ĐẠI TRƯỞNG LÃO MOGHARĀJA -đệ nhất về hạnh mang y thô

ĐẠI TRƯỞNG LÃO MOGHARĀJA -đệ nhất về hạnh mang y thô

ĐẠI TRƯỞNG LÃO MOGHARĀJA


Câu chuyện về đại trưởng lão Mogharāja từ Chú giải của được góp nhặt từ Chú giải của bộ Aṅguttara Nikāya và Chú giải về phẩm Pārayana Vagga thuộc Kinh tập (Sutta Nipāta).

Nguyện vọng quá khứ

Mogharāja sanh vào một gia đình danh giá trong kinh thành Haṃsavatī, thời của Đức Phật Padumuttara. Vào một dịp nọ, trong lúc nghe Đức Phật thuyết pháp thì vị ấy chứng kiến một vị tỳ khưu được Đức Phật tôn vinh là tỳ khưu Tối thắng trong số những Thinh văn đệ tử mặc y thô về ba phương diện, đó là miếng giẻ cũ, sợi chỉ thô và chất nhuộm thô. Người đàn ông danh giá có ước muốn mạnh mẽ muốn được chỉ định là vị tỳ khưu tối thắng như vậy trong thời tương

lai. Vị ấy tổ chức đại thí đến Đức Phật và bày tỏ ước nguyện trước Đức Phật. Đức Phật tiên tri rằng ước nguyện của vị ấy sẽ được thành tựu.

Kiếp sanh làm vị quan của vua Kaṭṭhavāhana

Người đàn ông danh giá ấy trải qua cuộc đời đầy phước đức của mình và mạng chung sanh về cõi chư thiên và sau đó tái sanh nhiều lần trong hai cõi chư thiên và nhân loại. Trước khi Đức Phật Kassapa xuất hiện, vị ấy sanh trong một gia đình quý tộc, kinh đô Kaṭṭhavāhana. Khi đến tuổi trưởng thành, vị ấy trở thành một vị phụ tá trong triều của vua Kaṭṭhavāhana và về sau được chỉ định làm một vị quan.

Bây giờ chúng tôi sẽ kể lại câu chuyện về vua Kaṭṭhavāhana chi tiết của nó được tìm thấy trong Chú giải của kinh tập Sutta Nipāta, cuốn II. Trước khi Đức Phật Kassapa xuất hiện trong thế gian, có một người thợ mộc tài giỏi, là dân cư ở Baranasi, có nghề thiện xảo. Ông ta có mười sáu người đệ tử bậc cao mỗi người có một ngàn đệ tử học nghề. Như vậy, cùng với ông thợ mộc bậc thầy có một công ty thợ mộc gồm 16,017 người sống ở Bārānasī. Họ thường vào rừng và đốn hạ những cây gỗ, làm ra nhiều loại đồ đạc và mặt hàng cao cấp phục vụ cho hoàng gia và quý tộc, rồi chở hàng hóa của họ đến Bārānasī bằng thuyền. Khi đức vua muốn cho xây dựng những cung điện, sắp thành hàng từ lâu đài một tầng đến lâu đài bảy tầng, họ đã làm như vậy khiến đức vua thỏa mãn và vui thích. Họ cũng xây dựng những kiến trúc khác dành cho những người khác.

Sự kiến tạo cái máy biết bay

Một hôm nọ người thợ mộc bậc thầy khởi lên ý nghĩ như sau: “ Ta thật quá vất vả phải sống bằng nghề thợ mộc lúc tuổi già. (Ta phải làm một điều gì đó).” Ông ta bảo các đệ tử kiếm về những miếng gỗ nhẹ và bắt tay vào làm một cái máy biết bay giống như hình con chim

Garuḍa. Sau khi gắn các bộ phận của cái máy vào đúng vị trí, ông ta khởi động cái động cơ bên trong khiến cái máy kỳ lạ bay vào không trung như một con chim. Ông ta điều khiển cái máy bay vào khu rừng nơi mà những người thợ của ông ta đang làm việc và đáp xuống đó.

Ông ta nói với các đệ tử, “ Này các cậu, chúng ta hãy làm những cỗ máy bay như thế này và bằng quyền lực siêu việt của chúng ta, chúng ta có thể cai trị xứ Jambudīpa. Bây giờ hãy làm phỏng theo chiếc máy biết bay này. Chúng ta phải thoát khỏi công việc cực nhọc của kiếp sống những người thợ mộc của chúng ta.” Những người đệ tử đã làm thành công những cỗ máy bay tương tự và trình báo chuyện ấy lên ông thầy của họ. “ Bây giờ chúng ta nên chinh phục kinh đô nào?” Ông thầy hỏi. “ Chúng ta hãy chinh phục Bārānasī, thưa thầy,” họ đề nghị. “ Điều đó không ổn đâu, các cậu. Chúng ta được mọi người biết đến là những người thợ mộc ở Bārānasī. Cho dù chúng ta chiến thắng và cai trị nó mọi người cũng sẽ biết nguồn gốc của chúng ta là những người thợ mộc. Jambudīpa rất rộng lớn. Chúng ta hãy tìm vận may cho chúng ta ở nơi khác.” ông thầy đã khuyên như vậy. Các đệ tử đồng ý.

Sự tiến ngôi vua danh hiệu là Kaṭṭhavāhana

Phường hội thợ mộc gồm 16.017 thành viên đã cho mỗi gia đình của họ đi ra nước ngoài trong cỗ máy biết bay, và khi trang bị đầy đủ khí giới, họ bay về hướng Himalaya. Họ đi vào kinh đô, tập trung ở hoàng cung, truất phế đức vua. Rồi phong vương cho ông thầy thợ mộc của họ. Bởi vì ông ta là người phát minh ra cỗ máy biết bay bằng gỗ nên ông ta được gọi là vua Kaṭṭhavāhana – người cỡi trên phương tiện di chuyển bằng gỗ. Căn cứ vào tên cá nhân này của vua, kinh đô và quốc gia cũng lấy cùng tên. Người kế vị và hội đồng gồm mười sáu vị quan được bổ nhiệm. Vua và những người lãnh đạo cao nhất này của đất nước sống theo Chánh pháp. Đức vua mở rộng sự giúp đỡ cần thiết đến dân chúng theo nguyên tắc về bốn phương tiện giúp đỡ để dân chúng được hạnh phúc và thịnh vượng, có ít rủi ro và

nguy hiểm. Mọi người đều hết lời khen ngợi đức vua và triều đình của vị ấy, họ được yêu thương, kính trọng và tin cậy.

Tình bạn với vua nước Bārānasī

Một hôm, có một nhóm thương nhân từ Bārānasī đi đến Kaṭṭhavāhana mang theo hàng hóa của họ. Khi họ được đức vua Kaṭṭhavāhana cho phép yết kiến thì đức vua hỏi họ sống ở đâu. Được biết họ sống ở Bārānasī thì đức vua nói rằng:

“ Ô này các vị, ta muốn kết thân với vua nước Bārānasī. Các vị có bằng lòng giúp ta làm việc ấy không?” Các vị thương nhân hoan hỉ nhận lời giúp đỡ. Trong suốt thời gian lưu trú của họ tại Kaṭṭhavāhana, đức vua đã cung cấp cho họ tất cả mọi nhu cầu cần thiết và khi họ lên đường trở về họ lại được nhắc nhở là đẩy mạnh tình thân hữu giữa hai kinh đô.

