ĐẠI TRƯỞNG LÃO BHADDIYA (Sakyan Kāligodhaputta Bhaddiya )– vị hoàng thân dòng Sakya xuất gia chung với Tôn giả Ānanda

ĐẠI TRƯỞNG LÃO BHADDIYA (Sakyan Kāligodhaputta Bhaddiya )– vị hoàng thân dòng Sakya xuất gia chung với Tôn giả Ānanda

Trong chương về Tăng bảo có hai vị Trưởng lão Bhaddiya: một là vị Trưởng lão này và vị kia là Lakuṇḍdka Bhaddiya sẽ được kể sau. Vị trưởng lão Bhaddiya trước là một trong 6 vị hoàng tử dòng Sakyan đã xuất gia tỳ khưu trong câu chuyện của Trưởng giả Anuruddha. Mẹ của tôn giả Bhaddiya là Kāligodha, công chúa dòng Sakyan. Thế nên,

Trưởng lão cùng được biết là Kāligodhaputta Bhaddiya, “Bhaddiya, con trai của công chúa Kāligodha, dòng dõi Sakyan.”

Nguyện vọng trong quá khứ

Vị trưởng lão Bhaddiya là con trai của một gia đình trưởng giả trong thời kỳ của Đức Phật Padumuttara, cách đây một trăm ngàn đại kiếp. Vị ấy đi đến tịnh xá (như đã được kể ra trong câu chuyện về Anuruddha) để nghe pháp.

Ngày hôm đó, vị ấy trông thấy Đức Phật ban danh hiệu etadagga đến một vị tỳ khưu là Đệ nhất trong những người thuộc gia đình bậc cao (uccakulika). Vị ấy nghĩ: “ Ta cũng nên trở thành một nhân vật như vị ấy trong thời kỳ của một vị Phật tương lai.” Do đó, vị ấy thỉnh chư Tăng có Đức Phật dẫn đầu, tham dự cuộc đại thí cúng dường trong bảy ngày. Khi nằm sấp dưới chân Đức Phật, vị ấy bạch rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, con không mong cầu một đời sống xa hoa do quả phước cúng dường này mà con nguyện trở thành vị tỳ khưu Tối thắng nhất trong những người thuộc gia đình tối thượng.”

Khi quán xét về tương lai, Đức Phật thấy rằng ước nguyện của vị ấy sẽ được thành tựu và nói rằng: “Ước nguyện này của con sẽ được thành tựu. Sau một trăm ngàn đại kiếp kể từ hôm nay, Đức Phật Gotama sẽ xuất hiện. Khi ấy con sẽ trở thành người được công bố là Tối thắng trong những vị tỳ khưu xuất thân từ gia đình tối thượng.” Sau khi đã tiên tri như vậy, Đức Phật thuyết một bài pháp tán dương sự bố thí cúng dường và rồi trở về tịnh xá.

Sau khi tiếp nhận sự tiên tri, vị ấy dò xét những việc phước dẫn đến sự thành tựu ước nguyện ấy, cho làm những chỗ ngồi và cúng dường đến các vị giảng sư. Vị ấy cho làm những đồ phủ trên các chỗ ngồi và cúng dường chúng, vị ấy cũng cúng dường những chiếc quạt cho các giảng sư sử dụng trong khi thuyết pháp, vị ấy cúng dường mọi thứ để tỏ sự tôn kính đến các giảng sư, và các loại đèn sáng ở bên ngoài sīmā, nhà phát lồ. Bằng cách này vị ấy đã làm các việc phước cho đến hết cuộc đời của mình. Vào lúc thân hoại mạng chung vị ấy

tái sanh lần lượt trong cõi chư thiên và nhân loại. Trong thời kỳ giữa hai vị Phật Kassapa và Gotama, vị ấy sanh làm con trai của một gia chủ ở trong thành Bārāṇasī.

Lúc bấy giờ đông đảo chư Paccekabuddha từ núi Gandhamādana đến Bārāṇasī, và sau khi ngồi xuống bên bờ sông Hằng, nơi có nhiều nước và độ thực. Khi biết rằng chư Paccekabuddha thường đi đến chỗ ấy và độ thực ở đó, vị gia chủ, tức là Bhaddiya đương lai, bèn đặt tám phiến đá lớn làm vật cúng dường của vị ấy và dâng vật thực đến chư Paccekabuddha cho đến hết đời của vị ấy.

