TRƯỞNG LÃO BAKKULA

Đệ nhất hạnh vô bệnh

https://spunno.files.wordpress.com/2011/09/027c1-xaloicuatongia_bacola_bakula.jpg?w=400&h=280
Xá lợi của Ngài Trưởng lão Bakkula

https://spunno.wordpress.com/2011/09/30/truong-lao-bakkula-de-nhat-hanh-vo-benh-dinh-phuc/

I. Gia thế:

Trước khi Đức Thế Tôn xuất hiện trên thế gian, tại thành Kosambi, gia đình vị Tế sư nọ ở Kosambi có một đứa con trai. Một hôm, người vú nuôi bồng đứa bé ra bờ sông Yamunā để tắm, vì theo quan niệm Bà-la-môn thì khi tắm nước của dòng sông này sẽ được sức khỏe. Bất ngờ, có một con cá kình rất lớn vồ lên và nuốt mất đứa bé từ trong tay người vú nuôi.

Con cá đó không bao lâu sau thì bị một ngư phủ câu được và đem vào thành Bāranasī bán. Lúc bấy giờ, phu nhân của vị Tế sư đi chợ ngang qua liền thấy con cá quá to nên muốn mua về. Khi về đến nhà, lúc mổ bụng để làm thịt thì thấy có một đứa bé nằm trong bụng con cá. Biết đứa bé còn sống nên ông bà nhận đứa bé làm con nuôi của mình. Đây cũng là phần phước duyên của một vị đã tạo đủ Ba-la-mật để chứng đắc A-la-hán trong kiếp này.

Nói về gia đình vợ chồng ông trưởng giả ở thành Kosambi, hai ông bà rất đau khổ khi bị mất đứa con yêu quý và vẫn nuôi hy vọng đứa bé vẫn còn sống nên cho người đi dò la tung tích khắp mọi nơi. Chẳng bao lâu thì được tin báo con trai mình vẫn còn sống và hiện đang ở Bāranasī, hai ông bà liền đi đến đó xin nhận lại đứa con trai nhưng gia đình cha mẹ nuôi không đồng ý. Sự việc không được thỏa thuận nên trình lên đức vua. Đức vua nghe xong câu chuyện liền phán rằng: “Cả hai gia đình đều có công và yêu mến đứa bé, vậy đứa bé là con của cả hai gia đình, sau này sẽ thừa tự tài sản của hai gia đình”. Do sự kiện đó, đứa bé được đặt tên là Bakkula, nghĩa là người của hai gia đình.

Đứa bé lớn lên trong sự chăm sóc và giáo dục của hai gia đình. Về sau được thừa tự 800 triệu đồng tiền vàng Kahāpaṇa. Hiển nhiên trở thành một vị trưởng giả giàu có với sự nghiệp gia tài đồ sộ lúc đương thời.

II. Xuất gia:

Hưởng thụ mọi thú vui thế gian suốt 80 năm, trưởng giả Bakkula không hề biết đến bệnh là gì. Nhưng do duyên lành đã tròn đủ, một hôm, sau khi được nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp đã khởi niềm tin và muốn được đi xuất gia trong giáo pháp.

Vì xuất gia lúc tuổi cao nên Tỳ-khưu Bakkula nỗ lực phát triển sức mạnh của thiền quán Vipassanā nên chỉ sau 7 ngày từ khi xuất gia, vào ngày thứ 8, Tỳ-khưu Bakkula đã chứng đạt được tất cả các pháp thượng nhân của một bậc thinh văn A-la-hán (Tam minh, Lục thông, Tứ tuệ phân tích).

Ngài là một trong bốn vị đại đệ tử có đại thần thông thuộc hàng thâm hậu nhất trong các vị đệ tử (bốn vị đó là Tôn giả Sāriputta, Tôn giả Moggallāna, Tôn giả Bakkula và Trưởng lão Ni Yasodharā).

Trong cuộc đời xuất gia của ngài, Tôn giả Bakkula có nhiều đặc hạnh rất đặc biệt, một vài ví dụ điển hình như là:

– Không bao giờ khởi lên dục tưởng.

– Không bao giờ khởi lên sân tưởng.

– Không bao giờ khởi lên dục tầm.

– Không bao giờ khởi lên sân tầm, não hại tầm.

– Không bao giờ nhận y của cư sĩ.

– Không bao giờ may y Kaṭhina.

– Không bao giờ nhận lời mời đi thọ thực.

– Không bao giờ thuyết pháp cho nữ nhân.

– Không bao giờ thuyết pháp cho Tỳ-khưu ni, sa di ni, học nữ.