Khi các vị thương nhân trở về Bārānasī, họ tâu lên đức vua bức thông điệp của vua Kaṭṭhavāhana. Vua nước Bārānasī lấy làm hoan hỉ. Vua cho đánh trống rao truyền rằng những thương nhân của kinh đô Kaṭṭhavāhana bán hàng hóa của họ tại Bārānasī sẽ được miễn thuế. Như vậy hai vị vua chưa từng gặp nhau lại thắt chặc với nhau trong tình bạn. Vua nước Kaṭṭhavāhana cũng đáp lại bằng cách công bố rằng các thương nhân của kinh thành Bārānasī mà buôn bán trong kinh đô của vị ấy cũng được miễn thuế. Vị ấy cũng ban lệnh truyền rằng các thương nhân của kinh đô Bārānasī được cung cấp tất cả nhu cầu cần thiết từ kho bạc của vua.

Vua Bārānasī khi ấy bèn gởi thông điệp đến vua Kaṭṭhavāhana với nội dung rằng nếu có xảy ra điều gì đáng chú ý trong lãnh thổ của nước Kaṭṭhavāhana, hoặc là đã được nghe hoặc đã được thấy, thì liệu vua Kaṭṭhavāhana có sắp xếp để vua nước Bārānasī cũng được nghe hoặc được thấy không? Vua Kaṭṭhavāhana cũng gởi thông điệp tương tự đến vua Bārānasī.

Việc tặng quà lẫn nhau

Một hôm nọ vua Kaṭṭhavāhana có được một tấm vải có phẩm chất cực kỳ quý hiếm, không những cực mịn mà nó còn có tánh chất óng ánh lấp lánh như mặt trời đang mọc. Vị ấy nhớ đến nội dung bức thông điệp đã nhận được trước kia từ vua Bārānasī và nghĩ là nên gởi tấm vải quý báu này đến Bārānasī. Vị ấy truyền lịnh làm tám cái hộp bằng ngà và trong mỗi cái hộp đức vua đặt vào một tấm vải. Bên ngoài mỗi cái hộp vị ấy sai người ướp thơm nó bằng quả cầu bằng sữa. Tám quả cầu sữa được đặt trong một cái hộp bằng gỗ được bọc trong tấm vải rất mịn. Trên cái hộp có ghi dòng chữ “ Xin tặng đến vua nước Bārānasī.” Một tin nhắn đi kèm đề nghị rằng vủa nước Bārānasī hãy tự thân mở món quà này ra ở sân triều có mặt tất cả các quan.

Phái đoàn của vua nước Kaṭṭhavāhana đã dâng tặng hộp quà và thông điệp đến vua nước Bārānasī, vua đã ra lịnh triệu tập các quan ở sân triều. Vị ấy mở cái hộp ở trước mặt họ. Vì chỉ thấy tám quả cầu sữa, vị ấy lấy làm thất vọng, nghĩ rằng vua nước Kaṭṭhavāhana, nghĩ rằng vua nước Kaṭṭhavāhana đã chơi khăm vị ấy. Vua Bārānasī đập những quả cầu sữa cứng rắn vào chiếc ngai vàng mà vị ấy đang ngồi thì thật ngạc nhiên! Sữa vỡ ra và cái hộp bằng ngà và cái nắp của nó tách ra. Bên trong đức vua trông thấy tấm vải mịn. Bảy quả cầu sữa khác cũng phơi bày ra những cái hộp bằng ngà tương tự và tấm vải mịn bên trong. Mỗi tấm vải có kích thước dài 16 hắc tay và rộng 8 hắc tay. Khi những tấm vải này được mở ra thì chúng tạo ra một cảnh tượng đẹp mắt nhất tựa như toàn thể sân triều đang lấp lánh trong ánh sáng mặt trời.

Những người chứng kiến đã búng ngón tay trong ngạc nhiên và số khác thì vui sướng tung những chiếc khăn quấn lên không trung và tung hô: “ Vua Kaṭṭhavāhana, người bạn không thấy mặt đức vua của chúng ta đã gởi đến một món quà thật kỳ diệu! Đức vua ấy quả thực là người bạn quý của đức vua chúng ta.”

Món quà từ Bārānasī

Vua Bārānasī cho mời những người định giá phẩm chất và đưa họ xem những tấm vải để họ định giá. Những người định giá bị lúng túng không biết nói bao nhiêu cho đúng với giá trị của chúng. Khi ấy đức vua tự nghĩ: “ Người bạn tốt của ta vua nước Kaṭṭhavāhana đã gởi tặng ta một món quà vô giá. Món quà đền đáp phải thù thắng hơn chút ít so với món quà nhận được. Ta nên chọn món quà nào đây?”

Lúc bấy giờ Đức Phật Kassapa đã xuất hiện giữa ba cõi và đang ngụ ở Bārānasī. Đức vua xét thấy rằng không có gì cao quý hơn Tam bảo. Ta sẽ gởi tin tức về sự xuất hiện của Đức Phật đến vua Kaṭṭhavāhana. Đó là món quà đáp nghĩa phù hợp nhất.”

Bởi vậy vị ấy truyền lệnh lấy mực son viết lên đĩa vàng câu kệ sau đây gồm sáu dòng:

Buddho loke samuppanno, hitāya sabbapāṇinaṃ. Dhammo loke samuppanno, sukhāya sabbapāṇinaṃ. Saṃgho loke samuppanno, puññakkhettaṃ anuttaraṃ.

(Hỡi bạn Kaṭṭhavāhana,) vì lợi ích của tất cả chúng sinh, Đức Phật Toàn giác đã sanh lên trong thế giới của chúng ta như mặt trời mọc ở hướng Đông trên núi Udaya.

Vì hạnh phúc của tất cả chúng sanh, đức Pháp (bao gồm bốn đạo bốn quả Niết bàn và Giáo pháp) đã sanh lên trong thế giới của chúng ta như mặt trời mọc ở hướng Đông trên núi Udaya.

Đức Tăng, phước điền vô thượng của tất cả chúng sanh để gieo vào những hạt giống công đức, đã sanh lên trong thế giới của chúng ta như mặt trời mọc ở hướng Đông trên núi Udaya.

Ngoài những dòng kệ ấy, đức vua cho viết một bài nói về sự thực hành Pháp bắt đầu từ sự an trú trong giới dành cho vị tỳ khưu, tuần tự cho đến sự chứng đắc A-la-hán quả. Đĩa vàng trên (1) trước hết được đặt trong một cái hộp có cẩn bảy loại ngọc, (2) cái hộp châu báu ấy được đặt trong cái hộp bằng ngọc lục bảo; (3) cái hộp bằng ngọc lục bảo lại được đặt trong cái hộp bằng đá mắt mèo, (4) cái hộp

bằng đá mắt mèo lại được đặt trong cái hộp bằng hồng ngọc; (5) cái hộp bằng hồng ngọc lại được đặt trong cái hộp bằng vàng; (6) cái hộp bằng vàng lại được đặt trong cái hộp bằng bạc; (7) cái hộp bằng bạc lại được đặt trong cái hộp bằng ngà; (8) cái hộp bằng ngà lại được đặt trong cái hộp bằng gỗ tẩm mùi xạ hương. Cái hộp này được đặt bên trong một cái hôp, được bao bọc bằng tấm vải mịn và trên đó ấn triện của vua được thêm vào.