Đời sống Sa-môn trong kiếp chót

Trong thời kỳ trung gian giữa hai vị Phật Kassapa và Gotama, kéo dài vô số kiếp (buddhantara asaṅkheyya), vị ấy chỉ tái sanh trong cõi chư thiên và nhân loại. Trong thời của Đức Phật này, vị ấy tái sanh làm một hoàng tử Sakyan trong kinh thành Kapilavatthu. Vị ấy được cha mẹ đặt tên là Bhaddiya.

Đến tuổi trưởng thành, vị ấy dẫn đầu sáu vị hoàng tử dòng Sakyan xuất gia (cùng với thợ cạo Upāli). Trong khi Đức Phật đang lưu trú ở khu rừng xoài gần thị trấn Anupiya, vị ấy thọ phép xuất gia tỳ khưu và chứng đắc đạo quả A-la-hán trong mùa an cư năm ấy.

( Sau khi chứng đắc như vậy, khi vị ấy trú an lạc trong quả định

  • phala samāpatti, nói lên sự hoan hỉ như sau, “ Ôi, hạnh phúc thay! Hạnh phúc thay!” Những tỳ khưu còn phàm phu không biết sự chứng đắc của vị ấy và hiểu lầm rằng vị ấy như vậy do nhớ đến đời sống làm hoàng tử trước kia. Họ đã trình lên Đức Phật, bài viết này có thể đọc trong bộ Udāna).

Sự họach đắc danh hiệu Đệ Nhất (Etadagga)

Sau đó, trong khi Đức Phật đang ngụ ở tịnh xá Jetvana và tổ chức lễ ban các danh hiệu etadagga, Ngài công bố trước các vị tỳ khưu về trưởng lão Bhaddiya như sau:

Etadaggaṃ bhikkhave mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ

uccākulikānaṃ yad’idaṃ Bhaddiyo Kāḷigodhya putto.

Này các tỳ khưu, trong số những vị tỳ khưu đệ tử của Như Lai thuộc gia đình bậc thượng, thì Bhaddiya, con trai của Kaḷigodhā, là Đệ nhất.

Khi nói lời tán dương như vậy, Đức Phật ban cho trưởng lão

Bhaddiya, danh hiệu etadagga về dòng dõi bậc thượng.

(Ở đây tên gốc của mẹ của trưởng lão là Godhā. Vì bà ta hơi đen, bà ta được gọi là Kāḷigodhā, công chúa dòng Sakyan. Nên tên của trưởng lão là Kāligodhaputta Bhaddiya, “Bhaddiya con trai của bà.”

(Kāligodhā là vị công chúa lớn tuổi nhất trong tất cả những công chúa dòng Sakyan. Vào lúc Bồ tát chứng đắc Phật quả, phụ vương của Ngài, vua Suddhodana đã trên chín mươi. (Điều này có thể được đoán ra bằng sự suy xét cẩn thận). Vị ấy không đủ khỏe mạnh để làm các phận sự của một vị hoàng đế lãnh đạo không giống như lúc vị ấy còn trẻ. Do đó chắc hẳn là người đứng đầu của những vị hoàng tử Thích ca trên danh nghĩa. Bởi vậy Bhaddiya được bầu chọn làm vua, vì sự chọn lựa được thực hiện từ những gia đình bậc thượng đến những gia đình bậc thấp và nó rơi vào vị ấy. Nhưng vị hoàng tử này đã từ bỏ ngôi vua của dòng Thích ca và trở thành vị tỳ khưu. Cho nên vị ấy được chỉ định là “ người Tối thắng nhất trong những vị tỳ khưu thuộc dòng dõi bậc thượng.”

Nói cách khác, Trưởng lão Bhaddiya đã từng làm vua trong năm trăm kiếp liên tục do kết quả của sự phát nguyện của vị ấy trong quá khứ. Cho nên vị ấy có được danh hiệu là Uccakulika-etadagga.

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 14

Post Views: 268