– Không bao giờ làm thầy tế độ cho vị nào xuất gia.

– Không bao giờ làm thấy yết ma hoặc thầy y chỉ.

– Không bao giờ nhờ vị sa di nào phục dịch mình.

– Không bao giờ có tật bệnh.

– Không bao giờ nằm dựa vào tấm gỗ.

– Không bao giờ nằm dài mà ngủ.

Ngài còn được Đức Thế Tôn tán dương là một vị Thinh văn đệ nhất về hạnh vô bệnh trong hàng đệ tử.

Và cũng có lẽ, Ngài là một vị thánh đệ tử có tuổi đời và tuổi hạ cao nhất trong Phật giáo. Ngài xuất gia năm 80 tuổi, hạ lạp được 80 hạ, Ngài viên tịch Níp-bàn năm 160 tuổi.

III. Tiền thân:

Vào thời kỳ Đức Phật Anomadassī, Ngài sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn nhưng sau đó đi vào rừng xuất gia làm đạo sĩ, rồi chứng đạt được bát thiền ngũ thông. Khi biết được Đức Phật đang thuyết pháp độ đời thì đạo sĩ liền đi đến nghe pháp. Sau khi nghe pháp đã phát khởi niềm tin và đã xin quy y Tam bảo. Một lần nọ, đạo sĩ biết Đức Thế Tôn bị bệnh đau bụng nên liền đến dâng thuốc cho Ngài sử dụng. Với phước báu đó, đạo sĩ phát nguyện trong vòng luân hồi sẽ trở thành một người vô bệnh.

Vào thời kỳĐức Phật Padumuttara, Ngài sanh ra trong một gia đình giàu có tại thành Haṃsavatī. Một hôm, đi đến tịnh xá nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp thì thấy được Đức Thế Tôn đang tán dương một vị Tỳ-khưu có đặc hạnh đệ nhất về sự vô bệnh trong hàng Thinh văn đệ tử. Chàng thanh niên đó hoan hỷ nên đã thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng đến tư gia làm phước cúng dường. Sau khi làm phước, chàng quỳ trước Đức Phật và phát nguyện muốn trở thành vị Thinh văn đệ tử đệ nhất về hạnh vô bệnh trong thời của Đức Phật vị lai.

IV. Kệ ngôn của Ngài Bakkula:

“Với ai những công việc

Cần phải làm từ trước

Về sau vị ấy mới

Có ý định muốn làm

Vị ấy tự phá hoại

Căn cứ địa an lạc

Về sau chịu khổ đau

Trong nung nấu hối tiếc”. (225)

“Hãy nói điều có làm

Không nói điều không làm

Bậc hiền trí biết rõ

Người chỉ nói, không làm”. (226)

“Níp bàn nhiệm màu lạc

Bậc Chánh Giác thuyết giảng

Không sầu muộn là tham

Thật sự là an ổn

Tại đấy, sự đau khổ

Được đoạn diệt hoàn toàn”. (227)

Tài liệu tham khảo:

1. Trung Bộ Kinh quyển II (HT Thích Minh Châu dịch Việt), bài kinh số 124 – Bakkulasutta.

2. Tiểu Bộ Kinh quyển III (HT Thích Minh Châu dịch Việt), Trưởng Lão Tăng Kệ, câu kệ ngôn 225, 226, 227.

3. Lời Truyền Kỳ Bậc Thánh (TT Thiện Phúc dịch Việt).

 

Phần 2 : Thông tin từ Đại Phật Sử 6a

    1. ĐẠI TRƯỞNG LÃO BĀKULA

      1. Nguyện vọng quá khứ

        Bākula tương lai, sanh vào một gia đình Bà-la-môn trước khi Đức Phật Anomadassī xuất hiện, cách đại kiếp hiện tại là một A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Đến tuổi trưởng thành, vị ấy học Tam phệ đà và thông thuộc ba môn ấy. Nhưng vị ấy nhận thấy rằng kiến thức này không chứa tinh hoa mà vị ấy tầm cầu. “ Ta sẽ tìm lợi ích trong đời sau” vị ấy quyết định, và do vậy vị ấy từ bỏ thế gian, trở thành ẩn sĩ và sống ở một ngọn núi xa xôi. Sau sự nỗ lực đúng mức vị ấy chứng đắc năm Thắng trí và tám Thiền chứng. Vị ấy trải qua thời gian trú trong sự an lạc của thiền định.