Món quà đáp nghĩa được chính thức gởi đến Kaṭṭhavāhana. Một con voi cao quý được trang điểm những vật trang sức bằng vàng, được bao bọc bằng những dây buộc bằng vàng, một lá cờ màu vàng bay trên thân oai hùng của nó. Ở trên lưng của nó, họ gắn chắc một cái bục được nâng cao, cái hộp quà tặng được đăt trên đó. Một chiếc lọng trắng được che trên nó. Nó được gởi đi sau khi thực hiện những hành vi tôn vinh bằng hoa và vật thơm, điệu múa và tiếng nhạc. Đức vua đích thân dẫn đầu đoàn người hộ tống của hoàng gia để đưa nó đi đến biên giới của nước Kasi, là lãnh thổ của vua. Hơn nữa, vua nước Bārānasī cũng gởi những món quà tặng kèm theo những bức thông điệp đến các tiểu vương vì muốn họ bày tỏ sự tôn kính đến món quà đáp nghĩa của vị ấy trên đường đi. Tất cả các tiểu vương ấy đều hoan hỉ làm theo cho đến khi con voi chuyên chở món quà đến biên giới của nước Kaṭṭhavāhana.

Vua Kaṭṭhavāhana đi ra một tkhoảng xa để đón tiếp món quà hồi âm; đảnh lễ món quà ấy. Món quà được mở ra giữa sân triều trước muôn dân. Sau khi lấy đi tấm vải mỏng bọc ngoài và mở ra chiếc hộp thì cái hộp bằng gỗ cứng có tẩm hương. Bên trong nó tám cái hộp được mở ra lần lượt từng cái một cho đến khi chiếc đĩa vàng thông báo sự xuất hiện của Tam bảo hiện ra. “ Đây là món quà hy hữu nhất trải qua một thời gian rất lâu dài mới thấy. Người bạn tốt của ta, vua Bārānasī đã rất chu đáo trong việc gởi tin tức này đến cho ta cùng với nét phát thảo về sự thực hành pháp.” Vua Kaṭṭhavāhana đã vui sướng suy xét như vậy. “ Sự xuất hiện của Đức Phật, không bao giờ được nghe trước kia, đã xảy ra. Lành thay nếu ta đi yết kiến Đức Phật và nghe Pháp của Ngài,” vị ấy tự nghĩ. Vị ấy tham khảo ý kiến của các

quan và họ đã khuyên vị ấy nên trì hoãn một thời gian trong kinh đô để họ đi thăm dò trước.

Phái đoàn quan chức

Mười sáu vị quan cùng với một ngàn tùy tùng đi theo mỗi vị quan đã tâu lên đức vua rằng: “ Tâu đại vương, nếu Đức Phật đã thực sự sanh lên trong thế gian, thì chúng thần có thể không còn gặp lại đại vương (ở hoàng cung của đại vương) tức là, tất cả chúng thần sẽ đi để trở thành tỳ khưu. Nếu Đức Phật không thực sự sanh lên thì chúng thần sẽ trở về với đại vương.”

Trong số các vị quan, có một người cháu trai kêu đức vua bằng cậu đã nói rằng: “ Con cũng sẽ đi.” Đức vua nói với vị ấy rằng: “ Này con, khi con thấy rằng Đức Phật đã xuất hiện, thì hãy trở về và báo tin cho trẫm biết.” Đứa cháu trai đồng ý: “ Lành thay, tâu đại vương.”

Mười sáu vị quan cùng với mười sáu ngàn tùy tùng đã vội vã ra đi, chỉ cắm trại nghỉ một đêm trên đường đi và đến Bārānasī. Nhưng trước khi họ đến đó thì Đức Phật Kassapa đã nhập Niết bàn. Các quan đi vào tịnh xá Đức Phật và hỏi rằng: “ Đức Phật là ai? Đức Phật ở đâu?” Nhưng họ chỉ thấy những vị tỳ khưu đệ tử.

Khi ấy các vị tỳ khưu đệ tử nói với họ rằng: “ Đức Phật đã nhập Niết bàn rồi.” Các quan than khóc nói rằng: “ Chúng tôi từ xa đến đây và chúng tôi đã đánh mất cơ hội gặp Phật!” Họ nói với các vị tỳ khưu: “ Thưa chư đại đức, có lời khuyên hay giáo giới nào của Đức Phật để lại cho thế gian không?” “ Có, thưa các thiện nam. Lời khuyên ấy là: ‘ Hãy an trú trong Tam quy. Hãy thọ trì ngũ giới luôn khi. Cũng nên thọ trì tám điều học trong ngày Bố tát.” Nhân đó, tất cả các vị quan ngoại trừ đứa cháu trai của đức vua, cùng với tùy tùng của họ, đều xuất gia tỳ khưu.

Vua Kaṭṭhavāhana thăng hà

Cháu trai của vua Kaṭṭhavāhana trở về Kaṭṭhavāhana sau khi kiếm được một di vật của Đức Phật, dùng làm vật thờ kính. Đó là cái lược nước. Liên quan đến điều này cần ghi nhớ rằng những vật mà Đức Phật đã sử dụng bao gồm cây Bồ đề, bình bát, y, cái lược nước, v.v… Người cháu trai cũng sắp xếp để thỉnh một vị tỳ khưu thuộc lòng Kinh, Luật và Abhidhamma đi chung với vị ấy đến Kaṭṭhavāhana.

Sau khi trải qua các chặn đường, vị quan đã đến Kaṭṭhavāhana và tâu lên đức vua: “ Thưa cậu, Đức Phật thực sự đã xuất hiện trong thế gian, và sự thật là Ngài đã nhập Niết bàn.” Vị ấy thuật lại lời khuyên của Đức Phật mà vị ấy đã ghi nhớ từ các vị tỳ khưu đệ tử Phật. Đức vua đi đến vị tỳ khưu thuộc lòng Tam tạng và nghe pháp của vị ấy. Đức vua đã cho xây dựng một tịnh xá cho vị thầy tế độ, dựng lên một bảo tháp thờ cái lược nước của Đức Phật và trồng hai cây Bồ đề. Đức vua cũng nguyện thọ trì ngũ giới và Bát quan trai giới vào những ngày Bố tát. Vị ấy đã bố thí rộng rãi, và sau khi sống hết thọ mạng vị ấy thăng hà và tái sanh vào cõi chư thiên. Mười sáu vị quan mà trở thành tỳ khưu và mười sáu ngàn tùy tùng của họ cũng thực hành Bát chánh đạo, đã chết trong thân phận phàm phu, được tái sanh vào cõi chư thiên làm tùy tùng của vị thiên mà đã từng làm vua Kaṭṭhavāhana. (Trong số mười sáu tùy tùng chư thiên của vị vua chư thiên thì có Mogharāja).

