Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển IV  

Phẩm Ái Dục: Tích Chuyện Con Heo Nái

338. “Yathā’pi mūle anupaddave daḷhe

Chinno’pi rukkho punareva rūhati
Evaṃ pi taṇhānusaye anūhate
Nibbattatī dukkhaṃ idaṃ punappunaṃ”.

339. “Yassa chattiṃsati sotā
Manāpassavanā bhusā
Vāhā vahanti duddiṭṭhiṃ
Saṅkappā rāganissitā”.

“Như cây bị chặt đốn

Rễ chưa hại vẫn bền
Sẽ được mọc lên lại
Ái tùy miên chưa nhổ
Khổ nầy vẫn sanh hoài”.
“Ba mươi sáu dòng ái
Còn đẩy mạnh người nầy
Đến cảnh giới ái lạc
Các tư tưởng ái dục
Như dòng nước cuốn trôi
Người có ác tà kiến”.

340. “Savanti sabbadhī sotā

Latā ubbhijja tiṭṭhati
Tañ ca disvā lataṃ jātaṃ
Mūlaṃ paññāya chindatha”.
341. “Saritāni sinehitāni ca
Somanassāni bhavanti jantuno
Te sātasitā sukhesino
Te ve jātijarūpagā narā”.

“Dòng ái dục chảy khắp

Như dây leo mọc tràn
Thấy dây leo vừa sanh
Với tuệ hãy đoạn gốc”.
“Người đời nhớ ái dục
Ưa thích các hỷ lạc
Tuy mong cầu hạnh phúc
Chúng vẫn phải sanh già”.

342. “Tasiṇāya purakkhatā pajā

Parisappanti saso’va bādhito
Saññojanasaṅgasatā
Dukkhaṃ upenti punappunaṃ cirāya”.

343. “Tasiṇāya purakkhatā pajā
Parisappanti saso’va bādhito
Tasmā tasiṇaṃ vinodaye
Bhikkhu ākaṇhī virāgam attano”.

“Người bị ái buộc ràng

Vùng vẫy và lăn lóc
Như thỏ bị sa lưới
Bị kiết sử trói buộc
Chúng sanh chịu khổ đau
Tiếp tục và lâu dài”.
“Người bị ái buộc ràng
Vùng vẫy và lăn lóc
Như thỏ bị sa lưới
Do vậy, vị Tỳ kheo
Nên nhiếp phục ái dục
Tự ly tham vô cấu”.

Đề cập đến con heo nái tơ.

Tương truyền rằng: Một hôm, Đức Thế Tôn đi vào thành Rājagaha để trì bình, Ngài nhìn thấy con heo nái tơ, Ngài mỉm cười rồi bước sang vệ đường. Trưởng lão Ānanda trông thấy Đức Thế Tôn mỉm cười liền bach hỏi rằng:

– Bạch Thế Tôn! Do nhân chi duyên chi Ngài lại mỉm cười?

– Nầy Ānanda! Ngươi có trông thấy con heo nái tơ ấy chăng?

– Thưa vâng, Bạch Thế Tôn.

– Nầy Ānanda! Con heo nái tơ ấy thưở quá khứ là con gà mái, ở gần ngôi trai đường, nhằm thời Đức Phật Kakusandha, Giáo Pháp của Ngài hiển chiếu trong thế gian. Con gà mái ấy được nghe vị Tỳ khưu trì tụng về Thiền Quán, nó nghe kinh với ấn tượng đây là Pháp Bảo. Nhờ hạnh nghiệp ấy, sau khi mệnh chung, con gà mái được sanh làm công chúa tên là Ubbarī. Một hôm, nàng công chúa Ubbāri đi vào nhà cầu, nhìn thấy những con dòi trong hầm cầu, nàng quán tưởng về thể trượt, chứng đắc được Sơ thiền. Sau khi hết tuổi thọ, nàng tái sanh về Phạm Thiên Giới, từ Phạm Thiên Giới nàng tái sanh về nhân giới, và do tư vị nên nàng phải sanh làm con heo nái tơ.