        Sau đó Đức Phật Anomadassī xuất hiện trong thế gian và châu du hoằng hóa cùng với đoàn tùy tùng đông đảo các vị thánh Tăng. Vị

        ẩn sĩ, sẽ là đại đức Bākula trong đại kiếp sau, đã xúc động khi hay tin Đức Phật, đức Pháp và đức Tăng xuất hiện trong thế gian. Vị ấy đi đến Đức Phật Anomadassī và khi nghe pháp của Ngài thì được an trú trong ba ngôi Tam bảo. Vị ấy không muốn rời khỏi chỗ ở trong núi và vẫn sống cuộc đời ẩn sĩ, nhưng thường xuyên viếng thăm Đức Phật để nghe pháp.

        Một hôm, Đức Phật bị đau bụng. Khi vị ấy đến viếng Đức Phật thì Ngài nói cho vị ấy biết về bịnh của Ngài. Vị ẩn sĩ trở về ngọn núi, hoan hỉ tiếp nhận cơ hội tạo phước bằng cách hái những cây thuốc để trị bịnh cho Đức Phật. Vị ấy trao nó cho vị tỳ khưu thị giả chăm sóc Đức Phật. Một liều thuốc đã chữa lành hoàn toàn chứng đau bụng của Đức Phật.

        Khi Đức Phật đã khỏe, vị ẩn sĩ đi đến Đức Phật và phát nguyện như sau:

        “ Bạch Đức Thế Tôn, con đã trị lành cơn đau của Thế Tôn. Do bởi việc phước này, cầu xin cho con trong những kiếp sống luân hồi, luôn luôn được thoát khỏi bịnh tật, không bao giờ bị bịnh cho dù nhẹ nhất trong thời gian cho sữa của một con bò cái.”

        Đây là việc phước quan trọng được làm bởi Bākula tương lai trong kiếp quá khứ.

        Nguyện vọng được trở thành người tối thắng về sức khỏe toàn hảo

        Sau khi mạng chung từ kiếp sống ấy, vị ẩn sĩ tái sanh vào cõi Phạm thiên, và sau kiếp sống ở cõi Phạm thiên vị ấy chỉ tái sanh vào cõi chư thiên và nhân loại suốt một A-tăng-kỳ kiếp (asaṅkheyya kappa). Trong thời Đức Phật Padumuttara, vị ấy tái sanh vào một gia đình danh giá trong kinh thành Haṃsavatī. Vào một dịp, vị ấy trông thấy Đức Phật công bố một tỳ khưu là Tối thắng về sức khỏe toàn hảo hay vô bịnh, và vị ấy đã khởi tâm ao ước vinh dự ấy trong tương lai. Vị ấy tổ chức đại thí đến Đức Phật và chúng Tăng và bày tỏ ước nguyện của vị ấy. Đức Phật nói lời tiên tri rằng ước nguyện của vị ấy sẽ được thành tựu.

        Làm ẩn sĩ chữa bệnh

        Vị Bākula tương lai đã trải qua suốt cuộc đời của mình làm các việc phước và mạng chung chỉ sanh trong các cõi hạnh phúc. Rồi chín mươi mốt đại kiếp cách đại kiếp hiện tại vị ấy sanh vào trong một gia đình Bà-la-môn trong kinh thành Bandhumati, trước khi Đức Phật Vipassī ra đời. Cũng như trong kiếp trước của vị ấy trong thời của Đức Phật Anomadassī, vị ấy trở thành ẩn sĩ và sống dưới chân một ngọn núi thọ hưởng sự an lạc của thiền chứng.

        Đức Phật Vipassī sanh lên trong thế gian và châu du hoằng hóa cùng với chúng Tăng gồm sáu triệu tám trăm ngàn vị tỳ khưu (tất cả đều là A-la-hán), kinh đô Bandhumati là nơi lui tới để khất thực, nơi đó Đức Phật đem lại lợi ích cho phụ vương Bandhuma bằng những bài Pháp. Sau đó, Đức Phật ngụ ở vườn Nai có tên là Khema.

        Vị ẩn sĩ, Bākula tương lai, hay tin Đức Phật đã xuất hiện trong thế gian. Vị ấy đi đến Đức Phật Vipassī nghe thuyết pháp, vị ấy trở thành đệ tử của Đức Phật. Dù đã qui y Tam bảo nhưng vị ấy không muốn rời bỏ nơi ở trong núi và tiếp tục sống ở đó làm ẩn sĩ, nhưng thường xuyên đi đến tịnh xá của Đức Phật để hầu hạ Ngài.