Đời sống Sa môn trong kiếp chót

Trong thời gian giữa hai vị Phật, người thợ bậc thầy và tất cả những tùy tùng của vị ấy có kiếp sống ở cõi chư thiên. Rồi trước khi Đức Phật Gotama xuất hiện họ tái sanh vào cõi nhân loại. Người lãnh đạo của họ sanh làm con trai của vị quốc sư trong triều đình của vua Mahā Kosala, phụ vương của vua Pasenadi Kosala. Vị ấy được đặt tên là Bāvarī, và có ba tướng đặc biệt của bậc đại nhân. Là bậc thầy của Tam phệ đà, vị ấy đã kế thừa địa vị quốc sư và lúc cha chết. Mười sau ngàn người còn lại tái sanh vào kinh thành Sāvatthi trong bộ tộc Bà-la-môn. Trong số họ, có:

Ajito Tissa Metteyyo,

Puṇṇako atha Mettagū, Dhotako Upasīvo ca, Nando ca atha Hemako. Todeyya Kappā dubhayo, Jatukkaṇṇī ca paṇḍito,

Bhadrāvudho Udayo ca, Posālo cāpi Brāhmaṇo. Mogharājā ca medhāvī, Piṅgiyo ca mahā isi.

(1) Ajita, (2) Tissa Metteyya, (3) Puṇṇaka, (4) Mettagū, (5) Dhotaka, (6) Upasīva, (7) Nanda (8) Hemaka (9) Todeyya (10) Kappa,

(11) Jatukkaṇṇī, (12) Bhadrāvudho, (13) Udaya (14) Posala (15) Mogharājā, (16) Piṅgiya.

Mười sáu vị Bà-la-môn học Tam Phệ đà từ đạo sư Bāvarī. Một ngàn tùy tùng dưới sự dẫn dắt của mỗi vị Bà-la-môn thì học từ họ. Như vậy, Bāvarī và chúng đệ tử của vị ấy số lượng cả thảy là 16,017 vị Bà-la-môn lại hội tụ với nhau trong kiếp cuối cùng của vị ấy. (Vị Bà-la-môn thứ mười lăm, Mogharājā, về sau trở thành đại đức Mogharājā).

Bāvarī và tùy tùng của vị ấy từ bỏ thế gian

Vào lúc vua Mahā Kosala thăng hà, con trai của vị ấy là Pasenadi Kosala lên kế ngôi. Quốc sư Bāvarī của vị ấy tiếp tục giữ địa vị ấy dưới sự cai trị của vị vua mới và vị vua mới này cũng ban tặng những đặc quyền mới đến vị ấy. (Sở dĩ như vậy là vì vị vua mới này khi còn là thái tử đã từng làm học trò của Bāvarī cho nên quan hệ của vua với vị quốc sư già không chỉ về chức tước mà còn mang tính cá nhân nữa).

Một hôm Bāvarī đang ở nơi vắng vẻ, tự đánh giá về sở học của mình. Vị ấy thấy rằng những bộ kinh Veda không có chút giá trị nào

để đem lại lợi ích cho vị ấy trong kiếp sau. Vị ấy quyết định từ bỏ thế gian để trở thành Sa-môn. Khi vị ấy bộc bạch quyết định của mình lên đức vua Pasenadi Kosala, đức vua nói rằng, “ Thưa thầy, sự hiện diện của thầy ở triều đình đã cho trẫm sự đảm bảo về sự cố vấn của bậc trưởng lão khiến trẫm cảm thấy rằng trẫm vẫn còn ở trong sự chăm sóc của một người cha. Đừng rời bỏ trẫm.” Nhưng vì phước quá khứ đã bắt đầu trổ quả, quốc sư già Bāvarī không thể bị thuyết phục đi ngược lại ý định của vị ấy vẫn giữ lập trường. Khi ấy đức vua nói rằng: “ Thưa thầy, nếu vậy thì trẫm muốn thỉnh thầy sau khi trở thành ẩn sĩ thì hãy trú ngụ trong vườn ngự uyển, để trẫm có thể thăm viếng thầy ban ngày hoặc ban đêm.” Bāvarī chấp nhận lời thỉnh cầu này và vị ấy cùng với mười sáu người đệ tử trưởng chúng cùng với mười sáu ngàn tùy tùng xuất gia làm ẩn sĩ và trú ngụ trong những khu vườn của vua. Đức vua cung cấp cho họ tất cả bốn món vật dụng và viếng thăm đều đặn ông thầy của vua vào buổi sáng và buổi chiều.

Sau một thời gian các đệ tử nói với đạo sư của họ rằng: “ Thưa thầy, sống ở gần kinh thành làm cho đời sống của vị Sa-môn không được thoải mái do có nhiều phiền toái. Chỗ ở thích hợp cho vị Sa-môn là phải cách xa thị trấn; chúng ta hãy đi khỏi đây.” Vị đạo sư đã phải đồng ý. Vị ấy trình lên đức vua điều này nhưng đức vua không để cho vị ấy rời đi. Lần thứ ba Bāvarī vẫn kiên quyết thỉnh cầu đức vua. Cuối cùng đức vua phải chìu theo ước muốn của vị ấy. Vua cho hai vị quan mang theo hai trăm ngàn đồng tiền vàng đi theo Bāvarī và tùy tùng của vị ấy để tìm một chỗ thích hợp làm ẩn xá cho họ, tại đó tất cả những cốc liêu đều được xây dựng dành cho họ.

Ẩn sĩ Bāvarī cùng với 16,016 vị Sa-môn đệ tử dưới sự hộ độ của hai vị quan đã lên đường ra đi từ Sāvatthi đi về hướng Nam. Khi họ đã qua khỏi bên kia xứ Jambudipa đến một chỗ nằm giữa hai vương quốc Asaka và Alaka là một đảo lớn có hai nhánh của con sông Godhāvarī rẽ ra, là một khu rừng rộng ba do tuần có trái cây ăn được, Bāvarī nói với các đệ tử rằng: “ Đây là nơi mà các ẩn sĩ xưa kia đã sống. Chỗ này thích hợp cho các vị Sa-môn.” Thực ra đó là khu rừng mà những vị ẩn sĩ nổi tiếng như Sarabhaṅga đã chọn làm nơi trú ngụ.

Các vị quan của vua đã trả một trăm ngàn đồng tiền bằng bạc cho mỗi vị vua Assaka và Alaka để sở hữu và xử dụng khu đất ấy. Hai nhà cai trị đã hoan hỉ nhượng lại tài sản và cũng thêm một dãi đất hai do tuần nằm tiếp giáp khu rừng, như vậy số đất được giao là năm do tuần. Các vị quan từ triều đình Sāvatthi đã cho xây dựng chỗ ngụ ở đó. Họ cũng mang đến những vật liệu cần thiết từ Sāvatthi: (Bài trình bày trên được giải rộng từ Chú giải của Kinh tập Sutta Nipāta. Chú giải về Anguttara Nikaya cho chúng ta biết thêm những sự kiện liên quan đến ẩn sĩ Bāvarī được mô tả dưới đây:) Vào ngày sau khi hai vị quan đã trở về Sāvatthi thì một người đàn ông xuất hiện ở chỗ ngụ và xin phép các vị ẩn sĩ cho anh ta được làm nhà cho chính anh ta trên dãi đất ấy. Các ẩn sĩ đồng ý cho anh ta làm. Ngay lập tức các gia đình khác cũng bắt chước theo và có một trăm ngôi nhà trên vùng đất ấy. Và như vậy với tâm rộng lượng của ẩn sĩ Bāvarī, cộng đồng các gia chủ đã phát triển hưng thịnh, cung cấp nguồn vật thực cúng dường hằng ngày đến các vị ẩn sĩ, họ cũng kiếm trái cây để độ thực hằng ngày.

