Tích Thầy Bà La Môn Khất Sĩ – người xứng danh tỳ kheo
Tích Thầy Bà La Môn Khất Sĩ – người xứng danh tỳ kheo
Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển III
266. “Na tena bhikkhu hoti
Yāvatā bhikkhate pare
Vissaṃ dhammaṃ samādāyā
Bhikkhu hoti na tāvatā”.
267. “Yo’dha puññañ ca pā pañca
Bāhetvā brahmacariyavā
Saṅkhāya loke carati
Sa ve bhikkhū’ti vuccati”.
“Chỉ mang bình khất thực
Đâu phải là Tỳ khưu
Phải theo Giới pháp bổn
Mới xứng danh Tỳ khưu”.
“Ai bỏ cả thiện ác
Chuyên tu hành thanh tịnh
Lấy hiểu biết ở đời
Mới xứng danh Tỳ khưu”.
Pháp cú nầy, Đức Bổn Sư thuyết ra khi Ngài ngự tại Jetavana, đề cập đến một thầy Bà la môn nọ.
Tương truyền rằng: Thầy Bà la môn nầy đã xuất gia tu theo Giáo phái ngoại đạo.
Lúc đi khất thực, thầy tự nghĩ: “Sa môn Gotama gọi các Thinh Văn hằng đi khất thực của mình là Tỳ khưu. Vậy thì ta đây cũng phải được gọi là Tỳ khưu”. Thầy ấy đến gặp Đức Bổn Sư nói rằng:
– Thưa Sa môn Gotama, tôi cũng đi khất thực và nuôi mạng, vậy thầy cũng nên gọi tôi là Bhikkhu.
– Nầy Bà la môn! Ta không gọi là Tỳ khưu chỉ vì việc đi khất thực mà thôi.
Không phải một người thọ trì đủ các pháp về mặt hình thức mà xứng danh là Tỳ khưu đâu. Người hằng suy xét tất cả pháp hữu vi, người ấy mới xứng danh là Tỳ khưu.
Rồi Ngài thuyết lên kệ ngôn rằng:
266. “Na tena bhikkhu hoti
Yāvatā bhikkhate pare
Vissaṃ dhammaṃ samādāyā
Bhikkhu hoti na tāvatā”.
267. “Yo’dha puññañ ca pā pañca
Bāhetvā brahmacariyavā
Saṅkhāya loke carati
Sa ve bhikkhū’ti vuccati”.
“Chỉ mang bình khất thực
Đâu phải là Tỳ khưu
Phải theo Giới pháp bổn
Mới xứng danh Tỳ khưu”.
“Ai bỏ cả thiện ác
Chuyên tu hành thanh tịnh
Lấy hiểu biết ở đời
Mới xứng danh Tỳ khưu”.
CHÚ GIẢI:
Yāvatā: Chỉ bấy nhiêu đó, là chỉ có một việc ôm bát đi khất thực thì không đáng gọi là Tỳ Khưu.
Visaṃ: Các Pháp khác nhau. Đây ám chỉ cho toàn thể giới hạnh màmột vị Tỳ khưu phải thọ trì, chớ chỉ một hạnh đi khất thực không thôi, chưa đủ được gọi là Tỳ khưu.
Yodha: (Yo idha): Người nào trong Giáo Pháp nầy, vượt qua cả phước và tội, đi trên con đường phạm hạnh cao thượng.
Saṅkhāya: Bằng trí tuệ sáng suốt.
Loke: Trong thế gian nhất là ngũ uẩn: Đây là nội uẩn, đây là ngoại uẩn. Tất cả Pháp đều thông suốt như vậy, người dùng trí tuệ mà phá vỡ phiền não, đáng gọi là Tỳ khưu. Cuối thời Pháp, nhiều Tỳ khưu đắc Thánh Quả, nhất là Tu Đà Hườn quả.
Dịch Giả Cẩn Đề
Tỳ khưu có nghĩa kẻ xin ăn
Nhưng phải tu thiền, giữ giới răn
Chẳng giống Bàn môn cùng Khất cái
Biết mình cao thượng, bậc Thinh Văn
Ngoại đạo trì bình nhận bạc tiền
Món ăn sống sít chẳng hề kiêng
Thọ nhiều, tích trữ rồi đem bán
Phá giới, làm hoen ố cửa thiền…
DỨT TÍCH KHẤT SĨ BÀ LA MÔN
Nguồn : Source link
Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế
Hits: 13