        Một hôm, ngoại trừ hai vị Tối thắng Thinh văn và Đức Phật, chư Tăng bị bịnh đau đầu lây nhiễm do dính phải phấn hoa độc bay trong không trung từ một loại cây độc mọc ở Himalaya. Khi ẩn sĩ viếng thăm Đức Phật, vị ấy trông thấy các tỳ khưu bị nhiễm bịnh đang nằm che đầu, vị ấy dò hỏi nguyên nhân căn bịnh. Khi được biết nguyên nhân, vị ấy nghĩ rằng đây là cơ hội để vị ấy được chăm sóc các tỳ khưu bịnh và kiếm phước. Ẩn sĩ đi hái những cây thuốc cần thiết, bào chế một loại thuốc chữa trị cho các vị tỳ khưu bịnh và đã đem lại hiệu quả tức thì.

        Sửa chữa một tịnh xá cũ

        Sau khi sống hết cuộc đời một ẩn sĩ, vị ấy mạng chung và được tái sanh vào cõi Phạm thiên. Sau kiếp sống này, vị ấy chỉ luân hồi

        trong những cõi hạnh phúc trong chín mươi mốt kiếp (kappa), thời kỳ giáo pháp của Đức Phật Kassapa. Vào thời đó, vị ấy tái sanh vào một gia đình ở Bārāṇasī. Một hôm vị ấy đi đến một vùng xa cùng với một toán thợ mộc để kiếm gỗ về sửa nhà. Trên đường đi ngang qua một tịnh xá cũ đang trong tình trạng hư nát, vị ấy suy xét rằng việc sửa chữa ngôi nhà của mình chẳng có phước gì đặc biệt cho kiếp sau nhưng nếu sửa lại ngôi tịnh xá thì vị ấy có thể kiếm nhiều phước. Do đó, vị ấy sai nhóm thợ mộc đi đốn gỗ ở miền quê đem về trùng tu hoàn toàn ngôi tịnh xá, làm thêm một nhà bếp mới, một nhà ăn mới, một nhà sưởi cho mùa lạnh, một con đường kinh hành, một phòng tắm nước nóng, một cái tủ mới đựng thức ăn, một nhà vệ sinh mới, một phòng khám bịnh mới, một kho để thuốc và và những loại thuốc cần thiết như các loại dầu xức, thuốc lá bột để đưa lên mũi hít, thuốc xông, v.v… Tất cả đều được dâng cúng đến chư Tăng.

      2. Đời sống Sa-môn trong kiếp chót

        Người đàn ông danh giá ấy đã làm các việc phước cho đến cuối cuộc đời. Và trong suốt thời gian giữa hai vị Phật kéo dài vô số kiếp, vị ấy chỉ tái sanh trong hai cõi, chư thiên và nhân loại. Trong kỷ nguyên của Đức Phật Gotama, ngay trước khi Đức Phật thành đạo, vị ấy thọ sanh vào bào thai của vợ một vị trưởng giả ở Kosambi. Từ lúc vị ấy thọ sanh thì cha mẹ đạt đến đỉnh cao của danh và lợi. Người mẹ tin rằng đứa con của bà có phước to lớn trong quá khứ, vào ngày đứa bé ra đời, người mẹ đã tắm cho đứa bé trong dòng sông Yamunā vì sự khỏe mạnh và trường thọ của đứa bé. Điều này được làm bằng một nghi lễ. (Những vị Kiết tập Majjhima Nikaya cho rằng đứa bé được đem tắm trong con sông vào ngày thứ năm sau khi ra đời).

        Người vú nuôi đem đứa bé đến con sông Yamunā, nhúng đứa bé trong nước rồi lại bồng lên nhiều lần như vậy trong sự vui thích. Khi nàng đang làm như vậy, thì một con cá lớn đến gần đứa bé cho rằng đó là thức ăn. Người vú nuôi sợ hãi và bỏ chạy để lại đứa bé bị con cá nuốt chửng.

        Nhưng do phước quá khứ to lớn nên đứa bé không phải chịu những cảm thọ đau đớn khi bị con cá nuốt vào bụng. Đứa bé cảm thấy thoải mái trong bụng của con cá, tựa như đang nằm trên giường. ( Nếu là một đứa bé khác thì chắc chắn nó sẽ chết ngay tức thì. Nhưng vì đứa bé được định trước sẽ trở thành bậc A-la-hán nên năng lực của A-la-hán đạo trí (arahatta-maggañāṇa) ngủ ngầm đã cứu sống cuộc đời của đứa bé. Đây là loại iddhi (thần thông) được gọi là ñāṇavipphāra iddhi. Con cá cảm thấy đau đớn do năng lực của nạn nhân bên trong mà nó tưởng là miếng mồi. Nó cảm thấy tựa như nuốt phải một hòn sắt và đã lội xuôi con sông dài ba mươi do tuần đến tại Bārāṇasī nó bị dính vào lưới của một ngư dân. Con cá lớn thường không chết trong lưới. Chúng phải bị đập chết nhưng trong trường hợp này, do năng lực của đứa bé bên trong nó, con cá tự chết nên không cần phải đập. Và công việc thông thường của những người đánh cá là khứa con cá ra từng khúc để bán. Nhưng trong trường hợp này, năng lực lớn của đứa bé khiến cho con cá không bị khứa ra. Người đánh cá mang nó trên vai của ông ta bằng một cái đòn gánh và rảo đi rao bán nó, với giá một ngàn đồng. Đây là một giá cứng nhắc không bình thường và dân cư của kinh thành Bārāṇasī không ai mua.