Sự bố thí hằng năm trị giá một trăm ngàn đồng

Ngôi làng tại khu vực ẩn tu đã trở nên hưng thịnh. Mức thuế từ nông nghiệp và những sinh hoạt khác lên đến một trăm ngàn hằng năm mà dân làng trả cho vua Assaka. Nhưng vua Assaka nói với họ rằng tiền thuế ấy nên cúng đến ẩn sĩ Bāvarī. Khi họ mang tiền đến ẩn sĩ Bāvarī thì vị ấy nói rằng: “ Tại sao các vị đem đến món tiền này?” Các gia chủ nói rằng: “ Thưa đại đức, chúng con đem đến số tiền này là biểu hiện lòng tri ân của chúng con về sự cư trú ở dãi đất mà đại đức đã ban cho.” Bāvarī bèn nói rằng: “ Nếu ta quan tâm đến tiền bạc thì ta đã không trở thành Sa-môn. Hãy đem về món tiền này.” “ Nhưng, bạch đại đức,” các gia chủ nói, “ chúng con không thể lấy lại những gì đã cúng dường đến đại đức: Chúng con sẽ trả món tiền một trăm ngàn đồng mỗi năm. Chúng con có thể khiêm tốn đề nghị rằng đại đức nên nhận tiền cống nạp hằng năm của chúng con và dùng món tiền ấy để làm những việc bố thí tùy thích.” Bāvarī buộc lòng phải

đồng ý. Và như vậy hằng năm có xảy ra một cuộc bố thí to lớn của vị ẩn sĩ tốt bụng để đem lại lợi ích cho những người neo đơn, những người nông dân, khách bộ hành, những người ăn xin hành khất. Tin tức về hành động cao quý này tỏa đi khắp xứ Jambudīpa.

Sự đe dọa của một Bà-la-môn không có thật

Sau một trong những dịp hằng năm như vậy, một năm nọ, trong khi Bāvarī đang hân hoan với việc phước tại chỗ ngụ của vị ấy thì vị ấy bị hốt hoảng bởi một giấc ngủ ngắn do tiếng kêu khàn khàn của một người đàn ông đang yêu cầu: “ Này ông Bà-la-môn Bāvarī, hãy bố thí cho tôi với. Hãy bố thí cho tôi với.” Đó là giọng nói của một vị Bà-la-môn trong cảnh mộng là con cháu của Bà-la-môn Jūjakā ( trong kinh Bổn sanh Vesantara) đến từ ngôi làng Bà-la-môn Dunniviṭṭha, trong vương quốc Kaliṅga. Ông ta đến theo yêu cầu nằng nặc của bà vợ ông ta, đã nói với ông ta rằng: “ Ông không biết rằng Bà-la-môn Bāvarī đang bố thí từ thiện một cách rộng rãi đó sao? Hãy đi kiếm vàng và bạc từ ông ấy.” Vị Bà-la-môn trong cảnh mộng là một người chồng sợ vợ. Ông ta không thể làm gì khác ngoài việc làm theo mệnh lệnh của người vợ.

Bāvarī nói với ông ta rằng: “ Này ông Bà-la-môn, ông đến trễ rồi. Tôi đã phân phát mọi thứ đến những người cần giúp đỡ. Giờ đây tôi không còn một xu nào cả.” “ Này ông Bāvarī, tôi không muốn một số tiền lớn. Một người như ông mà đã cho đi những món tiền lớn như vậy thì không thể nào không còn một đồng dính túi như ông đã nói. Chỉ cần cho tôi năm trăm thôi.” “ Tôi không có năm trăm. Ông sẽ có được nó trong đợt sau.” “ Có phải tôi phải đợi đến lần sau ông mới cho chăng?” Ông ta rõ ràng là đã tức giận khi nói những lời ấy vì ông ta bắt đầu nói lời nguyền rủa. Ông ta kiếm về một ít phân bò, những bông hoa màu đỏ, và cỏ lá to, và vội vã bôi phân bò lên lối đi vào chỗ ngụ của Bāvarī, rải lên những bông hoa màu đỏ, và rải cỏ khắp quanh. Rồi ông ta rửa bàn chân trái bằng nước từ cái bình nước của ông ta, bước bảy bước trên nền nhà và, khi lấy bàn tay vỗ vào bàn chân trái,

ông ta đã nói lên lời nguyền rủa sau đây giống như khi một đạo nhân tụng manta vậy:

Sace me yācamānassa, bhavaṃ nānupadassati. Sattame divase tuyhaṃ, muddha phalatu sattadhā.

Nếu ông không chịu cho tôi tiền mà tôi đã xin thì cầu cho cái đầu của ông bể ra thành bảy mảnh vào ngày thứ bảy kể từ hôm nay.

Bāvarī vô cùng hoang mang. “ Có lẽ lời nguyền của ông ta sẽ có hiệu lực,” vị ấy nghiền ngẫm khi nằm trên chiếc giường trằn trọc. Khi ấy mẹ của Bāvarī của kiếp kế trước, hiện là nữ thần hộ vệ ẩn xá, trông thấy đứa con trong kiếp trước của bà đang phiền não, bèn nói rằng:

Na so muddhaṃ pajānāti, kuhako so dhanatthiko; Muddhani muddhapāte vā, ñāṇaṃ, tassa na vijjati.

( Này con trai,) vị Bà-la-môn không biết cái gì được gọi là ‘cái đầu’. Ông ta chỉ là một Bà-la-môn giả trong cảnh mộng mà thôi hiện ra để xin tiền của con. Ông ta chẳng hiểu ý nghĩa của ‘cái đầu’ (muddha) cũng không biết yếu tố nào làm chỗ ‘cái đầu’ bị vỡ ra (muddhādhipāta).

Khi ấy Bāvarī nói rằng: “ Thưa mẹ, nếu mẹ biết ý ‘nghĩa của ‘cái đầu’ là gì và yếu tố có thể gây ra ‘cái đầu’, thì xin mẹ hãy cho con biết về chúng.”

Nữ thần nói rằng: “ Này con, ta không biết hai điều này. Chỉ có chư Phật mới biết chúng.” “ Ai trong thế gian này biết được chúng. Xin hãy dẫn con đến người đó.” “ Có Đức Phật Toàn giác, bậc chúa tể của ba cõi.” Khi nghe qua tiếng ‘Phật’, Bāvarī vô cùng vui thích và tất cả những âu lo đều biến mất. “ Đức Phật bây giờ đang ở đâu?” “ Đức Phật đang trú ngụ ở tịnh xá Jetavana, tại Sāvatthi.”

Sáng sớm hôm sau, Bāvarī gọi mười sáu người đệ tử của vị ấy đến và nói rằng: “ Thưa các vị, nghe nói Đức Phật đã xuất hiện trong thế gian. Hãy đi và xác minh sự thực ấy rồi nói cho ta biết. Ta muốn đích thân đi đến Đức Phật nhưng ở tuổi già của ta thì ta có thể chết bất

cứ lúc nào. Hãy đi yết kiến Đức Phật và nêu ra bảy câu hỏi này.” Câu hỏi được sắp xếp theo thể kệ được gọi là muddha phālana (cũng được gọi là muddhādhipāta) khi ấy được giảng dạy chi tiết đến họ.

