn sống đã ở lại tịnh xá nhiều tháng trời và cũng là nơi ngài Huyền Trang đã ghé dừng chân trong hành trình lên Tây Thiên để thỉnh Chân Kinh quý báu. Dưới đây là chia sẻ của MC. Lê Đỗ Quỳnh Hương về chuyến viếng thăm Trúc Lâm Tinh Xá thiêng liêng một cách thật chi tiết.

“Trước hết, cần phải nói rõ là mình gõ đúng chính tả cho cái tựa nha: là “Trúc Lâm Tinh Xá”, chớ hỏng phải “Tịnh xá”. “Tinh xá” – “TINH” trong Tinh khôi, trong vắt. Ý của các vị khi đặt tên cho nơi chốn giản dị đơn sơ này chính là đây là một nơi có nhiều khóm trúc, là nơi nguyên sơ trong lành. Cũng là cơ sở Phật giáo đầu tiên trong đạo Phật.

 


Mc.Quỳnh Hương cùng chiếc nón lá truyền thống của Việt Nam trong chuyến viếng thăm Trúc Lâm Tinh Xá
 Cái hồi mình bước chân đến đây trong chuyến đi hồi Tết, lúc ấy mình vừa từ núi Linh Thứu xuống, đầu cón lâng lâng say sưa với những cảm giác trong lành có được trên đỉnh núi lúc bình minh ấy. Thế là những câu chuyện được nghe ở đất Trúc Lâm Tinh Xá này cũng dễ dàng ngấm vào lòng người rất nhiều. Chuyện kể rằng cái hồi còn bôn ba đi tìm kiếm con đường thoát khổ, có một lúc hai người bạn cùng lứa tuổi 29 thời bấy giờ: một là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha – tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này) và vua Tần Bà Sa La (Bình Sa Vương/ Bimbisara) đã có lời hẹn với nhau rằng, người nào phát hiện ra chân lý sẽ chia sẻ lại cho người kia. Sau đó một thời gian, Thái tử Tất Đạt Đa thành đạo sau thời gian Ngài nhập định và chiêm nghiệm dưới gốc cây bồ đề lịch sử. Năm tháng sau Ngài quay về, có gặp vua Tần Bà Sa La. Vua cung kính lĩnh hội những gì Đức Thích Ca Mâu Ni giảng dạy, và tình nguyện hiến khoản vườn thượng uyển với nhiều khóm trúc tươi tốt cho Đức Thích Ca làm nơi giảng đạo cho chúng tăng khác. Từ đó, Trúc Lâm Tinh Xá ra đời.

 

 


Không gian thoáng đãng trong Trúc Lâm Tinh Xá
Đến nơi này, điều làm mình ấn tượng nhất không phải là rất nhiều khóm trúc thẳng tắp, chạy dài dọc theo những con đường nhỏ tráng xi măng gọn ghẽ, mà chính là câu chuyện được gắn liền với những khóm trúc đó. Tương truyền rằng ngày đó, với những người tình nguyện theo Ngài để học pháp, Đức Thích Ca phân cho các vị trụ mỗi người một khóm trúc trong vườn để tu tập. Thế nhưng đi kèm với điều này là một quy định: mỗi ngườ chỉ được ở lại khóm trúc ấy trong 03 ngày, sau đó phải đổi sang một khóm trúc khác. Lý giải cho điều này, Đức Phật đưa ra 03 lý do chính:
1/ Vị trí của các khóm trúc khác nhau, dẫn đến sự ưu tiên và kém ưu tiên cho các tăng sĩ (khóm gần, khóm xa; khóm ‘mặt tiền’, khóm khuất…) nên thay đổi để đảm bảo sự công bằng lần lượt cho mọi người.
2/ Thay đổi vị trí trong thời gian đủ ngắn để các vị không kịp phát sinh lòng thương nhớ, tình yêu và luyến tiếc với bụi trúc mình gắn bó.
3/ Thay đổi vị trí tu tập để không bị cũ mòn trong cảm nhận và tư duy tu tập, từ đó luôn có cơ hội để sáng tạo và ngẫm nghiệm ra những điều mới.

 



Mc.Quỳnh Hương chụp hình lưu niệm bên những khóm trúc mang “pháp” ở Trúc Lâm Tinh Xá
Những bài học có từ cách đây gần 3.000 năm, dường như vẫn hết sức sát sườn với thực tế của thời hiện tại! Mình cứ thế cứ ghi chép lia lịa vào ‘Cuốn sổ kỳ diệu’ nhỏ nhỏ mà mình mang theo, để bây giờ mới còn nhớ mà kể lại cho mọi người nghe. Và, có một điều thật bất ngờ hơn nữa: Thật khó liên tưởng ngôi tinh xá đơn sơ này chính là… địa điểm mà hồi xưa, ngài Huyền Trang thời Đường (khoảng thế kỷ thứ 6) đã phải lặn lội đi từ đất Trung Hoa sang tới Ấn Độ để tìm đến và học hỏi, sao chép kinh tạng Phật pháp mang về truyền bá cho dân xứ nhà. Bạn nghe có thể chưa quen lắm, nhưng nếu mình nói thêm ý nữa thì ai cũng sẽ thấy quen: ngài Huyền Trang và tích đi tìm kinh Phật này chính là nguồn gốc để hậu thế tạo nên tác phẩm Tây Du Ký vĩ đại, trong đó có nhân vật Đường Tăng đi thỉnh kinh và có các đệ tử Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng… đó!”

Trong hành trình chiêm ngưỡng Tứ Động Tâm. Du khách đừng quên ghé viếng Trúc Lâm Tinh Xá và nhớ lưu ngay cho mình một vài bức ảnh ngay tại những bụi trúc mang “pháp” đầy ý nghĩa này nhé!

 

 

 

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 242

Post Views: 794