Do vậy ta mới mỉm cười. Trưởng lão Ānanda cùng hội chúng Tỳ khưu của Ngài, nghe câu chuyện như thế, tâm kinh cảm vô cùng, chán nản thế gian bẩn chật nầy. Bậc Đạo Sư khiến chư Tỳ khưu phát sanh sự động tâm rồi, từ nơi vệ đường ngài tuyên thuyết lên kệ ngôn:

338. “Yathā’pi mūle anupaddave daḷhe

Chinno’pi rukkho punareva rūhati
Evaṃ pi taṇhānusaye anūhate
Nibbattatī dukkhaṃ idaṃ punappunaṃ”.

339. “Yassa chattiṃsati sotā
Manāpassavanā bhusā
Vāhā vahanti duddiṭṭhiṃ
Saṅkappā rāganissitā”.

“Như cây bị chặt đốn

Rễ chưa hại vẫn bền
Sẽ được mọc lên lại
Ái tùy miên chưa nhổ
Khổ nầy vẫn sanh hoài”.

“Ba mươi sáu dòng ái
Còn đẩy mạnh người nầy
Đến cảnh giới ái lạc
Các tư tưởng ái dục
Như dòng nước cuốn trôi
Người có ác tà kiến”.

340. “Savanti sabbadhī sotā

Latā ubbhijja tiṭṭhati
Tañ ca disvā lataṃ jātaṃ
Mūlaṃ paññāya chindatha”.
341. “Saritāni sinehitāni ca

Somanassāni bhavanti jantuno
Te sātasitā sukhesino
Te ve jātijarūpagā narā”.
342. “Tasiṇāya purakkhatā pajā
Parisappanti saso’va bādhito
Saññojanasaṅgasatā
Dukkhaṃ upenti punappunaṃ cirāya”.

“Dòng ái dục chảy khắp

Như dây leo mọc tràn
Thấy dây leo vừa sanh
Với tuệ hãy đoạn gốc”.
“Người đời nhớ ái dục

Ưa thích các hỷ lạc
Tuy mong cầu hạnh phúc
Chúng vẫn phải sanh già”.
“Người bị ái buộc ràng
Vùng vẫy và lăn lóc
Như thỏ bị sa lưới
Bị kiết sử trói buộc
Chúng sanh chịu khổ đau
Tiếp tục và lâu dài”.

343. “Tasiṇāya purakkhatā pajā
Parisappanti saso’va bādhito
Tasmā tasiṇaṃ vinodaye
Bhikkhu ākaṇhī virāgam attano”.

“Người bị ái buộc ràng

Vùng vẫy và lăn lóc
Như thỏ bị sa lưới
Do vậy, vị Tỳ kheo
Nên nhiếp phục ái dục
Tự ly tham vô cấu”.

CHÚ GIẢI:
Câu: Mūle…punappunaṃ: nghĩa là: Khi cả năm rễ cây, bốn rễ đâm ra bốn hướng, một rễ chính cắm sâu vào đất thì rễ ấy sẽ vững chắc, không có sự nguy hại nào như chặt, đốn… ảnh hưởng được. Và khi đó nó vững chắc như thế, dù người ta có chặt đốn, róc bên trên chăng nữa, nó vẫn có khả năng tái phát triển lại thành những cành nhỏ, cành lớn. Cũng vậy, khi khổ sanh, khổ già… đang còn tiềm ẩn bên trong, tức là sự ngủ ngầm của ái dục còn đang diễn tiến trong tâm theo sáu căn môn, ái dục ấy chưa bị trí đạo diệt đi, ái ấy vẫn còn tái diễn trở đi trở lại từ kiếp nầy sang kiếp khác.

Yassa… rāganissitā: nghĩa là: Ái gồm có ba mươi sáu dòng do tính theo đặc tính của nó, tức là y cứ theo 18 nội xứ và 18 ngoại xứ, nó trôi chảy, nghĩa là thường diễn tiến trong các cảnh khả ái như cảnh sắc, cảnh thinh… nó có bản chất rất mạnh, nghĩa là ái có một sức mạnh khi phát sanh lên cho người nào rồi, nó có sự tầm cầu là pháp đại chủng, vì rằng: Nó hằng làm trưởng, luôn luôn phát sanh không cần nương vào thiền định hay thiền quán. Sự tầm cầu ái dục ấy thường lôi cuốn người có ác tà kiến ấy, vì có tri kiến sai lầm.