Nên chú ý là vào năm thứ tám của Bāvarī đến trú ngụ ở bờ sông Godhāvarī thì Đức Phật xuất hiện trong thế gian – Chú giải về Kinh tập Sutta Nipāta, cuốn 2.

Khi ấy Bāvarī suy nghĩ như vầy, “ Tất cả mười sáu đệ tử của ta đều là những bậc có trí. Nếu họ chứng đắc mục tiêu tối hậu của phạm hạnh tỳ khưu (tức là đạo quả A-la-hán) thì họ có thể trở về hoặc không trở về với ta.” Và vì vậy vị ấy nói với người cháu trai Pingiya, “ Này cháu Pingiya, cháu phải trở về với ta không được bỏ qua. Hãy nói cho ta biết lợi ích của pháp siêu thế mà cháu đã chứng đắc được.”

Khi ấy mười sáu ngàn tùy tùng của Bāvarī dưới sự lãnh đạo của Ajita (là một trong mười sáu đệ tử), cùng với mười sáu vị thầy của họ, đã làm lễ Bāvarī và rời khỏi chỗ ngụ của họ đi về hướng bắc.

Họ đã tiếp tục chuyến đi xuyên qua Mahissati, kinh đô của nước Aḷaka, Ujjenī, Gonaddha, Vedisa, Pavana, Kosambī, Sāketa, Sāvatthi, Setabya, Kapilavatthu, Kusinārā, Pāvā, Bhoga, Vesālī và Rājagaha thuộc nước Magadha. Đó là một chuyến đi dài xa nhiều do tuần.

Khi họ đi ngang qua một kinh đô thì dân chúng ở đó hỏi họ đang đi đâu và họ nói rằng họ đang đi gặp Đức Phật để hỏi nhiều vấn đề thì nhiều người cũng gia nhập vào chuyến đi. Lúc họ đi ngang qua Kosambī và đến Sāketa thì dòng người hành hương đã dài đến sáu do tuần. Đức Phật biết sự đi đến của các ẩn sĩ, là những đệ tử của Bāvarī, và có nhiều người tham gia chuyến đi của họ dọc theo con đường hành hương chiêm bái. Nhưng vì các căn của những ẩn sĩ này chưa chín muồi, nên Đức Phật đã không trú tại Sāvatthi để tiếp đón họ, thấy rằng chỗ thích hợp để họ giác ngộ là điện thờ Pāsānaka ở Magadha. Do phải đi qua thêm nhiều kinh đô nữa để đến chỗ đặc biệt ấy, số người hành hương sẽ tăng lên nhiều hơn và tất cả họ sẽ được lợi ích từ bài pháp của Ngài ở đó, tức là đắc được trí tuệ về Tứ Thánh Đế.

Khi xét đến lợi ích to lớn này đến những người hành hương, Đức Phật rời khỏi Sāvatthi và đi về hướng Rājagaha trước khi những người hành hương đến đó.

Khi đám đông đến tại Sāvatthi họ đi vào tịnh xá của Đức Phật và dò hỏi Đức Phật đang ở đâu. Tại lối vào những khu vực riêng của Đức Phật, là Hương phòng của Ngài, họ lưu ý dấu chân của Ngài ( được để lại ở đó theo ý nguyện của Đức Phật là giữ nguyên vẹn cho đến khi họ đến đó). Họ rành mạch về việc đọc những dấu chân của tất cả các loại người như vầy:

Rattassa hi ukkutikaṃ padaṃ bhave, duṭṭhassa hoti avakaḍḍhitam padaṃ;

Mūḷhassa hoti sahas ānupīḷitaṃ

vivatacchadassa idaṃ īdisaṃ padaṃ.

Người có nhiều dục tham thì bàn chân của người có lõm ở giữa,

Người nhiều sân hận có bàn chân nghiêng dốc về phía sau, Người nhiều si mê thì gót chân và ngón chân rất thô,

Dấu chân hiện tại chắc chắn là của Đức Phật Toàn giác, Bậc đã đoạn diệt tất cả phiền não.

Do kiến thức về sở học của họ, các vị ẩn sĩ tin chắc rằng họ đã bắt gặp được dấu chân của Đức Phật.

Đức Phật đi qua các chặng đường trải qua Setabya, Kapilavatthu, v.v… và đến điện thờ Pāsāṇaka gần Rājagaha, khiến cho một đám đông đi theo Ngài. Các ẩn sĩ rời khỏi Sāvatthi ngay khi họ biết chắc về dấu chân của Đức Phât, và đi qua các chặn đường xuyên qua Setabya, Kapilavatthu, v.v… và đến điện thờ Pāsāṇaka gần Rājagaha.

(Điện thờ Pāsāṇaka là một điện thờ tiền Phật giáo. Nó được xây dựng trên một núi đá rộng lớn để thờ một vị thần địa phương. Khi Đức Phật xuất hiện thì dân chúng xây dựng một tháp thờ mới và hiến tặng cho các tín đồ Phật giáo. Tuy nhiên tên cũ vẫn được giữ lại).

Sakka đã sắp xếp đủ chỗ để đám đông khổng lồ có đủ phòng ở tại điện thờ Pāsāṇaka. Các ẩn sĩ đã cố gắng hết sức để được gặp Đức Phật khi tận dụng những giờ rảnh rỗi vào buổi sáng và buổi chiều. Khi họ trông thấy điện thờ Pāsāṇaka, chỗ đến của họ nơi mà họ tin Đức Phật ngụ ở đó, họ rất sung sướng như người khát nước trông thấy nước, hay người đi buôn thấy được cơ hội quý báu, hay như người bộ hành mệt mỏi trông thấy tàn cây bóng mát. Họ vội vã tiến về điện thờ.

Họ trông thấy Đức Phật đang thuyết pháp giữa chúng tỳ khưu bằng giọng nói khiến người ta nhớ đến tiếng rống của con sư tử. Ajita, người lãnh đạo của các vị Bà-la-môn, rất vui sướng được trông thấy Đức Phật đang phát hào quang sáu màu khi đang thuyết pháp và phấn khích bởi những lời chào hỏi đầy từ ái của Đức Phật như: “ Các ngươi thấy thời tiết thế nào? Có thể chịu được không v.v…?” Khi ngồi ở nơi thích hợp, vị ấy nêu ra câu hỏi đầu tiên đến Đức Phật mà không nói lớn, chỉ hướng tâm đến câu kệ được giảng dạy bởi thầy Bāvarī của vị ấy, như vầy:

Ādissa jammanaṃ brūhi, gottaṃ brūhi salakkhaṇaṃ; Mantesu pāramiṃ brūhi, kati vāceti Brāhmaṇo.

Xin cho con được biết ông thầy của con (Bāvarī) (1) Bao nhiêu tuổi? (2) Thầy của con có những tướng đặc biệt nào trên thân? (3) Thầy của con thuộc dòng dõi nào? (4) Thầy của con đã thông thạo Tam Phệ đà như thế nào? (5) Có bao nhiêu đệ tử của thầy con đang theo học kinh Phệ đà?