        Ở tại Bārāṇasī, có một vị trưởng giả có tài sản tám mươi koti nhưng không có con. Những người hầu trong nhà của ông ta đã mua con cá với giá một ngàn đồng. Việc sửa soạn món ăn bình thường như mổ con cá được vợ của ông trưởng giả giao cho những người hầu của bà ta. Tuy nhiên trong trường hợp này bà ta đi vào nhà bếp và mổ con cá, không mổ ở bao tử mà mổ ở trên lưng. Điều này cũng vậy, do năng lực mạnh mẽ của đứa bé ở bên trong. Bà ta vui sướng kinh ngạc khi thấy đứa bé xinh đẹp dễ thương ở bên trong con cá. Bà bồng đứa bé với nước da màu vàng ròng trong tay, kêu lên: “ Ta có được một đứa con ở đây! Ta có được đứa con từ bên trong con cá!” Nàng vui sướng khoe với chồng, ông sai đánh trống công bố khắp kinh thành câu chuyện lạ về đứa bé còn sống. Rồi ông ta tâu lại vấn đề ấy lên Đức vua và được phán rằng: “ Đứa bé đã sống sót trong bụng của con cá

        chắc chắn phải là người có phước to lớn trong quá khứ. Ngươi hãy chăm sóc nó.”

        Cái tên Bākula

        Cha mẹ ruột của đứa bé ở Kosambī hay tin một đứa bé còn sống được tìm thấy trong bụng của con cá ở Bārāṇasī và họ đã đi đến Bārāṇasī để tìm kiếm. Họ thấy đứa bé được trang sức rực rỡ, đang chơi ở nhà của vị trưởng lão tại Bārāṇasī: “ Đây là đứa con yêu dấu biết bao!” người mẹ thốt lên và nói rằng nó là con của bà ta. Người mẹ nuôi không đồng ý và nói rằng: “ Không, nó là con của tôi.”

        Người mẹ ruột: “ Cô tìm thấy đứa bé này ở đâu?”

        Người mẹ nuôi: “ Tôi tìm thấy nó từ trong bụng của con cá.”

        Người mẹ ruột: “ Nếu vậy, đây không phải con của cô. Nó là con của tôi.”

        Người mẹ nuôi: “Chị có được nó ở đâu?”

        Người mẹ ruột: “ Tôi mang thai nó và sanh ra sau mười tháng mang thai. Tôi gởi nó đến con sông Yamuna để tắm và nó bị con cá lớn nuốt.”

        Người mẹ nuôi: “ Có thể một con cá khác đã nuốt đứa con của chị. Tuy nhiên sự thật là tôi tìm thấy đứa bé trong bụng của con cá.”

        Như vậy hai người mẹ đều công bố đứa bé là con của họ. Vấn đề được đưa đến đức vua xét xử.

        Đức vua nước Bārāṇasī: “Người vợ của vị trưởng giả xứ Kosambī là mẹ ruột đòi lại đứa con không thể lay chuyển được. Ngược lại, người vợ của vị trưởng giả nước Bārāṇasī không phải vô căn cứ trong việc chủ quyền đứa bé. Vì khi người mua cá, theo thông lệ thì người bán không được lấy ra lòng ruột của con cá để người mua có được toàn thể con cá. Đứa bé mà nàng có được từ trong bụng con cá là tài sản hợp pháp của nàng. Người trước là mẹ có quyền đối với đứa bé vì là mẹ ruột. Người sau có quyền đối với đứa bé như là tặng phẩm. Mỗi người đều có quyền đòi sở hữu đứa bé, và đứa bé có quyền

        thừa kế từ cả hai gia đình.” Từ hôm đó trở đi cả hai gia đình thọ hưởng danh và lợi chưa từng thấy. Và đứa bé được nuôi dưỡng trong xa hoa bởi cả hai gia đình. Tên của cậu bé là Bākula Kumāra, Bākula con trai vị trưởng giả.