Savanti sabbadhī sotā: nghĩa là dòng ái dục thường trôi chảy các cảnh như nó trôi chảy theo cảnh sắc phối hợp với nhãn môn… Hoặc do các ái như thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái và pháp ái tuôn chảy khắp các cảnh.

Latā: nghĩa là ái được gọi là latā. Latā theo nghĩa đen là dây leo, ở đây có nghĩa là vật liên kết, hay vật trói buộc.

Hai câu: Ubbhijja tiṭṭhati: nghĩa là ái ví như dây leo sanh lên theo sáu căn, thường có mặt trong các cảnh như cảnh sắc…

Tañ ca disvā: nghĩa là Ngài thấy ái như dây leo, do năng lực của nó phát sanh lên, rằng: Ái dục này phát sanh theo Piyarūpa hay theo Sātarūpa.

Paññāya: nghĩa là các ngươi hãy đào tận gốc rễ bằng trí đạo như người chặt dây leo mọc trong rừng bằng dao bén.

Saritāni: nghĩa là phóng đi, tức là lan rộng.

Sinehitāni: nghĩa là dính nhựa ái dục do quyền lực của ái dục như nhựa bám dính trong các vật dụng như y phục… Lời giải rằng: Bị nhựa tức là bị ái dục bao bọc.

Somanassāni: nghĩa là hỷ lạc loại như vậy thường phát sanh cho người sống trong quyền lực của ái dục.

Hai câu: Tesātasitā: nghĩa là những người ấy, tức là người sống trong quyền lực của ái dục, là người đang sống với lạc, đang hưởng lạc, đang tầm cầu đến lạc.

Te ve… narā: nghĩa là: Người nào như thế, hằng đi đến sanh, già, bịnh, chết. Do đó, mới gọi là đi đến sanh diệt.

Pajā: nghĩa là chúng sanh bị ái dục quá mạnh.

Tasiṇa: (sự luống cuống) do tạo sự kinh sợ dẫy đầy, tức là kinh sợ đang bao phủ người ấy.

Bādhito: nghĩa (chúng sanh) thường kinh hoàng, rối rắm đầy sợ hãi như con thỏ bị thợ săn bẫy được bằng lưới giăng trong khu rừng.

Saññojanasaṇgasattā: nghĩa là tất cả chúng sanh thường đi đến sự khổ sanh… triền miên lâu dài.

Tasmā…: do tất cả chúng sanh bị ái dục tạo ra sự kinh sợ và bị ràng buộc như thế. Vì vậy, Vị Tỳ khưu mong cầu Pháp để sát trừ, nghĩa là đạt đến Níp Bàn, đó là Pháp sát tuyệt phiền não như ái… Hãy xa lìa, hãy ném bỏ, hãy liệng quăng ái dục bằng chính A La Hán đạo. Dứt kệ ngôn, nhiều chúng sanh an trú vào Thánh Quả như Dự Lưu… Riêng con heo nái tơ ấy, sau khi dứt kiếp sống ấy, thọ sanh vào dòng Hoàng tộc thuộc lãnh thổ Suvaṇṇa. Dứt kiếp ấy, thọ sanh vào kinh thành Bārāṇasī, rồi lại lăn trôi vào gia tộc của người buôn ngựa ở bến cảng Suppāraka. Mạng chung kiếp ấy, nàng tái sanh vào gia đình người lái đò ở bến Gāriva, kế đến nàng sanh vào gia tộc Trưởng giả trong thành Anurādhapurā. Mạng chung kiếp ấy lại tái sanh vào gia tộc Trưởng giả
Sumana trong làng Bhekkantagāma ở hướng nam Kinh đô Sumana theo tên gọi của Tộc Trưởng.