Bāvarī đã chỉ dạy cho Ajita đặt ra những câu hỏi ấy. Và vị ấy đã làm theo y như vậy. Đức Phật, đúng như sự mong mỏi của Bāvarī, biết rõ những câu hỏi của Ajita và không do dự khi cho ra những câu trả lời sau đây ( trong hai câu kệ):

Vīsaṃ vassasataṃ āyu, so ca gottena Bāvarī; Tīṇissa lakkhaṇā gatte, tiṇṇaṃ vedāna pāragū.

Lakkhaṇe itihāse ca, sanighaṇḍu saketubhe,

Pañca satāni vāceti, sadhamme Pāramiṃ gato.

(Này Ajita,) (1) thầy của con được một trăm hai mươi tuổi, (2) ông ta thuộc bộ tộc Bavari. (3) ông ta có ba tướng đặc biệt của bậc Đại nhân. (4) ông ta đã thông thuộc Tam Phệ đà; “ Ông ta đã thông thuộc bộ kinh Nigaṇḍu (bộ Abidhāna), bộ Ketubha (thơ), bộ Lakkhaṇa (các đặc tướng của bậc đại nhân), bộ Itihāsa (bộ truyện cổ tích). (5) Ông ta dạy Tam Phệ đà cho năm trăm đệ tử lười biếng và đần độn.

Ajita muốn biết ba đặc tướng mà ông thầy của vị ấy sở hữu là gì liên quan đến câu trả lời thứ ba ở trên, và đặt ra câu hỏi bằng tâm như sau:

Lakkananaṃ pavicayaṃ, Bāvarissa naruttama;

Kaṅkhhacchida pakāsehi, mā no kaṅkhāyitaṃ ahu.

Hỡi bậc Tối thượng có khả năng diệt trừ hoài nghi của tất cả chúng sanh, xin Ngài hãy giải rõ về ba đặc tướng của Bavari. Xin đừng để chúng con còn dư sót hoài nghi.

Đức Phật đã trả lời như sau:

Mukhaṃ jīvhāya chādeti, uṇṇassa bhamukantare, Kosohitam vatthaguyhaṃ, evaṃ jānāhi mānava.

( Này Ajita,) (1) ông thầy của Bavari của con có thể che mặt của ông ấy bằng cái lưỡi của mình; (2) có một sợi lông kiết tường hình xoắn ốc nằm giữa hai chân mày của ông ta. (3) bộ phận sinh dục của ông ta được che bọc (như bộ phận sinh dục của voi Chaddanta). Này Ajita, hãy chú ý ba tướng đặc biệt này trên người của ông ta.

Đức Phật đã trả lời bằng những thuật ngữ chính xác. Khi ấy thính chúng trong mười hai do tuần đều lấy làm kinh ngạc, vì họ chẳng nghe ai đặt câu hỏi, chỉ có Đức Phật trực tiếp nói ra những câu trả lời. Với đôi tay chấp lại được đưa lên đầu, họ thốt lên: “ Ai là người hỏi? Chư thiên hay Phạm thiên, hay Sakka người chồng yêu dấu của Sujātā?”

Sau khi nghe những câu trả lời cho năm câu hỏi của vị ấy, Ajita nêu ra thêm hai câu hỏi nữa trong tâm như sau:

Muddhaṃ mddhādhipātañ ca, Bāvarī paripucchati; Tam vyākarohi Bhagavā, kaṅkhaṃ vinaya no ise.

Thưa bậc giới đức, đạo sư của chúng con muốn hỏi hai vấn đề: Thứ nhất, ‘cái đầu’ (muddha) nghĩa là gì? Thứ hai, yếu tố nào mà có thể chặt đứt cái đầu (muddhādhipāta)? Xin Ngài mở lòng bi mẫn trả lời hai câu hỏi này và đoạn trừ hoài nghi cho chúng con.

Đức Phật đã nói to câu trả lời cho câu hỏi trong tâm của Ajita như sau:

Avijjaṃ muddhā ti jānāhi, vijjā muddhādhipātinī, Saddhā sati samādhīhi, chandavīriyena saṃyutā.

(Này Ajita,) Vô minh về bốn Thánh đế là cái đầu (muddha) của vòng sanh tử luân hồi. Trí tuệ về đạo (muddhādhipātin) được kết hợp bởi Tín (saddha), Niệm (sati), Định (samādhi), Dục (chanda) và Tinh tấn (vīriya), là yếu tố chặt đứt cái đầu. Con cần phải hiểu như vậy.

Khi nghe những câu trả lời chính xác như vậy, Ajita vô cùng hoan hỉ. Và, khi đặt tấm da của con sơn dương trên vai của vị ấy, đã dùng cái đầu của vị ấy chạm vào đôi bàn chân của Đức Phật. Rồi vị ấy nói to:

Bāvarī Brāhmaṇo bhoto, saha sissehi mārisa ; Udaggacitto sumano, Pade vandati Cakkhuma.

Bậc đáng tôn kính đã chấm dứt khổ, có tuệ nhãn, Bà-la-môn Bāvarī, cùng với mười sáu ngàn đệ tử của vị ấy, đầy phấn chấn, xin đảnh lễ dưới chân Ngài!

Những đệ tử khác của Bāvarī cùng Ajita nói những lời tán dương này và tôn kính đảnh lễ Đức Phật. Đức Phật rủ lòng bi mẫn đến Ajita và chúc vị ấy được hạnh phúc bằng những từ sau đây:

Sukhito Bāvarī hotu, Saha sissehi brāhmano ; Tvan cā pi sukhito hoti, ciraṃ jīvāhi māṇava.

Chúc cho Bāvarī và những đệ tử của ông ta được an vui hạnh phúc. Này thanh niên Bà-la-môn, cũng chúc cho con được an vui hạnh phúc. Chúc cho con được trường thọ.

Sau đó Đức Phật nói rằng:

Bāvarissa ca tuyhaṃ vā, sabbesaṃ sabbasaṃsayaṃ; Katāvakāsā pucchavho, yam kiñci manasicchatha.

Nếu Bāvarī hay Ajita, hay bất cứ người nào trong các con mà muốn đoạn trừ các hoài nghi sanh lên trong tâm của các con, thì Như Lai cho phép các được nêu ra câu hỏi.

Chư Phật Toàn giác có thông lệ mời chúng sanh đặt câu hỏi.

Khi cơ hội này được mở rộng cho họ, thì tất cả các vị Bà-la-môn ngồi xuống, tôn kính Đức Phật, và thay phiên nhau nêu ra câu hỏi. Ajita là người đầu tiên làm điều ấy. Đức Phật trả lời tất cả những câu hỏi của vị ấy và những câu trả lời ấy dần dần đạt đến đỉnh cao là sự giác ngộ đạo quả A-la-hán. Ajita và một ngàn đệ tử của vị ấy đều chứng đắc đạo quả A-la-hán vào lúc kết thúc thời pháp; hằng ngàn thính chúng cũng chứng đắc các tầng đạo quả khác nhau. Khi Ajita và những đệ tử của vị ấy vừa chứng đắc đạo quả A-la-hán, thì họ được Đức Phật gọi đi vào đời sống tỳ khưu khiến họ lập tức có tướng mạo của những vị tỳ khưu trưởng lão sáu mươi hạ lạp, có đầy đủ những vật dụng của vị tỳ khưu hiện ra do năng lực thần thông của Đức Phật. Tất cả họ đều ngồi trước Đức Phật trong tư thế tôn kính. (Những đệ tử còn lại của Bāvarī cũng nêu ra những câu hỏi riêng của họ đến Đức Phật, nội dung chi tiết của những câu hỏi ấy có thể được tìm thấy trong Kinh Tập Sutta Nipāta. Ở đây chúng tôi chỉ tiếp tục với những gì liên quan đến đại đức Mogharāja và Bāvarī).

