Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển IV

 

Phẩm Bà La Môn: Tích Một Vị Bà La Môn

“Jhāyiṃ virajam,
Āsīnaṃ katakiccam anāsavaṃ,
Uttamatthaṃ anuppattaṃ,
Tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ”.

“Tu thiền trú ly trần,
Phận sự xong vô lậu,
Đạt được đích tối thượng,
Ta gọi Bà-la-môn”.

Đức Thế Tôn ngụ tại Đại Tự Jetavana, đề cập đến vị Bà la môn, thuyết lên kệ ngôn nầy.

Tương truyền rằng: Có một vị Bà la môn khởi lên sự suy nghĩ rằng: “Sa Môn Gotama gọi đệ tử mình là Bà la môn, còn ta cũng là vị Bà la môn theo
chủng tộc và dòng giống. Ngài cũng nên gọi ta như vậy mới phải”.

Bà la môn ấy liền đi đến Tịnh xá, yết kiến Đức Thế Tôn xong rồi bạch trình việc ấy. Đức Thế Tôn phán rằng:

– Nầy Bà la môn, Như Lai không gọi người Bà la môn chỉ vì dòng chủng tộc,
Như Lai chỉ gọi người chứng đạt lợi ích tối thượng là Bà la môn.

Rồi Ngài tuyên thuyết lên kệ ngôn rằng: “Tu thiền trú ly trần. Phận sự xong vô lậu. Đạt được đích tối thượng. Ta gọi Bà-la-môn”.

CHÚ GIẢI:
Jhāyiṃ…: nghĩa là ta gọi người nhiệt tâm tinh cần với hai loại thiền vô uế (tức là Dục), sống tịnh cư trong rừng, đã hoàn thành phận sự vì cả 16 loại phận sự mà mình đã hành xong với bốn Đạo gọi là không còn lậu hoặc do đã chứng đạt lợi ích tối thượng là A La Hán. Người ấy được gọi là Bà la môn.

Mười sáu phận sự đó là:
KHỔ ĐẾ có 4: 1- Pīlanattha: ý nghĩa là áp bức.
2- Saṅkhatattha: ý nghĩa là cấu kết.
3- Santāpanattha: ý nghĩa là nhiệt não.
4- Vipariṇāmattha: ý nghĩa là thay đổi.

TẬP ĐẾ có 4: 1- Āyuhanattha: ý nghĩa là làm phát sanh khổ.
2- Nidānattha: ý nghĩa là nhân sanh của khổ.
3- Saṅyogattha: ý nghĩa là kết cấu của luân hồi.

Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 320
4- Palibodhanattha: ý nghĩa là bị giam trong căn nhà tức là
luân hồi.

DIỆT ĐẾ có 4: 1- Nissaraṇattha: ý nghĩa là thoát khỏi sanh y.
2- Vivekattha: ý nghĩa là vắng lặng phiền não.
3- Asaṅkhatattha: ý nghĩa là vô tạo tác.
4- Amatattha: ý nghĩa là Bất Tử.

ĐẠO ĐẾ có 4: 1- Niyyānattha: ý nghĩa là thoát ra khỏi luân hồi.
2- Hetuvattha: ý nghĩa là nhân của Níp Bàn.
3- Dassanattha: ý nghĩa là liễu tri Níp Bàn.
4- Adhipatayya: ý nghĩa là Trưởng trong sự Giác ngộ Níp
Bàn.

Dịch Giả Cẩn Đề
Bà la môn giống của Như Lai,
Là bậc siêu nhân đủ thánh tài,
Chẳng phải con dòng cha mẹ đẻ,
Hữu danh vô thực, ở bên ngoài,
Bà la môn Phật chứng ở bên trong,
Thiền định, ly trần phận sự xong,
Vô Lậu, Niết Bàn là trú xứ,
Lặng yên tứ khổ với phàm phong.
DỨT TÍCH MỘT VỊ BÀ LA MÔN

Nguồn : Source link

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 31

Post Views: 309