Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển IV

 

Phẩm Chánh Đạo: Năm Trăm Tỳ Khưu Luận Đạo

 

273. “Maggān’eṭṭhaṅgiko seṭṭho

Saccānaṃ caturo padā
Virāgo seṭṭho dhammānaṃ
Dipadānañ ca cakkhumā”.
274. “Eso’va maggo natthañño
Dassanassa visuddhiyā,
Etamhi tumhe paṭipajjatha
Mārass’etaṃ pamohanaṃ”.

“Bát chánh đường thù thắng

Bốn đế lý thù thắng
Ly dục pháp thù thắng
Giác nhân người thù thắng”.
“Chỉ đường nầy độc nhất
Khiến tri kiến thanh tịnh
Nếu ngươi theo đường nầy
Ma quân sẽ mê loạn”.

275. “Etaṃ hi tumhe paṭipannā

Dukkhassantaṃ karissatha,
Akkhāto ve mayā maggo
Aññāya sallasanthanaṃ”.
276. “Tumhehi kiccaṃ ātappaṃ
Akkhātāro tathāgatā,
Paṭipannā pamokkhanti
Jhāyino māra bandhanā”.

“Nếu ngươi theo đường này

Đau khổ được diệt trừ
Hiểu được diệt gai chướng
Ta dạy người con đường”.
“Người hãy tự nổ lực
Như Lai chỉ thuyết dạy
Người thiền định tu đạo
Thoát khỏi lưới ma quân”.

Pháp cú này Đức Bổn Sư đã thuyết ra khi Ngài ngự tại Jetavana, đề cập đến năm trăm vị Tỳ khưu.

Tương truyền rằng: Sau khi Đức Bổn Sư đi vân du khắp xứ rồi trở về thành Sāvatthī, chư Tỳ khưu ngồi trong Hội trường đàm luận về đường xá, nói rằng: “Con đường từ làng nọ sang làng kia bằng phẳng, con đường qua làng khác thì không bằng phẳng, con đường này có sạn sỏi, con đường kia không sạn sỏi…”. Bằng cách ấy, chư Tăng nhắc lại lộ trình mình đã trải qua. Đức Thế Tôn quán thấy duyên lành A La Hán của chư Tỳ khưu, bèn ngự đến giảng đường, ngồi lên chỗ ngồi đã soạn sẵn và hỏi:

– Này các Tỳ khưu! Hôm nay các thầy nhóm họp thảo luận về chuyện gì đây?

– Bạch Ngài! Chuyện như thế, như thế…

Nghe vậy, Đức Bổn Sư phán dạy rằng:

– Này các Tỳ khưu, đó là con đường bên ngoài (ngoại đạo), một Tỳ khưu chính danh cần phải công tác trên con đường Thánh. Có làm như thế, thầy mới được giải thoát mọi đau khổ. Nói rồi, Ngài thuyết lên các kệ ngôn rằng:

273. “Maggān’eṭṭhaṅgiko seṭṭho
Saccānaṃ caturo padā
Virāgo seṭṭho dhammānaṃ
Dipadānañ ca cakkhumā”.
274. “Eso’va maggo natthañño
Dassanassa visuddhiyā,
Etamhi tumhe paṭipajjatha
Mārass’etaṃ pamohanaṃ”.

“Bát chánh đường thù thắng

Bốn đế lý thù thắng
Ly dục pháp thù thắng
Giác nhân người thù thắng”.

“Chỉ đường nầy độc nhất
Khiến tri kiến thanh tịnh
Nếu ngươi theo đường nầy
Ma quân sẽ mê loạn”.

275. “Etaṃ hi tumhe paṭipannā

Dukkhassantaṃ karissatha,
Akkhāto ve mayā maggo
Aññāya sallasanthanaṃ”.

276. “Tumhehi kiccaṃ ātappaṃ
Akkhātāro tathāgatā,
Paṭipannā pamokkhanti
Jhāyino māra bandhanā”.

“Nếu ngươi theo đường này

Đau khổ được diệt trừ
Hiểu được diệt gai chướng
Ta dạy người con đường”.
“Người hãy tự nổ lực
Như Lai chỉ thuyết dạy
Người thiền định tu đạo
Thoát khỏi lưới ma quân”.

CHÚ GIẢI:

Maggānatthaṅgiko: Dầu kể tất cả những con đường, nhất là con đường của sáu mươi hai chủ thuyết tà kiến, khi đem ra so sánh bằng tám chi đạo. Tuần tự lấy chánh kiến dẹp bỏ tà kiến… tám lần như thế cho đến chỗ diệt tuyệt các đối tượng để giác ngộ Khổ Đế trong Tứ Đế, thì thấy rằng Bát Chánh Đạo là con đường tối thượng thù thắng nhất.