Những đệ tử của Bāvarī được đề cập ở trên đã thay phiên nhau hỏi những câu hỏi và Đức Phật cũng đã trả lời cho họ mà kết thúc là sự chứng đắc đạo quả A-la-hán dành cho người hỏi và một ngàn đệ tử của vị ấy, tất cả họ đều trở thành Thiện lai tỳ khưu.

Mogharāja là con người rất kiêu ngạo tự cho mình là người uyên bác nhất trong mười sáu đệ tử của Bāvarī. Ông ta nghĩ rằng điều thích hợp là nêu ra những câu hỏi của ông ta sau Ajita bởi vì Ajita là người lớn nhất trong những đệ tử thân tín. Bởi vậy, sau khi Ajita đã hỏi xong thì ông ta đứng lên để hỏi tiếp. Tuy nhiên, Đức Phật biết rằng Mogharāja có tánh kiêu ngạo và chưa đủ duyên để giác ngộ, và vị ấy cần sự trừng phạt. Bởi vậy Đức Phật nói với vị ấy rằng: “ Này Mogharāja, hãy chờ cho đến khi những người khác đã hỏi xong.” Mogharāja suy xét như vầy: “ Suốt từ đầu ta đã tự cho mình là người thông minh nhất. Nhưng Đức Phật biết rõ nhất. Chắc Ngài đã quyết định rằng ta chưa đến phiên để đặt những câu hỏi.” Vị ấy đã ngồi im lặng.

Rồi sau người đệ tử thứ tám của Bāvarī, tức là (1) Ajita, (2) Tisa Metteyya, (3) Puṇṇaka, (4) Mettagū, (5) Dhotaka, (6) Upasīva,

(7) Nandaka và (8) Hemaka đã hỏi xong vị ấy đã nhẫn nại và đứng dậy kế tiếp phiên của mình. Lại nữa, Đức Phật thấy vị ấy vẫn chưa đủ duyên để giác ngộ và đã bảo vị ấy chờ đợi. Mogharāja im lặng chờ đợi. Nhưng khi người đệ tử thứ mười bốn của Bāvarī, tức là sau khi

(9) Todeyya, (10) Kappa, (11) Jatukaṇṇi, (12) Bhadrāvudha, (13) Udaya, và (14) Posala đã hoàn tất phiên của họ thì Mogharāja được xem như sẽ trở thành vị tỳ khưu nhỏ nhất trong số những đệ tử của Bāvarī và ở phiên thứ mười lăm. Và bấy giờ các căn của Mogharāja đã được chín muồi, Đức Phật cho phép vị ấy hỏi. Mogharāja bắt đầu như vầy:

Dvāhaṃ sakkaṃ apucchissaṃ, na me vyākāsi Cakkhumā; Yāvatatiyañ ca devīsi,

vyākarotī ti me sutaṃ.

Hai lần con đã nêu những câu hỏi của con đến Đức Phật thuộc dòng dõi Sakya, nhưng Bậc có ngũ nhãn, đã không trả lời con. Con đã nghe nói rằng Đức Phật, do lòng bi mẫn, đến lần thứ ba, mới trả lời.

Ayaṃ loko paro loko, Brahma loko sadevako; diṭṭhiṃ te nābhijānāti, Gotamassa yasassino.

Chẳng phải cõi người này hay cõi chư thiên và Phạm thiên mà hiểu được tri kiến của Đức Phật có đại danh tiếng và theo sau:

Evaṃ abhikkantadassāviṃ, atthi pañhena āgamaṃ,

kathaṃ lokaṃ avekkhantaṃ, maccurājā na passati.

Đến ‘ Bậc-thấy-Pháp-tối-thượng’ ( tức là Bậc thấy biết những khuynh hướng bên trong (āsaya), sự giải thoát tối cao (thắng giải – adhimutti), các cảnh giới tái sanh (gati) và Niết bàn (pārāyana), v.v… của thế giới hữu tình, chúng con đã đến để hỏi một câu hỏi: Bằng cách nào người ta biết được thế giới mà Māra không thể trông thấy người ấy nữa?” (bằng cách nhận biết như thế nào về thế giới hữu vi, mà người ta chứng đắc đạo quả A-la-hán, là sự giải thoát khỏi thần chết?)

Đối với câu hỏi hàm chứa nửa thứ hai thuộc ba câu kệ trên của Mogharāja ở trên, Đức Phật đáp lại:

Suññato lokaṃ avekkhassu, Mogharāja sadā sato.

Attānudiṭṭhiṃ ūhacca,

evaṃ maccutaro siyā.

Eveaṃ lokaṃ avekkhantaṃ,

maccurājā na passati.

Này Mogharāja, hãy luôn chánh niệm luôn, và khi đoạn trừ tà kiến liên quan đến năm uẩn, tức là ảo tưởng về cái ta, hãy nhận biết thế giới (hữu tình hoặc vô tình) là không thật, là trống rỗng. Bằng cách nhận biết như vậy, người ta thoát khỏi Māra (Thần chết). Người nhận biết như vậy không thể bị Māra trông thấy. (Sutta Nipāta, v.1126)

(Quan điểm sai lầm về bản thân là ‘ tự ngã’, quan niệm sai lạc về tấm thân hiện tại, sakkāyadiṭṭhi, phải được loại trừ và tất cả các pháp hữu vi phải được xem là vô ngã (anatta), và trên thực tế chỉ là một sự trống rỗng. Khi tưởng chân chánh này đã lập định thì thần chết bị đánh bại. Khi đạo quả được giác ngộ, vị A-la-hán vượt xa lãnh thổ của thần chết (Māra). “Sự vượt qua lãnh thổ của thần chết” là ví dụ ám chỉ sự chứng đắc đạo quả A-la-hán. Câu kệ này có mục đích chính là sự chứng đắc đạo A-la-hán).

Sau khi nghe câu kệ này mà đã đạt đến đỉnh cao là đạo quả A-la-hán, Mogharāja và một ngàn tùy tùng của vị đã chứng đắc đạo quả A-la-hán giống như những đệ tử trước của Bāvarī. Họ là ‘những vị Thiện lai tỳ khưu’. Hằng ngàn thính chúng cũng chứng đắc các tầng đạo quả khác nhau.

(c) Sự hoạch đắc danh hiệu Etadagga

Từ khi trở thành Thiện lai tỳ khưu, đại đức Mogharāja có thói quen mặc hợp với tạng Luật, và được may bằng chỉ thô. Cho nên trong một dịp nọ khi Đức Phật đang ngồi giữa chúng tỳ khưu ở tịnh xá Jetavana, Ngài công bố:

Etadaggaṃ bhikkhave mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ lūkhacīvaradharānaṃ yadidaṃ Mogharājā.

Này các tỳ khưu, trong số những vị tỳ khưu đệ tử của Như Lai mà luôn luôn mặc y vải thô thì tỳ khưu Mogharāja

là Tối thắng.

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 9

Post Views: 251