Kusalassa upasampadā,
Sacittapariyodapanaṃ,
Etaṃ buddhāna sāsanaṃ”.
Nibbānaṃ, paramaṃ vadanti buddhā,
Na hi pabbajito parūpaghātī,
Na samaṇo hoti paraṃ viheṭhayanto”.
“Không làm mọi điều ác,
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy”.
“Chư Phật thường giảng dạy,
Nhẫn, khổ hạnh tối thượng,
Niết bàn quả tối thượng,
Xuất gia không phá người,
Sa môn không hại người”.
185. “Anūpavādo anūpaghāto,
Pātimokkhe ca saṃvaro,
Mattaññutā ca bhattasmiṃ,
Pantañca sayanāsanaṃ,
Adhicitte ca āyogo,
Etaṃ buddhāna sāsanaṃ”.
“Không phỉ báng, phá hoại,
Hộ trì giới căn bản,
Ăn uống có tiết độ,
Sàng tọa chỗ nhàn tịnh
Chuyên chú tăng thượng tâm,
Chính lời chư Phật dạy”.
Kệ ngôn Pháp cú nầy, Đức Bổn Sư thuyết ra khi Ngài ngự an tại Jetavana, đề cập đến câu hỏi của Trưởng Lão Ānanda.
Tương truyền rằng: Một hôm Trưởng Lão Ānanda ngồi nơi chỗ ngụ ban ngày, khởi lên suy nghĩ rằng:
– Bậc Đạo Sư chỉ tuyên thuyết về bảy sự kiện của mỗi vị Phật là: Cha, mẹ, tuổi thọ, cây Bồ Đề, cuộc đại hội, Thượng Thinh Văn và đại thí chủ. Nhưng Ngài không nói gì về Uposatha, Uposatha của chư Phật quá khứ có giống như Uposatha của Đức Thế Tôn hiện tại chăng? Hay là có sự khác biệt nhỉ?
Trưởng Lão bèn đi đến nơi ngự của Đức Thế Tôn, đảnh lễ Bậc Đạo Sư xong rồi, trình lên sự suy nghĩ của mình. Đức Thế Tôn giảng rằng: “Chư Phật quá khứ có sự khác biệt về thời gian, nhưng lời dạy thì không sai khác. Bậc Chánh Đẳng Vipassī cứ bảy năm Ngài hành Uposatha 1 lần, vì lời Giáo giới của Ngài chỉ ban trong 1 ngày được tồn tại cả 7 năm. Bậc Chánh Đẳng Giác Sikhā và Đấng Chánh Đẳng Giác Vessaphū cứ 6 năm Ngài hành Uposatha 1 lần, vì lời Giác giới của các Ngài chỉ trong 1 ngày được tồn tại suốt 6 năm. Bậc Chánh Đẳng Giác Kakusandha và Đấng Chánh Đẳng Giác Koṇāgamana cứ mỗi năm Ngài hành Uposatha 1 lần, lời giáo giới của Ngài chỉ trong 1 ngày được tồn tại suốt 1 năm. Đấng Chánh Đẳng Giác Kassapa thì cứ 6 tháng Ngài ban hành Giáo giới 1 lần, vì lời Giáo Giới trong 1 ngày của Ngài có được sự tồn tại suốt 6 tháng…”.
Đức Thế Tôn thuyết lên sự sai biệt thời gian ban Giáo giới của chư Phật quá khứ, rồi Ngài dạy rằng:
– Còn Uposatha của Đấng Như Lai hiện tại, cứ nữa tháng thì hành một lần, vì lời dạy của Như Lai chỉ trong một ngày được tồn tại suốt nữa tháng. Nầy Ānanda! Còn tất cả lời giáo giới của chư Phật đều như nhau cả.
183. “Sabbapāpassa akaraṇaṃ,
Kusalassa upasampadā,
Sacittapariyodapanaṃ,
Etaṃ buddhāna sāsanaṃ”.
“Không làm mọi điều ác,
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy”.
184. “Khantī paramaṃ tapo titikkhā,
Nibbānaṃ, paramaṃ vadanti buddhā,
Na hi pabbajito parūpaghātī,
Na samaṇo hoti paraṃ viheṭhayanto”.