        Đời sống cao sang của Bākula

        Khi Bākula đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi xây cho vị ấy ba lâu đài, mỗi lâu đài thích hợp cho mỗi mùa tại Kosambī và Bārāṇasī. Vị ấy trải qua bốn tháng ở mỗi bên của hai kinh đô, được hầu hạ bởi đám tùy tùng đông đảo gồm những thiếu nữ phục vụ giải trí. Vị ấy đi từ kinh đô này đến kinh đô khác vào cuối của thời gian bốn tháng. Con trai của vị trưởng giả trải qua bốn tháng trong tiện nghi và hoan lạc ở nơi mới và sau đó lại đi đến nơi khác theo cùng cách như đã kể trên. Vị ấy đã sống như vậy suốt tám mươi năm.

        Đời sống Sa-môn và sự chứng đắc đạo quả A-la-hán của Bākula

        Khi Bākula tám mươi tuổi thì Đức Phật Gotama xuất hiện trong thế gian. Sau khi thuyết bài kinh đầu tiên, Dhammacakka, Đức Phật đi du hóa ở miền quê và qua từng chặn đường đến Kosambī. (Theo các nhà Kiết tập Majjhima Nikaya thì Ngài đến tại Bārāṇasī). Khi hay tin Đức Phật đến thì nghiệp phước vô song trong quá khứ của Bākula đã hối thúc vị ấy đi yết kiến Đức Phật. Sau khi cúng dường hoa và vật thơm đến Đức Phật, vị ấy lắng nghe Ngài thuyết pháp và lòng tịnh tín gia tăng đến nỗi vị ấy xin Đức Phật được xuất gia. Khi trở thành tỳ khưu, vị ấy chỉ ở trong trạng thái phàm phu bảy ngày, vào lúc rạng đông của ngày thứ tám, vị ấy chứng đắc đạo quả A-la-hán với Tứ vô ngại giải tuệ.

        Những công nương trước kia mà đã hầu hạ vị ấy, trở về nhà cha mẹ của họ tại Kosambī và Bārāṇasī. Họ có lòng tịnh tín với đại đức Bākula và may những chiếc y cho ngài. Ngài mặc y họ thay phiên dâng cúng, nửa tháng thì mặc những chiếc y được dâng cúng tại

        Kosambī, nửa tháng khác mặc những chiếc y được dâng cúng tại Bārāṇasī. Ngoài ra những dân cư ở cả hai kinh đô đều cúng dường đặc biệt đến vị ấy vật thực thượng vị và bất cứ thứ gì họ có được.

      3. Sự hoạch đắc danh hiệu Etadagga

Suốt tám mươi năm sống cuộc đời gia chủ, Bākula không bao giờ ốm đau nào dù chỉ trong chốc lát. Khi tròn tám mươi tuổi vị ấy trở thành tỳ khưu với sự mãn nguyện to lớn và cũng thọ hưởng sức khỏe tuyệt hảo. Hơn nữa, vị ấy không bao giờ thiếu thốn bốn món vật dụng. Như vậy, vào dịp Đức Phật đang ngụ ở tịnh xá Jetavana tại Sāvatthi, trong chúng Tăng, Ngài đã công bố:

Etadaggaṃ bhikkhave mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ

appābādhānaṃ yadidaṃ Bākulo.

Này các tỳ khưu, trong số các Thinh văn đệ tử của Như Lai mà có được sức khỏe tuyệt hảo, không bịnh hoạn thì tỳ khưu Bākula là Tối thắng.

Những điều kỳ diệu về Bākula

Một số sự kiện kỳ diệu liên quan đến đại đức Bākula như đã đề cập trong bài kinh Bākula, Uparipaṇṇāsa, có thể được kể lại ở đây.

Một hôm, đại đức Bākula đang ngụ ở Rājagaha, trong tịnh xá Veḷuvana, đạo sĩ lõa thể Kassapa từng là bạn của đại đức khi ở thế tục, đã đến gặp đại đức. Sau những lời chào hỏi thông thường vị ấy ngồi xuống ở nơi thích hợp và nói với đại đức Bākula như vầy: “ Này bạn Bākula, bạn đã trở thành tỳ khưu bao lâu rồi?” “ Này bạn, tôi đã trở thành tỳ khưu được tám mươi năm rồi.” “ Này bạn Bākula, trong tám mươi năm này, bạn đã hành dâm bao nhiêu lần?” Đây là câu hỏi khiếm nhã. Sau đó đại đức Bākula triển khai những điều kỳ diệu và phi thường về vị ấy như sau:

  1. “ Này bạn Kassapa, bạn không nên hỏi tôi: ‘ Này bạn Bākula, trong tám mươi năm này, bạn đã hành dâm bao nhiêu lần?’ Thay vào đó, này bạn Kassapa, bạn nên hỏi tôi theo cách này, ‘Này bạn Bākula, trong tám mươi năm này, bao nhiêu lần dục tưởng (kāma saññā) sanh khởi trong tâm của bạn?’ Này bạn Kassapa, tôi đã trở thành tỳ khưu được tám mươi năm rồi. (Lúc bấy giờ đại đức Bākula được 160 tuổi). Trải qua suốt tám mươi năm này, chưa bao giờ sanh khởi trong tôi một tưởng nào liên quan đến các dục.” (Sự kiện không có thức liên quan đến các dục từng sanh khởi trong đại đức Bākula là một sự thật kỳ diệu).

  2. , (3) “ Này bạn Kassapa, tôi đã là vị tỳ khưu trong tám mươi năm. Trải qua suốt tám mươi năm nầy chưa bao giờ có sân tưởng (byāpāda-saññā) hay hại tưởng (vihiṃsa-saññā) mà sanh khởi trong tôi đối với người khác. (Sự thật rằng không có tưởng liên quan đến sân sanh khởi trong đại đức Bākula là một điều kỳ diệu; và điều khác rằng không có hại tưởng nào đối với những người khác mà sanh khởi trong vị ấy là một điều kỳ diệu liên quan đến vị đại đức ấy).

  1. “ Này bạn Kassapa, tôi đã là vị tỳ khưu trong tám mươi năm. Trải qua suốt tám mươi năm này chưa bao giờ có dục tầm nào sanh khởi trong tôi. ( Sự kiện không có dục tầm nào sanh khởi trong đại đức Bākula là một điều kỳ diệu liên quan đến đại đức).

  2. ,(6) “ Này bạn Kassapa, tôi đã là vị tỳ khưu trong tám mươi năm. Trải qua suốt tám mươi năm này chưa bao giờ có hại tầm nào khởi sanh trong tôi. ( Sự thật rằng không có hại tầm nào sanh khởi trong đại đức Bākula là một điều kỳ diệu liên quan đến đại đức).

  1. “ Này bạn Kassapa, tôi đã là vị tỳ khưu trong tám mươi năm. Trải qua suốt tám mươi năm này, tôi chưa bao giờ thọ nhận y phục của các thí chủ mà không phải là quyến thuộc của tôi. ( Việc không thọ lãnh y phục được cúng dường bởi những người không phải là quyến thuộc là một điều kỳ diệu liên quan đến đại đức).

  2. “ Này bạn Kassapa, tôi đã là vị tỳ khưu trong tám mươi năm. Trải qua suốt tám mươi năm này, tôi chưa bao giờ cắt vải y bằng dao. (Việc không cắt vải y là một điều kỳ diệu liên quan đến đại đức).

    “ Này bạn Kassapa, tôi đã là vị tỳ khưu trong tám mươi năm.

    Trải qua suốt tám mươi năm này

  3. Tôi chưa bao giờ may y bằng cây kim.

  4. Tôi chưa bao giờ nhuộm y.

  5. Tôi chưa bao giờ may y kathina.

  6. Tôi chưa bao giờ tham gia vào việc may y của các vị tỳ khưu đồng phạm hạnh.

  7. Tôi chưa bao giờ thọ lãnh vật thực cúng dường tại nhà của bất cứ thiện tín nào.

  8. Tôi chưa bao giờ có ý nghĩ như: ‘ Thật lành thay nếu có ai đó thỉnh mời tôi.’

  9. Tôi chưa bao giờ ngồi trong một ngôi nhà.

  10. Tôi chưa bao giờ thọ thực ở trong làng mạc hay thị trấn.

  11. Tôi chưa bao giờ đưa mắt nhìn một người đàn bà để chú ý các nữ tướng.

  12. Tôi chưa bao giờ thuyết pháp cho một người phụ nữ nào, dầu một câu kệ gồm bốn dòng.

    ( Điều thích hợp cho một vị tỳ khưu là thuyết pháp cho một người phụ nữ trong năm hoặc sáu chữ. Nếu có câu hỏi về Pháp được hỏi bởi một phụ nữ thì vị tỳ khưu có thể trả lời bằng một câu kệ cũng được. Tuy nhiên đại đức Bākula thì không thuyết pháp đến nữ nhân. Việc thuyết pháp đến các thiện tín phần lớn là công việc của những vị tỳ khưu có sự luyến ái đến họ. Điểm này nên được ghi nhớ kỹ).