Khi ấy, dân chúng lìa bỏ xứ ấy ra đi, cha của nàng cũng ra đi đem gia đình đến trú tại xứ Dīghavāpī, sống trong làng Mahāmunīgāma. Thế rồi, vị Đại thần của Đức Vua Duṭṭhagāmaṇī tên là Lakuṇṭaka Atima nhân một vài công vụ đã đi đến làng ấy, quan Đại thần trông thấy nàng Tiểu thư phát sanh lòng ái luyến, xin cưới nàng làm vợ, lễ cưới được diễn ra rất long trọng. Sau lễ thành hôn, quan Đại thần Lakuṇṭaka Atima rước nàng về làng Mahāpuṇṇagāma sinh sống. Bấy giờ, Trưởng lão Mahā Atula cư ngụ tại Tịnh xá Koṭipabbata, một hôm Ngài đi vào làng Mahāpuṇṇagāma để trì bình khất thực, đứng tại cổng nhà của nàng ấy, chợt trông thấy nàng, Trưởng lão nói với các Tỳ khưu rằng:

– Nầy chư Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, con heo nái đã sanh lên đây rồi, và đang là phu nhân của Đại thần Lakuṇṭaka.

Nghe nói như vậy, nàng chợt động tâm, cố đưa tâm quán xét và nhớ lại kiếp quá khứ của mình. Tâm nàng kinh đảm, xin chồng cho mình được xuất gia. Đại thần Lakuṇṭaka Atima đồng ý cho nàng xuất gia trong Ni chúng. Sau khi xuất gia, nàng tinh cần hành Pháp, phát triển ngũ quyền lớn mạnh, làm cho ngũ lực được sung mãn. Một hôm, nàng nghe giảng kinh Mahāsatipaṭṭhāna (Đại Niệm Xứ), nhân đó nàng triển khai tuệ quán, chứng đắc Dự Lưu Quả.

Thời gian sau, khi Đức vua đánh chiếm lại thổ xứ Damila, vị Trưởng lão ni ấy du  hành đến làng Bhekkantagāma là trú xứ của cha mẹ nàng. Chính tại nơi nầy, nàng được nghe bài kinh Āsīvirūpa trong Tịnh xá Kallaka, vị Trưởng lão ni chứng đạt A La Hán Quả.

Khi nàng Níp Bàn, vào ngày ấy nàng bị Tỳ khưu ni cật vấn. Nàng đã thuật lại tiểu sử với đầy đủ chi tiết về tiền kiếp của nàng, rồi bạch với Trưởng lão Mahātissa đang ngồi giữa Tăng chúng rằng:

– Thưở quá khứ, tôi sanh làm người, sanh làm gà đã bị con diều hâu bắt cắn đứt đầu, rồi tái sanh vào thành Rājagaha xuất gia trong giáo phái ngoại đạo. Lại sanh lên cõi Sơ thiền, tái sanh vào gia tộc Trưởng giả, rồi sanh làm heo nái tơ, từ đó lại lăn trôi các sanh thú như: Làm người trong xứ Suvaṇṇa, nơi thành Bārāṇasī, ở bến Suppāraka, ở bến đò Gārika, tái sanh vào thành Anurādhapurā, tái sanh vào làng Bhekkantagāma.

Tôi đã trải qua 13 lần sanh thú như thế với xác thân cao thấp… Như vậy, giờ đây tôi có được xác thân cao quý, xin các Ngài đầy đủ thiện pháp, hãy sống với sự không dễ duôi.

Trưởng lão ni sau khi làm đại chúng động tâm kinh cảm rồi bà liền Vô Dư Níp Bàn.

Dịch Giả Cẩn Đề
Chuyện con heo nái thật ly kỳ,
Đáng lấy làm đề mục quán suy,
Người, thú tái sanh vô trật tự,
Do nhân ái dục với mê si,
Kiếp chót sanh làm vợ Đại thần,
Xuất gia, đắc quả, dứt căn trần,
Lâm chung nhắc lại bao tiền kiếp,
Cảnh cáo môn đồ, nhất nữ nhân.
DỨT TÍCH CON HEO NÁI TƠ

Nguồn : Source link

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 36

Post Views: 335