Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển III 

 

Phẩm Phẫn Nộ: Tích Nhóm Tỳ Khưu Lục Sư

 

231. “Kāyappakopaṃ rakkheyya,

Kāyena saṃvuto siyā;
Kāyaduccaritaṃ hitvā,
Kāyena sucaritaṃ care”.
232. Vacipakopaṃ rakkheyya,
Vācāya saṃvuto siyā,
Vacīduccaritaṃ hitvā,
Vācāya sucaritaṃ care.

“Giữ thân đừng phẫn nộ,

Phòng thân khéo bảo vệ,
Từ bỏ thân làm ác,
Với thân làm hạnh lành”.
Giữ lời đừng phẫn nộ,
Phòng lời khéo bảo vệ,
Từ bỏ lời thô ác,
Với lời, nói điều lành.

233. Manopakopam rakkheya,

Vācāya saṃvuto siyā,
Vacīduccaritaṃ hitvā,
Vācāya sucaritaṃ care.
234. Kāyena saṃvutā dhīvā,
Atho vācāya saṃvuta dhīrā,
Manasā saṃvuta dhīrā,
Te ve suparisaṃvutā.

Giữ ý đừng phẫn nộ,

Phòng ý khéo bảo vệ,
Từ bỏ ý nghĩ ác,
Với ý, nghĩ hạnh lành.
Bậc trí bảo vệ thân,
Bảo vệ luôn lời nói,
Bảo vệ cả tâm tư,
Ba nghiệp khéo bảo vệ.

Pháp Cú nầy được Đức Thế Tôn thuyết ra khi Ngài ngự tại Veḷuvana, đề cập đến nhóm Lục Sư Tỳ khưu. Một hôm, nhóm Lục Sư mang guốc, tay cầm gậy đi khua trên đường kinh hành.

Đức Bổn Sư nghe tiếng guốc khua lộp cộp, Ngài hỏi Đại Đức Ānanda rằng:

– Nầy Ānanda! Tiếng kêu chi thế?

– Bạch Ngài! Nhóm Lục Sư mang guốc gỗ đi kinh hành, mới có tiếng khua lộp cộp vậy.

Nhân dịp nầy, Đức Thế Tôn chế định học giới, dạy rằng: “Vị Tỳ Khưu cần giữ gìn thân, khẩu, ý của mình”.

Rồi Ngài thuyết lên kệ ngôn rằng:

231. “Kāyappakopaṃ rakkheyya,

Kāyena saṃvuto siyā;
Kāyaduccaritaṃ hitvā,
Kāyena sucaritaṃ care”.
232. Vacipakopaṃ rakkheyya,
Vācāya saṃvuto siyā,
Vacīduccaritaṃ hitvā,
Vācāya sucaritaṃ care.

“Giữ thân đừng phẫn nộ,

Phòng thân khéo bảo vệ,
Từ bỏ thân làm ác,
Với thân làm hạnh lành”.
Giữ lời đừng phẫn nộ,
Phòng lời khéo bảo vệ,
Từ bỏ lời thô ác,
Với lời, nói điều lành.

233. Manopakopam rakkheya,

Vācāya saṃvuto siyā,
Vacīduccaritaṃ hitvā,
Vācāya sucaritaṃ care.
234. Kāyena saṃvutā dhīvā,
Atho vācāya saṃvuta dhīrā,
Manasā saṃvuta dhīrā,
Te ve suparisaṃvutā.

Giữ ý đừng phẫn nộ,

Từ bỏ ý nghĩ ác,
Với ý, nghĩ hạnh lành.
Bậc trí bảo vệ thân,
Bảo vệ luôn lời nói,
Bảo vệ cả tâm tư,
Ba nghiệp khéo bảo vệ.

CHÚ GIẢI:
Kāyappakopaṃ: Hãy ráng giữ ba thân ác hạnh (sát sanh, trộm cắp, tà dâm).

Kāyena saṃvuto: Sau khi ngăn chặn lối vào ác hạnh trong thân môn, có được sự thu thúc, sự đóng chặt các môn rồi, là đã dứt bỏ thân ác hạnh, chỉ con thân thiện hạnh. Con người làm được hai việc (cải ác, tùng thiện) một lúc. Bởi vậy mới nói: Xa lìa thân làm ác, dùng thân làm hạnh lành. Trong những bài kệ tiếp theo về thân khẩu ý ta cũng nên hiểu theo ý như vậy.

Kāyena samvutā dhīrā: Bậc hiền trí không phạm giới sát, đạo, dâm, gọi là đã điều phục thân, không phạm giới vọng ngữ, lượng thiệt, thô ngữ, hý ngữ gọi là đã điều phục khẩu không tham, sân, tà kiến gọi là đã điều phục ý. Các bậc ấy là những bậc khéo tự điều phục, khéo tự giữ gìn, khéo thu thúc, đóng chặt lục căn trong thế gian nầy vậy. Cuối thời Pháp, nhiều Tỳ khưu chứng đạt Thánh Quả.

Dịch Giả Cẩn Đề
Sáu Sư mang guốc, gậy cầm tay.
Đạp đá kinh hành, khiến Phật hay
Dạy chúng Tăng gìn thân, khẩu, ý
Ngài ban việc cấm chuyện thày lay.
DỨT TÍCH NHÓM TỲ KHƯU LỤC SƯ
DỨT TÍCH PHẨN NỘ – KODHA VAGGA

Nguồn : Source link

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 9

Post Views: 254