  13. Tôi chưa bao giờ đi đến gần tịnh xá của tỳ khưu ni.

  14. Tôi chưa bao giờ thuyết pháp đến một tỳ khưu ni..

  15. Tôi chưa bao giờ thuyết pháp đến người tập tu lên tỳ khưu ni.

  16. Tôi chưa bao giờ thuyết pháp đến một Sa-di ni.

  17. Tôi chưa bao giờ cho xuất gia Sa-di đến một ai.

  18. Tôi chưa bao giờ làm thầy tế độ cho người thọ cụ túc giới.

  19. Tôi chưa bao giờ ban giáo giới đến vị tỳ khưu nào.

  20. Tôi chưa bao giờ tự cho mình được hầu hạ bởi một vị Sa-di.

  21. Tôi chưa bao giờ tắm trong nhà tắm.

  22. Tôi chưa bao giờ dùng bột tắm.

  23. Tôi chưa bao giờ để cho vị tỳ khưu đồng phạm hạnh khác đấm

    bóp.

  24. Tôi chưa bao giờ bị ốm đau dù chỉ trong thời gian kéo ra một giọt sửa.

  25. Tôi chưa bao giờ uống chút thuốc thảo dược nào.

  26. Tôi chưa bao giờ dựa vào chỗ tựa.

  27. Tôi chưa bao giờ nằm trên giường. (Đây cũng là một điều kỳ diệu về đại đức Bākula).

  28. “ Này bạn Kassapa, tôi đã trở thành tỳ khưu được tám mươi năm. Trải qua suốt tám mươi năm này, tôi chưa bao giờ nhập hạ ở gần một ngôi làng. (Cách ngụ trong rừng suốt thời gian làm tỳ khưu là một điều kỳ diệu về đại đức Bākula).

  29. “ Này bạn Kassapa, tôi sống trong trạng thái ô nhiễm (tức là làm một phàm phu) chỉ trong bảy ngày đầu tiên của đời sống tỳ khưu, ăn vật thực cúng dường từ mọi người. Vào ngày thứ tám trí tuệ của Arahatta phala sanh lên trong tôi.” (Đại đức Bākula chứng đắc đạo quả A-la-hán vào ngày thứ tám trong đời sống tỳ khưu của vị ấy cũng là một điều kỳ diệu liên quan đến vị đại đức).

(Sau khi nghe những điều kỳ diệu và phi thường về đại đức Bākula, đạo sĩ lõa thể Kassapa bèn thỉnh cầu cho vị ấy được thâu nhận vào Tăng chúng làm một vị tỳ khưu trong Giáo pháp. Đại đức Bākula không làm thầy tế độ mà tìm một vị tỳ khưu tế độ thích hợp cho vị giới tử Kassapa để được thâu nhận vào Tăng chúng. Không lâu sau, đại đức Kassapa, do tinh tấn nhiệt tâm trong pháp hành của bậc thánh, đã chứng đắc đạo quả A-la-hán và trở thành bậc A-la-hán).

( 36) Rồi một hôm nọ đại đức Bākula, khi cầm chiếc chìa khóa, bèn đi từ tịnh xá này đến tịnh xá khác và công bố như vầy: “ Thưa chư

đại đức, xin hãy ra ngoài! Thưa chư đại đức, xin hãy ra ngoài! Ngày hôm nay tôi sẽ Parinibbāna!” ( Chuyện đại đức Bākula có khả năng làm như vậy cũng là một điều kỳ diệu).

  1. Khi chư Tăng được thông báo như vậy và những vị tỳ khưu đồng phạm hạnh đã quy tụ, thì đại đức Bākula quán xét thấy rằng suốt cuộc đời của mình, vị ấy chưa bao giờ gây bất lợi cho bất cứ vị tỳ khưu nào, và vào lúc chết cũng vậy, vị không muốn bất cứ vị tỳ khưu nào phải lãnh gánh nặng từ nhục thân của mình, muốn rằng thân của vị ấy sẽ tự bốc lửa thiêu rụi. Vị ấy ngồi giữa chúng tỳ khưu, nhập thiền về nguyên tố lửa và nhập Niết bàn. Vừa khi vị ấy nhập Niết bàn thì thân của vị ấy được đốt cháy bởi ngọn lửa bốc lên từ thân và chỉ có một ít Xá-lợi như búp hoa lài.( Sự kiện về cách nhập Niết bàn giữa chúng tỳ khưu cũng là một điều kỳ diệu liên quan đến đại đức Bākula).

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 88

Post Views: 397