“Chư Phật thường giảng dạy,
Nhẫn, khổ hạnh tối thượng,
Niết bàn quả tối thượng,
Xuất gia không phá người,
Sa môn không hại người”.
“Không phỉ báng, phá hoại,
Hộ trì giới căn bản,
Ăn uống có tiết độ,
Sàng tọa chỗ nhàn tịnh
Chuyên chú tăng thượng tâm,
Chính lời chư Phật dạy”.
185. “Anūpavādo anūpaghāto,
Pātimokkhe ca saṃvaro,
Mattaññutā ca bhattasmiṃ,
Pantañca sayanāsanaṃ,
Adhicitte ca āyogo,
Etaṃ buddhāna sāsanaṃ”.
183. Không làm điều ác. Trau dồi việc thiện. Thanh lọc tâm. Đó là lời Giáo Huấn của chư Phật.
184. Hành Pháp nhẫn nại là khổ hạnh cao thượng nhất. Níp Bàn là tối thượng, chư Phật dạy. Đúng vậy, người gây tổn hại cho kẻ khác không phải là bậc xuất gia. Bậc Sa Môn không hề áp bức ai.
185. Không lăng mạ, không gây tổn hại, tự thu thúc đúng theo Giới Luật Căn Bản, ẩm thực tiết độ, sống ẩn dật, chuyên cần chú niệm cao thượng. Đó là Giáo Huấn của chư Phật.
CHÚ GIẢI:
Sabbapāpassa: Tức là mỗi điều ác pháp. Làm cho thiện pháp phát sanh, kể từ khi xuất gia cho đến khi chứng đắc A La Hán Quả, và khi tạo thiện pháp phát sanh rồi hãy làm cho tăng trưởng thiện pháp ấy, gọi là upasampadā. Giữ tâm cho trong sạch thoát ra năm pháp cái, gọi là Sacittapariyodapanaṃ.
Etaṃ buddhāna sāsanaṃ: Đây là lời dạy của chư Phật.
Khantī: Gọi là sự kiên trì, tức nhẫn nại. Đây là hạnh cao thượng trong Giáo Pháp.
Nibbānaṃ paramaṃ vadanti buddhā: Cả ba bậc Toàn Giác, Độc Giác và Thinh Văn Giác thường nói về Níp Bàn là pháp cao thượng.
Na hi pabbajito: Người tác hại chúng sanh khác bằng những vật như dao, gươm, gậy, trượng… gọi là người gây hại kẻ khác, không gọi là bậc xuất gia.
Samaṇo: Người áp bức chúng sanh khác, không phải là bậc Sa môn. Tự mình không chỉ trích và không bảo kẻ khác chỉ trích, gọi là anūpavādo.
Pātimokkhe tức là Giới làm chủ. Sự gìn giữ gọi là Saṃvaro. Người biết tri túc, biết đủ gọi là mattaññutā.
Panthañ tức là vắng lặng.
Adhicitte nghĩa là tâm an trụ, tức là tâm tương ưng với 8 bậc thiện.
Āyogo: Gọi là tinh cần.
Etaṃ: Nghĩa là lời dạy của chư Phật trong kệ ngôn nầy.
Đức Thế Tôn nói về Giới thuộc khẩu bằng anūpavāda, nói về Giới thuộc về thân là anūpaghāta, nói về giới thuộc thu thúc lục căn bằng câu nầy: Pātimokkha ca saṃvaro. Nói về Giới nuôi mạng chân chánh và Giới quán tưởng khi thọ lãnh tứ sự bằng câu Mattaññutā, nói về chỗ ngụ thanh vắng bằng câu pantasehāsana. Nói về Tám bậc Thiền bằng Adhicitta. Cả ba điều học nầy, Ngài đã nói lên như thế. Dứt kệ ngôn, nhiều vị Tỳ Khưu chứng đắc Thánh Quả như là Quả Dự Lưu.
DỨT TÍCH VỀ CÂU HỎI CỦA TRƯỞNG LÃO ĀNANDA
Nguồn : Source link
Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế
Hits: 8