Saccānaṃ caturo padā: Không nên nóng giận với lời chân thật. Xin cho có sự chân thật trong lời nói ngày vị lai. Người Bà La Môn thật, người Sát Đế Lỵ thật theo sự phân chia giai cấp ở Ấn Độ, tất cả sự thật (sacca) nầy chỉ là giải định, thuộc về Tục Đế sự thật (Sammutisacca) hay chỉ là chân lý của thế gian, chỉ là không tưởng (Moghaṃ aññaṃ) là chân lý tà kiến hoặc là Tứ Đế nhất là Khổ Đế.

Còn đối với bậc Thánh thì sự thật ở đây chính là sự thật cùng tột hay Thánh Đế, hay Đệ nhất nghĩa đế (Paramatthasaccaṃ).

Nói cách khác, trong hai thứ chân lý: Tục Đế và Chân Đế thì Chân Đế là điều cần phải thực thi như: Khổ Đế cần phải thắng tri, Tập Đế cần phải đoạn trừ, Diệt Đế cần phải tác chứng và Đạo Đế cần phải tu tiến. Chân lý hay Tứ Đế ấy là tối thượng.

Virāgo saṭṭho dhammānaṃ: Có Phật ngôn rằng: Nầy các Tỳ khưu, khi so sánh với các hữu vi hoặc vô vi thì sự ly dục là cao siêu hơn cả các pháp ấy. Do đó, ly dục gọi là Níp bàn thù thắng.

Dipadānañ ca cakkhumā: Trong tất cả các chúng sanh nhất là về phía Chư Thiên và nhân loại là giống lưỡng túc (hai chân), chỉ có Đức Như Lai là thù thắng trong thân sắc, ngay cả trong vô sắc pháp hay danh pháp thì Đức Như Lai cũng thù thắng tối thượng (hơn cả Phạm Thiên Vô Sắc).

Dassanassa visudhiyā: Con đường nào khiến ta hưởng được lợi ích của đạo quả tri kiến tịnh, đó chính là con đường độc nhất vô nhị.

Etaṃhi: Bởi thế, các thầy hãy hành trì theo như vậy.

Mārassetaṃ pamohanaṃ: Ma vương sẽ mê loạn, sẽ bị phỉnh lừa, sẽ ngơ ngác.

Dukkhassantaṃ: Hãy đoạn tuyệt toàn thể cái vòng luân hồi khổ.

Sallasanthanaṃ: Các mũi nhọn, nhất là mũi nhọn của tình ái, các dao bén, các sự đè ép, trói buộc. Con đường đó không có ai chỉ dạy ta cả, chỉ tự Ta giác ngộ lấy một mình, nay Ta chỉ dạy cho các thầy. Bây giờ, con đường đó đã được chỉ dạy, các thầy đang bị phiền não thiêu đốt. Muốn mau giác ngộ con đường đó, các thầy phải nỗ lực, chuyên cần làm các phận sự cần thiết mà Như Lai đã chỉ dạy toàn bộ rồi.

Bởi vậy, những hành giả nào nương theo những điều chỉ dạy, hành thiền Chỉ quán, những hành giả ấy sẽ thoát khỏi những trói buộc của Ma vương, có tên là cái vòng luân hồi trong Tam giới.

Cuối thời pháp, năm trăm Tỳ khưu đều đắc quả A La Hán. Kỳ dư thính chúng cũng được hưởng sự lợi ích của thời Pháp.

Dịch Giả Cẩn Đề
Con đường Bát Chánh Phật tìm ra,
Dẫn chúng sanh lên khỏi ái hà,
Lấy Khổ làm đầu trong Tứ Đế,
Vô vi khắc phục chúng quần ma,
Là đường độc nhất cả xưa nay,
Có sản nhưng không được hiển bày,
Phật tự giác rồi đem giáo hóa,
Chư Tăng hưởng ứng bước theo ngay,
Chẳng phải đường đi của thế nhân,
Ngựa xe rộn rịp khách quen chân,
Hoặc đường đạo khác theo tà kiến,
Đường Níp Bàn xa hẳn bụi trần…
DỨT TÍCH NĂM TRĂM TỲ KHƯU LUẬN ĐẠO

Nguồn : Source link

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 5

Post Views: 251